Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Tìm Nhà Ở Du Học Singapore # Top 7 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Tìm Nhà Ở Du Học Singapore # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Tìm Nhà Ở Du Học Singapore được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một trong những quan tâm lo lắng của du học sinh cũng như phụ huynh có con em du học Singapore là vấn đề nhà ở. Ở KTX, thuê nhà cùng bạn hay ở cùng người bản xứ???

Singapore là một đất nước nhỏ bé, hầu hết các thiết yếu cần thiết cho cuộc sống như điện, nước, gạo, rau, thịt… đều phải nhập khẩu. Dân số ở Singapore trong những năm qua cũng chiều hướng gia tăng (do lượng người nhập cư cũng như những người ngoại quốc ở lại làm việc nhiều), nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên đáng kể. Việc thuê nhà cũng càng ngày khó hơn, chi phí cho việc thuê nhà cũng càng ngày đắt đỏ hơn. Nhà ở dành cho du học sinh có nhiều dạng, học sinh có thể ở các KTX của trường, KTX tư nhân, thuê căn hộ hoặc ở cùng người bản xứ. Để tìm cho mình một chỗ ở rẻ, thuận tiện trong giao thông đi lại và an toàn, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

1/ Lựa chọn ở KTX (hostel)

Chúng tôi khuyến khích những học sinh mới lần đầu du học Singapore nên chọn ở KTX. Vì lý do đất chật, chi phí cho bất động sản cao và một phần do cách quản lý của Chính phủ, chỉ một số trường có KTX riêng, còn lại các trường khác đều phải liên kết với KTX tư nhân. Nếu học sinh học ở những trường có KTX thì rất thuận tiện cho việc lên giảng đường, lên thư viện vì chỉ mất vài phút đi bộ. Nếu học sinh ở những trường không có KTX, buộc lòng ở những KTX tư nhân do trường liên kết, các em sẽ mất một khoảng thời gian từ 10-30 phút đi xe buýt hoặc MRT (tầu điện) để đến trường. Học sinh nên ở KTX khoảng 3 -6 tháng đầu tiên khi bạn đến du học Singapore, thời gian này bạn có cơ hội làm quen với cuộc sống mới, làm quen với các bạn mới, làm quen với các phương tiện giao thông. Trong KTX thường có dịch vụ giặt, bếp tập thể (các bạn có thể nấu ăn bữa sáng hoặc các bữa cuối tuần), mạng internet wifi được trang bị, trong phòng KTX thường có máy lạnh (chỉ bật vào những giờ nhất định) và quạt.

Trong KTX có căng tin phục vụ các bữa trong ngày và trong tuần. Hầu hết KTX phòng tiêu chuẩn, sinh viên sẽ phải sử dụng chung nhà vệ sinh với các phòng khác, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì khu vệ sinh được dọn hàng ngày và rất sạch sẽ. Bạn có thể lựa chọn ở phòng đơn, hay chung phòng với các bạn khác đến từ các nước khác. Trong KTX, họ sẽ trang bị cho bạn một giường đơn (có thể là giường tầng), một tủ và bàn học tập. Bạn nên mang theo chăn mỏng và gối cho riêng mình. Một số KTX sẽ trang bị xe đưa bạn đến điểm đón xe buýt gần nhất (nếu khoảng cách từ KTX đến điểm đỗ hơi xa), một số sẽ có xe đưa bạn thẳng đến trường.

Giá thuê phòng KTX giao động từ 300-800 S$/tháng. Bạn sẽ trả phí đăng ký ban đầu khoảng hơn 50 S$ và phải đặt cọc 1 tháng tiền nhà. Tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi bạn kết thúc hợp đồng, nếu trong quá trình ở, bạn làm hỏng hóc, hay hao tổn tài sản, KTX sẽ trừ từ số tiền bạn đặt cọc. KTX quy định rất nghiêm (học sinh phải có thẻ ra vào, nam và nữ ở khung riêng biệt, sẽ đóng cửa vào một giờ nhất định). Như vậy lợi thế ở KTX là bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề đi chợ, nấu cơm hay dọn dẹp nhà cửa. Bạn sẽ tập trung vào việc học tập, bạn sẽ được làm quen với cuộc sống sinh viên nhanh hơn, làm quen với các phương tiện giao thông nhanh hơn. Điểm bất lợi khi ở KTX thường là chi phí cao hơn, bạn sẽ phải share phòng wc cùng với các phòng khác, điều này đôi khi gây tâm lý không tốt (đặc biệt là các bạn nữ), nhiều khi ồn do các bạn cùng phòng hoặc các phòng khác tạo ra. Sau hợp đồng 3-6 tháng, chúng tôi khuyên bạn lựa chọn hình thức nhà ở thứ 2

2/ Thuê phòng ở các khu căn hộ

Đây là hình thức nhà ở mà nhiều sinh viên lựa chọn nhất sau thời gian du học. Một số gia đình người Singapore họ có dư phòng, hay các tổ chức, công ty bất động sản họ có dịch vụ cho thuê phòng, sinh viên sẽ rủ nhau cùng thuê một căn hộ. Thông thường các căn hộ sẽ có từ 2-5 phòng trong đó có phòng khách, khu bếp và khu vệ sinh. Những phòng master có vệ sinh khép kín. Mỗi một phòng có giá khoảng 600-1500 S$, có thể share với các bạn cùng phòng để giảm thiểu chi phí. Khi lựa chọn hình thức này, bạn phải tự túc trong việc nấu ăn, lau nhà…tóm lại là giống như bạn đang sinh sống ở Việt Nam. Đổi lại bạn sẽ được tự do, thỏa mái trong việc sinh hoạt. Hình thức này rất phù hợp với những bạn có tính tự lập cao, có ý thức học tập tốt. Hiện nay tìm phòng ở các khu căn hộ cũng khá khó khăn, học sinh có thể lên các trang web của du học sinh Việt Nam (diễn đàn sinh viên NUS) tìm bạn cùng share, hoặc có thể nhờ các đại lý nhà ở Singapore. Tuy nhiên bạn sẽ mất một ít chi phí cho việc này (thường là một tháng tiền nhà).

3/ Homstay (ở cùng người bản xứ)

Hình thức này rất phù hợp với các học sinh nhỏ tuổi, học sinh sẽ sống như một thành viên trong gia đình, gia đình sẽ chuẩn bị bữa ăn cho bạn, dọn nhà cửa (nói chung bạn chỉ cần tập trung vào việc học tập). Khi sống cùng với người bản xứ, trình độ giao tiếp tiếng Anh của bạn sẽ lên rất nhanh (tuy nhiên nhiều gia đình Singapore giao tiếp trong gia đình dùng tiếng Trung). Bạn sẽ hiểu được cuộc sống của người Singapore, hiều thêm về phong tục tập quán của họ. Hình thức này thường có chi phí đắt nhất, giao động từ 1000 đến 2000 S$.

Kinh Nghiệm Tìm Việc Làm Thêm Ở Phần Lan

Thành phố nào dễ kiếm việc làm?

Mình nghĩ ở đâu cũng vậy. Thành phố lớn, thủ đô là nơi tập trung việc làm. Ở Phần Lan lại càng rõ rệt vì diện tích lớn mà dân số rất thưa thớt. Phần Lan có gần 6 triệu dân, hơn 1 triệu dân tập trung ở vùng Metropolitian gồm có Helsinki, Espoo, Vaanta – khu vực tập trung khá nhiều trường đại học lớn cả university lẫn Applied sciences. Việc làm tập trung ở đây cũng nhiều, nhưng cạnh tranh cũng nhiều không chỉ giữa sinh viên học ở đây mà còn sinh viên từ các thành phố khác đến tìm việc làm vào mùa hè.

Nhóm thành phố thứ hai đó là những thành phố lớn tầm 100k-300k dân, theo thứ tự bao gồm Tampere, Turku, Oulu, Jyvaskyla và Lahti. Mình từng đi làm thêm hè ở Turku và thực tập ở Tampere. Ở Turku do có cảng biển, nên một số lượng lớn sinh viên đi làm thêm ở các tàu du lịch. Ở Tampere thì mình có gặp mấy bạn làm ở nhà hàng Việt Nam. Còn 3 thành phố còn lại mình không có liên lạc ở đó nên cũng không biết.

Blog.equals6.com

Các công việc làm thêm

Công việc làm thêm thông thường là lau dọn nhà cửa, khách sạn, phòng ốc, và tàu du lịch. Những công việc này lương thường từ 7-9 euros. Trước đây mình làm ở khách sạn hè lương là 7.95 euros/h (công ty Phần Lan), bạn mình làm ở tàu du lịch tầm 7 euros. Buổi tối thì tăng thêm 1 chút, còn cuối tuần thì gấp đôi. Nếu bạn làm quá 8h/ngày thì các giờ sau đó lương gấp đôi. Mình có nghe nói một số bạn làm qua trung gian nữa thì lương chỉ tầm 5 euros thôi.

Công việc nhà hàng cũng nhiều bạn làm, nhưng lương hình như khá thấp và làm nhà hàng cực lắm. Bạn có thể đọc bài của một bạn ở Jyvaskyla đi làm thêm cho chủ người Iran ở đây. Mình nghĩ nếu may mắn làm được trực tiếp cho chủ người Phần thì tốt.

Bên này tầm mấy năm trước có chủ một nhà hàng Việt Nam lớn ở Tampere bị bắt do nhận người lao động Việt Nam qua trái phép và bắt họ phải làm việc nhiều giờ đồng hồ với mức lương cực thấp. Nhìn chung việc đi làm thêm này cũng may rủi nhiều lắm, nhiều bạn phải chấp nhận làm kiểu không thuế, không hợp đồng.

Chăm sóc trẻ em, người tàn tật và người già cũng là một công việc làm thêm, mức lương tầm 9 euros. Nhưng công việc này thường hay yêu cầu tiếng Phần và nếu không thì cũng có khá nhiều điều kiện. Một công việc khác (nhưng hiếm hơn) đó là làm teacher assistant ở trường học. Nếu bạn học xuất sắc một môn gì đó, có thể bạn sẽ xin được việc làm này.

Một số các công việc khác như làm ở trang trại trồng rau, mùa hè đi hái dâu, đóng gói đồ trong nhà máy, siêu thị… nhưng mình không rõ lắm. Chỉ nghe đi hái dâu rất cực và tiền cũng không được nhiều lắm.

Những công việc sáng tạo, online, freelancer như viết lách, dịch bài… thì hoàn toàn do các bạn thôi. Internet dành cơ hội cho tất cả mọi người mà. Nếu không làm, không tìm kiếm sẽ không thấy cơ hội được. Thay vì ngồi FB nhiều giờ, hãy cân nhắc lựa chọn này.

Khi nào nên tìm việc?

Thường khi mới qua bạn sẽ mất một thời gian để làm quen với môi trường mới, sắp xếp cuộc sống, học hành và kết nối bạn bè. Giai đoạn này nhanh chậm tuỳ từng người nhưng ít nhất cũng phải mất một học kỳ 4 tháng. Sau học kỳ đầu, bạn cũng học được một ít tiếng Phần để ghi vào Cv xin việc.

Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu ngay từ lúc mới qua bằng cách hỏi thăm những người xung quanh và làm quen với các trang web tìm việc làm ở Phần (chủ yếu bằng tiếng Phần Lan). Thấy công việc phù hợp thì cứ apply thôi.

Tìm việc bằng cách nào? 

Có 2 cách cơ bản. Tự tìm và qua người quen.

Với cách thứ nhất, bạn cứ search, dùng google translate rồi apply qua email. Cố gắng học mấy từ cơ bản tiếng Phần như công việc (työpaikka), tìm kiếm (haku), application (hakemus) để viết subject cho email. Mình tìm việc làm thêm qua cách này. Gửi rất nhiều và cũng có người liên lạc lại.

Cách thứ hai là qua người quen giới thiệu. Ở đâu cách tìm việc này cũng phổ biến và hiệu quả hơn. Nếu bạn là người dễ quen và tạo mối quan hệ thì sẽ có khả năng tìm việc theo cách này hơn.

Tìm việc mất bao lâu?

Thường thì cũng lâu lâu, tầm 1-2 tháng. Có người may mắn thì được nhận ngay khi apply lần đầu. Có người thì cứ phải chờ chờ chờ mãi. Mình nghĩ là phải thật kiên trì gửi application, viết thư cho họ cũng nên chân thật, không quá phóng đại khả năng của mình. Gửi 10 cái chắc cũng có 1 cái được phản hồi.

Nếu bạn muốn làm từ hè thì tháng 12 nên bắt đầu tìm kiếm. Nhìn chung thì cứ tìm, rồi gửi, rồi mở rộng phạm vi tìm kiếm. Nếu thực sự cần việc, bạn nên cân nhắc việc tìm việc ở thành phố khác và sẵn sàng di chuyển cho mùa hè.

Làm thêm có ảnh hưởng đến học tập không?

Mình đã trả lời vấn đề này trong bài Du học sinh ở Phần Lan và một vài cám dỗ.

Các website tìm việc mình liệt kê trong bài Tìm việc làm cho sinh viên quốc tế ở Phần Lan. Trang mình dùng nhiều nhất để tìm part-time job là mol.fi.

Chúc may mắn!!!

Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Du Học Nghề Ở Đức Có Tốt Không?

Một cách đào tạo cho nghề nghiệp tương lai của bạn học nghề ở Đức là theo đuổi một chương trình đào tạo nghề kép. Các chương trình này cung cấp nhiều cơ hội cho việc đào tạo tại chỗ và kinh nghiệm làm việc. Các chương trình học nghề ở Đức thường kéo dài từ hai đến ba năm rưỡi và bao gồm các yếu tố lý thuyết cũng như thực tế.

Bạn sẽ dành một hoặc hai ngày một tuần, hoặc vài tuần cùng một lúc, tại một trường dạy nghề, nơi bạn sẽ có được kiến ​​thức lý thuyết mà bạn sẽ cần trong nghề nghiệp tương lai của bạn. Phần còn lại của thời gian sẽ được chi tiêu tại một công ty. Ở đó, bạn có thể áp dụng kiến ​​thức mới có được trong thực tế, ví dụ bằng cách học cách vận hành máy móc. Bạn sẽ được biết những gì công ty của bạn làm, tìm hiểu cách thức hoạt động của nó và tìm hiểu xem bạn có thể thấy mình làm việc ở đó sau khi hoàn thành đào tạo du học nghề Đức của bạn.

Triển vọng việc làm cho sinh viên đã hoàn thành một chương trình đào tạo nghề kép là rất tốt. Đây là một kinh nghiệm du học nghề ở Đức loại hình đào tạo này là rất phổ biến với người Đức trẻ: khoảng hai phần ba của tất cả các sinh viên rời khỏi trường học để bắt đầu một chương trình đào tạo nghề.

Công dân từ các quốc gia khác học nghề ở Đức

Bạn đã tìm được một nơi đào tạo nghề với một công ty Đức.

Cơ quan tuyển dụng liên bang Đức đã chấp thuận đào tạo nghề của bạn bởi vì không có ứng cử viên hoặc ứng cử viên Đức từ một quốc gia đặc quyền (chẳng hạn như một quốc gia EU) cho vị trí tương ứng. Các thí sinh có giấy chứng nhận rời trường từ một trường ở Đức ở nước ngoài được miễn quy định này. Hơn nữa, điều kiện làm việc của bạn không được khác với điều kiện của nhân viên Đức.

Khi nộp đơn xin thị thực, bạn phải chứng minh rằng bạn có khả năng chi trả cho cuộc sống của bạn, bất kể bạn đang theo học khóa đào tạo nghề kép hay trường học. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn bắt đầu một chương trình đào tạo tại trường, bởi vì trên hầu hết các chương trình bạn sẽ không kiếm được tiền.

Để biết thêm thông tin về các yêu cầu thị thực và các tài liệu bạn cần cho các đơn xin thị thực như kỹ năng học tiếng Đức, vui lòng liên hệ với sứ mệnh của Đức tại quốc gia cư trú của bạn.

Du Học: Kinh Nghiệm Tìm Học Bổng Du Học Nhật

1. Tìm học bổng trước khi sang Nhật

Từ Việt Nam, bạn có thể xin nhiều loại học bổng với nhiều hình thức và trị giá học bổng khác nhau. Có 4 loại chủ yếu:

– Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học): đối tượng được cấp học bổng này là những nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, học sinh học tiếng Nhật, sinh viên tu nghiệp văn hóa Nhật Bản và sinh viên của chương trình “Những nhà lãnh đạo trẻ”. Các sinh viên hay nghiên cứu sinh này có thể do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trường đại học mà sinh viên đó đang theo học tiến cử. Hàng tháng, số tiền học bổng các sinh viên sẽ nhận được thấp nhất là 134.000 yên và cao nhất là 258.000 yên. Để biết thông tin về học bổng này, các sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học hoặc Đại sứ quán Nhật Bản hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.

– Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng là sinh viên đã tham dự kỳ thi du học Nhật Bản EJU, muón học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp (khóa nghiệp vụ). Hàng tháng, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng trị giá 50.000 yên. Thông tin về những học bổng này có thể tìm thấy trên trang web: www.jasso.go.jp.

– Học bổng của các đoàn thể tư nhân Nhật Bản: hiện nay có 11 đoàn thể tự trị địa phương cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Trị giá học bổng bình quân khoảng 149.000 yên.

– Ngoài ra, bạn có thể qua Nhật du học dưới hình thức trao đổi sinh viên giữa trường bạn đang học với một trường đại học khác tại Nhật. Mức học bổng cho một tháng trị giá 80.000 yên. Thông tin về việc trao đổi sinh viên, bạn có thể tìm hiểu ngay tại trường đang theo học.

2. Tìm học bổng sau khi đến Nhật Bản

Đây là cách lựa chọn của rất nhiều sinh viên quốc tế. Có nhiều loại học bổng và hỗ trợ tài chính.

– Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học) xét tuyển tại Nhật: đối tượng được cấp học bổng là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên đại học. Học bổng từ 134.000 yên – 172.000 yên/tháng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học tại Nhật.

– Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng mở rộng hơn so với các học bổng khác, từ sinh viên đại học, cao đẳng cho tới thạc sĩ, tiến sĩ. Học bổng trị giá 50.000 yên/tháng cho hệ đại học và 70.000 yên /tháng cho khóa sau đại học. Bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đang học để biết thông tin.

– Học bổng của các đoàn thể tự trị địa phương hoặc đoàn thể tư nhân: hiện nay tại Nhật có 63 đoàn thể tự trị địa phương và 156 tổ chức cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng trị giá khoảng 27.222 yên – 72.322 yên/tháng.

– Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin được học bổng hoặc chế độ giảm học phí của chính trường mình đang học.

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập các trang web sau để tự tìm học bổng Nhật Bản cho mình: https://www.jpss.jp/ hoặc https://www.jasso.go.jp/study_j/scholarshi

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Tìm Nhà Ở Du Học Singapore trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!