Bạn đang xem bài viết Làm Thế Nào Để Du Học Phần Lan? được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bước 1: Lựa chọn trường học và ngành học phù hợp
Hệ thống giáo dục sau đại học tại Phần Lan chia thành 2 nhóm trường: Đại học Đại cương và Đại học Khoa học & Ứng dụng. Các chương trình học chủ yếu được giảng dạy bằng Tiếng Phần và Tiếng Thụy Điển. Tuy nhiên các trường cũng có một số chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh và các sinh viên Việt Nam nên chọn những khối ngành như: khối ngành kinh doanh – kinh tế, khối ngành công nghệ – kỹ thuật, khối ngành điều dưỡng, khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn…
Bước 2: Tham gia kỳ thi đầu vào và nhận kết quả
Tùy vào từng trường sẽ có những điều kiện tuyển sinh khác nhau. Sinh viên nên kiểm tra chi tiết từng yêu cầu của trường ví dụ như: yêu cầu về trình độ tiếng Anh, hồ sơ nhập học yêu cầu những giấy tờ gì? Trường có yêu cầu thi tuyển đầu vào không? Thời gian tuyển sinh gần nhất là khi nào? Hạn mức tuyển sinh là bao nhiêu sinh viên?… Dựa trên các cơ sở đó để bạn có thể ứng tuyển vào trường. Sau khi thực hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện tuyển sinh, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học từ phí nhà trường.
Bước 3: Chuẩn bị tài chính
Sau khi nhận được thư mời nhập học, nhà trường cũng sẽ thông báo đến sinh viên mức học phí và thời hạn thanh toán học phí. Sinh viên nên chú ý để thanh toán học phí đúng hạn. Đồng thời đừng quên kiểm tra các chính sách học bổng của trường để có thể nhận được học bổng khi nhập học.
Nếu bạn không phải là sinh viên thuộc khối Liên minh Châu Âu, bạn cần chứng minh mình có 6.720 EUR trong tài khoản tiết kiệm, tương đương với sinh hoạt phí 01 năm theo quy định của Chính phủ.
Bước 4: Tìm và thuê phòng trước khi đến Phần Lan
Các trường đại học tại Phần Lan không có ký túc xá nên sinh viên có thể lựa chọn ở căn hộ studio hoặc ở ghép căn hộ chung cư. Sinh viên nên lựa chọn thuê phòng ở gần trường để tiện cho việc di chuyển. Giá thuê phòng tùy theo khu vực và tùy theo từng loại phòng thường giao động khoản từ 200 đến 500 EUR.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ xin Visa
Thư mời nhập học từ trường
Giấy tờ chứng minh tài chính
Hộ chiếu và 04 ảnh thẻ
Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên quốc tế
Các tín chỉ ngoại ngữ (nếu có)
Lưu ý: Các giấy tờ phải được dịch sang tiếng Anh, tiếng Phần hoặc tiếng Thụy Điển và được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền.
Bước 6: Nộp đơn xin visa và phỏng vấn
Sinh viên có thể nộp đơn xin visa trực tuyến để xin giấy phép cư trú tại Phần Lan. Sau khi hoàn tất các mẫu đơn bạn sẽ đặt lịch hẹn để đến nộp hồ sơ trực tiếp và phỏng vấn.
Khi đến phỏng vấn, bạn phải trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh. Và nhân viên của lãnh sự quán sẽ đánh giá hồ sơ của bạn thông qua các tiêu chí cơ bản sau:
Các thông tin các nhân và thông tin của gia đình
Sự trung thực qua các câu trả lời
Kế hoạch và mục đích học tập cụ thể, rõ ràng. Đồng thời hiểu rõ về trường học, ngành học, thời gian cư trú, chi phí sinh hoạt và học tập và các thông tin cơ bản về Phần Lan.
Bước 7: Chuẩn bị hành lý và vé máy bay
Sau khi nhận kết quả Visa, bạn hãy yên tâm chuẩn bị cho mình đầy đủ các quần áo, vật dụng và dụng cụ cần thiết cho hành trình du học Phần Lan. Các hãng vé máy bay sinh viên thường chọn: Vietnam Airline, Finnair, Cathay Pacific hay Aeroflot…
Hotline: 0901 151 939
Email: info@happiercitizens.com
Làm Thế Nào Để “Sở Hữu” Được Quốc Tịch Phần Lan?
Định cư ở Phần Lan dễ hay khó đang là một trong những mối quan tâm của khá nhiều người. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời chi tiết trong bài viết sau.
Phần Lan là một quốc gia có mật độ dân số thấp. Cùng với đó, chất lượng cuộc sống cũng thuộc vào bậc Top trên thế giới. Một môi trường yên bình, nền giáo dục và xã hội ngày càng phát triển… Chính điều đó đã khiến cho đất nước này có sức thu hút và hấp dẫn nhiều người đến sinh sống, học tập, lập nghiệp.
Muốn tìm câu trả lời cho vấn đề định cư ở Phần Lan dễ hay khó thì trước tiên, bạn phải biết điều kiện để được định cư ở quốc gia này.
Với thời buổi hiện đại như ngày nay, không riêng gì Phần Lan mà bất kỳ đất nước nào cũng luôn muốn tìm đủ mọi cách để phát triển kinh tế, giáo dục. Và bạn có biết? Việc mở cửa chào đón người nước ngoài vào định cư cũng là một cách giúp phát triển đất nước.
Do đó, ở Phần Lan, chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ về vấn đề định cư cho tất cả mọi người. Tùy theo từng chương trình định cư sẽ có yêu cầu cùng điều kiện cụ thể. Thế nhưng, tất cả đều có một điểm chung là bắt buộc phải xin được quốc tịch Phần Lan trong khoảng thời gian cho phép cư trú.
Định cư ở Phần Lan dễ hay khó? Nhiều người cho rằng khó bởi xin quốc tịch Phần Lan cực kỳ khó khăn. Thực ra, họ đâu biết rằng, nếu chịu khó tìm hiểu kỹ càng. Đồng thời luôn làm đúng theo quy trình thì bạn sẽ có quốc tịch Phần Lan một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Cụ thể:
Bạn chỉ cần nộp hồ sơ xin quốc tịch Phần Lan. Hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ như sau:
Giấy tờ tùy thân
Giấy chứng nhận, báo cáo mức thu nhập ở quá khứ và hiện tại.
Giấy chứng nhận khả năng ngôn ngữ
Cùng một số loại giấy tờ khác…
Từ khi bạn có giấy phép cư trú loại A, chỉ cần đáp ứng đủ một số điều kiện:
Sống liên tục từ 4 – 7 năm tại Phần Lan.
Thời gian đó không bị gián đoạn mà phải cư trú liên tục tại quốc gia này với mức thu nhập đủ sống.
Tuy nhiên, một số điều kiện sẽ ảnh hưởng tới việc xét duyệt giấy phép cư trú của bạn. Đó chính là mức thu nhập, nợ các khoản tiền thuế, tiền cấp dưỡng con cái, bị phạt tù, khả năng sử dụng ngôn ngữ Thụy Điển hoặc Phần Lan bị hạn hẹp… Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý.
Làm Thế Nào Để Định Cư Tại Ba Lan?
Chắc hẳn khi đi du học nước ngoài, ngoài việc quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, thì các bạn còn quan tâm đến việc định cư tại quốc gia đó.
Trước tiên, các bạn cần biết rằng quyết định cấp Giấy phép cư trú vĩnh viễn (PR) tại ba Lan được ban hành trong 1 khoảng thời gian không xác định. Thẻ cư trú có hiệu lực trong vòng 10 năm, và sẽ được cấp lại sau mỗi 10 năm.
Người được cấp PR tại Ba Lan sẽ không được phép làm việc tại bất kì quốc gia nào khác. Đồng thời, khi có PR tại Ba Lan, các bạn có thể đi du lịch đến các quốc gia khác trong cùng khối Schengen tối đa 90 ngày.
Những trường hợp được cấp PR tại Ba Lan
Người nước ngoài được cấp PR tại Ba Lan trong những trường hợp sau:
1. Là con của người nước ngoài có PR ở Ba Lan hoặc Giấy phép cư trú dài hạn trong khối Liên minh châu Âu, và đang dưới quyền giám hộ của người đó, và:
a) được sinh ra sau khi cha mẹ được cấp PR ở Ba Lan hoặc Giấy phép cư trú dài hạn trong khối Liên minh châu Âu, hoặc:
b) được sinh ra khi Giấy phép cư trú tạm thời (TR) tại Ba Lan của cha mẹ còn hiệu lực
2. Là con của công dân Ba Lan
3. Là người gốc Ba Lan và muốn định cư ở Ba Lan vĩnh viễn
4. Đã kết hôn với công dân Ba Lan được pháp luật Ba Lan công nhận ít nhất 3 năm trước khi nộp đơn xin PR và đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 2 năm không bị gián đoạn ngay trước khi nộp đơn theo TR được cấp khi kết hôn với công dân Ba Lan, hoặc trường hợp tị nạn, bảo vệ công ty con hoặc chấp thuận cho ở lại vì lý do nhân đạo
5. Đã sống liên tục ít nhất 5 năm không bị gián đoạn tại Ba Lan, có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn, đủ cho mọi chi phí sinh hoạt và những người mà người đó phải nuôi, có nhà ở, đồng thời có bảo hiểm y tế theo các nguyên tắc của luật bảo hiểm y tế đại chúng hoặc có giấy khẳng định của công ty bảo hiểm là sẽ trả chi phí cho việc chữa bệnh tại lãnh thổ Ba Lan
6. Là nạn nhân của nạn buôn người và:
a) sống ở Ba Lan ít nhất 1 năm trước khi nộp đơn theo TR cấp cho người nước ngoài là nạn nhân của nạn buôn người
b) đã hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong tố tụng hình sự
7. Đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 5 năm không bị gián đoạn trước khi nộp đơn xin PR theo tình trạng tị nạn, bảo vệ công ty con hoặc chấp thuận cho ở lại vì lý do nhân đạo
8. Đã ở lại Ba Lan liên tục trong ít nhất 10 năm không bị gián đoạn trước khi nộp đơn xin PR trong trường hợp Giấy phép cư trú được được cấp trong các trường hợp sau:
a) Nếu bổn phận của người nước ngoài chỉ có thể áp dụng cho quốc gia nơi mà:
– quyền sống, tự do và an toàn cá nhân của người nước ngoài bị đe dọa, hoặc
– người nước ngoài có thể bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt vô nhân đạo hoặc bị sỉ nhục, hoặc
– người nước ngoài bị ép buộc phải làm việc, hoặc
– người nước ngoài có thể bị tước quyền công bằng tố tụng tư pháp hoặc bị trừng phạt mà không có căn cứ pháp lý
b) người nước ngoài có thể bị trả về quốc gia mà không cho phép dẫn độ người nước ngoài theo quyết định của tòa án hoặc phán quyết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối dẫn độ người nước ngoài đó
9. Đã được cấp tị nạn ở Ba Lan, hoặc
10. Có Pole’s card và dự định định cư tại Ba Lan vĩnh viễn.
Thủ tục hợp pháp hóa lưu trú theo PR sẽ được thực hiện tại Văn phòng có thẩm quyền dành cho người nước ngoài (Vovoide) tại nơi cư trú ở Ba Lan của bạn.
Bạn nên nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan.
Những giấy tờ cơ bản cần nộp để xin PR tại Ba Lan bao gồm:
Đơn xin PR
4 hình chụp
Hộ chiếu hợp pháp
Các giấy tờ cần thiết để xác nhận thông tin điền trong đơn
Giấy xác nhận đã đóng lệ phí xét duyệt PR
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cấp PR mà sẽ có thêm các giấy tờ bổ sung khác.
Người xin PR được yêu cầu lấy dấu vân tay và dấu vân tay này sẽ được lưu vào thẻ PR.
Nếu bạn nộp đơn xin PR trong thời gian lưu trú hợp pháp tại Ba Lan, Voivode sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của bạn để xác nhận việc nộp đơn xin PR. Trong thời gian này, việc sống tại Ba Lan theo con dấu đóng trong hộ chiếu là hoàn toàn hợp pháp (ngay cả khi thị thực hoặc TR của bạn hết hạn) cho đến ngày bạn được ban hành quyết định về PR.
Trong thời gian chờ quyết định cấp PR, bạn không thể đến các quốc gia khác trong cùng khối Schengen. Bạn có thể ra khỏi Ba Lan và quay về quốc gia của mình, nhưng sẽ không thể nhập cảnh vào Ba Lan nữa (để nhập cảnh vào Ba Lan, cần có thị thực hoặc thẻ cư trú hợp lệ).
Sau khi được cấp PR tại Ba Lan, bạn không được phép làm việc ở bất kỳ quốc gia nào khác trong khối Schengen. Ngoài ra, căn cứ theo PR được cấp ở Ba Lan, bạn có thể đi du lịch đến các quốc gia khác trong khu vực Schengen tối đa 90 ngày. Để đến các quốc gia trong khu vực Schengen, bạn cần mang theo hộ chiếu, PR và bảo hiểm y tế bao gồm các chi phí điều trị y tế tại các quốc gia trong khối Schengen.
PR có giá trị trong thời hạn không xác định, mặc dù thẻ PR phải được cấp mới sau mỗi 10 năm. Đơn xin PR tiếp theo phải được nộp không quá hơn 30 ngày trước khi hết hạn thẻ PR hiện tại.
Việc xét duyệt PR sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng.
Nếu Văn phòng Voivodeship không xét duyệt PR theo thời gian quy định trên, bạn sẽ được thông báo rõ lý do trì hoãn và thời gian cụ thể cho trường hợp xét duyệt PR của bạn.
Nếu bạn không hài lòng với quyết định của Voivode, bạn có thể kháng cáo lên Chánh Văn phòng dành cho người nước ngoài (UdsC) tại Warsaw, thông qua Voivode, cơ quan đã ra quyết định về PR của bạn. Kháng cáo bằng văn bản phải được nộp trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Bạn có thể nộp đơn kháng cáo về quyết định của Trưởng Văn phòng dành cho người nước ngoài tại tòa án hành chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Nộp đơn kháng cáo tại tòa án hành chính không hợp pháp hóa thời gian lưu trú. Điều này có nghĩa là trừ khi bạn có giấy tờ hợp pháp khác cho phép bạn ở lại Ba Lan, còn không thì bạn phải rời khỏi Ba Lan.
Lệ phí để nộp xét PR là 640 PLN. Số tiền này sẽ được hoàn trả trong trường hợp PR bị từ chối, theo yêu cầu bằng văn bản của người nộp đơn. Nếu PR được chấp thuận, bạn sẽ trả thêm 50 PLN để cấp thẻ cư trú.
Những khoản lệ phí này có thể được thanh toán tại quầy tiền mặt của Văn phòng Voivodeship nơi xét PR, hoặc bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của Văn phòng Thành phố.
Vui lòng ghi rõ nguồn từ Inspirdo Edu nếu bạn sử dụng lại bài viết này! Các khóa học du học Ba Lan Du học Ba Lan 2020 và những điều cần biết Du học Ba Lan và cơ hội định cư châu Âu Muốn định cư lâu dài tại Ba Lan cần những điều kiện gì?
Du Học Phần Lan Như Thế Nào
Có nhiều lý do tại sao sinh viên đến Phần Lan học tập: để tiếp thu nền giáo dục tốt nhất ở châu Âu, để tìm kiếm những nơi mới và chưa biết hay bằng cơ hội tình cờ.
Hầu hết các sinh viên nước ngoài không biết nhiều về Phần Lan và những gì làm cho người dân nơi đây đặc biệt hơn những nơi khác. Nhưng sau cú sốc văn hóa ban đầu hầu hết đều cảm nhận được điều đó và vui vẻ hòa nhập. Sinh viên chọn Phần Lan là quốc gia để học trao đổi vì nó khác biệt với tất cả các quốc gia khác. Quan trọng hơn cả là giáo viên với khối lượng tri thức khổng lồ sẵn sàng giảng dạy chỉ bảo.
TIẾP XÚC NỀN GIÁO DỤC CHẤT LƯỢNG
Sarah đến từ Tanzania. Cô ấy là một nhà báo vừa chớm nở và được trường đại học của cô ấy gửi đến Phần Lan như một phần thưởng cho kết quả tốt. Sarah nói:”Tôi rất thích ở lại lâu hơn, tôi rất ấn tượng bởi hệ thống giáo dục ở đây và mọi thứ được trang bị tốt như thế nào và bởi mọi người nghiêm túc học tập như thế nào. Ngoài ra, ở đây họ tập trung nhiều hơn vào thực tế, hơn là lý thuyết. Và sau cùng, cách thức của đội ngũ giảng viên và các sinh viên giúp đỡ lẫn nhau khi gặp vấn đề.”
Và Leandra, một sinh viên người Đức đến từ Đại học Hannover, nói: “Hệ thống giáo dục của Phần Lan Phần Lan là tốt nhất trên thế giới. Tôi hoàn toàn có thể hiểu được tại sao nó luôn luôn đứng đầu trong cuộc khảo sát PISA. Bản thân được tự do sáng tạo, và tôi thấy điều đó làm cho việc học trở nên thú vị hơn.”
Đặc biệt hơn nữa là sốc nhiệt. Nhiều sinh viên trao đổi đến Phần Lan vào giữa mùa đông, và bắt đầu thời gian trượt tuyết quanh đường phố Helsinki, trong những đôi giày không có độ bám và run rẩy trong chiếc áo khoác mà quá mỏng. Họ không nghĩ rằng vùng đất nơi ông già Noel sống lại lạnh đễn như thế.
Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Thế Nào Để Du Học Phần Lan? trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!