Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Singapore Khi Xin Học Bổng Du Học # Top 13 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Singapore Khi Xin Học Bổng Du Học # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Singapore Khi Xin Học Bổng Du Học được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Du học Singapore bằng học bổng là một trong những hình thức du học thường gặp nhất sinh viên Việt Nam chọn lựa khi muốn du học tại Đảo quốc Sư Tử.

Vòng phỏng vấn học bổng Singapore

Những câu hỏi về giới thiệu bản thân sẽ là những câu hỏi bạn được hỏi đầu tiên ngay khi vòng phỏng vấn bắt đầu. Hầu hết người phỏng vấn khi đưa ra câu hỏi yêu cầu phỏng vấn, họ muốn bạn chủ động hơn trong các vấn đề này. Bạn nên chủ động và mạnh dạn giới thiệu bản thân với phong thái tự tin nhất để có thể gây ấn tượng với người phỏng vấn.

Một số câu hỏi thường gặp:

Mời bạn giới thiệu bản thân.

Dùng một tính từ để giới thiệu bản thân bạn.

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Bạn nghĩ mình có sửa đổi được nó không?

Điều gì khiến bạn tự hào nhất về bản thân mình?

Bên cạnh những câu hỏi về vấn đề chuyên môn, người phỏng vẫn cũng sẽ đưa ra những câu hỏi mang tính cá nhân về những dự định của bạn sau khi tốt nghiệp tại Singapore, như:

Giới thiệu bản thân bản thân và trình độ chuyên môn.

Tại sao bạn lại quyết định chọn ngành học này?

Hãy kể ra 2 người đã có những tác động khiến bạn quyết định chọn lựa lĩnh vực này học tập?

Nếu không nhận được học bổng này bạn sẽ làm gì? Bạn có muốn quyết định du học Singapore tiếp không?

Học bổng này có ý nghĩa như thế nào với bạn?

Đây cũng là một trong những dạng câu hỏi phỏng vấn để bạn có thể thể hiện trình độ của bản thân, cũng như cung cấp các thông tin cụ thể cho người phỏng vấn.

Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo như:

Bạn đã từng theo học bậc cử nhân ở đâu?

Bạn có thể hiện trong hồ sơ khi mong muốn được…. Vậy bạn có thể nói về những lý do này không? Bạn có thể giới thiệu về đề tài bạn muốn thực hiện này hay không?

Bạn sẽ có những dự định gì và dùng phương pháp gì để thực hiện đề tài đó?

Để có thể đưa ra những đánh giá chính xác về tố chất và năng lực của bạn. Hãy đảm bảo bạn đã tìm hiểu về những vấn đề này, cũng như suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân thật khéo léo, yếu tố này cũng được xem như là một trong những khả năng hùng biện của bạn, và khi hoàn thành tốt phần này, buổi phỏng vấn du học của bạn đã có thành công đến 60%.

Một số câu hỏi có thể kể đến:

Bạn nghĩ gì cuộc khủng hoảng tài chính…., liệu vấn đề này sẽ được giải quyết trong bao lâu nữa?

Bạn nghĩ gì về chủ nghĩa khủng bố?

Theo bạn, vấn đề toàn cầu hóa là gì?

Vừa qua, có thông tin…. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Ngoài ra hội đồng xét tuyển học bổng cũng đưa ra những câu hỏi khá đơn giản về các nhu cầu của bản thân bạn như sở thích, thói quen, đã từng đến Singapore hay chưa? Nghĩ sao về Singapore…?

Theo duhoc.online tổng hợp

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Học Bổng

PHẦN ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN

Một buổi phỏng vấn xin học bổng du học thông thường sẽ bắt đầu với việc giới thiệu bản thân, mặc dù người phỏng vấn chắc chắn đã đọc qua hồ sơ của bạn rồi nhưng họ sẽ luôn để bạn tự giới thiệu bản thân mình. Để phần này đạt được hiệu ứng tốt nhất thì trong lúc giới thiệu, bạn nên nhắc đến nguyện vọng được học tập tại ngôi trường này của mình và cố ý “nhắc khéo” chi tiết bạn không có một hoàn cảnh tài chỉnh vững chắc để có thể theo học (thường nhiều du học sinh hay đưa câu “….mà không có sự trợ giúp của học bổng”). Hãy nhắc thật khéo, đừng làm quá cảm xúc của mình, bạn chỉ cần giới thiệu một cách bình tĩnh, chia sẻ số tiền ba mẹ bạn kiếm được, cùng những mối bận tâm khác trong gia đình, những lý do chính đáng khiến bạn cần đến học bổng này.

PHẦN THỨ HAI LIÊN QUAN ĐẾN HỌC BỔNG VÀ NGÔI TRƯỜNG SẼ THEO HỌC

Sau khi hỏi về bản thân bạn thì điều tiếp theo người phỏng vấn quan tâm nhất đó là suy nghĩ của bạn về ngôi trường bạn sắp theo học và cách bạn sử dụng học bổng đó như thế nào. Đối với dạng câu hỏi này, bạn hãy cố gắng thể hiện nhiệt huyết của bạn qua giọng nói khi nhắc tới quyết tâm học tập và những dự định tương lai tại trường. Và khi hỏi về học bổng, dụng ý của người phỏng vấn là muôn biết cách bạn sử dụng nó như thế nào, để đối phó với câu hỏi này bạn chỉ cần thật thà trả lời rằng mình đã lên kế hoạch sử dụng chúng vào những việc như: mua sách vở dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển, tiền nhà và ăn ở… Một lời khuyên cho bạn là nên đưa một con số cụ thể để người phỏng vấn thấy được định hướng và sự đầu tư chỉnh chu trong việc tìm hiểu, vạch ra kế hoạch của mình.

PHẦN CUỐI CÙNG LÀ CÂU HỎI VỀ TRƯỜNG CŨ

Những người làm trong ngành giáo dục thường rất thích những ai sống ” có trước có sau” chính vì thế câu hỏi “Bạn có kế hoạch giúp đỡ gì cho trường cũ?” là một câu hỏi cũng khá quan trọng để quyết định việc cấp học bổng cho bạn.

Và điều bạn có thể làm để đối phó với câu hỏi này là hãy mạnh dạn trả lởi là “Có”. Kèm theo đó bạn nên chuẩn bị để đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn (ví dụ bạn sẽ tham gia vào diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm du học cho sinh viên trong trường hay xa hơn là lập quỹ học bổng…)

Làm sao để người phỏng vấn tin vào những chia sẻ của bạn? Câu trả lời đó là dựa vào 2 từ khóa quan trọng “Chân thành và thật thà” vì vậy bạn luôn phải tuân thủ trong khi trả lời

CÙNG XEM QUA MỘT SỐ CÂU HỎI THÔNG THƯỜNG TRONG KHI PHỎNG VẤN DU HỌC 1) Câu hỏi giới thiệu bản thân

* Mời bạn giới thiệu về bản thân

* Tính từ nào thích hợp nhất để giới thiệu về bản thân

* Những điểm mạnh và hạn chế của bạn là gì?

* Bạn có nghĩ mình sẽ sửa đổi được những hạn chế đó không?

* Bạn đã từng nắm vai trò lãnh đạo bao giờ chưa (cả trong học tập lẫn đời sống).

* Điều khiến bạn tự hào nhất về bản thân là gì?

2) Câu hỏi chung về bản thân và kế hoạch tương lai

* Hãy giới thiệu về bạn và trình độ chuyên môn

* Hãy kể ra hai người (một người bình thường và một người trong lĩnh vực) đã có tác động đến quyết định bạn gắn bó với lĩnh vực này

* Tại sao bạn lại quyết định chọn ngành học này? Điều gì đã ảnh hướng đến quyết định đó?

* Bạn đã từng đi nước ngoài chưa? Nếu có thì bạn đã đi đâu?

* Bạn đã học được gì từ những chuyến đi đó?

* Mục đích nghề nghiệp trong tương lai của bạn là gì?

* Nếu không nhận được học bổng này, bạn sẽ làm gì?

* Bạn sẽ trở thành người như thế nào trong 5 hay 10 năm nữa?

* Học bổng này có ý nghĩa như thế nào với con đường sự nghiệp của bạn?

* Bạn trông rất hiểu biết nhưng tại sao điểm số của bạn trong học bạ chỉ toàn Trung bình/Khá? Bạn có giải thích nào cho việc này không?

* Bạn viết trong lí lịch rằng bạn thích đọc sách văn học cổ điển thế giới. Vậy tác phẩm nào là tác phẩm tâm đắc nhất của bạn?

* Trong bản đăng kí, bạn có nói từng tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế. Đâu là hoạt động gần nhất bạn đã tham gia?

* Bạn có viết bạn rất thành thạo tiếng Tây Ban Nha. Hãy giúp tôi dịch đoạn hội thoại này.

* Bạn có thể kể về tiểu sử tóm tắt của người đã lập nên học bổng này không?

4) Câu hỏi về kinh nghiệm học tập (nếu có) và đề tài nghiên cứu

* Bạn đã từng theo học bậc cử nhân ở đâu (nếu có)?

* Trường cũ của bạn có những lợi thế và hạn chế nào trong giảng dạy?

* Bạn có thể giải thích rõ hơn về những phương pháp bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài đó?

* Theo bạn đâu là khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện đề tài này?

5) Câu hỏi về các vấn đề thời sự

* Bạn nghĩ cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ được giải quyết trong bao lâu nữa?

* Bạn nghĩ gì về “chủ nghĩa can thiệp” của Hoa Kỳ vào các vấn đề trên thế giới?

* Bạn nghĩ gì về chủ nghĩa khủng bố?

* Theo bạn, năm thành tựu khoa học lớn nhất trong thập kỷ qua là gì?

* Bạn có thể nêu định nghĩa vắn tắt về toàn cầu hóa?

6) Câu hỏi về cá nhân và sở thích

* Trong lúc học tập, bạn thường làm gì để giải trí?

* Trong “cuộc đời tình nguyện” của bạn, dự án nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng nhất và tại sao?

* Bạn nghe thể loại nhạc gì?

* Trong bản đăng kí bạn nói rất quan tâm đến mỹ thuật. Bạn ấn tượng nhất trào lưu hội họa nào?

* Cuốn sách gần nhất mà bạn đọc là gì?

* Bạn có nhớ tên của đạo diễn của bộ phim gần nhất mà bạn xem không?

* Nếu trúng xổ số và bỗng chốc trở thành triệu phú, bạn sẽ làm gì?

Theo Blue Mountain

Một Số Câu Hỏi “Tủ” Khi Phỏng Vấn Xin Học Bổng

Từ những câu hỏi thông thường…

Thông thường các buổi phỏng vấn sẽ bắt đầu với việc giới thiệu bản thân (dù người phỏng vấn chắc chắn đã đọc qua hồ sơ của bạn). Trong lúc giới thiệu, có hai điều bạn nên nhắc đến đó là nguyện vọng được học tập tại ngôi trường mà bạn đã chọn, và “nhắc khéo” chi tiết bạn không có một hoàn cảnh tài chỉnh vững chắc để có thể theo học (nếu không có sự trợ giúp của học bổng). Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không nên “làm quá” với cảm xúc của mình mà hãy bình tĩnh chia sẻ số tiền ba mẹ bạn kiếm được, cùng những mối bận tâm khác trong gia đình (chẳng hạn việc chu cấp việc học cho em bạn). Đây là một lí do chính đáng và là nguyên do khiến bạn phải đăng kí xin học bổng này.

Tiếp đó, người phỏng vấn sẽ ít nhiều nhắc tới học bổng và có thể sẽ hỏi đến việc bạn sử dụng chúng. Cách tốt nhất để đối phó với câu hỏi này lại bạn hãy thật thà trả lời rằng mình đã lên kế hoạch sử dụng chúng vào việc gì: sách vở dụng cụ học tập, phương tiện di chuyển, tiền nhà và ăn ở… Nếu có thể, hãy đưa một con số cụ thể vì điều này thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu cụ thể về mức sống ở điểm đến cũng như có hoạc định tài chính cho riêng mình.

Cuối cùng, một câu hỏi cũng khá quan trọng để quyết định việc cấp học bổng đó là “Bạn có kế hoạch giúp đỡ gì cho trường sau khi tốt nghiệp?” Thông thường, những người làm trong ngành giáo dục vẫn thích những ai sống “có trước có sau”, do đó, đối với dạng câu hỏi này, cách làm thông minh duy nhất là câu trả lời “Có”. Để thuyết phục hơn, bạn nên đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn (ví dụ bạn sẽ tham gia vào diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm du học cho sinh viên hậu bối hay xa hơn là lập quỹ học bổng…) Tất nhiên, chân thành và thật thà phải luôn là hai “từ khóa” bạn luôn phải tuân thủ trong khi trả lời vì đây là hai điều có thể nhận thấy được đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn.

… đến câu hỏi tình huống “độc lạ”

Ngôn ngữ hiện đại (Tiếng Pháp): Điều gì tạo nên một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch mang tính “chính trị”?

Y học: Có khoảng 1 trong 4 người chết ở Vương quốc Anh bởi vì ung thư, nhưng ở quốc gia Phi-líp-pin, con số chỉ 1 trên 10 người. Yếu tố rõ nét nào đã làm nên sự khác biệt này?

Toán học: Hãy tưởng tượng 1 chiếc thang dựa vào bức tường theo chiều thẳng đứng. Nấc thang giữa được tô màu khác để chúng ta có thể nhìn thấy cái thang từ bên cạnh. Vậy nấc thang giữa sẽ cho ra hình gì khi thang rơi xuống sàn?

Tâm lý học thực nghiệm: Một cuộc thí nghiệm lớn cho thấy anh chị trong gia đình liên tục đạt điểm cao hơn em trong bài kiểm tra trí tuệ. Tại sao thực tế này lại diễn ra?

Đừng lo lắng, những câu trả lời lý tưởng nằm ngay bên dưới… 1. Điều gì tạo nên một cuốn tiểu thuyết hay vở kịch mang tính “chính trị”?

Tiến sĩ Helen Swift, người từng tham gia phỏng vấn ứng viên ở St Hilda’s Colleg đánh giá đây là một câu hỏi tổng quan. Theo đó, nhà trường muốn bạn trả lời cho câu hỏi “Yếu tố nào làm nên tính chính trị?”. Bạn có thể phân tích mặt nội dung hay phong cách của tác phẩm, phát biểu suy nghĩ về đánh giá đó. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt ngược lại câu hỏi rằng “Có bộ môn nghệ thuật nào là không có tính chính trị ẩn sau”, hay đưa dẫn chứng cụ thể về một tác phẩm nổi tiếng mà tác giả cho rằng nó không có yếu tố chính trị, nhưng dư luận lại có suy nghĩ trái ngược…

Mục đích của dạng câu hỏi này khiến thí sinh phải lật đi lật lại vấn đề và đôi lúc có thể thay đổi quan điểm ngay trong quá trình phỏng vấn, và để làm tốt dạng câu hỏi này, bạn cần cho thấy mình là người luôn sẵn lòng đón nhận và có khả năng giải quyết khó khăn, đón nhận các ý tưởng mới.

2. Có khoảng 1 trong 4 người chết ở Vương quốc Anh bởi vì ung thư, nhưng con số chỉ 1 trên 10 người ở quốc gia Philippines. Yếu tố rõ nét nào làm nên sự khác biệt này?

Khi nhận được kiểu câu hỏi này, bạn có thể đặt ngược lại những câu hỏi, chẳng hạn như “Số liệu này đến từ đâu, độ tin cậy của nó như thế nào?”. Kiến thức xã hội sẽ giúp ích nhiều vì bạn sẽ nhận ra những yếu tố như lối sống thường ngày ở Anh vốn không lành mạnh, hay tuổi thọ ở Philippines thấp hơn đáng kể so với Anh cùng với những nguyên nhân gây tử vong thường hay tồn tại ở những nước đang phát triển… dẫn đến phát sinh sự khác biệt được đề cập trong câu hỏi.

Câu hỏi yêu cầu thí sinh kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, khả năng giao tiếp vốn là những yếu tố không thể thiếu trong mô hình giảng dạy của trường Oxford.

Có nhiều cách để tiếp cận câu hỏi: Bắt đầu với việc gợi ý rằng trường hợp A đổ lỗi cho B vì A nghĩ B đã làm điều gì đó sai, nhưng thực tế còn chỉ ra rằng B không nhất thiết phải làm gì sai, bởi việc đổ lỗi phức tạp hơn là chỉ làm gì đó sai trái.

Thay vào đó, vấn đề còn được tranh luận rằng đỗ lỗi thường đi kèm với những cảm xúc như tức giận hay oán hận. Một lần nữa, chúng ta có thể lật ngược tình huống để hiểu rõ bản chất của sự đỗ lỗi: trường hợp ai đó làm sai nhưng không chịu là mình sai chẳng hạn.

Cách trả lời của bạn khi đó sẽ thể hiện khả năng đánh giá về một nhận xét nào đó, cũng như tính sáng tạo trong việc đưa ví dụ, luận cứ luận điểm hay những suy nghĩ sâu xa, nghiêm túc thông qua hàm ý của vấn đề.

4. Hãy tưởng tượng 1 chiếc thang dựa vào bức tường theo chiều thẳng đứng. Nấc thang giữa được tô màu khác để chúng ta có thể nhìn thấy cái thang từ bên cạnh. Vậy nấc thang giữa sẽ cho ra hình gì khi thang rơi xuống sàn?

Câu hỏi đánh giá sự trừu tượng hóa những thông tin không quan trọng và sử dụng toán học đại diện cho một tình huống.

Mặc dù thí sinh thường phát thảo những giai đoạn khi thang rơi xuống sàn, phương án tiếp cận đúng đắn là mô hình hóa sự rơi bằng phương trình toán học. Tiến sĩ Cotton-Barratt từ cao đẳng Christ Church cho rằng: “Nếu thí sinh chưa tìm ra hướng giải quyết, chúng tôi sẽ gợi ý hình dạng nào tạo nên từ cái thang, bức tường và sàn, và cuối cùng họ sẽ nhận ra qua các giai đoạn, chiếc thang hình thành 1 tam giác vuông. Tiếp đến dùng định lý Pi-ta-go để tìm ra câu trả lời” (tạo thành ¼ vòng tròn có trọng tâm là điểm giao nhau giữa tường và sàn).

5. Một cuộc thí nghiệm lớn cho thấy anh chị lớn liên tục đạt điểm cao hơn em trong bài kiểm tra trí tuệ. Tại sao thực tế này lại diễn ra?

Dẫu cho sự giải thích cặn kẽ đó, giáo sư Watkins từ trường St Anne nói rằng không có giới hạn câu trả lời duy nhất cho câu hỏi này, và người phỏng vấn sẽ ấn tượng hơn với những câu trả lời họ chưa từng nghe, thông qua đó thấy được khả năng phân tích quan sát và tư duy sáng tạo của thí sinh.

Tóm lại, dể trả lời những câu hỏi như trên tốt nhất, chúng ta cần sự rèn luyện tư duy và áp dụng kiến thức đã học được để phân tích những sự việc diễn ra hằng ngày, nhìn vấn đề từ nhiều phương diện, phản biện và áp dụng được trí sáng tạo của bản thân khi phản biện. Điều quan trọng nhất là phải “siêng năng suy nghĩ”, đọc và suy luận nhiều – như vậy bạn mới tìm ra những phương án mới, học và làm việc hiệu quả.

Học Bổng Mba Và Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Khó Nhằn Khi Xin Học Bổng

Những tình huống phỏng vấn xin học bổng MBA đại học FPT Bạn làm gì khi nhân viên nghiện chơi PokemonGo?

Là một tựa game hot, mô phỏng bộ phim hoạt hình nổi tiếng, Pokemon Go được các giám khảo lựa chọn để đưa vào tình huống phỏng vấn: “Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ làm gì nếu nhân viên nói chờ em bắt xong con Pokemon khi nhân viên đó đang trong cuộc họp và được yêu cầu nêu ý kiến?”

Điều đáng lưu ý để ứng viên đưa ra câu trả lời phù hợp là nhân viên có vận dụng được gì từ trò chơi này không? Nếu đó là cách để nhân viên tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ trò chơi thì bạn nên khuyến khích phát triển. Ngược lại, bạn cần đưa ra lý do hợp lý để nhân viên không lặp lại tình huống này.

Doanh nghiệp liên tục lỗ, bạn sẽ làm gì?

“Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ lựa chọn phương án nào khi công ty gặp khủng hoảng trong 2 năm liên tiếp: thu hẹp hoạt động sản xuất đợi thời cơ hay chuyển nhượng doanh nghiệp cho đối tác khác? Vì sao?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi tham gia phỏng vấn xin học bổng MBA tại Đại học FPT.

Đây thực sự là một câu hỏi khó khăn và thực tế xảy ra với nhiều người trong quá trình khởi nghiệp. Nhưng dù là lựa chọn phương án nào thì ứng viên cũng cân đưa ra lý do để bảo vệ quan điểm của mình. Điều quan trọng là phải giữ tâm thế bình tĩnh, tỉnh táo để sáng suốt trong quyết định, nhìn thấu con đường mà mình đang đi và sẽ hướng đến. Đồng thời, để có câu trả lời tốt thì ứng viên cũng cần áp dụng vào hoàn cảnh kinh doanh cụ thể của mình để có cách giải quyết thông minh.

Bạn lựa chọn con đường khởi nghiệp khó khăn hay mãi làm công ăn lương?

Một tình huống cân não khác thu hút sự tranh luận sôi động là “Giữa hai lựa chọn, chủ một quán ăn 2 chi nhánh với 30 nhân viên, tổng lợi nhuận hàng tháng khoảng 150 triệu đồng và CEO một đơn vị nước ngoài với mức lương tháng 200 triệu đồng phụ trách hệ thống 300 nhân viên tại Việt Nam. Bạn sẽ chọn vị trí nào? Vì sao?”.

Rõ ràng, đây cũng là một câu hỏi yêu cầu ứng viên chương trình học MBA cần có tư duy, có lập luận riêng, phản biện đối phương rõ ràng để bảo vệ lựa chọn của mình.

Có thể nhận thấy rằng, mục tiêu của những tình huống phỏng vấn là mang đến cho ững viên cái nhìn thực tiễn vè kinh doanh, giúp ứng viên nhận ra rằng, định hướng khác nhau sẽ dẫn đến sự lựa chọn khác nhau. Thay vì đi tìm câu trả lời đúng, ứng viên nên đưa ra quan điểm theo tư duy, phân tích của mình và có những lập luận xác đáng cho lựa chọn đó.

Ngoài ra, những câu hỏi bên lề khác như “Việc bạn cho là kì quặc nhất bạn từng làm là gì?” nhằm giúp ban giám khảo hiểu hơn về ứng viên cũng là dạng câu hỏi mở, hiểu rõ cách suy luận và sự thuyết phục trong câu trả lời của ứng viên.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Visa Du Học Pháp

Bất cứ câu hỏi nào cũng có thể xuất hiện trong cuộc phỏng vấn. Thông thường, sinh viên thường hay được hỏi giới thiệu bản thân, nói về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, tài chính của gia đình và quan trong nhất là mục đích học tập tại Pháp của bạn.

1. NHỮNG CÂU HỎI MỞ ĐẦU ĐỂ BẠN GIỚI THIỆU BẢN THÂN

2. HỎI VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC NẾU CÓ (TẠI VIỆT NAM)

Bạn tốt nghiệp chưa? Bạn tốt nghiệp năm nào?

Bạn học trường Đại học nào?

Chuyên ngành bạn theo học?

Bạn học khoa nào, môn học tiêu biểu đã học?

Bạn đã có kinh nghiệm làm việc về chuyên ngành đã học chưa?

3. NHỮNG CÂU HỎI VỀ ĐỘNG LỰC – MỤC ĐÍCH DU HỌC PHÁP CỦA BẠN

Có lẽ phần quan trọng trong 1 buổi phỏng vấn visa du học Pháp mà chắc chắn bạn sẽ được hỏi đó là mục đích theo học tại Pháp. Riêng phần này, bạn sẽ phải lưu ý cách trả lời. Hãy cho họ thấy mục đích thật sự của bạn đối với chương trình học và con đường bạn chọn/lộ trình học tập khi đến Pháp.

Động lực/lý do nào khiến bạn muốn du học Pháp? Tại sao lại chọn Pháp mà không phải quốc gia nào khác

Bạn sẽ học gì ngành gì tại Pháp? Trường gì?

Tại sao bạn lịa chọn ngành/trường đó?

Vì sao bạn không tiếp tục học tập/làm việc tại Việt Nam

Dự định học tập và nghề nghiệp tương lại của bạn sau khi tốt nghiệp?

Những khó khăn bạn có thể sẽ gặp khi đến Pháp?

Bạn đánh giá gì về thuận lợi và bất lợi của 1 sinh viên nước ngoài khi học tập tại Pháp.

4. NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH CỦA BẠN

Ai sẽ là người chi trả tài chính cho việc du học của bạn?

Bố mẹ bạn làm nghề gì? Tài chính như thế nào?

NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ CÓ 1 BUỔI PHỎNG VẤN VISA PHÁP THÀNH CÔNG

Trả lời lưu loát, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, tương ứng với hồ sơ đã chuẩn bị.

Ăn mặc lịch sự, chỉnh tề khi đi phỏng vấn.

Quan trọng nhất là trả lời người phỏng vấn về dự định đi du học Pháp với mục đích, kế hoạch rõ ràng, cụ thể để đảm bảo với bên cấp Visa rằng mình là một học sinh thực sự, có mục địch du học chính đáng.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bạn Đi Phỏng Vấn Xin Visa Mỹ

Bạn có lo lắng nếu sắp sửa tham gia một cuộc phỏng vấn đi định cư Mỹ? Nếu vậy cần làm gì để thoát khỏi nỗi lo lắng đó? Đó chính là tham khảo sẵn các câu hỏi để chuẩn bị tâm lý thật tốt cho cuộc phỏng vấn xin visa Mỹ quan trọng này.

– Đi lần này là lần thứ mấy?

– Có bà con, người thân nào bên Mỹ không?

– Xin đi mấy ngày?

– Đã từng đi những nước nào?

– Công việc hiện tại là gì?

Q: Why are you going to the US? ( Tại sao bạn đến Mỹ? )

A: “I am going to visit my son/daughter and for tourism purposes. (Tôi tới thăm con gái, con trai của tôi và cũng để du lịch)

Q: Have you been to the US before? ( Bạn từng đến Mỹ chưa?)

A: Yes or No ( Trả lời có hoặc chưa)

Lưu ý: Lãnh sự sẽ kiểm tra để xác nhận câu trả lời này, nếu đã từng đến Mỹ, hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời về chuyến đi trước đó của bạn.

Lưu ý: Nên có sự nghiên cứu trước về đặc trưng thời tiết và phong cảnh vào giai đoạn bạn định tới du lịch.

Q: What are you going to do in the US? ( Bạn sẽ làm gì ở Mỹ?)

A: “We are going to travel/visit the interesting places there like: (give some names of famous tourist spots) Disneyland, Niagara Falls, Washington D.C, Las Vegas and spend time with our son/daughter and son/daughter-in-law.”

Lưu ý: Câu trả lời trong câu hỏi này phải phù hợp với những câu trả lời trước đó

Q: How long will you stay in the US? (Bạn sẽ ở lại Mỹ trong bao lâu?)

A: “We want to stay for (number) of months in the U.S.” (Chúng tôi muốn ở Mỹ trong vòng… tháng)

Lưu ý: Không đưa quá nhiều thông tin về người thân trừ khi được hỏi

Nếu có người thân ở Mỹ, bạn sẽ phải tiếp tục trả lời những câu hỏi về thông tin họ. Ví dụ:

Q: What does your son/daughter do for a living? ( Con trai/ con gái bạn làm gì?

A: “My son/daughter is a designation for name of company.” ( Con trai/ con gái tôi là (tên chức vụ) ở (tên công ty)

Lưu ý: Ghi nhớ chức vụ và tên công ty, chuẩn bị sẵn những giấy tờ chứng minh để xuất trình khi được hỏi.

Lưu ý: Mang theo những giấy tờ xác minh về câu trả lời tài chính

Q: How long has your son/daughter been in the US? ( Con trai/ Con gái bạn đã ở Mỹ bao lâu?)

A: “My son/daughter has lived in the US for number of years.” ( Con trai/ con gái tôi sống ở Mỹ đã được… năm)

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Singapore Khi Xin Học Bổng Du Học trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!