Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Đạt Điểm Cao Phần Đọc Hiểu # Top 6 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Đạt Điểm Cao Phần Đọc Hiểu # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Đạt Điểm Cao Phần Đọc Hiểu được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

2.497 lượt xem

Để đạt điểm tối đa SAT reading là một việc rất khó, nó đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối. Nhưng chỉ cần bạn có cố gắng nỗ lực cùng một phương pháp học đúng sẽ biến được điều không thể thành có thể.

 Bài viết này dành cho những thí sinh có mục tiêu điểm SAT Reading từ 600 điểm trở lên (từ 30/40 câu trả lời đúng trở lên), đối với những bạn có yêu cầu thấp hơn cũng có thể tham khảo để có chiến lược học tập phù hợp nhất cho mình.

* Một số lưu ý về SAT Reading- đọc hiểu

Những lưu ý về bài SAT reading

+ Bài thi SAT Reading được thiết kế để đánh lừa thí sinh. Những dạng thức câu hỏi trong bài thi sẽ rất khác so với những kiến thức học ở trường, nhất là đối với học sinh Việt Nam. Đó là lý do vì sao bạn phải làm quen với tất cả những cách lừa của người ra đề. Nhiều thí sinh thường mất điểm vì thiếu may mắn trong việc lựa chọn một trong hai đáp án đang phân vân. Loại trừ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong bài thi đọc hiểu SAT. Thông thường thí sinh sẽ bị kẹt trong 2 phương án có vẻ đúng nhất. Trong hoàn cảnh đó, mọi người có xu hướng chọn đáp án sai. Vì vậy, hãy tự nhủ với bản thân, những đáp án tưởng như chắc chắn đúng lại là những phương án dễ sai nhất.

+ Mỗi một câu hỏi đọc hiểu trong SAT thường chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng. Bình thường phần đọc hiểu sẽ hỏi những câu hỏi như:

1- Tác giả đồng ý với nhận định nào nhất trong những nhận định sau?

2- Đoạn thứ nhất có ý nghĩa như thế nào?

2- ở dòng … từ … sát nghĩa với từ nào nhất sau đâu?

Luôn ghi nhớ rằng, người ra đề luôn đặt ra 2 hoặc 3 phương án có phần tương tự nhau khiến bạn có những phán đoán sai lầm.

* Chiến lược làm bài Reading trong SAT

+ Thứ nhất:

Tiết kiệm thời gian đọc đoạn văn (passages)

 Sai lầm phổ biến nhất của thí sinh SAT là dành quá nhiều thời gian để trả lời hết những câu hỏi đọc hiểu đoạn văn. Những câu hỏi đọc hiểu này thực chất không khó nhưng sẽ tốn thời gian và thí sinh có thể bỏ qua những câu hỏi dễ hơn ở phần còn lại.

 Theo khảo sát, học sinh có xu hướng đọc kỹ đoạn văn hơn cần thiết do hệ quả của các bài tập trên lớp. Thực tế, bài thi SAT rất khác, một đoạn văn dài khoảng 80 dòng, chỉ để trả lời khoảng 10 câu hỏi. Phần lớn câu hỏi không tập trung vào một chi tiết cụ thể, mà về ý chính của cả đoạn, về ẩn ý của tác giả. Vì vậy, việc chú trọng vào chi tiết chỉ làm mất thời gian của các câu hỏi khác.

Tuân thủ nguyên tắc sau để phân bổ thời gian hợp lý:

– Dành khoảng 3 phút đọc lướt cả đoạn văn, đừng cố gắng hiểu từng câu cụ thể mà cần hiểu đại ý của toàn bộ văn bản.

– Sau đó đọc câu hỏi, tìm thông tin trong đoạn văn.

– Không dành quá 30 giây cho một câu hỏi

Thí sinh cũng có thể đọc câu hỏi trước rồi gạch chân thông tin trong bài, như vậy sẽ xác định rõ phương hướng làm bài. Mỗi cách sẽ có hiệu quả cho từng đối tượng khác nhau. Học sinh nên thử sức để tìm thấy cách phù hợp nhất với bản thân.

+ Thứ hai:

luyện tập phương pháp loại trừ

 Chỉ có duy nhất một đáp án đúng cho một câu hỏi SAT Reading. Trong trường hợp chưa thể đưa ra câu trả lời đúng ngay, hãy thử cách xác định những phương án sai.

A. Sự chuyển đổi từ Homo habilus sang người tối cổ

B. Nguyên cứu tiến hóa

C. Cách tự nhiên ảnh hưởng đến tiến hóa loài người

D. Sự ảnh hưởng của sự phát triển loài người đến hệ sinh thái

Phương pháp loại trừ ở đây có thể triển khai như sau:

Phương án A sai vì quá cụ thể

Phương án B. Quá bổng rộng

Phương án C. Mối quan hệ ngược với đoạn văn (trong đoạn văn là con người ảnh hưởng lên tự nhiên)

Vậy phương án đúng là D.

Tất nhiên không phải câu hỏi nào cũng cần loại trừ như vậy vì rất tốn thời gian, nhưng với những câu hỏi gây nhầm lẫn thì học sinh nên có những đối chiếu giữa các phương án để có được câu trả lời đúng nhất.

+ Thứ ba:

Tìm hiểu điểm yếu cảu bản thân và cải thiện chúng

 Các câu hỏi SAT reading nhìn có vẻ giống nhau nhưng chúng kiểm tra những kỹ năng hoàn toàn khác biệt như:

1. Ý chính

2. Chi tiết

3. Suy luận

4. Từ và cụm từ trong câu cụ thể

5. Trích dẫn dẫn chứng

6. Quan điểm

7. Phân tích cách chọn từ ngữ

8. Phân tích cấu trúc văn bản

9. Phân tích nhiều văn bản

10. Phân tích thông tin định lượng

 Trong quá trình ôn luyện, học sinh cần phải xác định các dạng câu hỏi khiến bản thân mất điểm và kỹ năng bài test yêu cầu ở từng câu hỏi đó. Phần tiếp theo thuộc về luyện tập, tiến bộ dần dần.

+ Thứ tư:

Chỉ sử dụng tài liệu chất lượng cao trong ôn luyện SAT

 SAT là một kỳ thi, và đã là kỹ thi thì yêu cầu đề là tất cả những gì thí sinh nên quan tâm chứ không phải toàn bộ kiến thức. Vì vậy, việc luyện tập những tài liệu sát với đề thi thật sẽ cải thiện rất nhiều về mặt điểm số.

Một số tài liệu SAT reading có ích khác như sau:

– SAT Black Book (Second Edition)

– The Critical Reader 2nd Edition,

– Kaplan’s SAT book

– College Board’s Official SAT Study Guide, 2018 Edition

+ Thứ năm:

Không quá tập trung vào học từ vựng

Học sinh thường có xu hướng dành quá nhiều thời gian để học từ mới. Tuy nhiên từ vụng không đóng vai trò quá quan trọng trong SAT. Thiết kế mới nhất của bài thi SAT đã bỏ dạng câu hỏi hoàn thành câu (vốn cần lượng lớn từ mới). Lý di được đưa ra cho quyết định này là College Board nhận được rất nhiều chỉ trích khi bắt ép học sinh vật lộn với đống từ vựng nâng cao vốn không cần thiết kể cả trong môi trường đại học hay làm việc. Theo thống kê cho thấy, với lượng từ vựng của một thiếu niên tại Mỹ, học sinh sẽ chỉ bỏ qua 2-3 câu hỏi trong SAT Reading. Con số không đáng kể để đạt 600 điểm Reading. Vì vậy, thay vì dành toàn bộ thời gian với Flashcard hay những cuốn từ điển dày cộp, hãy tập trung vào việc làm thể nào để hiểu được nội dung chính của toàn bộ văn bản.

+ Thứ sáu:

Bỏ qua những câu hỏi khó, mất quá nhiều thời gian

Để đạt 600 Reading, thí sinh có thể sai tối đa 16 câu hỏi. Cho nên, không cần bận tâm những câu hỏi được thiết kế để làm khó thí sinh, bỏ qua nó để ăn điểm những câu hỏi dễ.

Theo kinh nghiệm, chỉ nên dành tối đa 30 giây cho mỗi câu hỏi chưa có hướng giải quyết. Vậy những câu hỏi nào được coi là khó và tốn thời gian:

– Câu hỏi không xác định được chính xác vị trí thông tin (không chó những keyword tốt như: Số, tên riêng, ký tự đặc biệt, in hoa in nghiêng…)

– Câu hỏi so sánh hai đoạn văn.

Những câu hỏi như vậy nên để dành làm cuối cùng của bài Test, để tránh hụt thời gian cho những câu hỏi khác.

+ Thứ bảy:

Hiểu rõ lỗi đọc hiểu bản thân thường mắc phải

Trong quá trình luyện tập, học sinh cần phải tuân thủ:

– Mỗi bài test, đánh dấu những câu hỏi không chắc chắn 20% về đáp án

– Review mỗi câu hỏi đã đánh dấu khi chấm điểm bài test và những câu trả lời sai. Kể cả những câu đúng do dự đoán.

– Note lại những câu hỏi và lý do dẫn đến sai sót, đọc lại trước khi làm bài test mới

Đối với từng lỗi sai cụ thể, học sinh nên tìm cách để cải thiện. Ví dụ: nếu mắc kẹt với hai phương án lựa chọn, hãy đọc tài liệu để nâng cao kỹ năng loại trừ của mình. Và thử tìm ra một lỗi sai hợp lý khi xác đã định được đáp án sai.

+ Thứ tám:

Với những câu hỏi khó, hãy chọn ngẫu nhiên đáp án.

 Học sinh có 25% cơ hội đúng khi lựa chọn đáp án, và không bị trừ điểm các đáp án sai (SAT mới ), do vậy đừng để trống bất kỳ một câu hỏi nào.

Ít Ai Biết Cách Làm Bài Đọc Hiểu Điểm Cao Tiếng Nhật Thi Jlpt

Cách làm bài đọc hiểu tiếng Nhật

Mẹo làm bài đọc hiểu trong bài thi JLPT

1.この文章の内容として最も適切なものは どれですか。( Nội dung đoạn văn ) 2.この文章で筆者が最も言いたいことは何ですか。(Ý tác giả ) 3.これ、それ、あれ は何を指しているか。( Chỉ thị từ ) 4.誰?何?正しい答えを選ぼう ( Ai ? cái gì ? đáp án đúng ? ) 5.何々について ( Phần gạch chân ) 6.なぜ、どうして….. ( tại sao )

Câu hỏi 1. và 2. Là Nội dung và ý tác giả : Chú ý đến những mẫu câu thể hiện ý tác giả , suy nghĩ của tác giả : 1.~と思います。 2.~はずです ( ~はずだ)。 3.~のです (~のである、 ~のだ )。 4.~でしょう 5.~しよう 6.~て ください 7.~かもしれない 8.~てほしい

Bước 1. Cách xác định câu hỏi trong bài đọc hiểu tiếng Nhật

Đọc lướt qua đoạn văn , gạch chân những mẫu câu có cấu trúc trên , ngoài ra gạch chân thêm các câu sau nghịch từ : しかし、でも、が、けれど、けれども、

Trong bất kỳ ngôn ngữ nào đi chăng nữa thì một đoạn văn , một bài văn cũng được viết dưới 2 dạng : diễn giải , quy nạp .

Nhưng bài văn Diễn giải thì vẫn có kết luận ở cuối đoạn , cuối bài . Thế nên hãy chú ý câu cuối của đoạn văn , bài văn đó . Rất có thể đến 80-90% đó chính là nội dung chính của đoạn văn , bài văn đó. Nên hãy gạch chân câu cuối cùng này.

Bước 2. Là đọc câu đáp án trong bài đọc hiểu tiếng Nhật.

Câu hỏi 3 : Thì chia làm 2

– これ Kore : thì đáp án thường nằm ngay trong câu đó. Vì hiểu đơn giản : Kore là cái này Thì trong câu đại khái là : Kore ha N desu.

– それ、あれ Sore, Are : Đáp án thường nằm ở ngay câu trước đó ( phần ít nằm ở cấu trước nữa ) Ví dụ đơn giản để hình dung ra tại sao lại như thế : Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon như phở , bánh cuốn , bún chả , nem cuốn , gỏi cuốn , phở cuốn , bún bò Huế

…. Đặc biệt là món Phở rất nổi tiếng . Bạn đã từng ăn món đó chưa ?

ベトナムは フォーとか ブンチャーとかをはじめ 美味しい食べ物が多いです。 特にフォーがすごく有名なんです。それを食べたことがありますか。

Câu 4 : Ai , cái gì , cái nào đúng , chọn đáp án đúng . Đáp án hay chứa ( nằm trong ) mẫu câu : Bị động , sai khiến , bị động sai khiến , ~てほしい

Câu 5: Về cái gì ? Nên chú ý đến từ khóa được nhắc đến trước từ ~ついて Đáp án thường nằm trong câu mà có tư khóa trước đó .

Câu 6: Tại sao ? Hãy gạch chân những liên từ thuận từ ( そのため、それで、だから、ですから、で、よって、こうして、このため、このために、このようなわけで、すると、したがって、そうして、そうすると、しらば、そうだとすれば、その結果、だって、それゆえに、だったら… ) Liên từ thuận ngữ chỉ lí do , nguyên nhân – kết quả. Nên chú đến phần có những liên từ trên. Đáp án thường nằm trong câu chứa liên từ nguyên nhân – kết quả.

Mẹo Làm Bài Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu Từ N5

CÁCH LÀM BÀI THI JLPT PHẦN ĐỌC HIỂU

 

 

 

Tham khảo nhanh cách làm bài Đọc hiểu từ N5 – N1:

Cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu từ N5 – N1:

Kỹ năng

Mondai

Yêu cầu đề bài

Số lượng câu hỏi N1 N2 N3 N4 N5

Đọc hiểu

Mondai 1 Lý giải nội dung đoản văn ngắn 4 5 4 4 4 Mondai 2 Lý giải nội dung trung văn 9 9 6 4 2 Mondai 3 Lý giải nội dung trường văn 4 - 4 - - Mondai 4 Bài trung văn tổng hợp 3 2 - - - Mondai 5 Lý giải quan điểm trường văn 4 3 - - - Mondai 6 Tìm kiếm thông tin 2 2 2 2 1

1.1. Mondai 1: Bài đoản văn ngắn

Dạng bài đọc hiểu đầu tiên của Đọc hiểu Sơ cấp là bài đoản văn gồm 4 bài đọc hiểu, mỗi bài khoảng 80 chữ và 1 câu hỏi, mỗi đoạn sẽ có 1 câu hỏi xoay quanh các kiểu như: 1 mẩu ghi nhớ, 1 e-mail, 1 đoạn lưu ý, 1 đoạn giải thích, 1 đoạn xã luận.

 Với những bài đọc ngắn này:

 Bạn nên đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc đoạn văn để xác định đối tượng được hỏi. Sau khi đã xác định được đối tượng được hỏi thì tìm thông ở đoạn văn trên.

 Chỉ cần tìm thông tin trọng tâm trong bài hay đọc sơ lược qua đoạn văn để tiết kiệm thời gian làm. Tuy nhiên, sẽ có những bài bạn phải đọc kỹ mới tìm ra đáp án.

1.2. Mondai 2: Bài trung văn 

Mondai 5 là một bài trung văn khoảng 250 chữ và 2 câu hỏi. Kiểu văn bản sử dụng thường là 1 bài giải thích hoặc 1 bài xã luận về đời sống, sinh hoạt thường ngày.

Bước 1:  Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) , bước này khá ngắn chỉ tốn của bạn rất ít thời gian thôi.

Bước 2:  Sau đó đọc khái quát một lượt văn bản (gặp từ không hiểu bỏ qua)

Bước 3: Cuối cùng mới đọc câu hỏi và đọc kỹ những nội dung chứa đáp án đúng.

 Các câu hỏi sẽ thường hỏi thông tin, nội dung từ trên xuống dưới. Ví dụ như câu 1 thì thường nội dung sẽ nằm ở đoạn đầu của văn bản, câu 2 thì thường nội dung sẽ nằm ở đoạn đoạn sau. Biết được điều này cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được đoạn văn bản có chứa thông tin nhanh hơn, đặc biệt trong trường hợp không còn nhiều thời gian.

1.3. Mondai 3: Tìm kiếm thông tin

Mondai này là dạng tìm kiếm thông tin xuất hiện ở mọi trình độ. Bạn cần tìm kiếm thông tin trong một bản thông báo, hướng dẫn, chú ý,…

Đây là bài đọc dễ lấy điểm nên bạn có thể cân nhắc bài này trước khi làm bài đọc dài nha.

2. Các dạng bài và cách làm Đọc hiểu của đề thi JLPT N3

2.1. Mondai 1: Bài đọc đoản văn:

Mondai này gồm 4 đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 chữ

Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ.

Có 2 loại về định nghĩa:

 Một là định nghĩa theo từ điển, dùng để giải thích một cụm từ nào đó.

 Hai là cách định nghĩa theo quan điểm của tác giả. 

2.2. Mondai 2: Bài đọc trung văn

Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…), bước này khá ngắn chỉ tốn của bạn rất ít thời gian thôi. Sau đó đọc khái quát 1 lượt văn bản (gặp từ không hiểu bỏ qua). Cuối cùng mới đọc câu hỏi và đọc kỹ những nội dung chứa đáp án đúng.

 Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, thực ra thì, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ “tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án.

 Với các câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án (phương pháp loại suy)

Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả. Vì vậy chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

 

2.3. Mondai 3: Bài đọc trường văn:

Chỉ có N3 và N1 có dạng bài này, đây là loại bài đọc dài yêu cầu bạn cần giải thích nội dung bài.

Bài đọc dài thường là bài đọc các bạn ngại làm nhất. 

Bạn có thể ưu tiên làm bài đọc dài trước vì lúc này bạn vẫn tỉnh táo, khả năng xử lý thông tin vẫn tốt. 

Một kinh nghiệm nhỏ nữa cho bạn khi làm dạng bài này đó là đọc dài có 4 câu, thường mỗi câu sẽ tương ứng với một đoạn trong bài đấy. 

Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới. Đối với câu hỏi này rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Do đó bạn nên đọc kỹ qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, sẽ có đáp án cho bạn.

 

2.4. Mondai 4: Bài đọc tìm kiếm thông tin

Đây là bài đọc dễ lấy điểm nên bạn có thể cân nhắc bài này trước khi làm bài đọc dài.

 

3. Các dạng bài và cách làm Đọc hiểu của đề thi JLPT N2:

 

3.1. Mondai 1: Bài đoản văn

Mondai này có 5 đoạn văn ngắn (mỗi đoạn khoảng 200 chữ). Nhiệm vụ của ta là lí giải nội dung của chúng một cách nhanh chóng và chọn câu trả lời cho câu hỏi bên dưới. Những câu hỏi rất hay gặp ở phần này có thể là “Với tác giả thì điều đó có nghĩa là gì?” hay “Tại sao tác giả lại nghĩ như vậy?”,…

 Đọc trước câu hỏi sẽ giúp bạn có thể mường tượng sơ qua bài đọc này có thể nói về vấn đề gì. Đến khi đọc bài sẽ rất nhanh để nắm được điểm mình cần chú ý để trả lời câu hỏi. 

3.2. Mondai 2: bài trung văn:

Về cách làm của bài này, chúng ta có thể đọc lướt qua để nắm bắt nội dung bài viết, mọi người đừng quá đi sâu vào việc dịch cẩn thận từng câu, hãy chú ý vào những từ khóa và lướt hết một lượt. Bước 2 mình sẽ nhìn câu hỏi và đọc ngược lại, tìm thông tin phần đó trong bài, hãy chú ý các keywords tùy theo dạng câu hỏi như ai, cái gì, tại sao, như thế nào… để tập trung vào phần đó thôi

Với câu hỏi cho phần gạch chân, nếu là các từ chỉ thị như 「これ」「それ」thì hãy chú ý đọc những câu văn trước xem đại ý và mạch văn là gì để tìm ra các từ chỉ thị là gì và so sánh với đáp án.

 Nếu phần gạch chân là cả câu như hỏi về ý nghĩa của cụm từ đó là gì, ai, cái gì thực hiện phần gạch chân… thì hãy nhìn và thử suy luận về thứ tự tiếp theo, nhìn phần trước và thử thay đổi cách nói phần gạch chân

Riêng với phần hỏi quan điểm của tác giả, bạn có thể để ý xem những chỗ có “~と思う、~と考えられる….”.  

 

3.3. Mondai 3: Bài trung văn tổng hợp nội dung:

Dạng bài này chỉ có ở N2 và N1, dạng bài lý giải nội dung tổng hợp, Đây là dạng bài sẽ cho bạn đọc từ hai văn bản trở lên (khoảng 600 chữ) và đề bài sẽ đưa ra những câu hỏi để kiểm tra xem bạn có lý giải được chủ ý hay quan điểm mà tác giả muốn truyền đạt hay không. Hai đến ba văn bản đó sẽ nói lên suy nghĩ hay quan điểm của tác giả về một điều gì đó. Hãy đọc và chú ý vào những điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Đề thi sẽ có 1 bài cho dạng bài này, với 2 câu hỏi.

Đầu tiên, hãy đọc một trong hai văn bản. Vừa đọc vừa chú ý kĩ xem nó thể hiện quan điểm của tác giả về điều gì, hay ý kiến ấy như thế nào. Sau đó, hãy đọc văn bản còn lại và so sánh với văn bản trước. Bạn có thể vừa đọc vừa gạch chân để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Hướng dẫn giải ví dụ:  

Hai văn bản trên đều viết về “Tuyển dụng nhân viên”.

Công ty A viết là những người sang năm tốt nghiệp đại học, người có kinh nghiệm, hay chuyện tuổi tác đều không có vấn đề gì. Ngược lại, công ty B chỉ tuyển những người sang năm sẽ tốt nghiệp đại học.

Điểm chung của hai văn bản này là “tuyển dụng nhân viên” và tuyển những người sang năm tốt nghiệp đại học.

Tiếp đến, tại sao công ty A lại tuyển những người có kinh nghiệm hay những người tuổi cao? Và tại sao công ty B chỉ tuyển những người sang năm tốt nghiệp đại học? Vừa đọc vừa suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ tìm ra được điểm khác nhau.

Ở công ty B có viết rằng “học phương châm hay cách làm từ số 1”. Đây là điều kiện tuyển dụng đối với nhân viên mới, nên đáp án của câu hỏi 1 sẽ là 2. Và đáp án của câu hỏi 2 sẽ là 3.

3.4. Mondai 4: Bài trường văn

Chỉ có ở N1 và N2:

Đề thi sẽ có 1 văn bản khá dài cho dạng này (khoảng 900 chữ), với 3 câu hỏi. Bạn sẽ phải đọc các bài luận dài, những bài dạng như quan điểm về mặt tốt và không tốt của sự vật sự việc, hay những văn bản đưa ra quan điểm của tác giả một cách rõ ràng. Và câu hỏi sẽ yêu cầu bạn phải lý giải đại ý, điều tác giả muốn truyền đạt hay quan điểm của tác giả. Có thể câu hỏi là nêu ý nghĩa của từ trong văn bản, hay điều mà tác giả muốn nói thông qua văn bản.

Do văn bản dài, nhiều thông tin và nhiều bạn cũng đã thấm mệt, cộng thêm tâm lý lo sợ hết giờ, do vậy mondai này lại trở thành một bài khó, cho dù những câu hỏi của dạng bài này thường không có tính đánh đố.

Mong bạn sẽ giữ được sự tập trung và tỉnh táo khi làm bài đọc dài này!

3.5. Mondai 5: Bài tìm kiếm thông tin

Bạn hãy chú ý vào những phần có chứa keywords của câu hỏi, những phần được in đậm, hay in nghiêng. Tùy vào câu hỏi mà xác định các đối tượng như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, giá tiền… và các lưu ý nếu có sự thay đổi.

Đề thi sẽ có 1 văn bản cho dạng này, với 2 câu hỏi.

 

Hướng dẫn giải ví dụ:

Đầu tiên, hãy đọc qua một lượt toàn bộ văn bản.

Đây là tờ rơi về việc tổ chức một sự kiện, nó trình bày một cách khá dễ hiểu các thông tin như ngày giờ, địa điểm, phí tham dự.

Sau khi đọc qua một lượt, hãy thử đọc qua câu hỏi.

Ở đây có câu hỏi là “Họ sẽ làm những gì?”, do đó hãy đọc một cách cẩn thận phần “nội dung” của tờ rơi. Hãy đọc lại tất cả một lần nữa để chắc chắn xem ngoài ra còn có thông tin gì khác không. Sau đó, đọc bốn đáp án và chọn đáp án phù hợp với nội dung của tờ rơi. Ở đây, chúng ta sẽ chọn đáp án chứa thông tin được viết ở phần “nội dung”. Do đó, đáp án đúng là 3.

Câu hỏi tiếp theo là về chi phí. Ở đây có tiền phí nguyên liệu cho nhạc cụ và phí tham quan triển lãm trưng bày nhạc cụ, hãy tính tổng hai loại phí đó. Nếu vội thì có thể sẽ bỏ qua thông tin nào đó, do vậy hãy thật chú ý. Ở đây, chúng ta cần tính tổng hai loại phí đó nên đáp án đúng là 3.

 

Vậy là JLPT – Test đã đi qua hết các dạng bài của Đọc hiểu sẽ xuất hiện trong kỳ thi JLPT và các mẹo, hướng dẫn cách làm của từng dạng bài. Đây chỉ dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của chúng mình nên sẽ còn nhiều thiếu sót, nhưng mong rằng, vài tips nhỏ này sẽ giúp các bạn ôn thi tốt hơn và vứng tâm hơn khi đi thi.

 

 

Đáp Án Jlpt N3 Kỳ 07/2016 Phần Dokkai (Đọc Hiểu)

Chỉ để gợi nhớ và tham khảo.

問題4 24 正解3 小林が手紙でもっとも言いたがるものは何か。 来月、発表会があって私も出るので、お誘いのメールを書いています。 3私の発表を見に来てほしい。

25 正解2 小林は冷蔵庫を使っている人が8月3日まで何をやってくれるといったのか。

26 正解4 Tác giả cho rằng kỹ thuật mà người cảnh sát sử dụng khi giới thiệu tuyến đường cho người hoàn toàn không biết đường là gì? 4 Trước hết giải thích thứ tự xếp hạng đường tạo ân tượng rồi mới giải thích.

27 正解4 びっくりした là vì sao? 4 Con đường trước đây cảm giác rất dài thì giờ rất ngắn.

問題5 28 正解3 この問題 là vấn đề gì? 3 Đất gần trường cấp 2 vì khó vòa được nên không có cách nào cắt cỏ.

29 正解4 “Có chỗ khác với ngày xuân” là chỉ việc gì? 4 Dê gặm cỏ không thoải mái như màu xuân.

30 正解2 Trong đoạn văn có “bất kể mành đất đã yên tĩnh hơn” có thêm hiệu quả gì khác. 2 Cuối cùng người dân xung quanh và học sinh cấp 2 đã giao lưu với nhau.

31 正解2 “Tôi tuần 3 ngày ăn tối cà ri” là vì sao. 2 Vì nghè nói cà ri tốt cho sức khỏe nên cố gắng ăn càng nhiều càng tốt.

32 正解4 “Có vẻ sáng sớm ăn cà ri cũng rất tốt” là vì sao. 4 Làm cho thân thể tỉnh thức.

33 正解3 Suy nghĩ về hiệu quả của gia vị, khi hầm cà ri cần chú ý điều gì. 3 Không nên hầm quá lâu.

問題6 34 正解1 Tôi sống ở thành phố nhỏ như thế nào? 1 Phòng ốc nhiều lên, cây cối giảm đi.

35 正解1 その時 là chỉ lúc nào. 1 Là thời điểm một công ty xây dựng tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà ở cỡ lớn.

36 正解3 Người dân thị trấn vì sao bảo vệ tự nhiên 花山池緑地? 3 Vì nơi đây có cây cối và sinh vật quý nên mọi người muốn bảo hộ vùng đất có giá trị này.

37 正解1 Để bảo vệ tự nhiên 花山池緑地 thì mọi người trong hội bảo vệ 花山池緑地 đã làm gì. 1 Để không thay đổi môi trường hiện hữu phải ưu tiên cây cối.

問題7 38 正解1 タニット muốn tham gia ban giao lưu quốc tế.

39 正解2 Người muốn tham gia hội giao lưu quốc tế thì phải chú ý điều gì. 大学の授業を休んで参加することになる国際交流授業に申し込むことができません。 これまで国際交流授業に参加したことがある人も申し込めますが、申し込みが多かった場合、初めての人に行ってもらいます。

ーおわりー

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Đạt Điểm Cao Phần Đọc Hiểu trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!