Bạn đang xem bài viết Kết Thúc Đợt 2 Tuyển Sinh Đh, Cđ 2010: Không Có Sự Cố Gì Đặc Biệt được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(GD&TĐ)-Theo báo cáo nhanh của Bộ GD&ĐT, đợt 2 kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ đã kết thúc trong an toàn, nghiêm túc và không có sự cố đặc biệt gì xảy ra.Thí sinh trong phòng thi đợt 2 kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2010. Ảnh: gdtd.vn
Có tổng số 584.338 thí sinh đến dự thi đợt này, đạt tỉ lệ 78,35% so với lượng hồ sơ đăng kí, tăng 6,72% so với năm 2009.
Công tác coi thi được tăng cường, kỷ luật trường thi được siết chặt, đảm bảo kì thi an toàn, nghiêm túc.
Đợt này, số thí sinh bị đình chỉ chủ yếu do mang tài liệu vào phòng thi. Trong số 152 thí sinh bị xử lí kỷ luật cả đợt có 119 thí sinh bị đình chỉ (riêng sáng nay có 41 thí sinh), chủ yếu do mang tài liệu vào phòng thi. 33 thí sinh còn lại bị khiển trách và cảnh cáo.
Cả đợt có 7 giám thị bị xử lí, trong đó 5 người bị đình chỉ.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, đề thi các môn đợt 2 được đánh giá nằm trong chương trình và sách giáo khoa THPT, đảm bảo yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản của thí sinh. Đồng thời, không có sai sót cả về nội dung và hình thức và không quá khó…
Nhờ có sự phối hợp giữa các Hội đồng tuyển sinh các trường với các cơ quan chức năng địa phương nên kì thi đã diễn ra an toàn, không có ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn. Việc cung cấp điện, nước trong những ngày thi được ổn định. Không xảy ra việc bỏ thi vì mất vệ sinh thực phẩm…
Công tác coi thi được tăng cường, kỷ luật trường thi được xiết chặt, đảm bảo kì thi an toàn, nghiêm túc. Nhìn chung, kì thi ĐH đợt 2 khối B,C,D và các khối năng khiếu đã diễn ra trong trật tự và đúng quy chế.
Nhìn chung, kì thi ĐH đợt 2 kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 đã diễn ra trong trật tự và đúng quy chế.
Cụm thi ĐH Đà Nẵng:
Ở môn thi cuối cùng của đợt 2, ĐH Đà Nẵng có một TS tại HĐT trường THCS Trần Hưng Đạo bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu. Như vậy, trong 3 buổi thi của đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, ĐH Đà Nẵng có 2 trường hợp bị đình chỉ thi, trong đó có 01 do mang ĐTDĐ vào phòng thi. Có thêm 49 TS bỏ thi ở môn thi cuối cùng.
Nhiều phụ huynh rất cảm động trước hình ảnh các sinh viên tình nguyện tại HĐT trường ĐH Kinh tế đã đứng dưới trời nắng chang chang suốt gần hai giờ đồng hồ để làm hàng rào cho TS dễ dàng di chuyển khi ra khỏi phòng thi. Có 54 SVTN được huy động để làm hàng rào an toàn bởi theo như SV Nguyễn Lê Duy – chỉ huy lực lượng SVTN thì đoạn đường trước trường ĐH Kinh tế hay xảy ra tai nạn giao thông, hơn nữa người nhà của TS đứng trước trường chờ đón con em là rất đông nên việc làm này sẽ giúp các em di chuyển dễ dàng lúc ra khỏi phòng thi. “Với lại, các tình nguyện viên sẽ chúc mừng các em đã hoàn thành bài thi nên cũng sẽ giúp TS có tâm trạng thoải mái hơn”.
Tuy nhiên, ở buổi thi cuối cùng, tình trạng người nhà TS, do tránh nắng đã đứng nép vào hàng rào sát HĐT nên yêu cầu đứng cách khu vực thi 100m đã không được thực hiện, tạo nên sự lộn xộn. Thêm vào đó, trong buổi sáng 10.7, hầu như ở khu vực HĐT nào cũng xuất hiện các nhóm người bán bài giải đề thi của các môn thi hôm trước; rồi lực lượng phát tờ rơi tuyển sinh của các trường CĐ, TCCN, Trung cấp nghề… cứ thấy TS và người nhà là dúi vào tay.
Cụm thi Cần Thơ:
Sáng ngày 10/7 thí sinh ở cụm thi Cần Thơ đã bước vào môn thi cuối cùng của kỳ thi ĐH. Kết thúc buổi thi cuối cùng, lượng thí sinh đổ về quê rất nhiều nên các các bến xe, bến tàu đã chủ động tăng thêm phương tiện và tăng chuyến nên tình trạng ùng tắc không còn diễn ra nhiều như mọi năm.
Tuy là ngày thi cuối cùng nhưng công tác chăm lo cho các sĩ tử vẫn được duy trì. Nhiều điểm phát cơm miễn phí cho thí sinh luôn hoạt động. Như gia đình anh Trần Thế Duy ngụ tại đường Đề Thám, Q. Ninh Kiều tình nguyện bỏ tiền túi tổ chức nấu cơm miễn phí cho thí sinh nghèo khoảng 600 suất cơm. Nhiều thí sinh sau khi thi xong ra về cũng ghé những điểm phát cơm miễn phí ăn cơm để chuẩn bị khăn gói về quê.
Cụm thi Cần Thơ trong buổi thi cuối cùng có 34.972 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 78,9%, có 9.367 thí sinh vắng thi. Có 1 thí sinh vi phạm do mang điện thoại di động vào phòng thi tại hội đồng thi trường THPT Trà Nóc, hình thức xử lí là đình chỉ thi. Cũng trong buổi thi cuối có 2 trường hợp thí sinh đang làm bài thì bị đau bụng dữ dội, có dấu hiệu đau ruột thừa nên phải chuyển vào bệnh viện. Trường hợp thứ nhất là thí sinh nữ tại hội đồng thi THPT Trà Nóc, đang làm bài thì em bị đau bụng có dấu hiệu đau ruột thừa nhưng thí sinh này cố gắng làm bài cho xong. Sau khi em này nộp bài, được các bác sĩ và cán bộ ở hội đồng thi đưa đi bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và đã nhập viện. Trường hợp thứ 2 là một thí sinh nam tại hội đồng thi THPT Nguyễn Việt Dũng đang làm bài cũng đau bụng dữ dội, có dấu hiệu đau ruột thừa được các bác sĩ và cán bộ tại hội đồng thi đưa vào bệnh viện đa khoa Q. Cái Răng. Vào bệnh viện, em này được các bác sĩ chăm sóc nên hết đau và trở lại tiếp tục làm bài thi.
Cụm thi Quy Nhơn:
Sáng 10-7, do thí sinh 2 khối T và M của ĐH Quy Nhơn chưa dự thi môn năng khiếu nên số thí sinh có mặt dự thi môn cuối cùng tại cụm thi liên trường Quy Nhơn đã giảm xuống còn 30.251 thí sinh, đạt tỷ lệ 83,5%. Trong đó Trường ĐH Quy Nhơn có 10.215 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 82,9%. Nhìn chung buổi thi cuồi cùng tại các điểm thi của cụm thi liên trường Quy Nhơn tiếp tục diễn ra suôn sẻ, trật tự, an toàn, nghiêm túc và không có thêm trường hợp giám thị hay thí sinh nào vi phạm quy chế thi.
Về đề thi, đa số thí sinh có chung nhận xét là đề thi Hoá, Địa và Tiếng Anh của các khối B, C, D tiếp tục được ra bám sát chương trình, không quá khó và có tính phân loại học lực thí sinh.
Như vậy đợt thi tuyển sinh đại học thứ 2 ở cụm thi Quy Nhơn đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, cả cụm thi Quy Nhơn chỉ có 4 thí sinh bị đình chỉ thi (2 mang điện thoại và 2 mang tài liệu vào phòng thi) cùng 1 thí sinh bị kỷ luật cảnh cáo.
Cụm thi khu vực chúng tôi vi phạm giảm, tỉ lệ dự thi cao
Kỳ thi ĐH, CĐ đợt hai của ba khối B, C, D và các khối năng khiếu đã chính thức khép lại sau buổi thi cuối cùng vào sáng 10-7. Báo cáo nhanh từ Bộ GD- ĐT cho thấy, khu vực chúng tôi với hơn 193 ngàn TS đăng ký dự thi vào 30 trường ĐH, học viện tổ chức thi, chỉ có 11 TS bị đình chỉ thi và 2 cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.
Vi phạm chủ yếu vì chiếc điện thoại
Đây được xem là điều hết sức đáng tiếc khi đợt thi thứ hai này kết thúc vẫn có tới 10 TS bị đình chỉ thi vì chiếc điện thoại. Khác xa với số TS bị đình chỉ thi tại các địa phương khác với lỗi sử dụng tài liệu (149 TS bị đình chỉ trong đợt 2), 11 TS bị đình chỉ thi ở cụm thi chúng tôi lại vướng chủ yếu với lỗi mang điện thoại vào phòng thi (một trường hợp viết vẽ bậy bạ). Ngày thi đầu tiên, ghi nhận 7 trường hợp thì ngày thi cuối cùng cũng vẫn có 3 trường hợp vi phạm quy chế thi vì chiếc điện thoại. Cụ thể, trong buổi thi môn Hóa, tại điểm thi số 13, hội đồng thi trường CĐ Công Thương của ĐH Nông Lâm, một TS bị đình chỉ thi khi giám thị phát hiện để điện thoại trong túi quần. Tại hội đồng thi THPT Ngô Sĩ Liên (đường Phạm Văn Hai, Tân Bình) của trường ĐH Maketing, một TS cũng bị đình chỉ thi khi giám thị phát hiện điện thoại reo trong túi áo một học sinh. Tại trường ĐH Lạc Hồng một TS cũng bị đình chỉ vì lỗi tương tự. Ngoài 3 trường hợp trên, cụm thi chúng tôi không ghi nhận thêm trường hợp TS nào bị đình chỉ thi.
Tuy nhiên, trong đợt thi này, cụm thi chúng tôi đã ghi nhận một trường hợp một TS khá đặc biệt, đó là trường hợp TS Nguyễn Thị Ái Phương, thi vào trường Học Viện Hàng Không (đã bị đình chỉ thi môn Văn vì viết vẽ bậy bạ) vẫn tiếp tục thi hai môn còn lại nhưng không hề làm bài. Năm nay, ngoài việc cụm thi chúng tôi ghi nhận số lượng TS vi phạm giảm thì việc TS phải chỉnh sửa sai sót hồ sơ tại các trường cũng đã được kéo giảm rất nhiều. Phần lớn những trường có tổ chức thi chỉ có vài ba trường hợp hoặc khỏang vài chục trường hợp chỉnh sửa sai sót với các trường có số lượng hồ sơ lớn. Điều này cho thấy sự cố gắng và đầu tư rất kỹ của các trường trong hai đợt thi vừa qua.
Công tác chuẩn bị và kỷ luật trường thi luôn được siết chặt
Đây không chỉ là ghi nhận của phóng viên trong những lần theo chân đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT mà còn là thực tế trong công tác chuẩn bị năm nay của các trường. Với sự chuẩn bị cực kỳ chu đáo, dự liệu mọi vấn đề có thể nảy sinh để ứng phó nên đợt thi thứ hai này, cụm thi chúng tôi không hề xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Rút kinh nghiệm từ đợt thi đầu tiên (một cán bộ ở ĐH Thái Nguyên bị đình chỉ vì xé nhầm bài thi của TS), nên trong đợt thi thứ hai này mọi công tác coi thi và việc thực hiện kỷ luật phòng thi của đội ngũ cán bộ coi thi luôn được các hội đồng coi thi nhắc nhở. Chính vì thế ngoài 2 trường hợp bị khiển trách vì không thực hiện đúng quy trình niêm phong đề thi dư ở ĐH KHXH&NV chúng tôi ngày thi cuối cùng, cụm thi chúng tôi không có thêm trường hợp vi phạm nào. Công tác xử lý tình huống với các TS bị bệnh đột xuất trong khi thi cũng được các trường ứng phó và thực hiện rất tốt. Trường hợp của TS Lê Văn Trí, thi vào trường ĐH Sài Gòn, tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Việt Dũng (Cần Thơ) là một ví dụ. TS này làm bài khoảng 45 phút thì bị đau bụng và ngất xỉu, ngay lập tức xe cứu thương túc trực tại hội đồng thi đã đưa Trí nhập viện điều trị, sau 20 phút được bác sĩ điều trị tiên liệu Trí không bị đau ruột thừa và có thể tiếp tục thi được, nên xe cứu thương đã ngay lập tức trở lại trường thi để Trí tiếp tục làm bài dưới sự giám sát của bác sĩ ngay tại phòng thi.
Điển hình cho công tác chuẩn bị và ứng phó với các tình huống bất ngờ nảy sinh trong kỳ thi này, nhiều trường ĐH trên địa bàn chúng tôi còn phối hợp với các chi nhánh điện lực cắt cử cán bộ xuống tham gia vào hội đồng thi để xử lý tình huống khi xảy ra tình huống mất điện. Đặc biệt, nhiều trường ĐH ở Q.9 còn mang sẵn máy nổ xuống các điểm thi để đề phòng sự cố…Chính vì có sự phối hợp với các đơn vị hữu quan một cách có hiệu quả, kết hợp với kỷ luật phòng thi luôn được siết chặt trong từng buổi thi nên cụm thi chúng tôi đã không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.
Đỗ Đức Thiệu @ 03:47 18/07/2010 Số lượt xem: 300
Olympia Và Cái ‘Dớp’ Sự Cố Chung Kết
Nghi án ‘lộ đề’ và ra sai đề trong cuộc thi chung kết Olympia 2012 không phải là sự cố đầu tiên của Olympia. Trước đó, các trận chung kết Olympia cũng đã gây nên rất nhiều tranh cãi trong dư luận.
Chung kết Olympia 2012: Nghi án ‘lộ đề’, ra sai đề
Cư dân mạng tỏ ra băn khoăn khi ở phần thi “Vượt chướng ngại vật”, Đặng Thái Hoàng lại dễ dàng đoán đúng đáp án chương trình khi chưa có dữ liệu nào được mở.
Nhiều người cũng thắc mắc tại sao sau khi có đáp án được Thái Hoàng đưa ra thì BTV Tùng Chi lại không hỏi lý do vì sao em đưa ra đáp án đấy. Thay vào đó, BVT Tùng Chi lại đọc tất cả các đáp án hàng ngang và dẫn giải lý do dẫn tới đáp án là “Tiếng Việt”.
Nhưng nhà tân vô địch đã khẳng định: “Em khẳng định ai nói lộ đề là không theo dõi chương trình kỹ. Vượt chướng ngại vật là vòng thi đòi hỏi sự lập luận, xâu chuỗi sự kiện. Ngay từ đầu em nghĩ với kỳ thi tầm cỡ như chung kết năm, từ khóa của vòng thi này phải thự sự có ý nghĩa như “Quốc ngữ”, “Quốc hoa”…
Mọi người nói chưa có hàng ngang nào mở ra, tại sao em lại tìm ra từ khóa ư? Thực tế, đáp án La tinh em đã tìm ra rồi, nhưng vẫn giữ kín bí mật. Đến câu hỏi tháng đại diện cho Vợ của thần Jupiter trong thần thoại La Mã, em nhớ đó là vị thần của mùa hè nên đoán ra tháng 6. Số 6 đại diện cho 6 thanh điệu của tiếng Việt nên có thể suy ra đáp án”.
Ngoài sự cố lộ đề, chung kết Olympia 2012 còn gặp sự cố ra đề sai trong câu hỏi đầu tiên ở phần thi Tăng tốc giúp Thái Hoàng đạt 30 điểm.
Nếu đây là một câu hỏi sai và đáp án không được công nhận thì, tổng số điểm của Đặng Thái Hoàng (Trường THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) chỉ đạt 220 điểm.
Trong khi đó, chàng trai Thân Ngọc Tĩnh (Trường PT Năng khiếu ĐH Quốc gia TPHCM) đạt 230 điểm. Như vậy, nếu không được công nhận điểm số, Thái Hoàng sẽ ít hơn Thân Ngọc Tĩnh 10 điểm và sẽ mất chức vô địch “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2012.
chúng tôi Phan Doãn Thoại, Viện trưởng Viện nghiên cứu Sách và Học liệu giáo dục Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – cố vấn môn Toán của chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2012 khẳng định với sai sót này thì 6 đáp án với các giá trị từ 4 đến 9 mà chương trình đưa ra đều không thích hợp.
Chung kết Olympia 2011: Trộn văn với hóa, lẫn lộn L với R
Trong cuộc thi Olympia 2011, cô gái đất Cảng Phạm Thị Ngọc Oanh đăng quang với nhiều tranh cãi. Trong đó đáng kể nhất là câu hỏi số 4 ở phần Tăng tốc. Câu hỏi “Đây là gì” được nêu ra với các dữ liệu gợi ý:
Năm 2010: Xôn xao phát ân plumber của tân vô địch
Sáng 13/6/2010, sau gần 2 tiếng tranh tài đầy căng thẳng, cậu học sinh chuyên Lý trường THPT Hà Nội-Ams đã giành chức vô địch với 295 điểm. Nhiều người khẳng định đó là một kết quả xứng đáng, bởi Phan Minh Đức đã nhanh trí giành được điểm số ở các thời điểm quan trọng.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến cho rằng kết quả của vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 “có vấn đề”. Nhiều độc giả còn cho rằng 3 thí sinh còn lại tại chung kết Olympia bị xử ép.
Dẫn chứng quan trọng nhất cho phần phản hồi này là ở câu trả lời cuối cùng của Minh Đức, sau khi câu hỏi cuối của Giang Thanh Tùng không có đáp án đúng. Với câu hỏi: I have a problem with my flat. Water is leaking everywhere. So I have to call somebody to come and fix the water pipe. Who will I have to call?, Minh Đức đã phát âm đáp án là Pờ lăm pờ (plumper), trong khi phát âm chuẩn của đáp án này là pờ lăm mờ (plumber).
Tuy nhiên, ngay sau đó, Cố vấn của chương trình Đường lên đỉnh Olympia khẳng định câu trả lời đầu tiên của Minh Đức là đúng. Nhà báo Lại Văn Sâm cũng cho biết không có thí sinh nào bị thiệt thòi ở cuộc thi này.
Trước sự quan tâm của dư luận, bà Bùi Thu Thủy – Phó Trưởng ban Thể thao giải trí & Thông tin kinh tế cùng thầy Thomas William Billinge (người đưa ra câu hỏi, quốc tịch Anh, giáo viên Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam) xem lại băng của trận chung kết Olympia năm thứ 10.
Thầy Thomas William Billinge, cũng chính là người đã đưa ra câu hỏi tiếng Anh trong chương trình, khẳng định
“Bạn thí sinh đã hiểu rõ câu hỏi và đã trả lời câu hỏi đúng ngay lần đầu tiên. Có một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm, bạn ấy đã nói [“plʌmbə] thay vì [“plʌmə], nhưng đây là một điều rất thường thấy với người Châu Á và tôi nhận thấy mọi người phát âm như vậy rất nhiều lần ở Thái Lan và Việt Nam.
Nếu bạn ấy là một học sinh của tôi mà phát âm từ “Plumber” theo cách này, tôi sẽ luôn luôn đồng ý là câu trả lời đúng. Việc yêu cầu thí sinh đánh vần không phải là một phần của câu hỏi, mà do người dẫn chương trình đưa ra. Vì vậy, mặc dù bạn thí sinh đã mắc lỗi khi đánh vần từng chữ cái của từ này nhưng sẽ thật không công bằng khi không cho điểm chỉ vì việc đánh vần, vì tôi đã không yêu cầu thí sinh phải đánh vần”.
Sự kiện hy hữu: Olympia 2009 có 5 thí sinh
Nguyên nhân của sự kiện hy hữu này là do, em Bạch Đình Thắng – học sinh trường chuyên Nguyễn Huệ – Hà Đông trong phần thi về đích đã bắt phải câu hỏi về các hệ cơ thể người. Bạch Đình Thắng đã căn cứ vào sách giáo khoa lớp 8 trả lời là có 6 hệ trong đó có hệ nội tiết. Trong khi đó đáp án của chương trình và phần trả lời tư vấn của các nhà y học lại khẳng định “nội tiết không phải là một hệ” và “không thể cho điểm”.
Phần thi kết thúc, người cao điểm nhất và có quyền tham dự phần thi chung kết là em Hồ Ngọc Hân – trường Quốc học Huế. Tuy nhiên sau đó, gia đình Thắng đã gặp BTC trình bày về cuốn SGK lớp 8 đã có một chương về Hệ nội tiết, trong sách ghi rõ: “Hệ nội tiết là một hệ trong cơ thể người”.
Sau khi bàn bạc và trao đổi với những nhà khoa học, Đài Truyền hình Việt Nam đã quyết định “cho điểm” phần trả lời của học sinh Bạch Đình Thắng và kết quả Thắng là thí sinh thứ 5 có mặt trong cuộc thi chung kết diễn ra vào tháng 5-2009. Một giải pháp hợp lý của Đài Truyền hình, phù hợp với nguyện vọng của nhiều người và cũng là quyết định không thể khác được.
Đạo diễn Tùng Chi cho biết có những việc sai như ở phần khởi động VTV đã thẳng thắn nhận lỗi nhưng các sự cố còn lại thì chưa thể kết luận là sai ngay được.
Du Học Hàn Quốc Kỳ Tháng 3 Có Gì Đặc Biệt
Du học Hàn Quốc hàng năm có 3 kỳ nhập học là tháng 3, tháng 6 và tháng 9. Mỗi kỳ nhập học khác nhau sẽ có những lợi thế riêng. Đặc biệt là kỳ tháng 3 du học Hàn Quốc được xem là kỳ nhập học với những lợi thế vượt trội.
Tính theo tháng nhập học, mùa nhập học ta có thể so sánh về các tiêu chí như điều kiện thời tiết có dễ thích nghi không? Thời điểm đó có sát Tết để nên lùi lại hay đi luôn không, và quan trọng nhất, thời điểm đó nếu bạn đi thì có thuận lợi để xin visa nhanh, học ngoại ngữ kịp thời hay không?
Nếu du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 thì điều thuận lợi đầu tiên bạn sẽ nhận được là điều kiện tự nhiên. Bạn có biết mùa xuân là mùa đẹp nhất ở Hàn Quốc, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Cảnh vật, cây cối đẹp nhất cũng là mùa dễ chịu nhất khi không quá nóng, không quá lạnh. Từ Việt Nam đến Hàn Quốc du học vào tháng 3 thì bạn sẽ dễ dàng thích nghi với thời tiết chứ không bị sốc về thời tiết.
Du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ với hoa đỗ quyên, hoa anh đào vô cùng hấp dẫn.
Du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 có gì đặc biệt
Cũng như Việt Nam, mùa Xuân của Hàn Quốc có rất nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội bùn, lễ hội lửa, lễ hội câu cá, lễ hội hoa sen… Nếu du học Hàn Quốc kỳ tháng 3, bạn sẽ được tham dự rất nhiều lễ hội hấp dẫn, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy dễ dàng hòa nhập và bớt nhớ quê nhà hơn trước những lễ hội mang màu sắc Á Đông dễ phù hợp, thuyết phục cả những người Việt Nam ở Hàn Quốc.
Một trong những đặc trưng của Hàn Quốc đó là không khí lạnh. Bạn đến du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 sẽ cảm nhận được cái lạnh vừa phải để thích nghi dần nhưng vẫn cảm nhận được rõ nhất không khí của Hàn Quốc. Đặc biệt là hoạt động trượt tuyết.
2. Được ăn Tết ở nhà và có thời gian ôn luyện ngoại ngữ
Du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 rất có lợi cho bạn bởi vì người ta thường nói tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Giêng mùa xuân rất lý tưởng để bạn bắt đầu thực hiện một hành trình mới.
Du học Hàn Quốc thời điểm này giúp bạn được ăn Tết trọn vẹn tại quê nhà để sẵn sàng tâm lý lên đường đến một nơi xa xôi sẽ bớt nhớ nhà và người thân. Cảm giác mới đi xa quê hương mỗi dịp tết đến sẽ vô cùng nhớ nhà nhất là khi điều kiện đi lại không cho phép. Được ăn Tết ở nhà đối với nhiều người là rất bình thường nhưng phải khi đi xa nhà, họ mới có thể cảm nhận được giá trị của những cái Tết quay quần, đầm ấm bên gia đình.
Chọn tháng 3 là một lựa chọn thông minh khi bạn có một quỹ thời gian phù hợp để vừa tích lũy ngoại ngữ, vừa nghỉ ngơi và tĩnh tâm suy ngẫm để lên một kế hoạch hoàn hảo cho chuyến đi du học của mình. Nếu kỳ du học tháng 6 thời tiết nóng nực, kỳ du học tháng 9 thì đông và cập rập vì nhiều người tốt nghiệp vào thời điểm này và cùng làm hồ sơ như bạn.
Thêm một điều đặc biệt khi du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 là bạn sẽ có nhiều thời gian tranh thủ ôn luyện ngoại ngữ, tiếng Anh, tiếng Hàn để khi đi du học thuận lợi hơn. Khi bạn đi du học, chứng chỉ ngoại ngữ đôi khi chỉ là điều kiện cần nên bạn chú trọng thi qua là đủ điều kiện. Thế nhưng, ngoại ngữ là thứ vô cùng thiết thực mà bạn tích lũy được tốt bao nhiêu sẽ lợi cho bạn bấy nhiêu. Chính vì vậy, thời điểm nghỉ Tết ở nhà rất lý tưởng để bạn ôn luyện, củng cố tiếng Hàn.
3. Kỳ nhập học “rảnh” nhất để bạn nhanh chóng có visa
Bạn nên du học Hàn Quốc kỳ tháng 3 còn bởi đây là kỳ nhập học được cho là “rảnh” nhất để bạn nhanh chóng có visa. Nếu bạn đã tốt nghiệp THPT thì nên chọn kỳ tháng 3 này để hoàn tất thủ tục xin visa vì thời điểm này đại sứ quán không bị quá tải như kỳ tháng 9. Đồng nghĩa với hồ sơ của bạn sẽ được xử lý nhanh chóng hơn.
Bạn nên du học Hàn Quốc kỳ nhập học tháng 3 còn bởi trước khi được lên học chuyên ngành thì bạn phải học tiếng và thi được Topik 3. Nếu bạn nhập học kỳ tháng 3 thì sẽ vừa kịp để bạn làm hồ sơ học lên chuyên ngành đúng vào kỳ tháng 9. Sẽ rất kịp thời và hợp lý vì từ tháng 3 đến tháng 9 là 6 tháng bạn tập trung học tiếng Hàn thì khả năng đỗ được Topik 3 rất cao với thời gian tương đối tiết kiệm.
Như vậy, du học Hàn Quốc kỳ nhập học Tháng 3 là một lựa chọn thông minh, sáng suốt khi bạn vừa có điểm lùi nhất định sau 1 cái Tết để tĩnh tâm suy ngẫm và chuẩn bị chu đáo nhất về tài chính, kế hoạch và ngoại ngữ cho chuyến du học Hàn Quốc của mình.
Du Học Nhật Bản Vùng Fukuoka Có Điểm Gì Đặc Biệt ?
Văn hóa truyền thống :
Vùng Fukuoka nằm ở phía Bắc Kyushu phía cực Nam của Nhật Bản , với địa thế bao bọc giáp biển và vùng núi , vị trí của vùng giáp với các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc , Triều Tiên …và biển Thái Bình Dương . Dân số của vùng vào khoảng 350.000 km2 với dân số khoảng 1,2 triệu người .Nằm ở vị trí địa thế đặc biệt quan trọng giúp cho Fukuoka trở thành một nơi giao thương của Nhật Bản với các nước láng giềng trong khu vực Châu Á . Đây cũng là một nơi với nhiều di tích lịch sử còn để lại thu hút khách du lịch đến đây tham quan cùng phong cảnh thiên nhiên đa dạng , nhiều món ẩm thực độc đáo .Với nhiều lí do trên thì Fukuoka được xem là một trong những thành phồ đáng sống nhất tại Châu Á.
Vị trí địa lý thuận lợi khiến cho thành phố Fukuoka là một trong những trung tâm thương mại phát triển nhất Nhật Bản và Châu Á , đây cũng là nơi được xem là ” cửa ngõ của Châu Á ” với cuộc sống hiện đại công nghiệp hóa , hiện đai hóa nhanh qua việc giao thương giữa các nước với nhau và với Nhật Bản .
Sinh hoạt cộng đồng tại Fukuoka :
Trường học tại Fukuoka tương đối tiện nghi với cơ sở vật chất hiện đại, internet , thư viện …được trang bị đầy đủ để hỗ trợ sinh viên học tập .Giáo viên tại Fukuoka đa phần là người bản xứ và đều có bằng Đại Học trỡ lên và có kinh nghiệm nhiều năm trong lịnh vực giảng dạy .Ngoài ra trong thời gian học tập thì trường còn tổ chức nhều hoạt động cho sinh viên như leo núi , dã ngoại , BBQ ngoài trời… để giúp các sinh viên quốc tế giao lưu với nhau nhiều hơn.
Có những tổ chức sinh viên và cựu sinh viên Việt Nam hiện đang hoạt động tại Fukuoka để hỗ trợ Tân sinh viên và kết nối người Việt Tại Fukuoka và tại Nhật , bạn nên tìm hiểu và học hỏi để có nhiều kinh nghiệm sống và tạo nhiều mối quan hệ hơn trong quá trình du học của mình
Công ty tư vấn du học Nhật Bản GoldenWay liên tục tuyển sinh du học Nhật Bản trong năm 2017 , nếu bạn có mong muốn du học tại Nhật Bản hãy nhanh chóng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng , chính xác , tận tâm nhất. Du học GoldenWay tự hào là cầu nối kết nối các du học sinh Nhật Bản khắp Việt Nam.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty tư vấn du học Nhật Bản uy tín Golden Way Global Education
207 Võ Văn Tần, P5 , Q3, Tp Hồ Chí Minh .
Điện thoại: (08) 6681 7575 – (08) 6681 8585- (08)2203 0229
Hotline: 090 966 4229(viber, zalo)
Email: info@goldenway.edu.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Kết Thúc Đợt 2 Tuyển Sinh Đh, Cđ 2010: Không Có Sự Cố Gì Đặc Biệt trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!