Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đi Du Học Nhật Bản # Top 17 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đi Du Học Nhật Bản # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đi Du Học Nhật Bản được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Du học Nhật Bản là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây, tuy không còn mới mẻ, nhưng rất nhiều những thắc mắc về du học Nhật Bản vẫn chưa được giải đáp một cách rõ ràng và thống nhất.

Top 7 thành phố lý tưởng để du học Nhật Bản năm 2023.

Tại sao nên chọn du học Nhật Bản ?

So với các nước ở khu vực Châu Á, chi phí du học tại các trường Nhật ngữ tại Nhật tương đối dễ chịu, phần lớn các trường có mức học phí dao động từ 150 triệu – 180 triệu đồng/ năm. Với mức chi phí như vậy thì việc du học Nhật Bản không còn quá xa vời với những gia đình có mức thu nhập trung bình.

Điều kiện để có thể đi du học Nhật Bản là gì ?

Bạn cần phải có đủ những tiêu chí sau đây để có thể làm hồ sơ du học Nhật Bản :

Công dân Việt Nam từ 18 đến 28 tuổi, đã tốt nghiệp THPT

Chưa từng đi du học, thực tập hay tu nghiệp tại Nhật Bản

Trình độ tiếng Nhật từ N5 trở lên, có thể giao tiếp cơ bản.

Đây là 3 điều kiện tiên quyết bạn có thể đi du học Nhật Bản  được hay không. Những bạn học sinh mới tốt nghiệp cấp 3 và sinh viên mới tốt nghiệp đại học là hai đối tượng dễ nộp hồ sơ để đi du học Nhật nhất. Nếu bạn tốt nghiệp THPT quá 3 năm và tốt nghiệp đại học đã quá 5 năm thì quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ gặp khá nhiều vấn đề khó khăn.

Du học Nhật Bản hết bao nhiêu tiền ?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn và phụ huynh băn khoăn và thắc mắc khi nhắc đến vấn đề du học Nhật Bản. Nếu so với chi phí du học các nước Anh, Mỹ… thì chi phí du học Nhật thấp hơn rất nhiều.

Chi phí du học Nhật Bản học tại Nhật sẽ được chia ra làm 3 khoản chính:

Chi phí học phí trường tiếng : 120-160tr ( tùy từng trường có mức học phí khác nhau )

Chi phí nhà ở : 30 triệu

Chi phí hồ sơ tại Việt Nam : 26 triệu ( bao gồm chi phí chứng minh tài chính, học phí tiếng Nhật, vé máy bay, chứng thực bằng cấp, phí chuyển phát hồ sơ )

Lộ trình khi đi du học Nhật Bản ?

Một năm tại Nhật sẽ có 4 kỳ nhập học chính: Tháng 1,Tháng 4,Tháng 7,Tháng 10. Trong đó tháng 4 và tháng 10 là hai kỳ nhập học chính. Du học sinh sang Nhật đầu tiên sẽ được học tại trường tiếng ( Trường Nhật ngữ ) trong vòng từ 1 năm 3 tháng – 2 năm ( tùy từng kỳ nhập học).

Nếu bạn mong muốn có thể sinh sống và làm việc lâu dài tại Nhật hãy cố gắng đạt trình độ tiếng Nhật tương đương N2 để có thể thi vào các trường senmon, cao đẳng hoặc đại học. Khi trình độ tiếng tốt, cùng với bằng tốt nghiệp tại các trường senmon, cao đẳng hoặc đại học, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc tốt tại Nhật, hoặc ngay cả khi bạn về nước thì cũng có thể tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành mà mình ưa thích.

Có phải học tiếng Nhật trước khi đi du học Nhật Bản không ?

Để có thể đi làm thêm và sinh hoạt dễ dàng tại Nhật bạn bắt buộc phải học tiếng Nhật trước khi đi Nhật. Trình độ tối thiểu mà bạn cần đạt là trình độ tiếng Nhật tương đương N5 ( JLPT, TopJ, Nat-test). Tại Riki nihongo trung tâm đào tạo và luyện thi JLPT hàng đầu đã có hơn 5000 học viên đã học các lớp học tiếng Nhật offline và khoá học tiếng Nhật online

Lời khuyên dành cho những bạn đang có mong muốn đi du học Nhật Bản là nên học tiếng Nhật và chăm chỉ đàm thoại tiếng Nhật càng nhiều trước khi sang Nhật càng tốt. Bởi nếu trình độ tiếng Nhật của bạn càng cao thì cơ hội được nhận học bổng và xin việc làm thêm của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều .

Thời gian học tiếng Nhật tốt nhất trước khoảng thời gian đi du học Nhật là khoảng 6 tháng. Với kinh nghiệm đào tạo tiếng Nhật chuyên sâu từ N5-N1, các khóa học tiếng Nhật khai giảng hàng tháng tại Riki đảm bảo bạn sẽ có chất lượng đầu ra thấp nhất là N4 trước khi sang Nhật

Điều kiện để có thể được nhận học bổng du học Nhật bản là gì ?

Hiện tại có ba loại học bổng chính mà các bạn du học sinh tại Việt Nam có thể biết và apply:

Học bổng do chính phủ Nhật bản cấp : Học bổng Jasso, học bổng Mext…

Học bổng do các doanh nghiệp cấp: Học bổng báo Yomiuri…

Học bổng do trường cấp…

Với các loại học bổng của chính phủ và trường cấp họ thường có những yêu cầu khá cao: trình độ tiếng Nhật N3 hoặc N2, đã tốt nghiệp các trường đại học hoặc cao đẳng phù hợp với chuyên ngành…. Còn với những học bổng do doanh nghiệp cấp bạn bắt buộc phải có những cam kết làm việc tại công ty sau khi tốt nghiệp hoặc làm thêm từ 1-2 năm.

Lương làm thêm có đủ để trang trải cuộc sống khi sống tại Nhật không ?

Theo quy định của chính phủ Nhật Bản quy định về thời gian làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản : các bạn du học sinh Nhật chỉ được làm thêm 4 tiếng/ngày tức là 28 tiếng/ tuần.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu lương làm thêm có đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng không ? Mức lương cơ bản hiện tại ở Nhật là từ 850- 1200 yên/ giờ, tùy từng địa phương và công việc, nếu bạn làm ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka… mức lương sẽ ở mức 1100-1200 yên/ giờ. Với mức lương như vậy bạn hoàn toàn có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt hàng tháng của mình.

Hơn nữa nếu như trước khi sang trình độ tiếng Nhật của bạn khoảng N3, bạn có thể xin làm việc tại các nghiệp đoàn với mức lương khá cao

Riki có thu phí dịch vụ khi đi du học Nhật Bản không ?

Phí dịch vụ là chi phí mà các bạn phải trả cho công ty để công ty chi trả những khoản phí như môi giới, giới thiệu trường, hay chăm sóc học viên. Tuy nhiên, với mô hình là một công ty chuyên về giáo dục tiếng Nhật, học sinh học tập và đi du học tại Riki rất đông nên Riki hoàn toàn không mất những chi phí môi giới cũng như giới thiệu trường.

2 lợi ích lớn nhất khi bạn đi du học tại Riki là : Bạn được học tiếng Nhật trong môi trường đào tạo tiếng Nhật chuyên nghiệp, đảm bảo đầu ra và Riki hoàn toàn không thu phí dịch vụ ( 30-40 triệu) giúp tiết kiệm chi phí ban đầu, giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Du Học Nhật Bản

Thủ tục du học

 Thủ tục du học được chia làm 2 bước chính.

Bước 1: Nhận giấy gọi nhập học của trường sẽ vào học. Bước 2: Thông qua trường, đăng ký “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và tiếp nhận (※). Giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ do trường nhận và gửi cho học sinh.

   

Thủ tục du học của các trường trung cấp dạy nghề.

Tuyển sinh: Việc tuyển sinh được tiến hành vào tháng 4 và tháng 10. Nhiều lưu học sinh thường lựa chọn trước hết là vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) của Nhật Bản, sau khi trình độ tiếng Nhật đã tốt thì mới tiếp tục xin vào học tại các trường trung cấp dạy nghề. Tùy theo từng trường có thể đăng ký nhập học trực tiếp từ Việt Nam, trong trường hợp này bạn cần phải có chứng chỉ về năng lực tiếng Nhật như chứng chỉ N1 hoặc N2 trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật.

◆Danh sách các trường trung cấp dạy nghề tiếp nhận lưu học sinh (tài liệu của Tổ chức giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề)   http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/img/2023_meibo.pdf ◆Giới thiệu về các trường trung cấp dạy nghề (Một phần bằng tiếng Việt)(Trang web của Tổ chức giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề)http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/vi/index.html

Thủ tục du học của các trường đại học (bậc đại học)

Kỳ nhập học: Thông thường là tháng 4, cũng có trường tuyển sinh cả tháng 9 hoặc tháng 10. Hơn nữa, cũng có những trường tuyển sinh nhiều lần cho kỳ nhập học tháng 4. Thời gian nộp hồ sơ, thi đầu vào: Trường hợp đăng ký nhập học vào tháng 4, thời gian tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi đối với các trường đại học tư thục sẽ bắt đầu từ mùa thu đến tháng 1~tháng 2 năm tiếp theo, đối với các trường đại học quốc lập hoặc công lập sẽ bắt đầu từ cuối năm đến tháng 2~ tháng 3 năm sau. Tuy nhiên tùy theo từng trường thì thời gian thi đầu vào và điều kiện tuyển sinh sẽ khác nhau nên bạn cần thu thập thông tin sớm để có kế hoạch cụ thể. Phương thức tuyển chọn: nhiều trường ngoài việc yêu cầu nộp kết quả Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)(※) còn tiến hành thi viết và thi vấn đáp độc lập.

Đăng ký nhập học trực tiếp từ Việt Nam: có trường tiến hành kỳ thi tuyển sinh tại Việt Nam, có trường tuyển sinh chỉ bằng cách thẩm định hồ sơ.

Thủ tục du học của các trường đại học (bậc sau đại học)

 Kỳ nhập học: Hầu hết các trường đều quy định thời gian nhập học cho khóa học thạc sỹ và khóa học tiến sỹ là tháng 4, tuy nhiên cũng có trường tuyển sinh cho kỳ nhập học vào tháng 9, tháng 10 và thời gian khác trong năm. Thời gian nộp hồ sơ và thi đầu vào: Thời gian nộp hồ sơ, thi đầu vào tủy theo từng trường có khác nhau. Đối với kỳ nhập học vào tháng 4 thì hầu hết các trường đều tiến hành trong khoảng từ mùa thu đến tháng 3 năm sau. Cũng có trường tuyển sinh thành 2 đợt cho kỳ nhập học tháng 4.  Kỳ thi đầu vào: Nhiều trường tiến hành kỳ thi tuyển sinh độc lập, vì vậy cần phải sang Nhật Bản để dự kỳ thi này. Tuy nhiên, đối với các khóa học sau đại học thì cũng có trường chỉ tuyển chọn qua hồ sơ hoặc tuyển chọn hồ sơ và phỏng vấn trực tuyến để quyết định, vì vậy bạn có thể trực tiếp tham gia kỳ thi tuyển chọn của các cơ sở giáo dục này ở Việt Nam.

Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) là gì?

Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường tiếng Nhật (Các cơ sở giảng dạy tiếng Nhật) như sau:  ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm.  ・Có trình độ tiếng Nhật cơ bản.  ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học.

 Tùy theo yêu cầu của từng trường thì hồ sơ cần nộp sẽ khác nhau, vì thế cần liên lạc trực tiếp với trường có nguyện vọng vào học để xác nhận cụ thể những hồ sơ cần nộp.

Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường trung cấp dạy nghề là gì?

 Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường trung cấp dạy nghề như sau:  ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm, đủ 18 tuổi.  ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học.  ・Có bằng tiếng Nhật tương đương N2 Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)(※)

※Về trình độ tiếng Nhật, các trường sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải có trình độ tương đương N2 trong Kỳ thi năng lục tiếng Nhật. Hơn nữa, cũng có những trường yêu cầu về kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản, chứng nhận về kết quả thi tiếng Nhật trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU), hay Kỳ thi tiếng Nhật thực hành (J-TEST), hay Kỳ thi tiếng Nhật kinh doanh (BJT).

Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ đại học) là gì?

 Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học như sau:  ・Tốt nghiệp trung học phổ thông, quá trình học tập trên 12 năm, đủ 18 tuổi.  ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học.  ・Có trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ~ N1 Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT)(※)。

※Về trình độ tiếng Nhật, các trường sẽ đưa ra yêu cầu khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải có trình độ tương đương N1 ~ N2 trong Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Trong trường hợp bạn muốn vào học các khóa lấy bằng học vị bằng tiếng Anh thì không cần thiết phải có tiếng Nhật, thay vào đó cũng có trường sẽ yêu cầu nộp chứng nhận trình độ tiếng Anh như TOEFL vv…

Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ sau đại học) là gì?

 Tư cách và điều kiện cần thiết để vào học các trường đại học (hệ sau đại học) như sau:  ・Tốt nghiệp đại học (16 năm), hoặc được xác nhận là có năng lực tương đương.  ・Có khả năng kinh tế để chi trả chi phí du học.  ・Có trình độ tiếng Nhật tương đương N2 trở lên (lĩnh vực xã hội là N1) Kỳ thi năng lực tiếng Nhật, hoặc có trình độ tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu của khóa học sau đại học(※).

 ※Bạn có thể được hướng dẫn nghiên cứu bằng tiếng Anh tại nhiều khoa sau đại học của các trường đại học Nhật Bản, trong đó chủ yếu là các trường quốc lập. Trường hợp bạn muốn đăng ký thi vào các khóa học đó thì nhà trường sẽ yêu cầu bạn phải nộp chứng chỉ tiếng Anh như TOEFL vv… Trường hợp bạn muốn đăng ký thi vào các khóa học bằng tiếng Nhật thì nhà trường sẽ yêu cầu bạn phải nộp chứng chỉ tiếng Nhật.

Tôi đang chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục du học. Những điều cần phải chú ý là gì?

 Bạn hãy đọc kỹ thông báo tuyển sinh và hướng dẫn nộp hồ sơ của các trường có nguyện vọng vào học, sau đó chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ cần thiết. Hồ sơ cần được nộp đúng thời hạn, vì vậy bạn hãy chuẩn bị sớm. Nếu có những điểm không hiểu rõ, bạn không được tự mình phán đoán hay giao phó hoàn toàn cho đơn vị tư vấn trung gian mà bạn cần phải trực tiếp gửi email hoặc gọi điện thoại liên lạc với trường.

Để được chứng nhận năng lực tiếng Nhật, tôi nên dự kỳ thì nào?

 Trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu rõ xem trường đại học mà bạn muốn vào học yêu cầu giấy chứng nhận về trình độ tiếng Nhật của kỳ thi tiếng Nhật nào. Bạn có thể tham dự các kỳ thi đánh giá về năng lực tiếng Nhật như Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Bạn hãy chọn kỳ thi nào phù hợp với mục tiêu đi học của mình và đăng ký dự thi.

◆Trang web của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật   http://www.jlpt.jp/

Cách lựa chọn trường

◆ Tổ chức tập hợp các trường trung cấp dạy nghề (trang web của Hiệp hội các trường trung cấp dạy nghề toàn quốc)http://www.zensenkaku.gr.jp/association/index.html (tiếng Nhật) ※Được đăng tải trên trang web trên. Tại các website của các đoàn thể địa phương của các tỉnh, thành phố, bạn có thể kiểm tra danh sách các trường đã được chính quyền các tỉnh, thành phố “cấp phép hoạt động”. ◆Mạng lưới tìm kiếm các khoa, khóa học trong Tokyo (trang web của Hiêp hội các trường trung cấp dạy nghề Tokyo)http://from-now.jp/ (tiếng Nhật) ◆Danh sách các trường trung cấp dạy nghề đang tiếp nhận lưu học sinh (Nghiệp đoàn giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề)http://www.sgec.or.jp/ryuugakuguide/img/2023_meibo.pdf

★Cách tìm kiếm các trường trung cấp dạy nghề★

 1)Trường có được cấp phép không: Sau khi tốt nghiệp 2 năm tại trường trung cấp dạy nghề, bạn sẽ được cấp bằng “Chuyên môn”. Hơn nữa, trong số các trường trung cấp dạy nghề, có một số trường được phép cấp bằng “Chuyên môn cao cấp” cho những người đã hoàn thành chương trình học do Bộ trưởng Bộ giáo dục và khoa học Nhật Bản chỉ định và đáp ứng được điều kiện là thời gian học nghề trên 4 năm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là những chứng chỉ này chỉ được cấp bởi các trường trung cấp dạy nghề đã được chính quyền các tỉnh, thành phố chính thức công nhận và “cấp phép”.

 2)Nội dung giảng dạy và chương trình học: Bạn hãy tìm hiểu trên trang web của các trường mà mình quan tâm, tự mình xác định xem có thể thu nhận được kỹ thuật hay trình độ về nghề nghiệp mà mình đang hướng đến hay không, chương trình học, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vv…Thật sự tốt nếu bạn có thể trực tiếp đến trường để tham quan và tìm hiểu trước. Tủy theo từng trường sẽ có các chương trình nâng cao và rèn luyện kỹ năng thực tiễn trong thời gian học giúp học sinh có thêm được kinh nghiệm về nghề nghiệp thông qua các chương trình vừa học vừa làm, hay các “dự án của doanh nghiệp” bằng việc liên kết với các doanh nghiệp tư nhân.

 3)Học phí: Tìm hiểu thông tin về tiền học phí và thời gian chi trả cho đến khi tốt nghiệp. Kiểm tra xem học phí có bao gồm tiền mua tài liệu học tập, tiền sử dụng thiết bị không hay chi trả riêng.

 4)Ngoài ra: Tìm hiểu thông tin về địa điểm của trường, môi trường sống, tỷ lệ xin được việc làm và nơi dễ xin được việc, hỗ trợ của trường để xin việc làm.

 2) Lĩnh vực học ở đại học và lĩnh vực nghiên cứu:

Sau khi bạn đã lựa chọn được một số trường đại học muốn vào học, bạn hãy vào tham khảo trên website của các trường và tự mình chọn ra các trường đại học, các khoa sau đại học có thế mạnh trong lĩnh vực mà mình muốn học. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm thông tin về khả năng xin việc và lộ trình cúa sinh viên sau khi tốt nghiệp.

 3) Tư cách và giấy chứng nhận cần thiết:

Đọc kỹ hướng dẫn tuyển sinh của từng trường, sau đó tìm hiểu thông tin về tư cách nộp đơn vào các chuyên ngành mà bạn muốn học ở bậc đại học và sau đại học. Đặc biệt khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào đại học, cần lưu ý rằng nhiều trường sẽ yêu cầu nộp kết quả của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và Kỳ thi du học Nhật Bản. Đối với các khóa học lấy học vị bằng tiếng Anh và kỳ thi vào khoa sau đại học, các trường sẽ yêu cầu nộp điểm thi đánh giá năng lực tiếng Anh như TOEFL vv.. nên cần phải chuẩn bị sớm.

 4) Học phí và học bổng:

 Phí nhập học và học phí của các khối trường công lập và tư thục rất khác nhau, ngoài ra trong cùng một trường đại học thì tùy theo chuyên ngành của đại học hay lĩnh vực nghiên cứu thì chi phí cần thiết cũng khác nhau. Có trường đại học có chế độ học bổng riêng của trường, vì vậy hãy tham khảo trên website của trường, thu thập những thông tin học bổng có thể đăng ký. Mặt khác, nhiều trường đại học cũng có chế độ miễn giảm học phí cho lưu học sinh. Cần phải liên lạc trực tiếp với trường để có được những thông tin cụ thể.

◆Về học bổng có thể tham khảo mục ≪ 「6.Chế độ học bổng」≫

 5) Địa điểm: Thời gian lưu học ở bậc đại học và sau đại học là một vài năm, vì vậy cuộc sống của lưu học sinh sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lịch sử và văn hóa. Hãy thường xuyên tìm hiểu thông tin về các địa phương của Nhật Bản để chọn trường đại học có vị trí địa lý hợp với mình nhất.  

 6) Hỗ trợ du học sinh: Hãy tìm hiểu các thông tin và tài liệu trên website của các trường để biết về số lượng lưu học sinh đang theo học tại trường cũng như sự hỗ trợ của trường đối với lưu học sinh trong cuộc sống sinh hoạt và tìm việc làm.

Cách lựa chọn giáo sư hướng dẫn cho bậc học sau đại học.

 Để tiếp tục học lên ở bậc sau đại học thì sau khi xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng kế hoạch nghiên cứu cụ thể thì còn phải tìm giáo viên hướng dẫn, đây là một vấn để lớn đối với lưu học sinh. Khi tìm giáo viên hướng dẫn thì cần phải lưu ý những điểm sau đây:

◆Tìm trên Tài liệu hướng dẫn tổng hợp hỗ trợ phát triển nghiên cứu ReaD http://researchmap.jp/search/  (tiếng Nhật và tiếng Anh)

Nếu bằng nhiều cách mà bạn vẫn không tìm được địa chỉ liên lạc của giáo viên hướng dẫn thì bạn có thể có những cách khác để liên lạc với giáo viên hướng dẫn bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi email thông qua “Phòng giao lưu quốc tế”, “Phòng giáo vụ”, “Phòng hỗ trợ lưu học sinh” của trường đại học, nơi giáo viên đó đang công tác.

 2) Tiếp cận: Trong trường hợp địa chỉ email được đăng công khai trên website của trường thì bạn có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên thông qua địa chỉ đó bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Bạn nên gửi kèm những thông tin sau khi gửi email.

 ・Tóm tắt quá trình học tập công tác của bản thân, địa chỉ liên lạc (email). Hàng ngày giáo viên sẽ nhận được rất nhiều email vì vậy email đầu tiên nên viết đơn giản.  ・Bạn cũng nêu rõ quá trình biết thông tin về giáo viên hướng dẫn cũng như được người khác giới thiệu, những bài viết luận của thầy mà bạn đã đọc và tìm hiểu cho đến nay. Tốt nhất là bạn nên có thư giới thiệu của giáo viên trường đại học ở Việt Nam.  ・Kế hoạch nghiên cứu trong tương lai: Hãy kiểm tra và xác nhận xem lĩnh vực nghiên cứu của giáo viên có trùng với hướng nghiên cứu của bản thân hay không.  Giáo viên sẽ căn cứ theo nội dung email để quyết định có nhận hướng dẫn hay không, thông thường giáo viên sẽ khó đưa ra quyết định ngay từ email đầu tiên. Vì vậy, bạn cần liên lạc nhiều lần và thể hiện sự quyết tâm cũng như thành ý của bản thân.  ・Tùy theo từng giáo viên, có những người sẽ tìm hiểu trước kế hoạch nghiên cứu của bạn. Kế hoạch nghiên cứu thường có tính tiêu chuẩn, bao gồm: đề tài nghiên cứu, quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự đoán kết quả, khả năng đóng góp vv…  ・Thời gian liên lạc: thời điểm bắt đầu liên lạc với giáo viên hướng dẫn ở Nhật Bản không có quy định rõ ràng. Nhiều trường đại học bắt đầu tuyển sinh từ mùa hè cho đến khoảng tháng 10 cho kỳ nhập học vào tháng 4 năm sau, vì thế nên bắt đầu liên lạc với giáo viên trong thời gian này.

Công ty tư vấn du học

“Công ty tư vấn du học” được nêu trong nội dung này để chỉ các tổ chức hướng dẫn thông tin về trường sẽ đến học và đại diện cho học sinh để làm các thủ tục du học.

Có thể tự làm hồ sơ xin du học được không?

 ・Nếu trong điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh của trường có nguyện vọng muốn vào học không đưa ra yêu cầu “Phải thông qua công ty tư vấn du học” thì có thể tự mình làm hồ sơ đăng ký nhập học và làm thủ tục để đi du học.  ・Để có thể nhập cảnh với tư cách lưu trú là “du học” thì bạn cần phải thông qua trường ở Nhật Bản để làm thủ tục đăng ký với Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương nơi có trụ sở của trường. Người làm đơn có thể trực tiếp đề nghị với trường tiếp nhận ở Nhật Bản làm đại diện cho mình khi làm thủ tục đăng ký, vì thế không nhất thiết phải thông qua tổ chức trung gian về du học nào.  ・Trường hợp tự mình làm thủ tục xin cấp visa, cụ thể là tự nộp hồ sơ cho trường ở Nhật Bản, nhận quyết định nhập học của trường, sau đó trường sẽ đại diện cho học sinh làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận tư cách lưu trú là “du học” và gửi cho học sinh giấy chứng nhận tư cách lưu trú đã được cấp. Học sinh sau khi nhận được giấy chứng nhận tư cách lưu trú sẽ mang đến Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt nam để làm thủ tục xin cấp visa “du học”.

◆Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và xin cấp visa ≪Tham khảo Mục 7.Thủ tục cần thiết khi xin visa du học≫

Công ty tư vấn du học nào có thể tin cậy được?

 Hà Nội là nơi tập trung nhiều công ty tư vấn du học nhất. Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội có đăng tải thông tin về các công ty tư vấn du học được cấp phép trên trang web của mình. Các công ty tư vấn du học có trong danh sách của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội là công ty thực hiện đúng chức năng, được các cơ quan chức năng của Việt Nam thường xuyên kiểm tra, theo dõi. Hãy tham khảo danh sách này để lựa chọn công ty tư vấn phù hợp.

◆Danh sách các công ty tư vấn du học được Thành phố Hà Nội cấp phéphttp://www.hanoi.edu.vn/tin-hoat-dong/danh-sach-cac-to-chuc-dv-tvdh-da-duoc-cap-phep-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-ti-c565-2665.aspx

◆Cảnh báo về các công ty tư vấn du học có chất lượng kém. Cần lưu ý đối với những công ty có hiện tượng như: đưa ra chi phí tư vấn khá cao, thủ tục quá đơn giản, cung cấp nhữn thông tin không đúng với sự thực như : “Đi làm thêm có thể chi trả toàn bộ tiền học và chi phí sinh hoạt, thậm chí còn tiết kiệm được”, nhấn mạnh về việc tỷ lệ thành công là 100%, hối thúc ký kết hợp đồng tư vấn.

Trên trang web của Đại sứ quán cũng có đăng tải thông tin lưu ý về các công ty tư vấn du học đưa tin không chính xác về du học Nhật Bản. (Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản)https://www.vn.emb-japan.go.jp/jp/culture/Kako_katsudo/Chirashi%202314.html (Tiếng Nhật)https://www.vn.emb-japan.go.jp/vn/culture/Hoat_dong_thong_tin_cu/To%20roi%202314.html (Tiếng Việt)

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng công ty tư vấn du học là gì?

 Những việc nên chuẩn bị trước khi trao đổi với công ty tư vấn du học.  Có nhận thức ở mức tối thiểu: hãy trang bị cho mình những nhận thức ở mức tối thiểu về du học Nhật Bản như chế độ giáo dục của Nhật Bản, thủ tục du học, chế độ xã hội, luật pháp, môi trường sinh hoạt vv…Những thông tin này đã được nêu cụ thể trong nội dung bản Q&A này. Về thủ tục visa, hãy tham khảo trong nội dung Q&A này hoặc trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.  Cần có mục đích rõ ràng: đi du học là mất tiền và thời gian. Việc thay đổi trường và lĩnh vực nghiên cứu sau khi đã bắt đầu vào học là hết sức khó khăn, vì vậy cần phải có mục đích du học rõ ràng để không làm lãng phí tiền bạc và công sức của mình. Thu thập thông tin về trường muốn vào học: hãy thu thập một cách trực tiếp các thông tin mới nhất trên trang web của Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản (JASSO) và trang web của trường. Những thông tin chung như phương thức nộp hồ sơ, thời gian tiếp nhận hồ sơ, học phí, học bổng, thi kiểm tra đầu vào vv… phần lớn đều được đăng tải trên trang web của trường. Nếu có thông tin gì không rõ, bạn có thể gửi mail trực tiếp và đặt câu hỏi với trường.

◆Cách tìm thông tin về các trường→ Hãy tham khảo mục “3.Cách lựa chọn trường ” trong tài liệu Q&A này.≪Link vào mục 3. Cách lựa chọn trường≫  

So sánh nhiều công ty: cần so sánh nhiều công ty về nội dung và phí dịch vụ , sau đó lựa chọn ra công ty nào cung cấp dịch vụ tốt và phù hợp với mình. Nếu sống ở khu vực Hà Nội thì nên tham khảo danh sách các công ty đã được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cấp phép trên website của Sở.

◆Các công ty tư vấn du học được thành phố Hà Nội cấp phép.http://www.hanoi.edu.vn/tin-hoat-dong/danh-sach-cac-to-chuc-dv-tvdh-da-duoc-cap-phep-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-ti-c565-2665.aspx  Kiểm tra nội dung hợp đồng: khi bạn đã lựa chọn được công ty tư vấn du học rồi thì trước khi ký kết hợp đồng bạn hãy nắm chắc một lần nữa về chi phí dịch vụ,bảng kê chi tiết, nội dung hỗ trợ. Sau đó cần kiểm tra lại một lần nữa về câu chữ trong hợp đồng rồi mới tiến hành ký kết. Điều khoản khi có vấn đề xảy ra: sau khi ký kết hợp đồng với công ty tư vấn du học, nếu bản thân hoặc người thân trong gia đình bị bệnh dẫn đến việc buộc phải hủy kế hoạch du học của mình, thì để tránh trường hợp công ty tư vấn du học không trả lại số tiền mà bạn đã chi trả khi ký hợp đồng, bạn cần nắm chắc quy định về việc trả lại tiền và ghi rõ điều đó trong hợp đồng.

Chi phí cần thiết để đi du học và làm thêm

※Phí nhập học chỉ chi trả vào năm học đầu tiên (khi nhập học) ※Phần kinh phí ghi 「―」, cần liên lạc trực tiếp với trường.

 Học phí tùy theo từng trường rất khác nhau, vì vậy cần xác nhận chính xác số tiền học cần phải đóng của các khoa chuyên ngành ở bậc đại học và các khoa nghiên cứu ở bậc sau đại học trên trang web của trường có nguyện vọng vào học. Hơn nữa, có nhiều trường thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho lưu học sinh tư phí, cần kiểm tra thông tin này với trường.

Chi phí sinh hoạt là bao nhiêu?

 Chi phí trung bình hàng tháng mà lưu học sinh tư phí cần phải trả khi học ở bậc đại học vào khoảng 138.000 Yên bao gồm cả tiền học và chi phí sinh hoạt (nguồn JASSO 2014). Tuy nhiên, số tiền này chỉ đáp ứng được mức sinh hoạt hết sức tiết kiệm và nơi ở là thuê nhà dân hoặc ở ký túc xá của trường. Cần lưu ý rằng chi phí này sẽ rất khác nhau tùy theo từng vùng mà bạn đến học.

 Theo như điều tra của JASSO thì 75,3% lưu học sinh đi làm thêm. Nội dung công việc phần lớn là trong ngành ăn uống và bán hàng, kế toán trong các siêu thị vv…Tiền lương theo giờ tùy theo từng vùng có khác nhau, trong ngành ăn uống thường dao động từ 800 yên ~ 1000 yên / giờ.

Làm thế nào để tìm được chỗ làm thêm?

 Phòng quản lý học sinh và phòng đời sống học sinh của trường sẽ giới thiệu chỗ làm thêm cho học sinh. Ngoài ra còn có thể sử dụng hữu ích các thông tin được đăng tải trên website của cơ quan giới thiệu việc làm công ích trên toàn quốc (hellowork) hay các trang web khác giới thiệu về chỗ làm thêm. Lưu học sinh hay tìm được việc làm thêm thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Cần xác nhận rõ về nội dung công việc cũng như mức lương được chi trả để tránh không xảy ra những việc đáng tiếc.

Học bổng

[Chế độ học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản]  [Chế độ học bổng của các đoàn thể tư nhân và chính quyền địa phương] [Chế độ học bổng của trường] [Chế độ miễn giảm học phí] Tuy nhiên, hầu hết các học bổng trên đều đưa ra điều kiện tuyển chọn là “Lưu học sinh đang cư trú tại Nhật Bản ” (trừ học bổng của Chính phủ Nhật Bản đăng ký từ nước ngoài), vì vậy không thể đăng ký được từ Việt Nam. Sau khi sang Nhật Bản học tập, lưu học sinh có thể đăng ký các học bổng này thông qua trường học của mình.

◆Hướng dẫn về học bổng bằng tiếng Việt (trang web của Hiệp hội văn hóa học sinh Châu Á 「Japan Study Support」) http://www.jpss.jp/vi/scholarship/  

 

◆Trang web của Cục đào tạo với nước ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt nam (đăng tải thông tin về học bổng trên cơ sở đề nghị từ Đại sứ quán Nhật Bản)http://vied.vn/vi/

Hãy cho tôi biết về chế độ “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản”?

“Chế độ học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” do Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản tiến hành dành cho đối tượng là các lưu học sinh tư phí người nước ngoài đang theo học các trường đại học, đại học ngắn hạn, cao đẳng kỹ thuật (học sinh từ năm thứ 3 trở lên), trung cấp dạy nghề tại Nhật Bản. Lưu học sinh có tư cách lưu trú là “lưu học” đều có thể đăng ký học bổng này, trừ những lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản hoặc được Chính phủ các nước phái cử sang Nhật Bản. Chế độ học bổng này được đăng ký thông qua các cơ sở giáo dục là trường đại học, khoa sau đại học của các trường, đai học ngắn hạn, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp dạy nghề, cơ quan giáo dục đang tiến hành các khóa học dự bị để vào đại học ở Nhật Bản. Học bổng này được cấp theo số lượng lưu học sinh theo học tại từng trường, vì vậy cần lưu ý rằng số lượng học sinh xin học bổng sẽ bị giới hạn tùy theo trường.  Mức độ học bổng được cấp:  Bậc sau đại học 48.000 yên/tháng  Bậc đại học 48.000 yên/tháng  Cơ quan giảng dạy tiếng Nhật 30.000 yên/tháng  ※Số tiền học bổng này thay đổi theo từng năm.  Thời gian cấp học bổng:  12 tháng (từ tháng 4 của năm được quyết định cấp học bổng đến tháng 3 của năm tiếp theo)  Quy trình tuyển chọn và quyết định cấp học bổng (ví dụ của năm 2023)  Đầu tháng 3 Thông báo tuyển chọn (Tổ chức JASSO→trường)  Trung tuần tháng 5 Hết thời hạn đăng ký (Trường→Tổ chức JASSO)  Trung tuần tháng 6 Thông báo kết quả tuyển chọn (Tổ chức JASSO→trường)  Trung tuần tháng 7  Chuyển tiền học bổng lần 1 (tương đương 4~ 6 tháng học bổng)

Các học bổng của đoàn thể tư nhân và cơ quan hành chính địa phương có thể xin được trước khi sang Nhật Bản không?

 Học bổng có thể đăng ký trước khi sang đến Nhật Bản khá hạn chế, tuy nhiên sau khi sang đến Nhật Bản thì có rất nhiều loại hình học bổng mà bạn có thể đăng ký được. Trên trang web của Tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên Nhật Bản có đăng tải tài liệu tổng hợp của 160 loại hình học bổng khác nhau của các đoàn thể tư nhân và chính quyền địa phương ngoài học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Hãy download tài liệu này trực tiếp từ website và sử dụng thật hiệu quả.

Hãy cho tôi biết về chế độ học bổng và chế độ miễn giảm học phí trong nhà trường?

 Tùy theo cơ chế của từng trường đại học, các trường sẽ xây dựng các chế độ học bổng dành cho học sinh của trường cũng như thực hiện chế độ miễn giảm học phí (một phần hoặc toàn bộ tiền nhập học và học phí). Nói chung các lưu học sinh có kết quả học tập tốt và điều kiện kinh tế khó khăn sẽ là đối tượng được cấp học bổng này. Thời gian đăng ký học bổng sẽ khác nhau tùy theo từng trường, vì vậy cần liên lạc trực tiếp với trường để biết thông tin chi tiết.

◆ Tìm kiếm trường đại học và khóa học sau đại học (trang web của JASSO) (Bao gồm cả chế độ học bổng và miễn giảm học phí của các trường đại học)http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Nhật)http://www.jasso.go.jp/en/study_j/search/daigakukensaku.html (tiếng Anh)

Thủ tục xin visa trước khi nhập cảnh

 Sau khi có quyết định nhập học thì lưu học sinh bắt đầu tiến hành thủ tục xin cấp thị thực visa. Cụ thể là sau khi nhận được quyết định nhập học của trường, học sinh cần tiến hành các thủ tục xin phép nhập cảnh vào Nhật Bản. Sau khi có quyết định nhập học, bạn cần liên lạc với trường về các thủ tục cần thiết để nhập học và các thủ tục khác cần tiến hành sau khi sang Nhật Bản. Lưu học sinh sẽ ủy quyền cho nhà trường tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại các Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương nơi có trụ sở của trường. Sau khi nhận Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, lưu học sinh tiến hành xin cấp visa tại Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú và visa là những giấy tờ quan trọng nhất để đươc nhập cảnh vào Nhật Bản nên cần được giữ gìn cẩn thận, lưu học sinh cũng cần lưu ý về hiệu lực của những giấy tờ này.

※ Lưu ý: Đại sứ quán Nhật Bản chỉ tiếp nhận hồ sơ của những người có nơi cư trú ở các tỉnh, thành phố từ Tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra phía bắc; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản sẽ quản lý từ các tỉnh từ Tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên trở vào phía nam.

Tôi đã được cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Sau đó tôi phải làm thế nào để xin cấp visa?

Lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản thì thủ tục đăng ký xin cấp visa sẽ thế nào?

※ “Lưu học sinh quốc phí” là để chỉ những lưu học sinh được cấp học bổng của Chính phủ Nhật Bản. Lưu học sinh quốc phí không cần có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú. Những giấy tờ cần thiết mang theo khi nộp hồ sơ visa là: tờ khai xin cấp visa, hộ chiếu, bản copi giấy thông báo trúng tuyển học bổng Chỉnh phủ Nhật Bản, bản copi giấy tiếp nhận của trường (như quyết định nhập học).

Các thủ tục sau khi đến Nhật Bản ○ Thủ tục đăng ký lưu trú

http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html (tiếng Anh)

Tôi nghe nói là cần phải đăng ký địa chỉ nơi ở trong thời gian du học tại Nhật Bản, vậy tôi đăng ký ở đâu thì được?

http://www.immi-moj.go.jp/english/tetuduki/index.html

Tôi đang đi tìm việc trước khi tốt nghiệp Đại học nhưng vẫn chưa tìm được. Nếu tôi muốn tiếp tục tìm việc ở Nhật Bản sau khi tốt nghiệp đại học thì tôi cần phải làm những thủ tục gì?

Quá trình tìm việc trước khi tốt nghiệp muốn kéo dài đến cả sau khi tốt nghiệp thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định và nếu bạn đã xin được tư cách lưu trú mới thì bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật Bản để tìm việc. Cụ thể là đối với những lưu học sinh đã tốt nghiệp đại học hoặc đã được cấp chứng chỉ nghề nghiệp tại khóa học chuyên môn của trường trung cấp chuyên nghiệp và tốt nghiệp trường đó thì nếu có thư giới thiệu của cơ quan đào tạo mà bạn đã tốt nghiệp thì bạn có thể chuyển đổi tư cách lưu trú từ “tư cách lưu học” sang “tư cách được hoạt động trong khuôn khổ nhất định” để có thể tiếp tục hoạt động tìm việc mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng lưu trú. Thời hạn lưu trú với “tư cách được hoạt động trong khuôn khổ nhất định” là “6 tháng”, tuy nhiên tư cách này có thể được ra hạn thêm 1 lần nữa, vì vậy tổng thời gian mà bạn có thể lưu trú tại Nhật Bản cho hoạt động tìm việc là 1 năm. Bạn hãy liên lạc với Cục quản lý xuất nhập cảnh ở nơi gần nhất để xin thông tin cụ thể về thủ tục cần làm.

Hãy cho tôi biết về việc giảm giá cho sinh viên của cơ quan bảo hiểm y tế và cơ quan vận tải?

・Về bảo hiểm y tế: người nước ngoài sẽ cư trú tại Nhật Bản trong một thời gian nhất định cần phải tham gia “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Lưu học sinh có tư cách cư trú là lưu học trên 3 tháng và mang “Thẻ lưu học” (※)cần tiến hành các thủ tục để tham gia bảo hiểm y tế quốc dân tại Ủy ban nhân dân thành phố, thị trấn, quận huyện nơi mình cư trú. ※Về “Thẻ lưu trú”: tham khảo trong mục “7-4” của Q&A này. ・Giảm giá cho học sinh:: Lưu học sinh cũng có thể sử dụng “Chế độ giảm giá cho học sinh” khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Thủ tục visa dành cho gia đình muốn sang Nhật Bản thăm hỏi Các câu hỏi khác

Hãy cho tôi biết về kỳ thi du học Nhật Bản (EJU)?

Kỷ thi du học Nhật Bản (Examination for Japanese University Admission for international students – EJU) là kỳ thi để vào các trường đại học ở Nhật Bản., dành cho đối tượng là các học sinh nước ngoài muốn vào học tại các trường đại học của Nhật Bản. Có 56% trên tổng số các trường đại học ở Nhật Bản (trong đó trường công lập chiếm 96%) đểu đưa ra điều kiện tuyển sinh là phải nộp kết quả của kỳ thi này. Một bộ phận các khoa sau đại học cũng đưa ra điều kiện về việc cần nộp kết quả của kỳ thi này.

Môn cần đăng ký dự thi sẽ khác nhau tùy theo từng trường có nguyện vọng vào học, vì vậy cần xác nhận trước về các môn cần dự thi với trường đại học có nguyện vọng vào học.

◆Tài liệu giới thiệu về EJU bằng tiếng Việthttp://www.jasso.go.jp/en/eju/about/publication/__icsFiles/afieldfile/2023/11/29/eju_guide2014_vi.pdf

※Trong tài liệu này có giới thiệu về những thông tin chính của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) và cách thức xin giấy phép nhập học vào trường đại học trước khi sang Nhật Bản.

 ・Thời gian thực hiện: 1 năm 2 lần (tháng 6 và tháng 11)  ・Địa điểm thi: 16 tỉnh thành tại Nhật Bản và 17 tỉnh thành tại nước ngoài. Tại Việt Nam là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh

 ・Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thi tại Việt Nam:

 Cơ quan tổ chức thi tại Việt Nam: gồm có 2 cơ sở giáo dục là Trường đại học ngoại thương Hà nội và Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hồ Chí Minh. Những người muốn dự thi tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ và dự thi tại các cơ sở giáo dục này. Hãy liên lạc với hai trường đại học này để biết thêm thông tin cụ thể về cách thức nộp hồ sơ.

[Hà Nội]

Tên cơ quan tổ chức (Bộ phận phụ trách)

Trường Đại học ngoại thương (Khoa tiếng Nhật)

Foreign Trade University ( Faculty of Japanese )

R.301, B Building, No.91 Chua Lang Road, Lang Thuong, Dong Da, Hanoi

[Tp.Hồ Chí Minh]

Tên cơ quan tổ chức (Bộ phận phụ trách)

Đại học khoa học xã hội nhân văn Tp.Hồ Chí Minh (Khoa hợp tác quốc tế)

University of Social Sciences & Humanities, Ho Chi Minh City (Office of International Cooperation and International Project Development)

10-12 Dinh Tien Hoang St., District 1, Ho Chi Minh City

  ・Môn thi: tiếng Nhật, tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh vật/ngành kỹ thuật), môn tổng hợp (ngành xã hội), toán 1 (cho ngành xã hội), toán 2 (cho ngành kỹ thuật)

  ・Phạm vi đăng ký: http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/eju/examinee/syllabus/index.html (tiếng Nhật) http://www.jasso.go.jp/en/eju/examinee/syllabus/japan_theworld.html (tiếng Anh)   ・Ngôn ngữ đăng ký: tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (Ngôn ngữ đăng ký môn tiếng Nhật chỉ được bằng tiếng Nhật)   ・Thời gian đăng ký: Dự thi tháng 6: tháng 2 ~ tháng 3; Dự thi tháng 11: tháng 7   ・Thời gian gửi phiếu dự thi: Dự thi tháng 6: tháng 5; Dự thi tháng 11: tháng 10   ・Thông báo kết quả: Dự thi tháng 6: tháng 7, Dự thi tháng 11: tháng 12

※Các môn dự thi theo yêu cầu của từng trường sẽ được đăng tải trên danh sách các trường chỉ trên trang tiếng Nhật. Tuy nhiên, có thể có thay đổi vì thế các thí sinh cần tự mình xác nhận trước khi thi về những nội dung cần dự thi của trường có nguyện vọng vào học.

Hơn nữa, một bộ phận các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả của Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) để cấp “Giấy phép nhập học” trước khi sang Nhật Bản.

Những người có kết quả xuất sắc trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) còn có thể đăng ký chế độ hẹn trước cấp “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” . Để những người nằm trong diện được hẹn trước được cấp học bổng này thì cần phải tiến hành một số thủ tục quy định cần thiết thông qua trường đại học đã vào học.

◆Chế độ hẹn trước việc cấp “Học bổng khuyến khích học tập dành cho lưu học sinh tư phí người nước ngoài của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản” dành cho những người đạt thành tích xuất sắc trong Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) http://www.jasso.go.jp/ryugaku/study_j/scholarships/shoureihi/yoyakuseido/index.html (tiếng Nhật)http://www.jasso.go.jp/en/study_j/scholarships/scholarship/shoureihi/yoyakuseido/index.html  (tiếng Anh)

Top Câu Hỏi Và Bài Test Iq Đi Nhật Thường Gặp Khi Tham Gia Xklđ Nhật Bản

Câu trả lời là KHÔNG

Test IQ viết tắt cho cụm từ “Intelligence Quotient” là 1 trong những bài thi bắt buộc mà xí nghiệp Nhật Bản thực hiện khi tuyển lao động Việt Nam sang làm việc. Đây được coi là phương pháp kiểm tra khả năng tư duy, thông minh, và quan sát của lao động.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà xí nghiệp Nhật sẽ đưa ra các câu hỏi IQ quá khó, đánh đố người lao động. Các bài kiểm tra IQ đi Nhật có các kiến thức cơ bản, không quá phức tạp, đòi hỏi trí nhớ và tư duy của bạn, các thực tập sinh chỉ cần chú ý lắng nghe hướng dẫn của cán bộ tuyển dụng.

✔️ Xác minh lại trình độ học vấn của người lao động

✔️ Đánh giá sự nhanh nhẹn, hoạt bát của người lao động

✔️ Đánh giá khả năng làm việc của người lao động

TRỌN BỘ CÂU HỎI VÀ BÀI TEST ĐI NHẬT

Dạng này là dạng dễ nhất, quy tắc là cộng dần từ trái qua phải

VD: 13 + 6 +9+23+5+12+3+7+9+29+61+32+40+11+12=….

Cũng đơn giản phải không nào.

✔️ Kết hợp giữa cộng trừ và nhân chia

VD: 46 – 13(16 +4) + 2 x 10 =

Chúng ta tính trong ngoặc trước (16+4) = 20

46 – 13(16 +4) + 2 x 10 = 46 – 13 x 20 + 2 x 10 = 46 – 260 + 20 = -194

✔️ Phép tính với số thập phân

Tính toán với số thập phân cũng là kiểu tính làm nhiều bạn bị nhầm lẫn. Quy tắc tính với các phép cộng trừ là đặt phép tính để phần nguyên (phần trước dấu phẩy) bằng với phần nguyên và phần thập phân bằng phần thập phân

VD: 23,3 x 10,25 = 238,825.

Ta tính 233 x 1025 = 238825

Dạng này khá đơn giản bạn chỉ cần cộng các số ở hàng đơn vị, rồi cộng các số ở hàng chục lại với nhau

Dạng này các bạn phải tính toán theo quy tắc chuyển vế đổi dấu.

VD: 12 + 65,4 – … = 10

✔️ Nhân, chia, cộng trừ 4 số trở lên 2. Test IQ bằng hình ảnh

Kiểm tra IQ bằng hình ảnh đòi hỏi thực tập sinh phải thật minh mẫn và tập trung để tìm ra đáp án đúng. bài test hình ảnh phát huy khả năng sáng tạo, hình dung, tưởng tượng phong phú của người làm.

✔️ Khi làm bài, các bạn nhớ làm theo nguyên tắc: dễ làm trước – khó bỏ qua – còn thời gian quay lại làm.

✔️ Tập trung chú ý lắng nghe cán bộ hướng dẫn khi làm bài thi.

✔️ Đọc kĩ đề, đặc biệt những câu tính toán cần làm cẩn thận tránh mất điểm.

✔️ Tuyệt đối không bỏ sót câu nào.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Học Bổng

PHẦN ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN

Một buổi phỏng vấn xin học bổng du học thông thường sẽ bắt đầu với việc giới thiệu bản thân, mặc dù người phỏng vấn chắc chắn đã đọc qua hồ sơ của bạn rồi nhưng họ sẽ luôn để bạn tự giới thiệu bản thân mình. Để phần này đạt được hiệu ứng tốt nhất thì trong lúc giới thiệu, bạn nên nhắc đến nguyện vọng được học tập tại ngôi trường này của mình và cố ý “nhắc khéo” chi tiết bạn không có một hoàn cảnh tài chỉnh vững chắc để có thể theo học (thường nhiều du học sinh hay đưa câu “….mà không có sự trợ giúp của học bổng”). Hãy nhắc thật khéo, đừng làm quá cảm xúc của mình, bạn chỉ cần giới thiệu một cách bình tĩnh, chia sẻ số tiền ba mẹ bạn kiếm được, cùng những mối bận tâm khác trong gia đình, những lý do chính đáng khiến bạn cần đến học bổng này.

PHẦN THỨ HAI LIÊN QUAN ĐẾN HỌC BỔNG VÀ NGÔI TRƯỜNG SẼ THEO HỌC

Sau khi hỏi về bản thân bạn thì điều tiếp theo người phỏng vấn quan tâm nhất đó là suy nghĩ của bạn về ngôi trường bạn sắp theo học và cách bạn sử dụng học bổng đó như thế nào. Đối với dạng câu hỏi này, bạn hãy cố gắng thể hiện nhiệt huyết của bạn qua giọng nói khi nhắc tới quyết tâm học tập và những dự định tương lai tại trường. Và khi hỏi về học bổng, dụng ý của người phỏng vấn là muôn biết cách bạn sử dụng nó như thế nào, để đối phó với câu hỏi này bạn chỉ cần thật thà trả lời rằng mình đã lên kế hoạch sử dụng chúng vào những việc như: mua sách vở dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển, tiền nhà và ăn ở… Một lời khuyên cho bạn là nên đưa một con số cụ thể để người phỏng vấn thấy được định hướng và sự đầu tư chỉnh chu trong việc tìm hiểu, vạch ra kế hoạch của mình.

PHẦN CUỐI CÙNG LÀ CÂU HỎI VỀ TRƯỜNG CŨ

Những người làm trong ngành giáo dục thường rất thích những ai sống ” có trước có sau” chính vì thế câu hỏi “Bạn có kế hoạch giúp đỡ gì cho trường cũ?” là một câu hỏi cũng khá quan trọng để quyết định việc cấp học bổng cho bạn.

Và điều bạn có thể làm để đối phó với câu hỏi này là hãy mạnh dạn trả lởi là “Có”. Kèm theo đó bạn nên chuẩn bị để đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn (ví dụ bạn sẽ tham gia vào diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm du học cho sinh viên trong trường hay xa hơn là lập quỹ học bổng…)

Làm sao để người phỏng vấn tin vào những chia sẻ của bạn? Câu trả lời đó là dựa vào 2 từ khóa quan trọng “Chân thành và thật thà” vì vậy bạn luôn phải tuân thủ trong khi trả lời

CÙNG XEM QUA MỘT SỐ CÂU HỎI THÔNG THƯỜNG TRONG KHI PHỎNG VẤN DU HỌC 1) Câu hỏi giới thiệu bản thân

* Mời bạn giới thiệu về bản thân

* Tính từ nào thích hợp nhất để giới thiệu về bản thân

* Những điểm mạnh và hạn chế của bạn là gì?

* Bạn có nghĩ mình sẽ sửa đổi được những hạn chế đó không?

* Bạn đã từng nắm vai trò lãnh đạo bao giờ chưa (cả trong học tập lẫn đời sống).

* Điều khiến bạn tự hào nhất về bản thân là gì?

2) Câu hỏi chung về bản thân và kế hoạch tương lai

* Hãy giới thiệu về bạn và trình độ chuyên môn

* Hãy kể ra hai người (một người bình thường và một người trong lĩnh vực) đã có tác động đến quyết định bạn gắn bó với lĩnh vực này

* Tại sao bạn lại quyết định chọn ngành học này? Điều gì đã ảnh hướng đến quyết định đó?

* Bạn đã từng đi nước ngoài chưa? Nếu có thì bạn đã đi đâu?

* Bạn đã học được gì từ những chuyến đi đó?

* Mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?

* Nếu không nhận được học bổng này, bạn sẽ làm gì?

* Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 hay 10 năm nữa?

* Học bổng này có ý nghĩa như thế nào với con đường sự nghiệp của bạn?

* Bạn trông rất hiểu biết nhưng tại sao điểm số của bạn trong học bạ chỉ toàn Trung bình/Khá? Bạn có giải thích nào cho việc này không?

* Bạn viết trong lí lịch rằng bạn thích đọc sách văn học cổ điển thế giới. Vậy tác phẩm nào là tác phẩm tâm đắc nhất của bạn?

* Trong bản đăng kí, bạn có nói từng tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế. Đâu là hoạt động gần nhất bạn đã tham gia?

* Bạn có viết bạn rất thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Hãy giúp tôi dịch đoạn hội thoại này.

* Bạn có thể kể về tiểu sử tóm tắt của người đã lập nên học bổng này không?

4) Câu hỏi về kinh nghiệm học tập (nếu có) và đề tài nghiên cứu

* Bạn đã từng theo học bậc cử nhân ở đâu (nếu có)?

* Trường cũ của bạn có những lợi thế và hạn chế nào trong giảng dạy?

* Bạn có thể giải thích rõ hơn về những phương pháp bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài đó?

* Theo bạn đâu là khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện đề tài này?

5) Câu hỏi về các vấn đề thời sự

* Bạn nghĩ cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ được giải quyết trong bao lâu nữa?

* Bạn nghĩ gì về “chủ nghĩa can thiệp” của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên thế giới?

* Bạn nghĩ gì về chủ nghĩa khủng bố?

* Theo bạn, năm thành tựu khoa học lớn nhất trong thập kỷ qua là gì?

* Bạn có thể nêu định nghĩa vắn tắt về toàn cầu hóa?

6) Câu hỏi về cá nhân và sở thích

* Trong lúc học tập, bạn thường làm gì để giải trí?

* Trong “cuộc đời tình nguyện” của bạn, dự án nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất và tại sao?

* Bạn nghe thể loại nhạc gì?

* Trong bản đăng kí bạn nói rất quan tâm đến mỹ thuật. Bạn ấn tượng nhất trào lưu hội họa nào?

* Cuốn sách gần nhất mà bạn đọc là gì?

* Bạn có nhớ tên của đạo diễn của bộ phim gần nhất mà bạn xem không?

* Nếu trúng xổ số và bỗng chốc trở thành triệu phú, bạn sẽ làm gì?

Theo Blue Mountain

Phỏng Vấn Tiếng Nhật – Những Câu Hỏi Thường Gặp

1. Hãy giới thiệu bản thân

Câu hỏi đầu tiên mà bạn sẽ luôn luôn được hỏi khi phỏng vấn vào công ty Nhật đó là : hãy giới thiệu bản thân : “Jikoshoukai wo onegai shimasu” (自己紹伇をお願いします/じこしょうかいをおねがいします) Từ khoá của câu hỏi này là 自己紹伇 jikoshoukai. Đôi khi bạn không nghe hết được câu hỏi, nhưng khi bạn bắt được từ khoá này, thì thường câu yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với bạn là : hãy giới thiệu cho chúng tôi đôi chút về bản thân bạn. 2. Bạn biết gì về công ty chúng tôi? Đây cũng là một câu hỏi thường gặp, nhất là đối với những vị trí cao trong công ty, hay đối với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể được hỏi : “(tên công ty) ni tsuite nani wo shitte imasu ka?” (tên công ty について何を知っていますか/についてなにをしっていますか). Bạn đã biết những gì về công ty (tên công ty )? Hoặc sâu hơn là những câu hỏi về sản phẩm mà công ty sản xuất : “tên công ty ga dono youna seihin wo tsukutteiru ka, donna seihin ni tsukawareteiru ka gozonji desu ka?” tên công ty がどの様な製品を作っているか、どんな製品に使われているかご存知ですか/tên công ty がどのようなせいひんをつくっているか、どんなせいひんにつかわれているか ごぞんじですか). Để chuẩn bị cho câu hỏi này, bạn nên tập thói quen tìm hiểu trước về doanh nghiệp qua website… Nếu không có thông tin, bạn cũng nên trả lời thành thật là không tiếp cận được thông tin, nhưng ít nhất bạn nên tìm hiểu trước, điều này thể hiện sự quan tâm của bạn tới công việc và công ty. 3. Tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí này? Đây là 1 câu hỏi rất hay gặp khi phỏng vấn vào các công ty Nhật, câu hỏi phỏng vấn có thể là : “oubodouki wo oshiete kudasai” (応募動機を教えて下さい/おうぼどうきをおしえてください). Thay vì dùng 応募動機, người phỏng vấn có thể hỏi : “shiboudouki, oubo shita riyuu,” (志望動機、応募した理由 / しぼうどうき、おうぼしたりゆう), “ouboshita kikkake” (応募したきっかけ / おうぼしたきっかけ) Hoặc “shibouriyuu” (志望理由 / しぼうりゆう) Hãy chuẩn bị trước câu trả lời cho câu hỏi này nếu bạn không muốn bị động. Hãy hướng tới những lý do tới từ sự phù hợp của bản thân với công ty, hoặc đôi khi đơn thuần là : vì muốn làm trong công ty Nhật, vì thích sản phẩm của công ty và muốn được sản xuất sản phẩm đó…Tất nhiên bạn nên chuẩn bị cả những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi khi nghe câu trả lời của bạn. 4. Những câu hỏi thường gặp khác: Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi, và có thể làm khó bạn như : Tại sao bạn muốn thay đổi công việc/ tại sao bạn nghỉ làm tại công ty cũ? “ima no shigoto wo kaetai riyuu ha nan desu ka” (伆の伇事を替えたい理由は何ですか/いまのしごとをかえたいりゆうはなんですか). Hãy nói cho chúng tôi biết nội dung công việc hiện tại của bạn “genzai no shigoto naiyou wo oshiete kudasai” (現在の伇事内容を教えて下さい/げんざいのしごとないようをおしえてください). Đây là cơ hội để bạn nói lên những kinh nghiệm và kiến thức bạn có được khi làm công việc này. Hãy cho chúng tôi biết kinh nghiệm của bạn về bán hàng ? “ima made okonatta seerusu katsudou ni tsuite oshiete kudasai“ (伆まで行ったセールス活動について教えて下さい/いままでおこなった せーるすかつどうについておしえてください). Cách bạn đối phó với áp lực ? “puresshaa ni dou taiou shimasu ka, puresshaa ni taisho suru houhou wo oshiete kudasai.” (プレッシャーにどう対応しますか。プレッシャーに対処する方法を教えて下さい/ぷれっしゃーにどうたいおうしますか。ぷれっしゃーにたいしょするほうほうをおしえてください). Điểm mạnh – điểm yếu của bạn ? 長所と短所を教えてください。Chousho to tanshowo oshiete kudasai.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Xin Visa Du Học Pháp

Những câu hỏi thường gặp khi xin visa du học Pháp 1. Thể hiện khả năng tiếng Pháp khi xin visa du học Pháp

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ đưa ra một số câu hỏi giao tiếp bằng tiếng Pháp cơ bản như:

– Nhà bạn gồm những ai? – Bạn có thể viết tên các thành viên trong gia đình? – Hãy viết tên ngôi trường bạn sẽ học khi đi du học Pháp. – Lý do bạn chọn ngôi trường này là gì?

Chứng minh tài chính là một trong những bước quan trọng khi đi du học Pháp. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ đối chiếu lời nói của bạn và trong hồ sơ bạn ghi. Các câu hỏi thường gặp là:

– Thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh hay bố mẹ bạn là bao nhiêu? – Bạn có tài khoản tiết kiệm không?

– Bạn sẽ làm gì để chi trả khoản chi phí khi đi du học Pháp?

Vấn đề này phải xem trọng, bạn phải trình bày rõ ràng quyết tâm và lý do khi đi sang Pháp du học.

– Tại sao bạn lại chọn đất nước Pháp du học? – Tại sao bạn không học ở Việt Nam? – Bạn thấy đất nước chúng tôi có phù hợp với bạn không?

Bạn phải có kế hoạch học tập rõ ràng, có sức thuyết phục người nghe trước khi có ý định du học Pháp.

– Bạn sẽ học ngành gì khi đi du học Pháp? – Bạn có muốn ở lại đây sau khi tốt nghiệp? – Bạn sẽ định cư dài hạn ở đây không?

Ngoài ra, thái độ khi tới phỏng vấn rất quan trọng bạn phải tạo được thiện cảm cho người đối diện, phải tự tin, không nên rụt rè khi đi phỏng vấn du học như vậy cơ hội bạn được chọn sẽ lớn hơn.

Những lời khuyên dành cho bạn khi đến buổi phỏng vấn du học Pháp

Bên cạnh việc tìm hiểu trước những câu hỏi phỏng vấn du học Pháp có thể xuất hiện, bạn nên chuẩn bị các yếu tố khác từ những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn của những người đi trước, bao gồm:

– Trả lời trùng khớp với những thông tin đã đề cập trong hồ sơ

Trước ngày phỏng vấn, bạn nên dành thời gian để đọc lại những thông tin đã đề cập trong hồ sơ xin visa du học Pháp. Việc trả lời không trùng khớp có thể khiến thời gian xét duyệt thị thực của bạn bị kéo dài ra đấy!

– Nếu không chắc chắn về câu hỏi, hãy yêu cầu người phỏng vấn lập lại câu hỏi để thêm thời gian suy nghĩ

Trong một vài trường hợp, người phỏng vấn sẽ hỏi bạn một số câu hỏi mẹo như “Bạn có ý định ở lại Pháp sau khi hoàn thành chương trình học không?”, “Nếu có công ty mời bạn bạn ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp thì sao?”, “Bạn muốn làm việc trong công ty nào tại Pháp nhất?”,…Bạn không nên trả lời có ngay lập tức vì dù cố ý hay không, họ cũng sẽ nghĩ bạn có ý định định cư trái phép tại Pháp sau khi học xong. Thay vào đó, bạn nên bày tỏ nguyện vọng nhưng vẫn thể hiện sự ràng buộc với Việt Nam.

– Ngủ sớm và chuẩn bị tinh thần thoải mái trước buổi phỏng vấn

Bạn không nên thức quá khuya trước buổi phỏng vấn bởi điều này sẽ khiến sắc mặt bạn bị tệ vào ngày hôm sau. Mà chẳng ai muốn mình lại trong thật lôi thôi, nhếch nhác trước người khác phải không nào? Một vẻ ngoài tươi tắn cùng với lời chào bằng tiếng Pháp sẽ khiến bạn ghi điểm với người phỏng vấn.

Hãy chuẩn bị thật kĩ càng, ăn mặc chỉnh tề, thái độ và tác phong lịch sự cũng như cung cấp những thông tin xác thực, cụ thể và thể hiện được mong muốn du học Pháp cho người phỏng vấn có thể được biết. Tránh thể hiện những quan điểm gây hiểu lầm, gây mất thiện cảm nơi người phỏng vấn để nâng cao khả năng được nhận visa sau khi phỏng vấn thành công. (Nguồn: Internet)

Trung tâm tư vấn du học Pháp Phương Nam sẽ giúp các bạn những kỹ năng khi đi phỏng vấn, hỗ trợ làm visa khi đi du học của các bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ với trang web của chúng tôi để được giúp đỡ.

Tag: xin visa di phap de hay kho, xin visa đi pháp mất bao lâu, xin visa du lịch pháp khó hay dễ, Kinh nghiệm xin visa du lịch Pháp dễ dàng, kinh nghiệm xin visa du lịch pháp tự túc, phỏng vấn visa du lịch pháp, xin visa pháp, bị từ chối visa France, xin visa France, rớt visa pháp, cách điền đơn xin visa pháp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Đi Du Học Nhật Bản trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!