Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chinh Phục Fulbright University Vietnam được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
4 BÀI PS. TÁ LUẬN PHỤ. 3 CHÂU LỤC
PHẦN I: Chinh phục Fulbright University Vietnam
Cụ thể, mình đã đỗ Juniata College, Allegheny College, Augustana College( được mời vào Khoa danh dự, S P Jain Global School of Management (90% Tuition fee + 50% Dorm), Johnson & Wales University, Tokyo International University,Kent State University, Adelphi University (nhận được học bổng #Youarewelcomehere khá hiếm), Ripon College, Fulbright University Vietnam
Tất cả các trường đều cho mình kha khá hỗ trợ tài chính / học bổng. Tổng số FA/ scholarship mình nhận được từ 10 trường là $805400(xấp xỉ 18.738.033.700 VND)
2) Background/ Stats về mình:
GPA: Lớp 9: 9.6, Lớp 10: 8.9, Lớp 11: 8.6, Lớp 12 kì I 8.9, TBM cả năm 9.0
Hoạt động ngoại khóa: khá đa dạng, nhưng mình tập trung chủ yếu vào mảng truyền thông – đối ngoại. Một số ví dụ tiêu biểu
Giải Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp tỉnh 2018
Giải Nhì cuộc thi Dấn thân vào khoa học – Trường hè khoa học Sài Gòn 2018
Giải Nhì cuộc thi Một ngày làm Tổng Lãnh sự quán Canada 2020
Kết luận từ cá nhân mình:
Đừng bao giờ vì mác trường thường mà tự ti với các bạn chuyên
Điểm số quan trọng, nhưng không phải là tất cả
Nắm bắt cơ hội cho chính mình, thành công chỉ đến với những người biết kiên trì
III/ Kinh nghiệm chinh phục FUV
Ông bà ta thường có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Hãy cứ tưởng tượng FUV là crush của bạn, để tán được phải tìm hiểu thật kỹ tiêu chí đề ra, tiêu biểu nhất như: chính trực, tiên phong, cầu tiến, có tinh thần lãnh đạo, mang giá trị tốt đẹp đến cộng đồng.
2) Hướng dẫn hoàn thành bộ hồ sơ
Hoạt động ngoại khóa và giải thưởng: Trong phần này, các bạn phải miêu tả chi tiết những gì mình đã làm được: khó khăn trải qua, chức vụ, số thành viên tham gia, thời gian bắt đầu, mục tiêu, cách vượt qua khó khăn, bài học rút ra,… Vì vậy, lời khuyên của mình chính là chất lượng hơn số lượng. HĐNK không nhất thiết phải quá đao to búa lớn, nó đơn giản chỉ là những hoạt động có ích bên ngoài giờ học. Từng có một anh ở miền núi xây dựng thành công một hệ thống ngắt điện tự động vào ban đêm đỡ đần cho mẹ, và điều này đã chinh phục được trái tim của Ban tuyển sinh. Đặc biệt, sau khi tham gia các hoạt động và nhận giải thưởng thì bạn nên chụp ảnh để làm bằng chứng vì phần này được yêu cầu có hình chứng minh.
Additional Information: Không nên bỏ phần này nha! Trong mục này, bạn có thể viết về bất kì điều gì mà muốn BTS hiểu rõ hơn về bản thân. Như mình thì viết về niềm đam mê với Truyền thông bắt nguồn từ việc làm MC và tham gia các cuộc thi Kể chuyện sách hè, môi trường ở Fulbright sẽ giúp mình nối tiếp khát khao đó ra sao và tương lai mình sẽ cống hiến được gì cho trường.
Hãy viết luôn chứ đừng cầm lên hạ xuống, không cần quá quan tâm về số lượng nháp; nếu bí ý quá thì dừng lại tầm 2-3 ngày và sau đó viết tiếp. Chú ý: chỉ nên đưa bài cho những ai bạn thật sự quen biết vì đã từng xảy ra những trường hợp bị ăn cắp ý tưởng và thậm chí đạo nguyên cả bài. Những ý tưởng luận độc đáo có thể xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, khi bạn đang làm bất kì thứ gì. Ý TƯỞNG CỦA BẠN KHÔNG CẦN LÀ ĐỘC NHẤT, NHƯNG PHẢI ĐÁNG NHỚ.
c) Phỏng vấn: Phỏng vấn FUV được chia ra làm 2 lần:
tự trang bị kiến thức xã hội, chăm xem thời sự và cập nhật tin tức
trình bày quan điểm rõ ràng, nói đủ thời gian nhưng không được cướp lời người khác
tra Google những tips giúp cho buổi phỏng vấn nhóm trở nên nổi bật
Đây được xem là một trong những phần mình tự tin nhất và có khá nhiều điều muốn chia sẻ:
Questions about major/school
Plan for the next 5/10 years.
Do you have any questions for us?
Đối với câu này, mình có một số gợi ý với bạn như sau:
Bước 4: Hãy copy email của interviewer để tìm kiếm thêm thông tin về người đó qua các nguồn: faculty trên website, linkedin, facebook,.. Nó tương tự như khi bạn tìm thông tin crush để hiểu nhau hơn , vì vậy bạn có thể tra ra sở thích, quê hương, trường theo học trong các giai đoạn,.. đây sẽ là mạch tiếp nối câu chuyện. Thường những interviewer rất tâm huyết với những giá trị mà trường đã mang lại. Việc này khá ít bạn biết nhưng nó thật sự hiệu quả.
Bước 5: Luyện tập nhiều lần: Nếu chưa tự tin, bạn có thể tự quay video trả lời các câu hỏi đơn giản. Cố gắng thực hành nhiều lần, nó sẽ giúp các bạn nhận ra những lỗi mình còn phạm phải: thiếu eye – contact, body language;..
Bước 6: Nên có mặt ít nhất 15′ trước giờ phỏng vấn để chuẩn bị kĩ thuật, chỉnh lại background cho gọn gàng, quần áo tươm tất và cố gắng giữ một tâm trạng thật thoải mái. Thường interviewer biết tâm lí lo lắng của hs nên cũng rất chill và thân thiện, họ sẽ cố gắng cười và hỗ trợ mình nhất có thể
IV. Những bài học xương máu
Bạn không nhất thiết phải vật vã với college app từ lớp 10, nhưng việc cố gắng hàng ngày là điều cần thiết. Những giấy tờ như CV, thư giới thiệu, Scan học bạ, ảnh chụp hoạt động ngoại khóa, hồ sơ tài chính (bảng lương, kê khai tài sản,..) cần được sắp xếp thành từng mục gọn gàng trên máy tính
Trong lúc học, mình thường nghe Sóng Alpha và chia thời gian theo phương pháp Pomodoro để tăng khả năng tập trung
Hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Cách tốt nhất để làm điều đó là viết ra. Cuộc đời của mình đã được cứu rỗi bởi bullet journal và google calendar. Bạn sẽ không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên của công việc khi cứ lẩm nhẩm mãi trong đầu đâu, sẽ dẫn đến hậu quả là đang làm việc này lại lôi thêm thứ khác ra làm vì không an tâm. Hoặc lúc đặt lưng xuống đi ngủ vẫn trăn trở xem hôm nay còn sót thứ gì chưa làm không, rất không nên!
Việc đặt mục tiêu rõ ràng còn củng cố thêm nghị lực khi bắt đầu chùn bước. Do mình rất sợ thi ĐH VN nên lúc nào cũng phải ép bản thân tiến lên, người khác làm được thì mình cũng có thể làm được. Động lực của mình chính là gia đình mình, mình hiểu được tâm trạng của bố mẹ qua từng ánh mắt, và mình luôn tự hứa phải xúng đáng với sự hy sinh đó. Những nỗ lực từ nhỏ đến lớn của bạn rồi sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng thôi.
3) Tìm một người bạn đồng hành:
Việc này tùy vào mỗi người, nhưng cá nhân mình cảm thấy có một ai đó cùng mục tiêu để trao đổi và xả stress sẽ dễ thở hơn rất nhiều.
4) Tạo mối quan hệ với cộng đồng sinh viên của trường
Hãy cố gắng tham gia vào các group chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng như: Scholarship for Vietnamese Students,.. Ở đó đã và đang có rất nhiều các anh chị và bạn bè tài giỏi. Bạn nên chủ động bắt chuyện lịch sự với các anh chị học tại trường mình đang app để xin thêm kinh nghiệm, review về giáo sư, môi trường sống, cộng đồng hs. Họ cũng có thể nói thêm cho bạn về những hạn chế mà trường đang gặp phải, những lưu ý về tài liệu, môi trường sinh sống hoặc ti tỉ thứ khác.
Cuối cùng, sau bao nhiêu ngày tháng trầy trật thì mình đã làm được. Bạn biết không, quả ngọt sẽ chỉ đến với những ai nỗ lực, kiên trì (mình được FUV chấp nhận sau khi rớt vòng Ưu tiên và nộp tiếp kì mùa xuân). Mình hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn quy trình ứng tuyển Fulbright University Vietnam (dự kiến mở đơn vào tháng 9 này). Hãy phấn đấu từng ngày một , mình làm được và bạn sẽ làm được!
Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Phỏng Vấn Học Bổng 75% British University Vietnam
Bài viết được chia sẻ đến bạn đọc của Scholarship EZ từ bạn Nguyễn Thị Huyền Mai, học viên EZ Apply K13, chủ nhân của học bổng 75% tại BUV
Chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn học bổng?
Luyện script
Mình brainstorm ra nhiều câu hỏi nhất có thể khi phỏng vấn học bổng và chuẩn bị câu trả lời trước cho những câu hỏi đó. Mình tìm hiểu về trường, sinh viên, văn hoá của trường, về ngành nhiều nhất có thể qua alumni, campus tour và các outlet tips phỏng vấn trường gửi cũng như trên mạng.
MÌnh chuẩn bị một số câu hỏi phỏng vấn học bổng cơ bản như: Điểm mạnh/Điểm yếu/Sở thích của bạn là gì? Kể về trải nghiệm/Những khó khăn bạn gặp phải trong khi làm leader? Dự định trong tương lai? Bạn sẽ đóng góp gì cho trường?
Hình dung cách thể hiện phù hợp
Trong khi chuẩn bị câu trả lời cho buổi phỏng vấn học bổng, mình cố gắng hình dung ra hình ảnh bản thân mình muốn thể hiện trước ban giám khảo và cố gắng thể hiện rõ qua các câu trả lời. Không nhất thiết phải thể hiện rằng mình là một người hoàn hảo hay những gì quá to tát mà hãy tìm điểm mà bạn nghĩ mình đặc biệt so với người khác và tập trung thể hiện nó.
Như bản thân mình đã thể hiện mình muốn trở thành một người muốn tạo ra những thay đổi tích cực với trẻ em khuyết tật thì mình đã chứng minh đam mê của mình qua những dự án xã hội mà mình làm trong quá khứ, lý do mình muốn tiếp tục và trong tương lai 3-5 năm nữa mình dự định sẽ làm gì.
Một tips vô cùng hữu ích khi chuẩn bị phỏng vấn đó là nói chuyện trước gương để luyện eye-contact và body language. Ngoài ra thì bạn có thể kết nối với những bạn cùng apply với mình để cùng nhau chuẩn bị phỏng vấn. Mình khi đó đã nhờ một alumni đã từng đỗ học bổng để giúp mình mock interview và sửa lỗi mà nhiều khi trong lúc mình tự chuẩn bị không để ý.
Có thể là vest, áo sơ mi hoặc váy miễn là lịch sự, formal và thoải mái. Tóc để gọn gàng, có thể buộc hoặc xoã tuỳ thích. Cố gắng đến sớm trước 30 phút – một tiếng để sửa sang lại trang phục nếu cần thiết và tạo tinh thần thoải mái trước khi vào phỏng vấn.
Lời khuyên cho những bạn chuẩn bị phỏng vấn học bổng BUV
Đó là hãy tìm hiểu về trường, ngành học thật kỹ trước khi apply. Những thông tin cơ bản về trường, ngành học, cơ hội nghề nghiệp tương lai hay thậm chí lời khuyên, chia sẻ của các alumni, quán quân học bổng đều có trên website của trường. Ngoài ra bạn có thể tham gia các nhóm apply học bổng BUV để kết nối với những bạn có dự định app và giúp đỡ nhau trong quá trình apply hoặc liên hệ với các anh chị alumni đã từng đỗ học bổng để tìm hiểu thêm về trường và kinh nghiệm xin học bổng.
Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright Của Fulbrighter Vĩnh Khang ” Amec
Khi mình xin Nay nhân dịp học bổng Fulbright 2015-2016, mình đã nhận được khá nhiều sự giúp đỡ từ các Fulbrighter đi trước. Số mình cũng thuộc dạng may, vì mình có một số bạn bè Fulbrighters, hoặc không phải Fulbright thì cũng grantee của một số học bổng dạng merit-based như vậy, nên những sự giúp đỡ nhận được đúng kiểu “cây nhà lá vườn”, kiểu thân tình – dễ vào, dễ thấm. học bổng du học Mỹ Fulbright 2017 chính thức khởi động, mình sẽ viết một bài để chia sẻ cho các bạn đi sau, mong sẽ giúp ích được gì đó.
1. Bạn chưa biết bắt đầu phải đi từ đâu?
Các bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu tiêu chí của Fulbright, xem các bạn có những điểm gì, chưa có những điểm gì – “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, google những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước.Tiếp đến là thi tiếng Anh, note tất cả những ý tưởng cho bài luận ra giấy, ra điện thoại – chờ đến ngày đặt bút viết.Nếu có thời gian, liên lạc với 1 số Fulbrighters đi trước, mời họ cà phê, trò chuyện. Hỏi về kinh nghiệm chỉ là 1 phần, mà bạn nên để ý quan sát con người họ, như tính cách, cách nói chuyện, quan điểm trong các vấn đề…, điều này còn giúp ích các bạn rất nhiều ở vòng phỏng vấn. Theo quan sát của mình khi tìm hiểu về các Fulbrighters, có một điều mình rút ra từ các người đi trước – khi họ học xong – quay về Việt Nam, họ có thể thành công hoặc không, hoặc chưa làm được những việc như kì vọng, nhưng họ có một điểm chung: không NHẠT.Lời khuyên nữa cho các bạn là Start early. Mình chuẩn bị hồ sơ học bổng Fullbright trước cả 1 năm, nên chuẩn bị sớm phần nào là bí quyết thành công của mình.
2. Tại sao mình chọn học bổng Fulbright, không phải các học bổng khác?
Thực sự thì khi lên kế hoạch xin học bổng du học, mình cũng có ngắm nghía tham khảo một số học bổng du học các nước khác. Có một số cái cũng nộp hồ sơ, có cái cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng chắc không hợp tiêu chí với họ và cả mình cũng tự cảm thấy, mình đến với các học bổng đó khá hời hợt, nên thôi – thua. Các bạn thấy đó, chính bản thân bạn cũng phải interest và máu với học bổng đó thì động lực mới cao.Riêng học bổng Fulbright, khi mình tham khảo nó, thì mình có cảm nhận rất rõ, đây là học bổng dành cho mình. Theo mình, mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn không hợp với cái này, nhưng lại hợp với cái khác, nên dốc sức cái nào phù hợp với mình thôi, đừng rải hồ sơ – mất thời gian. Với học bổng Fulbright, mình hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của nó, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa. Mình luôn tự tin, mình đủ “quái” để Fulbright committee để ý đến.
3. Báo chí văn hoá mà vẫn xin được học bổng Fulbright. Thật vậy sao?
Câu hỏi này mình được một bạn inbox hỏi cách đây khá lâu. Thực tế, học bổng Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề là bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và những gì bạn trình bày trong vòng phỏng vấn để chứng tỏ bạn xứng đáng được học bổng danh giá này.Nếu trong đầu bạn chưa có một ý niệm cụ thể gì về công việc mình làm, và công việc của bạn đóng vai trò gì trong xã hội thì dù bạn có làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng du học làm gì. Không riêng gì học bổng Fulbright, mà các học bổng du học khác cũng vậy, nó là một “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời chúng tôi lại với lĩnh vực của mình, mình đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền với đơn vị mình công tác và cả những hoạt động cá nhân nữa. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi và có sức ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng xét duyệt học bổng Fulbright .
4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không?
Vì Fulbright cấp học bổng cho các ngành khoa học xã hội, mà một điều dễ dàng nhận thấy khi sang đây học, đó là câu nói: “tiếng Anh chỉ là công cụ” – chắc chỉ đúng với các bạn học kĩ thuật hoặc khoa học tự nhiên, các ngành xã hội thì tiếng Anh cực cực cực quan trọng. Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6.5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, thì lời khuyên dành cho các bạn là nên thi luôn TOEFL iBT vì dù bạn có nộp IELTS thì khi bạn được chọn để cấp học bổng, các bạn vẫn phải thi TOEFL chúng tôi mình, bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề thi lại smart hơn.
5. Thư giới thiệu có cần người chức càng to, càng tốt?
6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc như thế nào?
Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu chung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản dễ hiểu và tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người review và sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ” – các bạn không có ý gì trong bài luận thì ai sửa cũng vậy thôi. No way.Riêng mình, mình chọn creative writing cho bài Personal statement bằng cách viết thư dạng “xuyên không” (trendy tiểu thuyết Trung Quốc vãi). Mình từ tương lai, khi đã nhận được Fulbright, học xong rồi và thực hiện những kế hoạch của mình rồi, quay về quá khứ – nhìn mình từ những lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc cho đến khi quyết định xin Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào. Bằng cách này, mình vừa giới thiệu được background của mình mà không khô cứng như viết biography, và khoe được kế hoạch của mình – với mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai), song song là khiến họ tò mò, muốn biết con người thực ngoài đời của mình.Riêng bài Objective statement, mình chọn cách viết essay: gồm Introduction, body và conclusion. Ở phần body, mình trình bày theo lối diễn giải, và theo thứ tự Firstly, Secondly, … xong đến topic sentence và supporting sentence. Ở bài luận này, nếu các bạn trình bày chung chung thì xem như “tạch” sớm. Hội đồng muốn xem các bạn hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ.Một bài viết ở dạng creative, và 1 bài essay là cách mình balance – tránh “bay” quá – lại thành “bay đi cao quá, xa quá”.
7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn?
Chí Nam biên tập – Tác giả: Vĩnh Khang Hoặc liên hệ Hotline:
AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Của Fulbrighter
Chào tất cả các bạn,
Thành thật xin lỗi anh Thịnh cũng như các bạn vì hold bài viết này lại lâu quá xá. Hiện giờ thì mình đang trong giai đoạn replacement nên cũng hơi cân não. Tuy nhiên, Fulbright 2014 sắp mở, mình cũng muốn chia sẽ nhưng gì mình đã làm được để các bạn có thể tham khảo trên tinh thần là cơ hội chia ra và tốt hơn cho những người muốn tìm tòi.
Trước hết, mình xin chia sẽ là giấc mơ Mỹ của mình đã được nuôi từ khi còn là sinh viên năm 1, năm 2. Sau khi ra trường vào năm 2008, mình cũng vẫn nuôi nó và cũng đã từ chối Hà Lan 1 lần cũng là vì nó. Và rồi cuối cùng, mọi thứ từ từ từ chìm xuồng vì cơ hội thì gần như là bằng 0. Cuộc sống, công việc làm mình quên mất đi chuyện phải đi học lại, phải kết thúc cái mà mình đã bắt đầu. Vậy là mình quyết tâm bỏ 1 công việc rất tốt, một môi trường sống tốt để quay về Vietnam săn học bổng.
Mình đến với Fulbright 1 cách rất tình cờ: Rãnh rỗi. Nguyên nhân là Fulbright đối với mình lúc đó là một thứ gì đó rất xa xỉ và có lẽ không bao giờ với tới được vì rõ ràng trong các ngành mà Fulbright ưu tiên hoàn toàn không có KIẾN TRÚC, 1 thứ vừa mắc tiền, vừa không quá quan trọng đến cộng đồng xét trong một mức độ cấp thiết nào đấy. Sau khi làm việc tại Singapore 1 thời gian, mình quyết định về Việt Nam để kiếm 1 suất học bổng để đi học tiếp và nhắm tới 1 học bổng khác – đối với mình có vẻ dễ dàng lấy được hơn – but it’s actually more complicated than it sounds. Nói như vậy để các bạn thấy đời đôi khi rất bất ngờ và mình chẳng biết được điều gì ở phía trước cả. Nên cứ quyết tâm bắt đầu đi đi, rồi sẽ đến. Tại sao lại là rãnh rỗi? Vì hy vọng vào học bổng Fulbright chỉ nhỉnh hơn con số 0% một chút. Vì mình biết nhiều nhân đã nhận Fulbright toàn là hàng khủng cả ví dụ như GS Ngô Viết Nam Sơn, rồi ông Nguyễn Thiện Nhân, rồi Bút Chì, rồi anh Trần Ngọc Thịnh … chẳng hạn nói đến gì đến Fulbright Kiến Trúc. Rồi mình có đọc được chia sẽ của anh Chí đại ý là mình chẳng biết tụi Mỹ nó nghĩ gì đâu, và rồi là tụi Mỹ muốn người giỏi… Mình nghĩ là mình giỏi và mình còn khoảng nửa tháng không làm gì trước khi Fulbright năm 2013 đóng. Vậy là mình quyết định chuẩn bị cho Fulbright.
Xong, Boom! Semi-finalist rồi phỏng vấn and hell, yeah! Finalist! Phỏng vấn thì cực kỳ thoải mái, với 4 người… Anh Fulbrighter 2005 thì có vẻ rất hài long với 2 bài essay của mình. Anh bảo: “This is amazing! I love your words and your essays move me!” Anh có khen mình cũng nhiều, nhưng mà who knows… Fulbright toàn hàng khủng. Trước khi vào phỏng vấn mình còn gặp cả Hà Kin – cũng là candidate ( nàng cũng vào finalist luôn). Trong quá trình phỏng vấn thì mình không gặp vấn đề gì hết, tất cả đều trong tầm kiểm soát tuy ban đầu mới vào thì hơi panic một chút. Mình phát hiện ra là mọi người thậm chí chưa có khái niệm về Healthcare Architecture. Nên mình bắt đầu chém và chém tương đối…bén. Chỉ có 2 câu hỏi mình hơi bất ngờ là:
– Is there anything that you want to know about Fulbright? – What if you don’t get Fulbright this year?
Mình cũng ngập ngừng thành thật chia sẻ luôn: – Well, I’m here to be interviewed and I’m only prepared to be asked… But if this is the case then are you a Fulbrighter? Could you please tell me more about how Fulbright scholarship’ve changed your life?
– ( Câu này mình cũng hơi shocked… vì mình không có ngại phỏng vẫn nhưng mà hỏi kiểu này thì chắc nghĩ là ngta không muốn cho đi học kiến trúc thật rồi…) Well, that’s sad… but I’m an optimist. You will be most likely seeing me as a candidate next year then. Since I was informed Fulbright does offer scholarship for Healthcare Architecture, I don’t think I will give up!
10 ngày sau, mình nhận được email là finalist khi đang vi vu du lịch ở Bangkok. Boom… Hành trình TOEFL và GRE bắt đầu… Hiện giờ mình cũng đang vật lộn với GRE. Mặc dù ban đầu Fulbright bảo điểm GRE vậy là tốt rồi không cần thi lại nhưng mình có contact với trường và trường bảo nên Improve verbal thôi Essays and Portfolio are excellent, nên mình đành gọi xin chị Hạnh voucher để thi lại. ý mình là để vào được trường mình muốn thì phải ráng chủ động thôi… Got it?
Mình năm nay 27 tuổi. Tốt nghiệp ĐH đã được 4 năm! Làm việc 1 vài năm ở Singapore – Srilanka – Vietnam…Có thể các bạn sẽ thắc mắc đến khi nào thì apply Fulbright là được… Câu trả lời của mình là khi bạn thấy sẵn sàng. Ở một mức độ bạn build up cho mình đủ sự tự tin, chin chắn để viết ra những điều trong essay không quá lý tưởng hoá mọi chuyện, phải thực tế, biết được những gì mình có và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình như thế nào. Mình nghĩ với bề dày săn người của FB, người ta sẽ biết đặt niềm tin vào người biết mình là ai và mình có những gì.
Còn hồ sơ của mình có gì… thì đó là một câu chuyện dài… Nhưng dù sao điều đó cũng không quan trọng bằng việc bạn đem cái gì ra để nuôi ước mơ của mình. Đó mới chính là thứ thuyết phục được Fulbright! Mình sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm của mình nhiều hơn nữa. Chỉ sợ viết dài quá thì đọc lại chán chúng tôi thôi… Mình vẫn còn 1 quãng đường nữa phải chạy…
Thanks for reading…
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chinh Phục Fulbright University Vietnam trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!