Xu Hướng 3/2023 # Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam # Top 3 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

4. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở.

II. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.

2. Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm.

3. Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định.

4. Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

5. Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định

6. Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định.

7. Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

III. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài 

1. Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình.

2. Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

4. Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở.

5. Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

6. Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở.

8. Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam Hay Không?

09/06/2020

Việc đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là một trong những căn cứ để khẳng định chủ quyền đối với tài sản là nhà đất và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chủ sở hữu. Vậy trường hợp người Việt Nam ra Mỹ sinh sống và hiện nay có cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Mỹ thì có được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam hay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương t

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về việc đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất tài sản gắn liền với đất như:

+ Nắm được chủ thể nào có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục để đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ;

+ Biết được những trường hợp nào không được đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

2) Quy định pháp luật về quyền đứng tên trên giấy chứng nhận sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Nội dung tư vấn: Em chào anh/chị em có vấn đề rất cần bên luatminhgia tư vấn ạ. Hiện nay em có 1 người cậu mang 2 quốc tịch Mỹ và Việt Nam. Tên của cậu vẫn còn trong sổ hộ khẩu đăng ký thường trú tại TP Hồ Chí Minh. Chủ hộ và toàn bộ nhân khẩu trong sổ đều đã định cư ở Mỹ. Hiện tại cậu muốn đăng ký nhập vào hộ khẩu thường trú tại TP Đà Nẵng. Căn nhà tại Đà Nẵng này hiện tại chị Dâu của cậu đang đứng tên sổ đỏ nhà đất, nhưng chưa làm sổ hộ khẩu. Vậy cho em hỏi trường hợp của cậu có thể đứng tên sổ nhà đất, hoặc đăng ký nhập vào sổ hộ khẩu thường trú với nhà tại Đà Nẵng được không ạ. Em chân thành cảm ơn!

– Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định như sau:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Và khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người có quốc tịch Việt Nam được xác định như sau: “1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”.

Theo đó, căn cứ vào thong tin bạn cung cấp: cậu của bạn có Quốc tịch Mỹ và Quốc tịch Việt Nam, cậu của bạn có hộ khẩu thường trú tại chúng tôi Tuy nhiên, chủ hộ và tất cả các nhân khẩu đều đã định cư ở nước ngoài, mà theo quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Do đó, cậu của bạn sẽ được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013:

“đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Cậu của bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, do đó được quyền nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, tức cậu bạn có thể được đứng tên trên giấy tờ nhà đất.

– Thứ hai, có thể đăng ký nhập vào sổ hộ khẩu thường trú với ngôi nhà của chị dâu tại Đà Nẵng được không.

Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau:

“1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; 3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp; 4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình; 5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân; c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Như vậy, để được nhập khẩu vào căn nhà ở Đà Nẵng thì cậu bạn phải chứng minh được đây là chỗ ở hợp pháp của mình (nhà chính chủ, do thuê, mượn, ở nhờ…), đồng thời phải đáp ứng được điều kiện đã tạm trú 2 năm trở lên tại Đà Nẵng hoặc cậu bạn làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn.

Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Có Được Sở Hữu Đất Tại Việt Nam Không ?

Tài sản đứng tên chủ sở hữu khi đang định cư ở nước ngoài ? Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có được sở hữu đất tại Việt Nam hay không? Căn cứ vào quy định nào? Cơ sở pháp lý? sẽ được Luật Minh Khuê tư vấn cụ thể:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được sở hữu đất tại Việt Nam ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam có được sở hữu đất tại Việt Nam hay không? Căn cứ vào quy định nào? Cơ sở pháp lý?

Tôi có câu hỏi về mua đất/nhà tại Việt Nam, mong Luật Sư tư vấn giúp cho. Tôi là người gốc Việt và hiện đang định cư tại Hoa Kỳ và có quốc tịch Hoa Kỳ, tôi muốn mua đất hoặc nhà tại Việt Nam để về xây nhà ở, theo pháp luật Việt Nam tôi có được quyền mua đất/nhà và quyền sở hửu đất/nhà tại Việt Nam không? Nếu được thì điều kiện và quyền lợi sở hữu của tôi có khác với công dân Việt Nam không? Nếu sau khi tôi mua đất/nhà hoặc xây nhà rồi, tôi có quyền chuyển nhượng lại cho con của tôi (cháu sinh tại Hoa Kỳ, là gốc người Hoa Kỳ) hoặc tôi có thể bán đi và quyền lợi có gì khác không?

Rất mong nhận được câu trả lời từ Luật sư, Xin chân thành cảm ơn

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch 2008 :

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) hoặc người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Vì vậy thực tế hiện nay bạn đã thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Mỹ (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định trên bạn vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam của bạn sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;”

Theo như quy định trên, trường hợp của bạn thuộc vào trường hợp tại điểm b điều luật trên. Nếu bạn là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài mà được phép nhập cảnh vào Việt Nam bạn sẽ được mua nhà theo các hình thức như: mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Còn về quyền sử dụng đất, tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Vì vậy, nếu bạn đáp ứng ứng đầy đủ các quy định của luật nhà ở về điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cũng đồng thời được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Căn cứ Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013:

“3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.”

Căn cứ vào quy định trên, vì con bạn là người nước ngoài (vì cháu sinh ra tại Mỹ và chưa từng có quốc tịch Việt Nam) nên bạn có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất cho con gái bạn nhưng cháu sẽ không không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bạn cũng có quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định tại điểm a,b,c khoản 3 nêu trên.

2. Tài sản đứng tên chủ sở hữu khi đang định cư ở nước ngoài ?

– Cá nhân bản thân định cư ở nước ngoài theo diện bảo lãnh thì Quốc tịch Việt Nam của bản thân có dược bảo lưu không?

Rất mong nhận được tư vấn của quý công ty. Trân trọng cảm ơn!

Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đang hoàn tất thủ tục định cư ở nước ngoài. Luật quốc tịch 2008 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Theo Điều 2 Luật quốc tịch 2008

1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.

2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.

” Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ các quy định nêu trên, nếu bạn không thuộc trường hợp bị tước quốc tịch theo quy định tại Điều 31 Luật Quốc tịch thì việc bạn định cư ở nước ngoài không ảnh hưởng đến Quốc tịch hiện tại của bạn.

Tài sản bạn vẫn đang sở hữu sẽ không bị ảnh hưởng gì ngay cả trong trường hợp bạn làm thủ tục nhập cư sang nước ngoài.Bởi đó là nguyên tắc của mọi chế định nghành luật.Trường hợp có sự thay đổi của pháp luật làm cho quyền sở hữu của bạn bị thay đổi thì vấn đề quyền sở hữu của bạn vẫn sẽ được áp dụng theo luật thông tư,nghị định trước khi bị sửa đổi.

Và khoản 1 Điều 26 Luật đất Đai năm 2013 đã khẳng định rất rõ

“Điều 26 Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì việc đứng tên chủ sở hữu tài sản sẽ không ảnh hưởng gì trừ trường hợp pháp luật có sự thay đổi về quyền sở hữu tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Các giao dịch về nhà ở?

Theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, các giao dịch về nhà ở có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia được pháp luật quy định như sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các giao dịch về mua bán, tặng cho, thừa kế nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

a) Thuộc diện được sở hữu nhà ở và có đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở;

b) Thực hiện việc mua bán, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở theo đúng các quy định của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này;

c) Những người không thuộc diện quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai hoặc những người thuộc diện được sở hữu một nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở nhưng đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thuê nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Phải có đủ điều kiện được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 131 của Luật Nhà ở;

b) Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở và quy định của Nghị định này;

c) Bên thuê nhà ở phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người thuê theo quy định của Luật Nhà ở, Bộ luật Dân sự và quy định của Nghị định này.

3. Chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền ký hợp đồng cho thuê hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc sở hữu của mình trong thời gian không sử dụng nhà ở đó.

Chủ sở hữu phải xuất trình văn bản điều động, luân chuyển công tác đến địa phương khác hoặc cử đi làm việc ngoài lãnh thổ Việt Nam của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc; trong trường hợp không thuộc diện điều động hoặc cử đi công tác tại nơi khác thì phải làm đơn cam kết tạm thời không sử dụng nhà ở đó khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở.

4. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 65 của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định như sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu thuộc các đối tượng và có đủ điều kiện quy định tại Điều 1 của Luật số 34/2009/QH12 về sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai. Thời hạn sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là ổn định, lâu dài.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

5. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 69 củaNghị định 71/2010/NĐ-CP, xử lý hành vi vi phạm quy định về việc sở hữu một nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được pháp luật quy định như sau:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu một nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở nếu giả mạo giấy tờ hoặc có các hành vi vi phạm khác để được sở hữu nhiều hơn một nhà ở tại Việt Nam thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó; nếu đã được cấp giấy chứng nhận thì phải thực hiện bán nhà ở đó trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày hành vi vi phạm bị phát hiện, đồng thời bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở.

2. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người có hành vi vi phạm chưa bán nhà ở thì bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đã được cấp; nhà ở chưa bán thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Luật Minh Khuê

Chính Sách Liên Quan Đến Việc Sở Hữu Nhà Đối Với Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài

Nội dung Trang

Việt Kiều có được đứng tên mua nhà?

Trả lời:

Thứ nhất, theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

– Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Thứ hai, Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:

– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Về quyền sử dụng đất, theo Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định về Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

​​ 

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!