Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Chính Phủ Nhật Bản Mext được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chia sẻ của Hữu Phúc (học viên lớp A7 Akira) – người đã Apply thành công Học bổng chính phủ Nhật Bản MEXT – về con đường Chinh phục học bổng danh giá này.
“Đã có nhiều anh chị sempai đi trước viết rất đầy đủ. Tuy nhiên như khi mình apply thì thấy dù đọc bao nhiêu cũng không thấy đủ, nên mình viết lại những gì mình đã làm khi đăng kí học bổng này. Hi vọng giúp được một vài bạn một phần nhỏ nào đó.
(2) chúng tôi phần chia sẻ kinh nghiệm
(3) Blog: nihonjinjanai.blogspot.jp/p/for-monbukagakusho-mext-scholars.html
Turning point là khi mình đọc được bài báo này: “Don’t worry where you’ll be in 5 years” Trong đó có 1 đoạn như thế này:
Hồ sơ MEXT thực ra không quá phức tạp, nhưng nhờ có Cục Đào tạo với nước ngoài mà số giấy tờ bạn phải chuẩn bị tăng lên đáng kể. Hồ sơ gồm 2 phần: phần tiếng việt: 1 bộ online, 1 bộ offline; phần tiếng anh (gồm 4 bộ con A, B, C, D). Nơi tiếp nhận và xét duyệt là Cục Đào tạo với nước ngoài. (vied.vn)
Vì giấy tờ khá nhiều nên bạn cần chuẩn bị trước khi có thông báo chính thức vào giữa hoặc cuối tháng 4 hàng năm: công chứng, dịch thuật trước các chứng chỉ, học bạ cấp 3; xin trước bảng điểm đại học; điền trước application form; scan giấy tờ, viết bài luận cho bộ online… Danh sách hồ sơ không có nhiều khác biệt giữa các năm, tuy nhiên cũng có thể có thay đổi nhỏ. VD: các năm trước đều có mẫu thư giới thiệu sẵn nhưng năm của mình thì được viết tự do. Tuy vậy, theo kinh nghiệm cá nhân thì dù bạn có chuẩn bị trước kĩ như thế nào thì trong 1 tháng thông báo hồ sơ, bạn cũng sẽ bù đầu lên với giấytờ mà không làm được việc gì khác đâu. Định lý 80-20 mà: 80% công việc được hoàn thành vào 20% thời gian cuối cùng!
Về application form, mình nghe đồn nếu bạn để phông chữ đậm cho những chỗ bạn điền thì giám khảo sẽ rất thích. :v Có lẽ vì nó nổi bật và dễ nhìn. Kinh nghiệm bản thân thì mình để toàn bộ ở font Time New Roman, size 8.0, kiểu chữ đậm. Như vậy sẽ cân đối với font chữ có sẵn trong application form và trông gọn gàng, đẹp mắt. (Có lẽ bạn sẽ nghĩ mình tủn mủn vụn vặt nhưng SteveJob từng nói: “Tiểu tiết làm lên lịch sử”, cho nên mình luôn muốn làm mọi thứ hoàn hảo nhất có thể. Vì rất có thể bạn sẽ fail bởi vài điều rất ư vụn vặt. Từ giờ đến cuối bạn sẽ gặp nhiều cái tiểu tiết như vậy!)
Tùy theo ngành và bậc học bạn đăng kí mà số môn thi sẽ khác nhau. Để cho rõ thì bạn nên check lại thông báo các năm trước. 5 bạn năm nay đều khối kĩ thuật nên các môn sẽ là: Toán học, Vật Lý (Sinh học), Hóa học, Tiếng Anh, Tiếng Nhật. Các bạn chú ý môn Toán gồm Toán A (cho khối kinh tế), Toán B (khối kĩ thuật). Hồi mình ôn thi lại tưởng ngược lại, thành ra chủ quan không thèm làm đề Toán B, chỉ tập trung vào Toán A. Lúc vào phòng thi mới ngã ngửa là mình nhầm, rất may major là Toán nên vẫn qua được. Kể cũng hú hồn! :))))
Nếu bạn không biết tí tiếng Nhật nào thì phần thi Tiếng Nhật chỉ cần ghi tên lên giấy thi rồi nộp lại. Yêu cầu tiếng Nhật có lẽ bằng 0 đối với khối kĩ thuật, cả 5 người năm nay đều không biết chút gì hoặc rất ít. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì bạn cần phải có khả năng tiếng Nhật tốt nếu muốn apply khối kinh tế. Bí kíp cho vòng thi viết này chỉ có một câu duy nhất: Ôn luyện kiến thức thật kĩ, thật tốt vào mà thôi.
Tài liệu mình đã dùng:
– Một số đề thi các năm trước: chúng tôi mediafire.com/download/ggmx1p41k244y2k/De+thi+MEXT.zip
– Lên group facebook (1) để hỏi han về tài liệu.
– Hóa: Bộ sách giáo khoa Hóa nâng cao cấp III: lớp 10,11,12.
– Vật lý: Chủ yếu là quyển Physics A level, nhà xuất bản Springer, hình như tài liệu của trung tâm Hexagon. (Tiếc là mình không có bản mềm). Một chút trong bộ sách Cơ sở Vật lý của Haliday.
– Toán: vì là Major nên mình không ôn luyện gì cả.
– Tiếng Anh: đề thi đại học khối A1, khối D các năm; đề reading IELTS.
Mình biết đến MEXT và quyết định apply khá muộn, khoảng tháng 2/2014. Tính đến cuối tháng 6 thi viết thì chỉ có 4-5 tháng ôn luyện. Khoảng thời gian này không phải là dài vì mình mất gốc hoàn toàn môn Hóa, biết lơ mơ môn Lý. Vì không có nhiều đề thi khoảng 6 đề gì đó nên mình làm 1 mạch 4 đề trước để nắm được bao quát phạm vi kiến thức và dạng câu hỏi. Làm xong 4 đề đó thì mình thấy kiến thức trong quyển Physics A level và bộ sách Hóa cấp 3 khá sát, có thể nói là bao trọn luôn rồi. Chỉ có 1 vài phần Vật Lý về hiệu ứng Dopler … là phải dùng đến sách của Haliday. Đề Toán thì kiểu khó hơn đề thi đại học (có lẽ vì nó khác kiểu hoàn toàn) và dễ hơn đề thi học sinh giỏi. Đề Vật lý khá dễ, các câu hỏi chỉ có 1 nút tư duy, không hề đánh đố học sinh, chỉ cần bạn biết kiến thức về câu hỏi đó là trả lời được một cách dễ dàng. Đề Hóa với mình thì thực sự khó khăn vì mình rất dốt Hóa. Đề Tiếng Anh yêu cầu ngữ pháp và đọc hiểu, bạn nên làm đề đại học, nếu làm được đề reading của IETLS thì càng tốt. Mình tự ước lượng thời gian mà minh có và lượng kiến thức cần học để lên lịch học tập. Có cho mình lộ trình ôn luyện cẩn thận sẽ làm tăng độ hiệu quả lên rất nhiều. Kiểu mỗi chương học trong bao nhiêu ngày, sáng thì học Lý, chiều học Hóa, tối làm đề đại học tiếng Anh. Hầu như minh trốn học hẳn trên lớp để tập trung ôn cho MEXT. Thậm chí lúc gần đến ngày thi viết, trường mình cũng bắt đầu thi học kì, mình dù không học trên lớp nhưng ôn tập cũng rất qua loa, kiểu ngày mai thi thì hôm nay mới ôn, môn 5 tín chỉ ôn 1 ngày, môn 2-3 tín chỉ ôn 1 buổi. Tất nhiên là kết quả học trên lớp của mình thảm hại vô cùng. Có điều cuộc sống này vốn công bằng, không ai có thể làm được tất cả mọi việc, có những lúc tự bản thân phải biết đánh đổi, phải biết cái gì quan trọng hơn với mình là lựa chọn! Từ vựng chuyên môn mình chủ yếu học trong đề thi là chính và cũng thấy đủ dùng.
Sau khi hoàn thành quá trình ôn luyện miệt mài căng thẳng, mình test lại bản thân bằng 2 đề thi còn lại để tăng độ tự tin cũng như lên tinh thần cho cuộc chiến 1 mất 1 còn sắp tới. Trước ngày thi, mình vê quê tĩnh dưỡng 2-3 ngày, nghỉ ngơi thư giãn. Mình luôn luôn tránh việc sát ngày thi rồi mà vẫn còn cày cuốc. Trạng nguyên Lương Thế Vinh từng nói: “Trước khi thi mà học thì không phải là thi” mà. 😀
Trong khi buổi thi đang diễn ra, tốt nhất đừng nói chuyện với các thí sinh khác, vì nó rất dễ làm tâm lý xao động. Bài thi làm được càng nhiều thì càng tốt, không có mức yêu cầu tối thiểu nào được đưa ra cả. Kết thúc buổi thi, mình làm cũng tàm tạm. Theo mình suy đoán thì Toán: 100%, Lý: 90%, Tiếng Anh: 85-90%, Hóa: 60% . Hóa mình làm kém vì ôn chưa tới, 1 tuần cuối cùng mình phải học 10 chương Hữu cơ thì bạn biết rồi đó.:D Thi xong xuôi mình về nhà nghỉ ngơi, chờ được gọi đi phỏng vấn. Bạn đừng nghĩ nhiều đến kì thi viết. Nghĩ nhiều cũng làm được gì đâu, lại đau cả đầu, mệt cả người thêm ý chứ. 😀
Sau thi viết khoảng 3 tuần thì có thông báo shortlist. Thi phỏng vấn diễn ra 1 tuần sau đó, mọi năm thì vòng này còn khá nhiều người (năm trước là 35 người), đến năm mình chỉ có 11, ít đột xuất … (mình sẽ viết tiếp khi có thời gian, chắc là trước khi vòng phỏng vấn năm nay diễn ra)
Học viên lớp A7 Akira
Học bổng MEXT là học bổng có giá trị nhất trong tất cả những học bổng du học Nhật Bản, vì vậy yêu cầu dành cho học bổng cũng là rất cao. Hiện tại Học bổng MEXT không còn xét tuyển thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa, thí sinh có nguyện vọng đạt được Học bổng cần chủ động tìm kiếm thông tin trên Website của Đại sứ quán Nhật Bản (những thông tin cần thiết và chính xác nhất đều đã được thông báo trên trang này)
Điện thoại: 0938 234 459 (gặp Tiên) hoặc 0967 457 097 (gặp Uyên)
Email: duhoc.akiraedu@gmail.com
Kinh Nghiệm Công Phá Học Bổng Chính Phủ Nhật Bản Mext
I. Lý do chọn học Luật ở Nhật Tạm bỏ qua những yếu tố văn hoá thì chắc ai cũng biết như Nhật Bản là một đất nước đáng sống và nổi tiếng với những cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng hệ thống cơ sở hạ tầng tuyệt vời, nền giáo dục phát triển…sau đây là những lý do của tôi cho quyết định đi học tại Nhật:
Lý do trước tiên cũng không có gì đặc biệt, giành được học bổng thì phải đi thôi.
Trong điều kiện cạnh tranh cao như hiện nay, việc kiếm một suất học bổng toàn phần du học nước ngoài không phải là một việc đơn giả. Do đó, tôi đã nghĩ là phải nắm bắt ngay cơ hội này chứ không mất quá nhiều thời gian để tính toán xem đi học ở đâu tốt hơn hay là cân nhắc những câu hỏi đại loại như: học Luật ở Nhật thì có bằng học ở Anh hay Mỹ? Học Luật tại Nhật có làm trình độ tiếng Anh của bạn kém đi? Vì vậy, việc giành được học bổng toàn phần tại một nước phát triển và thú vị như Nhật Bản thì không có gì phải lăn tăn cả. Thực ra, trong khoảng thời gian apply học bổng Nhật, tôi đã vượt qua các vòng tuyển chọn của một học bổng chính sách công (public policy) tại đại học Indiana, Hoa Kỳ (luôn đứng top 10 về ngành public policy) nhưng vì một số vướng mắc về điều kiện thủ tục, giấy tờ, trong khi học bổng đi Nhật đã xong xuôi hết thủ tục và được học đúng chuyên ngành (luật) nên tôi đã quyết định chọn đi học tại Nhật.
Lý do thứ hai, trong quá trình làm hồ sơ xin học bổng, tôi đã nghiên cứu sơ qua về hệ thống pháp luật của Nhật và thấy hệ thống này rất phù hợp để nghiên cứu, ứng dụng vì Nhật và Việt Nam về cơ bản đều là những nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa – Civil law.
Mặt khác, rất nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay được xây dựng dựa trên luật Nhật Bản và một số nước civil law khác như Pháp và Đức, điển hình là Bộ luật dân sự mới được sửa đổi năm 2015. Do đó, sẽ rất dễ dàng trong việc hiểu và áp dụng kiến thức đã học sau khi về nước. Tuy nhiên, Nhật Bản không chỉ là một nước thuần theo hệ thống civil law, bên cạnh hệ thống luật thành văn gồm hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật, Nhật Bản cũng có một hệ thống các án lệ đồ sộ, đạt quy chuẩn cao và là một trong những nguồn luật chính của những người hành nghề Luật tại Nhật, vì vậy, ở một khía nào đó, tuy chưa hoàn toàn chính xác nhưng cũng có thể hiểu rằng hệ thống pháp luật Nhật Bản là một sự pha trộn giữa hai hệ thống Civil law và Common law.
Tuy nhiên, khi mà hầu như người người nhà nhà đều có thể sử dụng tiếng Anh, việc biết thêm một trong những thứ tiếng khó nhất trên thế giới như tiếng Nhật sẽ làm bạn hoàn toàn khác biệt. Ngoài việc làm bạn tự tin hơn, CV có thêm một gạch đầu dòng rất đáng chú ý…đây sẽ là một lợi thế tuyệt đối nếu bạn muốn có một công việc tại những law firm, tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản, hay thậm chí trong bất cứ công ty, hãng luật lớn nào khác, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản hiện nay đang cực kỳ phát triển trên tất cả mọi khía cạnh, không chỉ trong lĩnh vực hợp tác xây dựng pháp luật mà còn ở quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư…
Còn gì tuyệt vời hơn khi kết thúc 2 năm học thạc sỹ ở Nhật với một tấm bằng LL.M và một chứng chỉ tiếng Nhật thuộc loại khá trên tay. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc đi học ở Nhật sẽ làm tiếng Anh của bạn thui chột đi và không phát triển được vì dân Nhật không nói tiếng Anh.
Mặt khác, ở bên này, tiếng Nhật được đào tạo miễn phí bởi người bản địa trong khi ở nhà phải bỏ cả chục triệu ra để học thì tội gì mà không cố gắng đúng không. Tất nhiên, đó chỉ là nói vui thôi, tất cả đều phụ thuộc vào ý chí riêng của bản thân và đặc biệt những mục tiêu ưu tiên trong việc học tập, nghiên cứu cuả các bạn. Riêng về phần cá nhân tôi, sau gần 2 năm học LLM song song với học tiếng Nhật, mặc dù trình độ tiếng Nhật còn khá bập bõm nhưng tôi đang phấn đấu có thể thi được bằng N3 (trình độ pre inter) trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật sắp tới vào cuối năm.
II. Các yếu tố quan trọng để xin học bổng Trước tiên, cần phải làm rõ có những loại học bổng nào dành cho ngành Luật tại Nhật và điều kiện của từng loại học bổng đó để xác định mục tiêu rõ ràng cho mình. Hiện nay, hai học bổng phổ biến nhất và tốt nhất dành cho sinh viên ngành Luật là học bổng
Học bổng MEXT hay còn gọi là học bổng Mongukabakusho là học bổng do Bộ Giáo dục Nhật Bản cấp và dành cho tất cả mọi đối tượng không giới hạn khối nhà nước hay tư nhân, sinh viên vừa ra trường cũng có thể apply nếu đủ điều kiện.
Một loại học bổng khác tên là Học bổng phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (JDS) được quản lý và cấp bởi dự án JICA, JDS đặc thù hơn so với MEXT vì chỉ dành riêng cho các ứng viên thuộc khối nhà nước; đối với chuyên ngành Luật, thông thường các ứng viên của các cơ quan, ngành như Bộ Tư pháp, Toà án, Viện Kiểm sát và các trường đào tạo về luật sẽ phải “chiến đấu” với nhau để dành suất học bổng này.
Giữa học bổng MEXT và học bổng JDS, mỗi loại học bổng sẽ có những ưu điểm và điểm hạn chế nhất định. Ví dụ: sinh viên học bổng Mext từ khi mới sang Nhật và còn bỡ ngỡ đã phải tự thân vận động làm hết các thủ tục tối cần thiết như: đăng ký nơi ở, đăng ký bảo hiểm, làm thẻ ngân hàng, tìm nhà và ký hợp đồng thuê nhà…
Trong khi sinh viên JDS được tổ chức cấp học bổng hỗ trợ và hướng dẫn khá tận tình về những việc này. Ngược lại, sinh viên JDS phải chịu sự giám sát, quản lý khá nghiêm ngặt về sinh hoạt, học tập, đi lại…cứ 3 tháng một lần phải viết báo cáo cũng như gặp gỡ nói chuyện với đại diện của tổ chức học bổng; về các vấn đề này, sinh viên MEXT được tự do hơn trong đi lại, về nước thăm gia đình cũng như đi làm thêm…Về các thông tin cụ thể khác như điều kiện, hồ sơ, trình tự đăng ký cũng như chế độ của hai loại học bổng trên, các bạn có thể dễ dàng tìm được trên mạng.
Việc chọn trường cũng rất quan trọng, hiện nay ở Nhật, hai trường đại học nổi bật nhất với chương trình LL.M dành riêng cho sinh viên nước ngoài là khoa Luật, Đại học Tổng hợp Nagoya và khoa Luật, Đại học Kyushyu. Đây là hai trong số bảy trường đại học quốc lập lâu đời và nổi tiếng nhất Nhật Bản. Về chất lượng đào tạo nói chung, trong bảng xếp hạng mới nhất, đại học Nagoya được xếp ở vị trí thứ 4 trong khi đại học Kyushu đứng ở vị trí số 7 toàn quốc.
Mặc dù, mỗi trường đều có đầy đủ các ngành luật chuyên biệt ở tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên, trường Kyushu thiên về mảng kinh tế, thương mại và sở hữu trí tuệ trong khi trường Nagoya nghiên cứu sâu hơn về ngành luật so sánh cũng như mảng luật công. Tại khoa Luật của đại học Nagoya, và Kyushu, khoá học LL.M được thiết kế với tên gọi lần lượt là “LL.M. (Comparative Law) Program in Law and Political Science” và “LL.M. Program in International Economic and Business Law”. Trên trang web của các trường sẽ có hướng dẫn chi tiết về chương trình học, danh sách các môn học cũng như list các giáo sư, email liên lạc và chuyên ngành của họ.
“Sau tất cả”, tôi rút ra một kinh nghiệm cho việc chọn đề tài như sau:
(1) xác định chuyên ngành tôi muốn theo hoặc nên theo, sở dĩ nói là “nên theo” vì có thể bạn có đam mê hoặc có thế mạnh về một lĩnh vực nhất định nhưng tại trường bạn chọn không có giáo sư chuyên sâu về mảng đó hoặc họ không hứng thú về mảng đó thì tốt nhất bạn nên xác định lại hướng đi khác bằng cách cân nhắc việc “nên” theo đuổi một ngành khác;
(3) Chọn trường và lĩnh vực thế mạnh của trường (như tôi đã nói ở trên);
(5) Bắt tay viết đề xuất nghiên cứu, bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: (i) giới thiệu (introduction), (ii) vấn đề tồn tại, thực trạng (problem statement); (iii) quan điểm của người viết về vấn đề cũng như hướng giải quyết vấn đề (thesis statement); (iv) mục đích của nghiên cứu (purpose) và (v) kế hoạch nghiên cứu, triển khai đề tài (research plan). Trong các bước trên, bạn có thể làm theo thứ tự hoặc tự cân đối tuỳ theo thực tế nghiên cứu của các bạn.
Tất nhiên đó chỉ là kinh nghiệm chủ quan của riêng tôi nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp đề tài của bạn tăng khả năng được chấp nhận trong quá trình xin học bổng.
Theo: Vietnam Legal Education and Career Forum – Diễn Đàn Pháp Luật
Chân thành cảm ơn Linh với 1 bài viết chia sẻ kinh nghiệm rất hay
Học Bổng Mext (Monbukagakusho) Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Mext
Học bổng MEXT (Monbukagakusho) kinh nghiệm apply học bổng MEXT. Học bổng MEXT (Monbukagakusho) là loại học bổng du học Nhật Bản toàn phần do chỉnh phủ Nhật Bản cấp cho các bạn thật sự có ý chí và có tinh thần học hỏi cao.
Học bổng MEXT (Monbukagakusho) là gì ?
MEXT là từ viết tắt của Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology – Japan, nghĩa là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.
Monbukagakusho là phiên âm của từ tiếng Nhật 文部科学省, cũng có nghĩa là Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản.
Vì vậy, học bổng MEXT và học bổng Monbukagakusho (hay được các bạn gọi tắt là học bổng Monbusho) là một. Nếu nói bằng tiếng Anh thì là MEXT scholarship, nếu nói bằng tiếng Nhật thì là 文部科学省の奨学金, nếu nói bằng tiếng Việt thì có thể dùng cả hai cách gọi, hoặc là học bổng MEXT và học bổng Monbukagakusho.
Đây là học bổng của chính phủ Nhật dành cho các sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Nhật.
Chuẩn bị hồ sơ
Bước 1:
Theo dõi thông tin trên trang web của Bộ Giáo dục (moet.gov.vn), đồng thời sẽ có đường dẫn về mẫu hồ sơ đăng ký thi học bổng dành cho tất cả các ngành trong cả nước, có cả học bổng trung cấp, cao đẳng, đại học và thạc sĩ.
Lưu ý, có rất nhiều mẫu đơn khác nhau nên bạn phải tìm đúng mẫu đơn học bổng và năm mình thi.
Hãy tìm cho mình một mentor (tạm dịch: người hướng dẫn) – đó là các anh chị đi trước đã từng nhận được học bổng chính phủ MEXT. Những mentor này là những người có kinh nghiệm “thực chiến”. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích từ việc chuẩn bị hồ sơ cho đến ôn thi và phỏng vấn.
Bước 2:
Đối với học bổng chính phủ MEXT hệ đại học
Điều bạn cần làm là trau chuốt bộ hồ sơ của mình càng lung linh càng tốt. Với các bạn apply học bổng học đại học, điểm số cấp 3 sẽ là yếu tố quyết định. Thế nên tốt hơn hết là bạn nên có một học bạ kèm theo một bảng điểm gây ấn tượng, với các thành tích giải tỉnh, thành phố, quốc gia hay quốc tế càng tốt.
Nếu như bảng điểm cấp 3 của bạn không quá xuất sắc? Bạn có thể bù lại khoản điểm số bằng khả năng ngoại ngữ, ví dụ: Điểm số cao khi sở hữu tấm bằng JLPT tiếng Nhật hoặc bằng IELTS, TOEIC, TOEFL thể hiện khả năng tiếng Anh sẽ giúp làm nổi bật hồ sơ của bạn.
Ngoài ra, bạn nên liệt kê các hoạt động xã hội đi kèm với thư giới thiệu. Thư giới thiệu của bạn tốt nhất nên được viết bởi những người có học vị cao, ví dụ như các thầy cô trưởng phó khoa hay các giáo sư, tiến sĩ…
Đối với học bổng chính phủ MEXT bậc sau đại học
Hoặc nếu các nghiên cứu của bạn có giải thưởng thì bạn sẽ càng có nhiều lợi thế. Ngoài ra, hãy làm nổi bật khả năng thích ứng với môi trường học tập quốc tế. Đừng quên nhấn mạnh vào khả năng nghiên cứu độc lập của bạn.
Khi chọn đề tài luận án/nghiên cứu của mình, hãy ưu tiên các đề tài mang tính thực tiễn. Người Nhật rất coi trọng các ứng dụng của nghiên cứu vào đời sống, khoa học. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu về các vấn đề hiện có ở Việt Nam và định hướng tìm giáo sư/ngành học thuộc lĩnh vực phù hợp tại Nhật Bản.
Một số lưu ý cho vòng hồ sơ
Trình bày hồ sơ như thế nào? Hồ sơ phải nêu được năng lực của bạn, trình bày rõ ràng, dễ nhìn. Mọi thứ phải được liên kết với nhau thật dễ hiểu và logic. Thư giới thiệu, phải được gửi kèm trong phong bì có dán niêm phong của trường/người giới thiệu, vì người Nhật đề cao sự bảo mật cũng như sự trang trọng trong hình thức.
Nên nộp hồ sơ trước thời điểm hết hạn khoảng 2-3 tháng đề phòng trường hợp bạn cần bổ sung thêm giấy tờ. Chiến lược chọn trường chuẩn xác
Trước hết, bạn nên chọn trường quốc lập/công lập (các trường do chính quyền địa phương như các tỉnh thành lập) vì chất lượng đảm bảo và uy tín hơn so với các trường dân lập.
Thứ nhất, phải xác định được mục tiêu một cách rõ ràng. Nên chọn xem nội dung học nào phù hợp với khả năng, xác định mình muốn học những gì để có thể theo đuổi đến cùng.
Sau khi các bạn đã tìm ra được mục tiêu thì nên chọn trường theo tỷ lệ chọi. Các bạn nên chọn những trường phù hợp với khả năng để tăng tỷ lệ được nhận vào hoặc những trường có anh chị, người quen đã từng học để nắm được nhiều thông tin hơn.
Tốt nhất, bạn hãy tìm thông tin đầy đủ về trường, ví dụ: Trong những năm trở lại đây có nhận sinh viên du học hay không? Hàng năm nhận bao nhiêu sinh viên theo chương trình học bổng MEXT? Trong số đó có bao nhiêu sinh viên người Việt Nam và năm nay chỉ tiêu nhận là bao nhiêu?…
Thứ hai, xem trường đó ở đâu. Ở thành phố lớn thì mức sống sẽ cao, tất nhiên tiền học bổng đủ cho bạn sống không đến nỗi vất vả nhưng dù sao thì có tiền dư giả thì vẫn hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn trường ở một vùng xa xôi hẻo lánh, trước giờ chưa ai tới nếu bạn sợ buồn chán.
Thứ ba, xem trường có ký túc xá hay không, nếu không được ở trong ký túc xá thì tiền nhà cũng là một khó khăn lớn và cần bạn chuẩn bị ngân sách phù hợp.
Rất nhiều trường hợp, thí sinh dự thi MEXT vượt qua 3 vòng thi (hồ sơ, viết, phỏng vấn) tại đại sứ quán nhưng kết quả sau cùng vào tháng 12 hàng năm lại báo trượt là do chưa có chiến lược chọn trường đại học chuẩn xác nên các bạn hãy hết sức cẩn trọng trong từng quyết định.
Quy trình xét duyệt hồ sơ
Quy trình xét duyệt hồ sơ, thi tuyển và phỏng vấn gồm các bước chính sau (qui trình này có thể thay đổi hằng năm):
Thông báo học bổng
Làm hồ sơ và xin giấy giới thiệu của trường, cơ quan đang học tập, công tác
Nộp hồ sơ lên Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách sơ tuyển
Chuyển danh sách sơ tuyển sang ĐSQ hoặc LSQ Nhật tại Việt Nam
ĐSQ và LSQ Nhật công bố ngày thi, môn thi hoặc phỏng vấn
Thí sinh tiến hành thi hoặc phỏng vấn
ĐSQ và LSQ Nhật chuyển hồ sơ tiến cử lên Bộ Giáo dục Nhật Bản (MEXT)
Công bố danh sách trúng tuyển và phát giấy gọi trúng tuyển
Chuẩn bị làm hồ sơ đi học
Đến Nhật Bản và tham gia học tập
Kết luận
Thời gian nhận được thông báo kết quả sẽ mất khoảng vài tháng kể từ ngày dự kỳ thi và phỏng vấn lần cuối cùng ở Ðại sứ quán Nhật Bản. Sau khi vượt qua vòng này, gần như bạn sẽ chắc chắn nhận được học bổng.
Học bổng MEXT là học bổng có giá trị nhất trong tất cả những học bổng du học Nhật Bản, vì vậy yêu cầu dành cho học bổng cũng là rất cao. Hiện tại Học bổng MEXT không còn xét tuyển thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo nữa, thí sinh có nguyện vọng đạt được Học bổng cần chủ động tìm kiếm thông tin trên website của Đại sứ quán Nhật Bản (những thông tin cần thiết và chính xác nhất đều đã được thông báo trên trang này).
Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Chính Phủ Thụy Sỹ
Hồ sơ SGS bao gồm Bạn phải chuẩn bị 3 bộ hồ sơ giống hệt nhau, mỗi bộ gồm có: 1) Application form 2) Bằng đại học + bảng điểm 3) 2 thư giới thiệu 4) Personal Statement – Với Master program: 2 pages – Với Research Fellowships: 5 pages research proposal 5) Curriculum vitae 6) Letter of contact: – Với Master program: thư từ Master director / coordinator chỉ rõ là mình đã liên hệ với trường và mình có thể được nhận vào trường – Đối với Research Fellowships: thư xác nhận của giáo sư là sẽ hướng dẫn nghiên cứu. 7) 1 health certificate (theo form) Các giấy tờ khác: Chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ khác, giấy khen…
Quy trình nộp hồ sơ: Từ tháng 8, các bạn liên hệ với Swiss Embassy lấy hồ sơ, hạn nộp là 30/10 hàng năm, và thi tiếng anh trong khoảng tháng 12. Qúa trình xét hồ sơ gồm các vòng như sau: -Tháng 11: Swiss Embassy xét hồ sơ của mình, nếu qua thì: -Tháng 12: Swiss Embassy gọi mình đến làm bài test ngoại ngữ và phỏng vấn, nếu qua thì: -Tháng 1: Swiss Embassy gửi hồ sơ của mình cho hội đồng ở Bern, Thụy Sỹ, nếu qua thì: -Tháng 3: sẽ thông báo kết quả RL và ML, nếu qua thì -Ăn mừng + tạm biệt gia đình, bạn bè chuẩn bị đi Thụy Sỹ he he
Qúa trình liên hệ với các anh chị của tôi bắt đầu từ sau 1 năm trắng tay, khi tôi phải định hướng lại mình sẽ muốn gì, muốn apply vào đâu và cần phải chỉnh sửa gì trong hồ sơ. Tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm từ các diễn đàn ttvnol, diễn đàn du học vietphd và facebook. Có 1 điều các bạn nên nhớ là những người đi trước cũng đã từng như mình, đã từng phải mò mẫm như mình nên họ luôn sẵn sàng chia sẻ nhiệt tình; vì thế các bạn đừng ngại hỏi và thắc mắc (tất nhiên cần dành thời gian nghiên cứu thật cẩn thận trước khi đưa câu hỏi ).
Riêng về SGS, tôi đã contact với nhiều người nhất, vì đây là học bổng mà tôi tâm huyết nhất. Tôi đã may mắn quen được anh Huy từ diễn đàn Swiss Việt và từ đó tôi được giới thiệu chị Chi (SGS holder 2005). Sau khi đỗ, nhìn lại email của tôi qua lại với chị Chi mà không khỏi rùng mình, đến mấy chục cái email qua lại, mà email nào cũng dài đến cả trang. Tôi cũng được anh bạn giới thiệu sang cho 1 anh Diên (SGS holder 2008). Sau này, trong quá trình làm hồ sơ, phỏng vấn, thi ở Swiss Embassy, tôi đã nhận được nhiều góp ý từ 2 người này he he .
Bên cạnh xin học bổng chính phủ, các bạn cũng đừng quên apply các học bổng trường vì hầu như các trường ở Switzerland đều có học bổng hay Finacial Aid. Rất nhiều anh chị và nhiều bạn ở ETH Zurich như anh Hiệp, cu Khang, chị Dung đã giúp tôi rất nhiều trong suốt quá trình nộp hồ sơ, đến khi có admission, tìm nhà cửa cũng như khi apply học bổng trường. Chẳng hạn như khi nộp hồ sơ vào trường , tôi phải làm 2 bộ ở hai nơi khác nhau (1 bộ cho Admission Office và 1 bộ cho Scholarship Office) nên tôi đã gửi đến địa chỉ anh Hiệp, nhờ anh ấy đi gửi giúp tôi để tiết kiệm tiền
Cũng như vậy, các học bổng mà tôi apply, tôi đều cố gắng liên hệ với các anh chị, các bạn và họ cũng đã bị tôi làm phiền khá nhiều . Những gì mà tôi đạt được cũng phải cám ơn công lao của họ rất nhiều Chẳng hạn như học bổng HSP, phải cám ơn đến bạn Tungkelvin, bạn Nguyệt, chị Liên Phương, bạn Liên Bùi, bạn Hà & Long…. Những khóa học mà tôi không apply thành công cũng có sự giúp đỡ của rất nhiều người như bạn Thư (EM-ABG, VLIR), em Lân, em Phương, em Trang…(Eiffel), chị Chi (EM Food of life) anh Ninh (Copenhagen)… Và còn rất nhiều các anh chị, các bạn khác trên các fb, diễn đàn du học mà tôi chỉ được biết qua các nickname
3.Kinh nghiệm contact với trường và xin letter of contact
Chọn trường: Đối với Thụy Sỹ, các bạn có thể chọn 1 trong 12 trường đại học (xem trong guidelines), mỗi trường sẽ có 1 deadline khác nhau và có những yêu cầu khác nhau. Chẳng hạn, khi tôi chọn ETH Zurich thì trường này chỉ yêu cầu IELTS 6.0 nhưng phải nộp điểm GRE.
6.Kinh nghiệm phỏng vấn ở Swiss Embassy Qúa trình thi tiếng ở Swiss Embassy sẽ diễn ra khoảng sau 2 tháng kể từ deadline. Theo bản thân tôi, cả SGS holder 2005, 2008 đánh giá thì kỳ thi này không quá khó. Kỳ thi diễn ra trong khoảng 75 phút (60 mins: written test, 15mins: interview). Đề thi khá giống với phong các thi đại học khối D (chia động từ theo thì, điền từ vưng, đọc hiểu, viết lại câu và viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 1 page). Tôi đã được chị Chi (SGS holder 2005) chỉ bảo rất tận tình nên chỉ ôn trong các cuốn sách ôn thi đại học. Tuy nhiên, với các bạn có kiến thức vững thì không có gì phải lo cả. Phần writing thì khá buồn cười, nhìn vào 1 bức tranh và mô tả lại (Những ai học IELTS sẽ có lợi thế hơn chăng? )
Phần interview: những câu hỏi cũng khá quen thuộc. Tôi thì hơi bất ngờ vì mở màn đã bắt nói ngay về motivation . Tuy nhiên, phần này tôi nói tốt, hơn rất nhiều so với phần written test
Phong cách: Tự nhiên, tự tin và thể hiện rõ motivation, trả lời lưu loát, cái gì không hiểu thì cứ hỏi lại thoải mái và phải thể hiện là mình sẽ hoàn toàn toàn sống sót ở Thụy Sỹ và hoàn toàn xứng đáng với học bổng này, he he )
7. Thông tin ngoài lề – Theo như mình được biết và hôm phỏng vấn ở Swiss Embassy thì bà secretary bảo là học bổng này cạnh tranh rất ghê nên các bạn phải tập trung chuẩn bị thật cẩn thận. Những thứ cần đầu tư nhất là: Personal Statement, Letter of Contact (chính letter này sẽ làm hồ sơ của các bạn khác với những bạn khác thế nào), LOR, CV…
– Học bổng này tưởng chừng khó mà có thể cũng khá dễ nếu các bạn biết tận dụng và show những thế mạnh khác của mình (nếu như GPA không quá cao).Về profile của tôi thì cũng không có gì đáng nói: GPA (8.36, ranking 5/127), TOEFL iBT (85 ), nộp nhiều bộ hồ sơ mà chỉ đỗ được 2 chú ở EU (học bổng chính phủ Thụy Sỹ và HSP).
– Summer language course (Fribourg or Lugano) Theo như thông tin của nhiều người, có một số người đỗ học bổng Chính phủ sẽ được sang Fribourg hay Lugano học ngoại ngữ 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9). Tôi cũng không rõ chương trình này thế nào, chỉ đến khi tôi đỗ rồi mới biết và không còn xin được nữa. Khi các bạn nộp hồ sơ tại Swiss Embassy vào năm sau, có thể hỏi thêm về khóa học ngắn hạn này.
8. Một số đường link học bổng chính phủ Thụy Sỹ – Đường link học bổng: http://www.sbf.admin.ch/htm/themen/bildung/stipendien/eskas_laender/Vietnam_en.html
Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu một số học bổng trường ở Thụy Sỹ Trường ETH Zurich: http://www.rektorat.ethz.ch/students/finance/scholarship/excellence/index_EN Trường EPFL: http://master.epfl.ch/page-24550-en.html Trường University of Bern: http://www.int.unibe.ch/content/incoming/master_grant/index_eng.html Trường University of Geneva: http://graduateinstitute.ch/corporate/teaching/admissions/fees-scholarships_en.html Jim Ellert Scholarship:http://www.imd.org/programs/mba/fees/scholarships/Jim-Ellert.cfm
Để đạt được học bổng du học Thụy Sĩ này, tôi muốn gửi lời cám ơn đặc biệt đến chị Chi cùng các anh chị đã và đang sống ở Thụy Sỹ như anh Hiệp, anh Huy, anh Diên, Khang, chị Dung. Ngoài ra, tôi cũng phải cám ơn đến các anh chị, các bạn trên diễn đàn TTVNOL, VietPhD, SwissViet, FB và rất nhiều các anh chị, các bạn khác đã cho tôi những thông tin vô cùng quý báu cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình apply.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Chính Phủ Nhật Bản Mext trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!