Bạn đang xem bài viết Ngữ Pháp Câu Điều Kiện~と được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngữ Pháp câu điều kiện~と-[N4]
Cấu trúc: ”Nếu … thì…”、”Cứ … thì lại …”
Ý nghĩa:
Mẫu câu này diễn đạt ý nghĩa là nếu VẾ 1 xảy ra thì theo lẽ thường, VẾ 2 nhất định sẽ xảy ra.
→ Mối quan hệ giữa 2 vế câu ở đây thường là nói đến:
Hiện tượng tự nhiên.
Các sự việc dĩ nhiên hoặc xảy ra theo tuần tự.
Thói quen mang tính lặp lại.
Cơ chế hoạt động của máy móc.
Ví dụ:
そのボタンを押おすと、電気でんきがつきますよ。
→ Hễ ấn vào cái nút này, thì điện sẽ bật sáng đấy.
このカードキーを使つかうと、ドアを開あけることができます。
→ Nếu sử dụng Card này, thì có thể mở cửa.
ここに車くるまを止とめると、駐車違反ちゅうしゃいはんになります。
→ Nếu đậu xe ở đây, thì sẽ vi phạm luật đỗ xe.
ここで寝ねると風邪かぜを引ひきますよ。
→ Nếu ngủ ở đây, thì sẽ bị bệnh đấy.
シャワーを浴あびると、疲つかれがとれます。
→ Nếu tắm vòi sen, thì sẽ hết mệt.
日本にほんのアニメを見みると、日本にほんの文化ぶんかが分わかると思おもいます。
→ Nếu xem phim hoạt hình của Nhật, thì sẽ hiểu được Văn hóa Nhật Bản.
コーヒーを飲のむと、眠ねむくなくなります。
→ Nếu uống Cafe, thì sẽ không buồn ngủ.
伆度こんどのテストで失敗しっぱいすると、卒業そつぎょうできなくなってしまいます。
→ Nếu còn thất bại trong bài kiểm tra kì này, thì sẽ không thể tốt nghiệp được.
チケットがないと、会場かいじょうには入はいれません。
→ Nếu không có vé, thì không thể vào Hội trường.
暗くらいところで勉強べんきょうすると、目めが悪わるくなるよ。
→ Nếu học ở chỗ tối, thì mắt sẽ yếu đi đấy.
* Lưu ý: Không dùng động từ thì quá khứ trước 「~と」
0
0
vote
Article Rating
Ngữ Pháp Tiếng Anh: Tìm Hiểu Về Câu Điều Kiện
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng Cấu trúc: If + Clause 1 (HTĐ), Clause 2 (HTĐ) Ví dụ: If you heat ice, it melts – Nếu ta làm nóng đá, nó sẽ tan chảy.
Câu điều kiện loại I diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Cấu trúc: If + Clause (HTĐ), Clause 2 (TLĐ- will/won’t + VVí dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh bước vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh.)
If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
Câu điều kiện loại II là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn tả điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc: If + Clause (QKĐ), S+would/could (not) + V Chú ý trong câu điều kiện loại II, ở mệnh đề “IF” riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.
Ví dụ: – If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được – If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi không có nhiều tiền như vậy.
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Ta sử dụng câu điều kiện loại III để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc: If + Clause (QKHT-(had/hadn’t + PII)), S+would (not) +have+ PII Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề if chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)Để tham khảo
5. Câu điều kiện loại hỗn hợp (Mixed conditional sentences)các khóa học và biết thêm chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi: Câu điều kiện loại hỗn hợp là câu điều kiện diễn tả một sự việc đã xảy ra hay không xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả còn lưu đến hiện tại.Cấu trúc: If + Clause 1 (QKHT), S + would(n’t) + V (now). Ví dụ: If I had breakfast this morning, I wouldn’t be hungry now. (Nếu sáng tay tôi ăn sáng thì giờ tôi đã không bị đói bụng).
Bộ phận tư vấn – Trung tâm Oxford English UK Vietnam Địa chỉ: Số 83 ,Nguyễn Ngọc Vũ,Trung Hòa ,Cầu Giấy , Hà Nội Điện thoại: 024 3856 3886 / 7 Email:customerservice@oxford.edu.vn
Câu Điều Kiện ~たら
「~たら」cũng giống như「~ば」là mẫu câu thuộc thể điều kiện (条伊形:じょうけんけい). Mẫu câu này diễn đạt với một điều kiện nhất định nào đó, thì việc gì sẽ xảy ra: “Nếu A thì B”
Cách chia 「~たら」
[Động từ thể た]
+ ら
[Tính từ -i (bỏ い) + かった]
+ ら
[Tính từ-na (bỏ な)/Danh từ + だった]
+ ら
Ví dụ:
Động từ
:
行く(いく)→ いったら (nếu đi)
会う(あう)→ あったら (nếu gặp)
話す(はなす)→ はなしたら (nếu nói chuyện)
ある → あったら (nếu có)
食べる (たべる) → たべたら (nếu ăn)
起きる(おきる)→ おきたら (nếu dậy)
する → したら (nếu làm)
来る(くる)→ きたら (nếu đến)
Tính từ -i:
安い(やすい)→ 安かったら (nếu rẻ)
大きい(おおきい)→ 大きかったら (nếu to)
Tính từ -na:
きれい → きれいだったら (nếu sạch/ nếu đẹp)
簡単 (かんたん)→ 簡単だったら (nếu dễ)
Danh từ:
雨(あめ)→ 雨だったら (nếu mưa)
いい天気(いいてんき) → いい天気だったら (nếu trời đẹp)
Câu ví dụ:
1. 伇事(しごと)が終ったら、メールをしてください。
2. 薬 (くすり)を飲んだら、調子(ちょうし)がよくなりますよ。
→ Nếu uống thuốc thì tình trạng sức khỏe sẽ khá hơn đấy. (飲む: のむ: uống、調子: ちょうし: tình trạng sức khỏe)
3. 時間(じかん)があったら、あそびに行こう。
4. もう少しあたたかくなったら、ジョギングをはじめます。
→ Nếu trời ấm lên chút nữa thì tôi sẽ bắt đầu chạy bộ. (もう少し: もうすこし: thêm chút nữa、あたたかい: ấm、ジョギング: chạy bộ)
5. ひまだったら、部屋(へや)を掃除(そうじ)して。
→ Nếu mà rảnh rỗi thì dọn dẹp phòng đi. (部屋: phòng、掃除する: dọn dẹp, quét dọn)
6. 高かったら、買わない。
→ Nếu mà đắt thì tôi không mua đâu. (高い:たかい: đắt、買う: かう: mua)
7. あしたいい天気だったら、公園(こうえん)でバーベキューをしよう。
→ Nếu mai trời đẹp, thì làm BBQ (thịt nướng ngoài trời) ở công viên đi. (公園: công viên、バーベキュー: thịt nướng ngoài trời)
* Phân biệt 「~たら」và「~ば」
「~たら」và「~ば」khá giống nhau về mặt ý nghĩa. Cả hai thể này đều nhằm diễn tả điều kiện để việc gì/hành động gì đó xảy ra: “Nếu A thì B.”
Tuy nhiên có một vài điểm khác nhau như sau:
1.「~たら」diễn đạt giả định/ điều kiện chỉ xảy ra một lần, vế kết quả quan trọng hơn vế điều kiện.
あした雨(あめ)だったら、でかけない。
→ Nếu mai mưa thì tôi sẽ không ra ngoài. (Điều kiện này chỉ đúng với trường hợp ngày mai, còn với ngày khác thì chưa chắc. Và kết quả của “nếu mai mưa” là “tôi sẽ không ra ngoài”, kết quả này có thể khác trong những lần sau)
ひまだったら、飲み (のみ)に行こう。
→ Nếu cậu rảnh thì đi nhậu đi. (Điều kiện này xảy ra tại thời điểm nói, thấy bạn rảnh nên người nói rủ đi nhậu. Nếu vào ngày khác có thể sẽ là một hoạt động khác. Vế kết quả trong câu này được nhấn mạnh hơn)
2.「~ば」diễn đạt điều kiện/ giả định mang tính nhất quán, có thể xảy ra nhiều lần hoặc liên tục. Vế điều kiện quan trọng hơn vế kết quả.
安ければ、買います。
→ Nếu rẻ thì tôi sẽ mua. (Có thể không chỉ lần này mà các lần khác nếu thấy rẻ tôi cũng sẽ mua. Vế điều kiện “nếu rẻ” quan trọng vì nó quyết định có mua hay không)
日本の新聞(しんぶん)をよく読めば、漢字(かんじ)がじょうずになりますよ。
→ Nếu mà thường xuyên đọc báo tiếng Nhật thì sẽ giỏi kanji hơn đấy. (Điều kiện này gần như là luôn đúng, không nhất thiết chỉ xảy ra một lần, và vế điều kiện “đọc báo tiếng Nhật” quan trọng vì nó quyết định kết quả là “giỏi kanji”)
* Tuy nhiên 「~ば」cũng có thể dùng với các điều kiện chỉ xảy ra một lần (tức là 「~ば」có cách dùng giống 「~たら」nhưng nghĩa rộng hơn, diễn tả được cả những điều kiện khác nữa như đã nói ở trên)
Ví dụ ta cũng có thể nói: ひまであれば、飲みに行こう。
3. 「~ば」hay dùng trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
Ví dụ: 備えあれば憂いなし(そなえあればうれいなし)
→ Nếu có chuẩn bị thì sẽ không lo lắng → Cẩn tắc vô áy náy (備え: そなえ: sự chuẩn bị、憂い: うれい: ưu phiền, lo âu)
4. 「~たら」có thể dùng để diễn tả hai sự việc liên kết nhau về mặt thời gian. Trong trường hợp này nó không mang nghĩa là điều kiện nữa mà là hai sự việc xảy ra trước sau. Ở đây vế 「~たら」biểu thị hành động đã hoàn thành trước, vế sau biểu thị hành động sau đó.
Ví dụ:
お酒(おさけ)を飲んだら、きもちがわるくなりました。
→ Uống rượu xong thì đã cảm thấy khó chịu. (きもちがわるい: tâm trạng không tốt/ cảm thấy khó chịu)
洗濯(せんたく) をしたら、白い (しろい) シャツがピンクになりました。
→ Vừa giặt xong thì cái áo sơ mi trắng chuyển thành màu hồng. (洗濯する: giặt)
田中さんに手紙(てがみ)をだしたら、すぐに返事(へんじ)がきました。
→ Vừa gửi thư cho anh Tanaka xong đã nhận được ngay hồi âm. (返事: へんじ: hồi âm、出す: だす: gửi)
彼が来たら、会議(かいぎ)をはじめます。
→ Khi anh ta đến thì sẽ bắt đầu họp. (会議: かいぎ: cuộc họp)
Xin vui lòng không đăng lại nội dung trên trang này nếu không được phép của chúng tôi.
Câu Điều Kiện Trong Tiếng Việt
– Dùng để nói về một sự việc có thể sẽ xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai khi có một điều kiện nào đó.
Ví dụ:
Nếu trời mưa thì tớ sẽ không đi xem phim.
Cậu không đi thì tớ cũng không đi.
– Dùng để nói về một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại khi có một điều kiện nào đó.
Ví dụ:
Nếu tớ là cậu thì tớ sẽ nhận lời mời của cô ấy.
Nếu mình có tiền, mình sẽ mua căn nhà này.
– Dùng để nói về một sự việc đã không thể xảy ra ở quá khứ khi có một điều kiện nào đó.
Ví dụ:
Nếu hôm qua con đi ngủ sớm thì hôm nay đã không dậy muộn rồi.
Nếu em chịu học hành chăm chỉ thì đã không bị điểm kém rồi.
Cấu trúc Mệnh đề phụ ở dạng khẳng địnhNếu / Nếu như + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính (Có thể lược bỏ từ “Nếu / Nếu như”) Hoặc: Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ, mệnh đề chính Hoặc: Mệnh đề chính + nếu / nếu như + mệnh đề phụ
Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính Hoặc: Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ, mệnh đề chính
Giả sử + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính Ví dụ / Thí dụ + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính
Lưu ý: Mệnh đề phụ và mệnh đề chính có thể ở thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
Nếu như con nghe lời mẹ, mẹ sẽ dẫn con đi công viên chơi.
Tớ sẽ cho cậu mượn cuốn sách này nếu như cậu cho tớ số điện thoại của anh ấy.
Tớ mà là cậu ta thì tớ nhất định sẽ không để lỡ mất cơ hội này.
Nếu cậu đến sớm thì đã gặp được anh ấy rồi.
Trong trường hợp quên mật khẩu thì quý khách có thể làm theo hướng dẫn sau đây để lấy lại mật khẩu.
Giả sử mai được nghỉ thì cậu sẽ làm gì?
Thí dụ trời nắng quá thì tụi mình sẽ ở nhà.
Mệnh đề phụ ở dạng phủ địnhNếu / Nếu như + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính (Có thể lược bỏ từ “Nếu / Nếu như”) Hoặc: Nếu / Nếu như + mệnh đề phụ, mệnh đề chính Hoặc: Mệnh đề chính + nếu / nếu như + mệnh đề phụ
Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính Hoặc: Trường hợp / Trong trường hợp + mệnh đề phụ, mệnh đề chính
Giả sử + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính Ví dụ / Thí dụ + mệnh đề phụ + thì + mệnh đề chính
Lưu ý: Mệnh đề phụ ở dạng phủ định của thì quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.
Ví dụ:
Nếu ngày mai trời không mưa thì bọn mình sẽ đi xem phim.
Nếu như thư viện không mở cửa, con sẽ qua nhà bạn chơi.
Trong trường hợp không có giấy mời, bạn không thể vào trong.
Giả sử cậu ấy không đến thì chúng ta phải làm sao?
Thí dụ cậu ấy không có ở nhà thì sao?
+ Các bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc sau:
Mệnh đề chính, trừ phi + mệnh đề phụ (mệnh đề phụ ở dạng khẳng định, nhưng khi kết hợp với “trừ phi” thì mang nghĩa “nếu ~ không”)
Ví dụ:
Đội của họ sẽ không thể thắng, trừ phi có phép màu xảy ra. (Đội của họ sẽ không thể thắng nếu như không có phép màu xảy ra)
Trẻ em không được vào trong, trừ phi có bố mẹ theo cùng. (Trẻ em không được vào trong nếu như không có bố mẹ theo cùng.)
We on social : Facebook
Điều Kiện Du Học Pháp
Điều kiện du học Pháp đầy đủ cho người mới đang tìm hiểu về du học Pháp và học tiếng Pháp để đi du học.
ĐIỀU KIỆN DU HỌC PHÁP 1. Điều kiện du học Pháp về hồ sơ học tậpVới mỗi bậc học sẽ có những yêu cầu khác nhau về hồ sơ học tập, tham khảo bảng so sánh sau:
▪️ Tốt nghiệp trung học phổ thông, có giấy báo đỗ ĐH của một trường tại VN▪️ Có chứng chỉ TCF với điểm trên 350, với điểm viết trên 10 hoặc tối thiểu có chứng chỉ DELF B2▪️ Học lực cấp 3 đạt khá trở lên▪️ Có xét đến điểm môn học tùy thuộc vào ngành học lựa chọn.
▪️ Tốt nghiệp bậc cao hoặc hoặc có văn bằng thạc sĩ ở Châu Âu.bằng Thạc sĩ của châu Âu▪️ Có chứng chỉ TCF với điểm trên 400, điểm viết trên 10 hoặc tối thiểu có chứng chỉ DELF B2 ▪️ Đạt những yêu cầu của trường, trình bày một công trình nghiên cứu của mình.
Nếu bạn đang tìm trường phù hợp ứng tuyển du học Pháp, đăng ký ngay để được hướng dẫn miễn phí
2. Điều kiện du học Pháp về tài chính CHI PHÍ DU HỌC PHÁP Chi phí du học Pháp – Học phíPháp có một nền giáo dục lâu đời và danh tiếng. Chính Phủ Pháp luôn có những chính sách ưu tiên hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục cụ thể là sinh viên bản địa và cả sinh viên nước ngoài đến với Pháp đều được hỗ trợ đến 90% học phí tại các trường và cơ sở đào tạo công lập.
Đây chính là một trong những lý do khiến Pháp đã và đang là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với sinh viên Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Tuy nhiên sinh viên vẫn cần chuẩn bị một khoản phí ghi danh.
Chi phí du học Pháp – Chi phí sinh hoạtTiền thuê nhà ở: Tại thủ đô Paris thì tiền thuê nhà rơi vào khoảng 350-450 euros/tháng, ở thành phố khác thì chi phí rẻ hơn ví dụ như Lyon, Marseille, Toulouse… vv – rơi vào khoảng 300-400 euros/tháng. Sinh viên thường sắp xếp ở chung với các sinh viên khác để tiết kiệm chi phí thuê nhà ở hoặc xin hỗ trợ từ chính phủ. Chính phủ Pháp ưu tiên hỗ trợ lên tới 50% tiền thuê nhà (CAF) cho cả sinh viên quốc tế và những cá nhân có mức thu nhập ở mức tối thiểu. Sinh viên làm thủ tục đăng ký tại trang chính thức của Quỹ trợ cấp nhà ở gia đình (CAF) trong thời gian 3 tháng sau dọn đến nhà thuê.
Tiền chi cho ăn uống: Tùy vào phong cách sinh hoạt của từng sinh viên, chi phí cho ăn uống sẽ dao động trong khoảng 80-150 euros/tháng. Nếu sinh viên muốn ăn đồ ăn Việt, các bạn có thể mua đồ các cộng động người Việt để có thể tiết kiệm hơn và mua được đồ tốt hơn. Tại Pháp, hệ thống Res-U (Restaurant Universitaire) giống như căng tin cho sinh viên ở Việt Nam – thuộc Cơ quan quản lý trường học cấp vùng (CROUS). Chi phí cho một bữa ăn rất rẻ chỉ từ 2 euros sau khi sinh viên được hưởng chính sách trợ cấp phần ăn của chính phủ. Ngoài ra bạn có thể ăn uống tại nhà hàng, quán cafe, chi phí cho một bữa gồm món khai vị, món chính và tráng miệng thì chi phí khoảng từ 10 euros.
Tiền chi cho việc đi lại: Pháp nổi tiếng với những hệ thống phương tiện công cộng thuận tiện như metro, xe bus, tramway, xe đạp công cộng…. Bên cạnh đó, việc di chuyển bằng đường sắt tại Pháp cũng rất đơn giản, phổ biến và tiết kiệm đặc biệt là với những tuyến đường sắt cao tốc. Nếu bạn đi tàu cao tốc từ điểm Lille – cực bắc của Pháp đến điểm Marseille – cực nam của đất nước, (khoảng 1000km) thì hết có 4 giờ tàu. Tàu siêu tốc cũng giống như đi máy bay ở nước ta, có loại vé rẻ và đặt trước sẽ được giảm giá. Đối với các phương tiện như metro, bus, sinh viên sẽ được hưởng chính sách giảm phí của chính phủ và sinh viên có thể mua vé tháng hoặc nhiều lượt trong ngày để tiết kiệm hơn (chỉ trung bình từ 20 euros/ tháng trở lên).
Đăng ký ngay để được thẩm định hồ sơ xin học bổng du học Pháp toàn phần
Chi phí khác:
Chi phí cho bảo hiểm Y tế khi du học Pháp là 25 euros/ 1 lần khám đa khoa nhưng sinh viên sẽ được hoàn trả lại 16.5 euros theo chính sách của chính phủ.
Phí CVEC – phí xây dựng môi trường học tập và đời sống sinh là viên 90 euros/năm.
Thuế nhà ở và truyền hình từ 400 – 1000 euros tùy thuộc vào từng thành phố.
Bên cạnh đó, cân đối các chi phí cho sách vở, tài liệu, giải trí, giao lưu bạn bè,… cũng giúp sinh viên chủ động về tiền bạc khi du học. Những khoản này rơi vào khoảng 40-50 euros/ tháng tùy vào từng cá nhân.
Trên thực tế, một sinh viên du học Pháp sẽ chi tiêu trung bình khoảng 400 – 550 euros/tháng (tức khoảng 11 – 15 triệu VNĐ) cho tất cả các chi phí sinh hoạt cơ bản nêu trên.
Francophonie Vietnam – Chuyên trang du học bằng tiếng Pháp và định cư Pháp & Quebec – Canada. Để được hỗ trợ thông tin, độc giả liên hệ với Francophonie Vietnam qua các kênh sau:
Câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh (Conditional Sentences)
I. Các thành phần chính của câu điều kiện
Câu điều kiện gồm có hai phần : Mệnh đề điều kiện và Mệnh đề kết quả.
Mệnh đề điều kiện: If I found her address – Nếu tôi tìm thấy địa chỉ của cô ấy.
Mệnh đề kết quả: I would send her an invitation – Tôi sẽ gửi cho cô ấy một lời mời.
Câu hoàn chỉnh: If I found her address, I would send her an invitation.
Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau. Nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa hai mệnh đề không cần dấu phẩy, ngược lại thì phải có dấu phẩy ở giữa.
Ví dụ: I would send her an invitation If I found her address.
II. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh
1. Câu điều kiện loại 0Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả một sự thực, thói quen hoặc sự kiện thường xuyên diễn ra. Câu điều kiện loại này thường xuyên đề cập đến những điều hiển nhiên mà mọi người đã công nhận.
If you freeze water, it becomes a solid.
Nếu nước đóng băng, nó sẽ trở thành một chất rắn
Các bạn có thể tìm hiểu thêm và luyện tập về câu điêu kiện loại 0 Tại đây
2. Câu điều kiện loại 1Cách dùng: Câu điều kiện loại 1 Dùng để đưa ra một điều kiện có thể có thật ở hiện tại hoặc tương lai với kết quả có thể xảy ra.
If I study, I will pass the exam – Nếu tôi học hành chăm chỉ, tôi sẽ vượt qua bài kiểm tra.
3. Câu điều kiện loại 2Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả sự việc hay điều kiện “không thể” xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Thường được biết đến là câu điều kiện không có thật ở hiện tại. Điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với hiện tại.
Ví dụ: If I stayed at home, I would be lying on my bed now. (Nếu tôi ở nhà thì giờ này tôi đang nằm dài trên giường.)
4. Câu điều kiện loại 3Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 đề cập đến một điều kiện không thể trong quá khứ và kết quả có thể xảy ra trong quá khứ. Những câu này thực sự là giả thuyết và không thực tế. Bởi vì bây giờ đã quá muộn để điều kiện hoặc kết quả của nó có thể xảy ra.
If I had studied hard last week, I would have passed the exam.- Nếu tôi học hành chăm chỉ vào tuần trước, tôi đã có thể vượt qua kỳ thi.
III. Mẹo học câu điều kiện đơn giản dành cho bạn1. Trong câu điều kiện loại 2 động từ tobe luôn chia là were
2. Trong tất cả các câu điều kiện thì vị trí của mệnh đề If đều không cố định. Mệnh đề IF hay mệnh đề chính đứng đầu câu đều được.
3. Unless = If chúng tôi chính vì vậy không sử dụng thêm not sau mệnh đề Unless.
4. Dạng rút gọn: Đại từ làm chủ ngữ + Would = Đại từ làm chủ ngữ + ‘d
Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Pháp Câu Điều Kiện~と trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!