Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Cơ Bản Cần Chú Ý Khi Du Học Tại Nước Ngoài # Top 14 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Điều Cơ Bản Cần Chú Ý Khi Du Học Tại Nước Ngoài # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Điều Cơ Bản Cần Chú Ý Khi Du Học Tại Nước Ngoài được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào các bạn,

Mình xin chia sẻ cuộc sống du học sau gần 1 năm ở nước ngoài. Ở bài viết này, mình xin chia sẻ những thông tin chung nhất về cuộc sống cũng như học tập ở nước ngoài, để các bạn sắp đi và mong muốn đi có cái nhìn khái quát.

ANH VĂN Mình thấy vấn đề này cần nói đầu tiên, vì có nhiều bạn trước khi qua, có tâm trạng là qua nước ngoài học, không biết có nghe kịp hay hiểu giáo viên giảng bài không, nói chuyện với các bạn nước ngoài có khó khăn không. Bản thân mình trước khi qua cũng có tâm trạng đó. Nhưng qua rồi mình thấy những khó khăn như thế cũng có, nhưng không nhiều. Theo suy nghĩ cá nhân của mình, English proficiency mà trường đề ra, các bạn đạt được, thì sẽ không có khó khăn gì đâu. Tuy nhiên mình nghĩ, để thực sự không gặp khó khăn, thì bản thân nên trau dồi vốn từ vựng cũng như Anh văn chuyên ngành của bản thân. Thường nghe không hiểu bài, đơn giản là do không nghe được thầy cô nói từ đó là gì, dẫn đến không hiểu bài và thật sự rất đuối. Nên lời khuyên cho các bạn là nên trau dồi vốn Anh văn chuyên ngành mình định theo học trước khi qua, vậy ít nhất, nghe giảng cũng hiểu và cũng có thể trả lời cũng như trao đổi với các sinh viên khác.

HỌC HÀNH Ở nước ngoài, thường thì việc học rất là flexible và thoải mái. Thoải mái ở đây có nghĩa là, bạn thích học thì học, không thích học cũng được, thi qua là ok, mà qua là 1 chuyện, điểm cao là chuyện khác. Để được điểm cao cũng khó khăn dữ lắm. Nên nói “thoải mái” ở đây là còn tùy mục tiêu của mỗi người. Mình thì muốn được điểm cao, nên học từ lúc bắt đầu môn, gần thi thì chỉ ôn lại thôi. Cũng vật vã chứ không có thoải mái gì. Flexible ở đây tức là bạn được quyền chọn môn bạn học theo sở thích, còn ĐH ở nước mình thường là cái khung rồi, rất khó thay đổi. Ở nước ngoài học cũng có môn major, minor và elective. Mình quậy banh cái “study plan” luôn. Do học theo hướng nghiên cứu, nên mình muốn học những môn có thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu sau này. Thế là mình email xin hẹn GS của chương trình gặp để trao đổi vấn đề. Chỉ cần bản thân có mục tiêu rõ ràng, và lý do chính đáng, họ sẽ hỗ trợ học sinh tối đa.

ĂN UỐNG Mình thấy vấn đề nay đối với 1 số bạn là vấn đề nan giải nè. Mình trước khi qua, minh quên hỏi mẹ mình, hay kêu mẹ mình chỉ nấu món này thế nào món kia thế nào. Qua đây, tự thân vận động là chủ yếu. Học qua mạng hay nhiều lúc rảnh rỗi hay gọi về hỏi mẹ mình. Mà mình thấy kinh nghiệm này có thể truyền lại cho các bạn. Nếu mình chưa biết nấu hay nấu chưa ngon, thì cứ xem trên mạng, rồi học theo, nhưng làm gì cũng từ từ, nêm nếm từ từ thì có thể sửa, cứ vậy đó, ngon dở là do khẩu vị mỗi người, mình nấu cho mình ăn mà, nên từ từ sẽ có công thức riêng cho bản thân. Học ở nước ngoài, mình thấy ăn uống đơn giản là hay nhất, không nên tốn thời gian cho việc ăn uống quá. Mình hay nấu 1 món gì đó, có thể ăn 2, 3 ngày, về nhà chỉ cần bỏ vào lò vi sóng hay bỏ vào lò nướng, có ăn là được. No bụng để học là ok rồi. Cái lò vi sóng vậy mà lợi hại dữ lắm đó. Nhưng mà nói vậy chứ những lúc rảnh rỗi, nấu ăn cũng là 1 cách để giải trí. Thi xong, rảnh rỗi hay ngày lễ chẳng hạn, dành thời gian nấu món ăn Việt Nam cũng hay lắm. Yên tâm đi các bạn, xa nhà chừng 1, 2 năm, thì ai cũng có khả năng nấu ăn ngon hết, ít nhất là cho bản thân ^^

TIỀN BẠC Ở nước ngoài thì họ prefer xài thẻ hơn. Cho nên các bạn sau khi qua thì nên mở tài khoản ngân hàng, và kêu họ mở cho mình cái thẻ Visa hay Mastercard Debit. Debit có nghĩa là có bao nhiêu trong tài khoản xài bấy nhiêu. Mấy cái này thẻ này tiện cho việc xài, cửa hàng nào cũng chấp nhận, và mua đồ online cũng tiện. Cái thẻ Maestro vậy chứ bất tiện lắm.

LÀM VIỆC NHÓM Học ở nước ngoài, chắc chắn có làm việc nhóm. Và mọi người nên tập quen với việc là phải tôn trọng ý kiến của mọi người khi họ phát biểu và lắng nghe. Bên cạnh đó, cũng phải tập quen với việc đôi lúc làm việc với những bạn dở dở ương ương, nên làm việc với những bạn này, mình phải chủ động hối và hỏi, chứ không sát ngày không xong là bắt chân lên cổ chạy mệt nghỉ luôn.

MỘT VÀI ĐIỀU KHÁC Những bạn nào du học ở nước nói tiếng Anh thì ok rồi, không có vấn đề gì. Nhưng những bạn nào du học ở những nước tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính nên thủ vài câu giao tiếp, xã giao, cảm ơn, xin lỗi bằng tiếng của nước họ. Vừa thể hiện sự tôn trọng của mình, vừa dễ lấy lòng họ. Hiệu quả dữ lắm. Mình đi uống café, ăn bánh, nói vài từ của nước họ, mà được cho sữa, bánh cũng nhiều hơn Không quá khó nhỉ. Bạn nào xài smartphone, nên download ứng dụng bản đồ về, mình xài Here map của Nokia, hỗ trợ download bản đồ về xài offline cũng tiện. Không có sợ bị lạc. Mình qua đây ngày đầu, nhờ cái đó đi mò khắp nơi. Nên tham gia các group FB của trường nơi bạn học, group của các anh/chị bạn sinh viên nơi mình học để có thể hỏi khi gặp khó khăn. Photo passport, chứng minh nhân dân, chụp hình passport dư, scan màu lưu trong máy tính, để tiện cho việc làm lại khi mất. Tập xài các ứng dụng đám mây để lưu trữ tài liệu học tập, an toàn, và tiện, có thể truy cập mọi nơi có internet. Tôn trọng luật pháp nước sở tại, ít nhất trong việc đi lại giao thông, nhường đường. Thói quen nhường nhịn rất phổ biến ở nước ngoài. Điều dễ thấy nhất là ở nước ngoài họ rất ít khi bấm còi và nhường cho người đi bộ, đi xe đạp.

TỰ HÀO MÌNH LÀ NGƯỜI VIỆT NAM.

Nguonhocbong.com chân thành cảm ơn 1 bài viết rất hay, xúc tích và chân thật từ 1 bạn trong network của Ad.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ra Nước Ngoài Định Cư

Nền giáo dục ở nước ngoài thật sự rất tốt, trái ngược với sự lo lắng của nhiều người, nên bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này. Thậm chí ở một số nước, công dân còn được miễn phí hoàn toàn học phí trong suốt những năm học phổ thông nên bạn có thể dễ dàng tìm được khóa học phù hợp cho con mình.

Khi ra nước ngoài định cư, việc cần làm đầu tiên đó là học luật giao thông vì nó có nhiều điểm trái ngược với luật giao thông ở Việt Nam, để giúp dễ dàng hơn trong việc di chuyển. Khi mới ra nước ngoài thì bạn sẽ bị phụ thuộc nhiều vào những phương tiện giao thông công cộng. Sau một thời gian, khi đã tự tin hơn vào vốn tiếng Anh và tay lái của mình thì bạn có thể thi lấy bằng lái xe để tiện hơn trong việc di chuyển.

Những lưu ý khi ra nước ngoài định cư

Thông thường chỉ tốn khoảng 3-6 tháng để người định cư có thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp, và đây chính là cơ sở để bạn và gia đình tiết kiệm phần lớn chi phí chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, một số phúc lợi khác có thể kể đến như là hỗ trợ cố định cho người già trên 65 tuổi, trợ cấp dành cho người tàn tật, trẻ em trong gia đình thu nhập thấp, người thất nghiệp. Thế nhưng, đây chỉ là một khoản hỗ trợ tạm thời, giúp người định cư bắt kịp nhịp sống mới nên bạn cần chủ động xây dựng cuộc sống hơn là trông chờ vào các chính sách của chính phủ.

Phúc lợi xã hội tốt sẽ đi kèm với trách nhiệm công dân nhiều hơn. Nhiều việc làm tưởng chừng phổ biến tại Việt Nam thế nhưng có thể khiến cho bạn bị phạt rất nặng ở nước ngoài. Một số ví dụ tiêu biểu như việc xả rác, đánh vợ con, vi phạm luật giao thông, say xỉn nơi công cộng,… có thể bị tạm giam và bị phạt rất nặng. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ những quy định ở nước mà bạn sẽ sang định cư, để không gặp những tình huống dở khóc dở cười.

Trước khi ra nước ngoài định cư, bạn cần chuẩn bị tốt vốn tiếng Anh, để không bị bỡ ngỡ, shock ngôn ngữ và giúp bạn dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống ở xứ người tốt hơn, tìm kiếm sự giúp đỡ, cũng như mở rộng được những mối quan hệ mới.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Phỏng Vấn Visa Du Học Phần Lan

Khác với nhiều quốc gia khác, sinh viên khi chọn du học Phần Lan với thời hạn hơn 3 tháng sẽ được cấp Giấy phép cư trú – PR và sinh viên sẽ phải đến phòng cảnh sát tại thành phố nơi mình đang học tập để gia hạn mỗi năm. Không nên nhầm lẫn ‘Giấy phép cư trú – PR’ với visa bởi visa chỉ dành cho những người sang Phần Lan công tác, thăm thân hoặc du lịch trong thời hạn không quá 3 tháng.

Điều quan trọng và cần thiết trong xét visa du học Phần Lan là bạn phải được chấp nhận học tại một trường tại Phần Lan, đủ tiêu chuẩn về tài chính và lực học.

Các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục xin Giấy phép cư trú: gồm 2 bộ hồ sơ photocopy với các giấy tờ sau :

[sociallocker]

Đơn xin giấy phép cư trú theo mẫu, nói rõ thời gian học tập dự kiến tại Phần Lan.

Photo giấy nhập học của trường.

Photo bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc Đại học dịch công chứng tiếng Anh.

Photo bằng IELTS hoặc TOEFL.

Photo sổ tiết kiệm, văn bản chứng minh bạn có đủ tiền sống và học tập tại Phần Lan. Số tiền yêu cầu là € 6,720/năm hay € 500/tháng.

Hộ chiếu photo còn giá trị.

Photo bảo hiểm y tế.

Văn bản chứng minh nếu bạn có bất kỳ học bổng du học Phần Lan nào.

[/sociallocker]

Ngoài hai bộ hồ sơ gồm applications và các giấy tờ photo kể trên, bạn cần mang kèm theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.Đối với sinh viên chưa đủ 18 tuổi tính đến ngày nộp hồ sơ, cần có Bản cam kết của cha mẹ cho con em mình học tập tại Phần Lan.

– Thể hiện được động cơ học tập rõ ràng (hiểu về kế hoạch học, chương trình học, sở thích của bạn thân, trường đến).

– Thể hiện được năng lực học tập: Mục đích của Đại sứ quán là lựa chọn những sinh viên có ý định đi du học thực sự. Chính vì vậy, học sinh phải chứng minh được khả năng học tập qua kết quả học tập và qua khả năng ngôn ngữ. Nếu thể hiện được năng lực và động cơ học tập tốt, tài chính sẽ là yếu tố phụ khi phỏng vấn.

– Phải thể hiện sự thành thật: nếu phát hiện nói dối, Đại sứ quán sẽ hủy visa ngay.

Những Điều Cần Chú Ý Khi Phỏng Vấn Xin Visa Du Học Pháp

Những điều cần chú ý khi phỏng vấn xin visa du học Pháp 1. Năng lực tiếng Pháp để xin visa du học pháp

– Để xin visa du hoc Phap, dù ít nhưng các bạn cũng phải học tiếng Pháp liên tục ít nhất khoảng 3 tháng. Các bạn phải thể hiện cho người phỏng vấn thấy rằng mình có thể lưu loát giới thiệu về gia đình mình bằng lời nói hoặc văn bản, và có đủ năng lực để hiểu một vài câu đơn giản.

– Những câu hỏi thường được đặt ra :

◾ Gia đình bạn có mấy người? ◾ Bố, mẹ, anh, chị làm nghề gì? ◾ Bạn đã học tiếng Pháp được bao lâu rồi?? ◾ Có thể viết tên các thành viên trong gia đình bằng tiếng Pháp? ◾ Có thể viết tên trường sẽ học tại Pháp bằng tiếng Pháp?

– Đại sứ quán sẽ xác nhận các thông tin về hồ sơ của học sinh và thông tin chung minh tai chinh du hoc Phap mà học sinh cung cấp. Họ sẽ xác nhận xem có thông tin nào sai sự thật không, hồ sơ có vấn đề gì không. Nếu nói dối hoặc khi phỏng vấn trả lời không khớp với thông tin đã đưa ra trước đó thì sẽ không nhận được visa. Chính vì thế học sinh nên tìm hiểu trước về thông tin tài chính của gia đình thật triệt để vì nếu cung cấp sai thông tin sẽ bị đánh trượt visa.

– Những câu hỏi hay gặp khi chứng minh tài chính du học Pháp:

◾ Thu nhập hàng tháng của bố mẹ là bao nhiêu? ◾ Bố mẹ có bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm? ◾ Ai sẽ là người chi trả toàn bộ chi phí khi học tại Pháp?

3. Mục đích du học

– Với những trường hợp đã tốt nghiệp cấp cao nhất quá 2 năm hoặc điểm phẩy trung bình dưới 6,5 thì có thể bạn sẽ bị nghi ngờ về khả năng học tập, và mục đích du học Pháp, nên khi phong van xin visa du hoc Phap sẽ phải trình bày thật rõ ràng về mục đích du học, phải hiểu rõ về trường sẽ nhập học và phải thật sự nghiêm túc với dự định du học của mình.

– Những câu hỏi thường gặp về mục đích du học

◾ Tại sao lại muốn học ở Pháp? Bạn còn muốn đi học ở đâu khác không? ◾ Ở Việt Nam cũng có thể học tiếng Pháp vậy tại sao bạn lại muốn đi Pháp? ◾ Bạn có dự định sống ở đâu khi sang Pháp? ◾ Bạn có định làm thêm sau khi đến Pháp không??

– Nếu kế hoạch du học Pháp của bạn không rõ ràng thì sẽ khó nhận được visa. Vì thế để có thể đỗ được phỏng vấn thì bạn phải giải thích chi tiết về kế hoạch học tập của mình.

Các bạn hãy thu thập một vài bản kế hoạch học tập chi tiết rõ ràng, về nghiên cứu rồi viết một bản với nội dung giải thích rõ ràng dự định của mình, ví dụ như bạn muốn nhập học khoa nào trường nào, sau khi tốt nghiệp sẽ về Việt Nam làm việc gì, nếu không thì ở lại Pháp làm việc gì…

– Những câu hỏi thường gặp về kế hoạch học tập ở Pháp

◾ Bạn định học chuyên ngành gì ở Pháp? ◾ Vì sao bạn lại lựa chọn chuyên ngành này? ◾ Bạn có dự định gì sau khi tốt nghiệp? ◾ Sau khi tốt nghiệp có định ở lại Pháp làm việc không? ◾ Bạn có ý định kết hôn với người Pháp không? (đối với nữ)

Những Điều Cần Biết Khi Định Cư Nước Ngoài

Trong bài viết này tôi đưa ra một dàn ý và những kinh nghiệm của tôi tại Canada (có thể một số thông tin chưa được update hoặc một số tỉnh bang khác của Canada cũng có sự khác biệt).

1. Tìm kiếm các tổ chức giúp đỡ người định cư

Phần lớn các quốc gia có chính sách thu hút người định cư đều có các tổ chức của chính phủ hoặc những tổ chức hoạt động cộng đồng chính phủ sẽ hỗ trợ kinh phí nhằm giúp người định cư sớm hòa nhập với cộng đồng. Các tổ chức này sẽ đưa những thông tin cần thiết để giúp đỡ người định cư. Tất cả những thông tin này đều miễn phí và là trách nhiệm của các tổ chức nêu trên. Các tổ chức này có tên và địa chỉ cụ thể thường public trên mạng và nhiều tổ chức có website riêng để hướng dẫn về các dịch vụ, hoạt động mà họ cung cấp.

2. Tìm kiếm nơi ở

Tìm kiếm nơi ở là công việc đầu tiên phải làm khi đặt chân lên vùng đất mới. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng và phù hợp với nhu cầu, bạn nên tham khảo trước các website về bất động sản tại nơi mình định sinh sống, có rất đầy đủ thông tin về việc cho thuê nhà và bán nhà, các trang thiết bị cần thiết và vị trí có thuận tiện cho sinh hoạt hay không. Khi mua và thuê nhà cần lưu ý một số thông tin.

+ Thuê nhà:

Khi thuê nhà thường sẽ có hợp đồng thuê nhà, trong hợp đồng thuê nhà có ghi các điều kiện ràng buộc về thanh toán tiền, đặt cọc tiền. Tại Canada thông thường hợp đồng thuê nhà ký một năm và thanh toán làm 2 lần, một lần khi ký hợp đồng và một lần lúc kết thúc hợp đồng, các lần thanh toán cần giữ lại giấy biên lai thanh toán vì có thể dùng cho việc khai thuế hoặc giải quyết các tranh chấp.

Chủ nhà phải đảm bảo ngôi nhà cho thuê an toàn và đầy đủ các hệ thống cơ bản như sưởi ấm, điện, nước, gas… Nếu các hệ thống này trục trặc không phải do lỗi của người thuê nhà thì chủ nhà phải có trách nhiệm sửa chữa trong thời gian nhất định. Nếu không thực hiện nghĩa vụ này người đi thuê có quyền liên hệ cơ quan chức năng can thiệp và chủ nhà có thể bị phạt hoặc liên lụy tới pháp luật.

Trong trường hợp đang thuê nhà nếu có nhu cầu chuyển sang nơi ở mới thì có thể đàm phán và tìm người khác thay thế nốt phần thời gian còn lại với chủ nhà, nếu không đạt được thỏa thuận thì người thuê phải chấp nhận mất số tiền thuê nhà cho thời gian còn lại đã ký trong hợp đồng.

+ Mua nhà:

Khi mua nhà phần lớn các thủ tục mua bán nhà đều phải thông qua luật sư, tìm kiếm một luật sư để hướng dẫn các thông tin cần thiết.

Tìm hiểu về ngân hàng có thể cho vay mua nhà trả góp bao gồm lãi cho vay, số tiền thanh toán ban đầu và số tiền phải thanh toán hàng tháng. Muốn tìm hiểu các thông tin này có thể hẹn gặp trực tiếp các nhân viên ngân hàng.

Lựa chọn loại nhà cần mua phù hợp. Với nhà chung cư thì sẽ không phải dọn tuyết, cắt cỏ và đóng thuế bất động sản nhưng tiền phí duy trì bảo dưỡng căn hộ thường khá cao. Ngoài ra có thể một số dịch vụ khác phải trả tiền như giặt là (không được tự giặt là trong phòng). Đối với nhà riêng thì ngược lại.

Các bảo hiểm khi mua nhà: cần chọn những bảo hiểm phù hợp và có một số bảo hiểm bắt buộc khi mua nhà có vay vốn ngân hàng (bảo hiểm cháy nổ…)

3. Tìm nơi giữ trẻ hay trường học cho con cái

Một trong những quan tâm của các bậc cha mẹ là tìm cho con cái môi trường học tập phù hợp. Đối với mỗi độ tuổi khác nhau cũng có những sự khác biệt nhất định. Tại Canada:

+ Dưới 4 tuổi: Trẻ em thường phải đi daycare hoặc bố mẹ ở nhà tự trông con. Các cơ sở nhận giữ trẻ thường là các cơ sở kinh doanh nên tiền đóng hàng tháng khá cao và có thể bằng lương đi làm của một người. Nếu bạn tự trông trẻ thì nên lưu ý có các khu công cộng dành cho trẻ em vui chơi như công viên hoặc các câu lạc bộ mà các ông bố bà mẹ có thể mang con tới chơi miễn phí để trẻ con có bạn bè và làm chúng dễ hòa nhập với môi trường.

+ Từ 4 tuổi tới 6 tuổi: Trẻ có thế đi học mẫu giáo. Có nhiều cơ sở của chính phủ và trẻ đi học ở độ tuổi này không phải mất tiền học phí. Trẻ sẽ vừa học và vừa chơi.

+ Trên 6 tuổi: Bắt đầu học văn hóa, phần lớn các quốc gia đều miễn phí. Bố mẹ cũng không cần thiết phải đưa tới trường, chỉ cần đưa tới các bến xe buýt nơi nhà trường thường đưa đón học sinh để chúng tự tới trường hoặc đón khi về nhà.

+ Học ngoại khóa: gồm nhạc, vẽ, các môn học thể thao…, thường sẽ phải mất tiền đóng riêng.

4. Giao thông

Một trong những khó khăn cho người mới định cư là việc đi lại, hệ thống giao thông gồm xe bus, tàu điện ngầm, taxi, xe đạp, ôtô. Nếu là sinh viên có thể được miễn hoặc giảm tiền xe bus. Để thuận tiện giao thông khi mới sang có thể dùng xe đạp (không phải xin cấp phép bằng) hoặc đi bằng xe bus. Về lâu dài thì cần phải thi lấy bằng lái xe ôtô. Tại Canada kỳ thi lái xe ô tô phải vượt qua phần lý thuyết và phần thực hành. Khi đã vượt qua phần lý thuyết phải chờ đợi khoảng 8 tháng sau mới được khi phần thực hành. Như vậy, người mới định cư thường sớm cũng phải mất gần một năm mới được phép lái xe ôtô chính thức.

5. Hệ thống y tế

Tại Canada thì hệ thống y tế miễn phí, điều này không có nghĩa là mọi chi phí về y tế đều miễn phí, có những dịch vụ phải trả tiền như tiền chăm sóc mắt, răng và một số phẫu thuật lớn. Khi tới các cơ sở khám chữa bệnh đều phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế do chính phủ cấp. Đối với ngưới mới định cư thường phải chờ một thời gian thông thường là 3 tháng để nhận được thẻ bảo hiểm y tế.

Để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh người định cư có thể chọn một trong các hình thức:

Bác sỹ gia đình: có lợi điểm là hồ sơ khám được bệnh được lưu trữ liên tục. Người bệnh có thể xác định được chính xác thời gian khi hẹn gặp bác sỹ. Mỗi người phải đăng ký để tìm cho mình một bác sỹ gia đình.

Và cuối cùng có thể tới trực tiếp bệnh viện, ưu điểm là có đầy đủ trang thiết bị nhưng thường phải chờ lâu. Khi sinh con thì mỗi người có thể chọn cho mình một bà đỡ đẻ (cũng miễn phí). Nhiệm vụ của người này là hướng dẫn và hỗ trợ những thông tin cần thiết trong quá trình mang thai và cách nuôi trẻ sơ sinh.

6. Học tập

Để có thể làm việc tại Canada thì mỗi người định cư phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể tại Canada. Tại website của Bộ Lao động có niêm yết về các ngành nghề, tiêu chuẩn cần thiết và các tổ chức giúp đỡ người nhập cư đánh giá những kỹ năng, kiến thức mà họ cần hòan thiện để đáp ứng theo tiêu chuẩn Canada.

Để đỡ tốn thời gian học bạn nên tham gia vào việc đánh giá kỹ năng sau đó nếu kỹ năng và kiến thức nào còn thiếu thì sẽ học bổ sung cho phù hợp. Có nhiều khóa học và trường học đào tạo những kỹ năng cần thiết, có thể vào mạng để tham khảo danh sách các trường, học phí, các khóa đào tạo hoặc xin tư vấn của các chuyên gia trước khi học.

Ngoại ngữ là một trong những chìa khóa quan trọng để hội nhập, các khóa học về ngoại ngữ cho người nhập cư tại Canada là miễn phí và có thời gian học khác nhau người định cư tùy chọn, thông qua học ngoại ngữ thông thường giáo viên sẽ dạy cả văn hóa, các kỹ năng hội nhập cần thiết cho sinh viên.

7. Làm việc

Mỗi người muốn làm việc tại Canada đều phải được cho phép bằng giấy phép làm việc (hay SIN Card). Để nhanh chóng tìm được việc làm nên tới các trung tâm hỗ trợ tìm kiếm việc làm của chính phủ, trong đó có tư vấn miễn phí về cách lập hồ sơ xin việc, các kỹ năng cần thiết khi đi tìm việc, tìm kiếm các cơ sở cần người phù hợp với trình độ và kỹ năng mà người định cư cần thiết.

Người đi làm cũng rất cần biết về quyền và nghĩa vụ của người lao động do luật lao động quy định trong đó quy định về lương tối thiểu, các kỳ nghỉ, chế độ thải sản (phụ nữ thường được nghỉ sinh con một năm, và người chồng cũng được xin nghỉ theo chế độ sinh con), các điều kiện để chấm dứt hợp đồng lao động, thất nghiệp (nếu người đi làm khoảng một năm liên tục trở lên, nếu thất nghiệp xảy ra thì sẽ được hưởng lương thất nghiệp một năm).

Nếu chủ lao động sai thải người làm thuê nếu họ đòi hỏi các quyền lợi đúng luật thì người lao động có thể liên hệ cơ quan chức năng, chủ lao động sẽ bị phạt và bồi thường cho người bị ảnh hưởng. Nếu xảy ra mất an toàn lao động ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc người lao động bị tàn tật, người chủ phải có thể chịu trách nhiệm về tài chính đối với người lao động trong suốt thời gian sống còn lại do họ mất khả năng lao động (vẫn hưởng lương bằng thời gian đi làm).

8. Quyền con người

Các vấn đề về phân biệt chủng tộc bị luật pháp cấm. Trong công sở, phục vụ các dịch vụ nếu có bất cứ những hành vi phân biệt chủng tộc đều có thể kiện tới các cơ quan chức năng. Sức khỏe và tính mạng của công dân được bảo vệ, những vấn đề như bạo hành trong gia đình, bố mẹ đánh con sẽ bị phạt và tước quyền nuôi con. Các vấn đề tranh chấp trong cuộc sống thì người dân có thể thông qua việc kiện lên tòa án để giải quyết. Nếu thua kiện thì người thưa kiện mất chi phí.

9. Thuế

Bao gồm một số loại thuế cá nhân cơ bản là thuế thu nhập (đối với người có thu nhập), thuế tài sản (khi mua nhà), thuế hàng hóa (khi mua hàng hóa và dịch vụ).

Thuế thu nhập tùy từng nước có cách tính khác nhau nhưng thường sẽ có ngưỡng thu nhập phải chịu thuế và Canada nộp thuế thu nhập lũy tiễn, tức là người càng nhiều tiền thì tỷ lệ thuế phải đóng càng cao. Thuế hàng hóa là thuế ảnh hưởng tới cuộc sống người dân hàng ngày, các cơ sở kinh doanh tại Canada thường niêm yết giá bán không có thuế, nên muốn tính được chi phí phải bỏ ra hàng tháng cho cuộc sống gia đình cần biết mức thuế xuất thuế hàng hóa.

10. Các quyền lợi khác

Một số quyền lợi khác người định cư cũng cần quan tâm. Ví dụ như người già trên 64 tuổi có tiền già (kể cả chưa bao giờ đi làm) để hỗ trợ cuộc sống cơ bản gồm tiền thuê nhà và tiền ăn ở, hoặc người già có thể vào các trung tâm dưỡng lão của chính phủ. Tiền lợi ích cho trẻ nhỏ thì cũng phụ thuộc vào thu nhập của bố mẹ. Bố mẹ thu nhập thấp thì chính phủ sẽ hỗ trợ tiền nuôi con nhiều hơn (tiền sữa, tiền trông giữ trẻ, tiền hỗ trợ học nếu về sau học đại học), tiền hỗ trợ cho người tàn tật nếu không có khả năng lao động.

Ngoài ra một số người không có việc làm có thể được hỗ trợ trong thời gian ngắn về trợ cấp xã hội. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì những người này sẽ thường bị chính phủ thúc giục tìm kiếm các khóa học và tìm kiếm việc làm để không xin trợ cấp chính phủ. Một số gia đình thu nhập thấp có thể xin hỗ trợ về tiền thuê nhà của chính phủ, sinh viên của nhà có thu nhập thấp có thể được miễn giảm học phí hoặc vay tiền lãi xuất thấp để đi học, tiền hỗ trợ mai táng khi một người mất, tiền bảo hiểm ý tế đối với người đi làm chủ lao động có đóng bảo hiểm ý tế…

11. Giá cả hàng hóa và các chi phí sinh hoạt hàng ngày

Một trong những câu hỏi đối với mỗi gia đình khi định cư là cần phải xác định một cách tương đối chính xác các chi phí cuộc sống hàng tháng phải trang trải cho gia đình mình. Người định cư có thể tìm hiểu trước khi sang định cư bằng cách lên kế hoạch tài chính, liệt kê các khoản chi tiêu thường xuyên của gia đình. Giá cả các hàng hóa, nhu yếu phẩm cơ bản thường có trên các trang web bán hàng của các siêu thị, các cửa hàng. Có một kế hoạch tài chính rõ ràng sẽ tránh bị động và bị shock về tài chính khi mới định cư. Khi đi mua hàng lưu ý cần giữ lại hóa đơn mua hàng, vì nếu sau khi mua hàng trong một thời gian nhất định có thể trả lại người bán mà không phải phải đưa ra bất cứ lý do nào (điều này quy định cụ thể trong luật bảo vệ người tiêu dùng).

12. Mở một hoạt động kinh doanh

Nhiều người định cư quan tâm tới việc mở cơ sở kinh doanh, mỗi loại hình kinh doanh cũng có những qui định riêng biệt. Nhưng tựu chung tại Canada thì có thể phân làm hai loại chính là loại chịu trách nhiệm vô hạn (cơ sở kinh doanh tư nhân và hợp tác kinh doanh giữa một số cá nhân). Loại hình doanh nghiệp này thì chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của mình. Loại trách nhiệm hữu hạn là các công ty cổ phần, các cổ đông sẽ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp của mình.

Nhiều cơ sở kinh doanh khi mở ra phải có thêm các điều kiện như mở nhà hàng phải chịu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số ngành nghề người làm phải có chứng chỉ hành nghề ví dụ như dược phẩm… Có thể tham khảo các thủ tục mở cơ sở kinh doanh qua website hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm trước khi tiến hành kinh doanh.

(Sưu tầm)

Những Chú Ý Cần Thiết Khi Du Học Tiếng Anh Tại Philippines ✅

DU HỌC PHILIPPINES TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN BIẾT

Các khóa du học tiếng Anh tại Philippines đang thu hút các bạn trẻ tại Châu Á, Châu Âu và cả Trung Đông vì những giá trị to lớn mà nó đem lại cho người học: Một chương trình học chất lượng, một môi trường thuận lợi và một mức học phí không thể tuyệt vời hơn. Bên cạnh đó có rất nhiều phần học bổng hỗ trợ có giá trị từ Phil English.

Các bạn trẻ Việt Nam cũng bắt đầu tìm hiểu thông tin về các khóa học hấp dẫn này. Nhiều thông tin được cập nhật trên Internet giúp các bạn dễ hình dung hơn về khóa học, về con người và đất nước Philippines. Nhưng để gặt hái thành công “nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ” chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.

Vậy để du học tiếng Anh thành công tại Philippines bạn nên làm gì? Đây là một câu hỏi đang được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang quan tâm.

Thành công không phải là đích đến mà nó là một quá trình. Và thành công trong du học tiếng Anh tại Philippines cũng vậy. Bạn sẽ trải qua một quá trình gồm ba giai đoạn.

GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH – MỘT SỰ CHUẨN BỊ HOÀN HẢO

Để thành công trước khi lựa chọn trường và khóa học, bạn phải xác định được mục tiêu cụ thể của việc Du học Philippines du học tiếng Anh của mình. Bạn muốn cải thiện kỹ năng nghe nói trong thời gian nhanh nhất? Hay bạn muốn luyện phát âm, luyện giọng để có thể nói tự nhiên như người bản xứ? Hay bạn muốn đạt điểm số cao IELTS, TOEIC, TOEFL… trong thời gian ngắn để chuẩn bị cho hành trang du học, làm việc và định cư? Hay học tiếng Anh thương mại để chuẩn bị nền tảng cho công việc mơ ước tại các công ty, tập đoàn nước ngoài trong tương lai? Hay đơn giản vừa kết hợp học tiếng Anh vừa kết hợp du lịch khám phá đất nước Philippines xinh đẹp?

Mô hình giảng dạy tại trường: Các trường Anh ngữ tại Philippines thường phân chia theo mô hình Sparta (học viên không được ra khỏi trường trừ cuối tuần) hoặc Semi Sparta (học viên được ra ngoài sau giờ học). Tuy nhiên, hiện nay một số trường đi theo mô hình Self Sparta, tức là cho học viên được quyền lựa chọn một trong hai mô hình học tập nêu trên.

uy mô, độ uy tín của trường : Tổng số viên đang theo học tại trường nói chung và số lượng học viên Việt Nam đang học nói riêng. Năm thành lập trường, số lượng giáo viên đang giảng dạy, tỷ lệ quốc tịch học viên, trường có quản lý người Việt để hỗ trợ và chăm sóc học viên Việt Nam hay không?

Xem phản hồi từ các du học sinh đi trước: Các bạn thường bỏ qua bước này vì sợ rằng độ trung thực không cao. Nhưng những review, đánh giá mà Phil English đăng tải đều được giữ nguyên văn từ chính các du học sinh người Nhật, người Hàn, Đài Loan và Việt Nam… Rất nhiều bài viết mô tả chi tiết về một ngày học tập, điều kiện ăn ở, chất lượng giáo viên… Đây là nguồn tham chiếu rất có giá trị để bạn có cái nhìn thực tế trước khi nhập học.

: Chương trình đào tạo (cách thiết kế môn học có hợp lý và chuyên nghiệp?), trình độ giảng viên (kinh nghiệm, bằng cấp?), môi trường học tập (kỷ luật, nghiêm túc hay thân thiện, thoải mái?), giáo trình giảng dạy (do trường tự biên soạn hay sưu tầm?), hoạt động ngoại khóa (có phong phú và tổ chức thường xuyên?), cơ sở vật chất (nội thất ký túc xá, wifi, trang thiết bị hạ tầng phục vụ học viên?), bữa ăn tại trường (thực đơn có phong phú, đảm bảo dinh dưỡng?), vấn đề an ninh (bảo vệ, camera giám sát?), các dịch vụ tiện ích cho học viên (giặt giũ, dọn phòng, y tế?)… Bạn tìm hiểu các thông tin này qua nhiều kênh khác nhau như từ tư vấn viên, website của Các yếu tố khác Phil English, website của trường, báo chí, internet, các trang mạng xã hội… để cập nhật thông tin một cách đầy đủ và khách quan nhất.

Thời khóa biểu của một ngày học của bạn đã được thiết kế sẵn theo khóa học, có 3 loại hình lớp học chính: Lớp học 1:1, lớp học nhóm và lớp học tùy chọn. Mỗi lớp học sẽ có những đặc trưng và ưu điểm riêng của nó.

Gợi ý các từ khóa tìm kiếm nhiều trên google:

Học tiếng Anh tại Philippines

Du học tiếng Anh tại Philippines

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cơ Bản Cần Chú Ý Khi Du Học Tại Nước Ngoài trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!