Xu Hướng 10/2023 # Học Bổng Chính Phủ Úc Aas Năm Học 2023 # Top 12 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Học Bổng Chính Phủ Úc Aas Năm Học 2023 # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Học Bổng Chính Phủ Úc Aas Năm Học 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chương trình học bổng chính phủ Australia (AAS) sẽ dành cho Việt Nam 50 suất học bổng toàn phần cho các công dân Việt Nam xin học bậc Thạc sĩ tại các trường đại học uy tín của Úc trong năm học 2023-2023.

1. Thời gian nhận hồ sơ

Học bổng AAS tuyển chọn năm 2023 cho năm học 2023-2023 sẽ tiếp nhận hồ sơ xin học bổng vào đầu tháng 02/2023. Ứng viên phải nộp hồ sơ trực tuyến, hồ sơ bản cứng sẽ không được chấp nhận.

2. Các ngành học ưu tiên cho ứng viên Việt Nam

Quản trị và kinh tế phát triển (kinh tế học, cạnh tranh, thương mại quốc tế, chính sách công, quản lý công, quản lý tài chính công, tài chính doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, luật hội nhập kinh tế, khởi nghiệp kinh doanh và đổi mới sáng tạo)

Cơ sở hạ tầng và Giao thông (quản lý và tài chính dự án, dự báo giao thông, kỹ thuật giao thông vận tải, biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường, quy hoạch và quản lý giao thông đô thị, quy hoạch giao thông tổng thể, hợp tác công tư, kinh tế giao thông, an toàn và kiểm toán đường bộ, quản lý logistics) 

Nước và Vệ sinh (quản lý nước, kỹ thuật thủy lợi, chất lượng và các hệ thống cấp nước, nước và nước thải, quản trị nguồn nước, an toàn nguồn nước, quản lý hạn hán)

Giáo dục (quản lý giáo dục, quản trị tổ chức, quản lý giáo dục nghề nghiệp)

Bình đẳng Giới (giới và phát triển, nghiên cứu về phụ nữ)

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (kinh tế nông nghiệp, kinh tế học nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý du lịch bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm)

Ổn định Khu vực và Nhân quyền (an ninh mạng, quản lý công và tội phạm học, công pháp quốc tế, luật nhân quyền quốc tế)

Khuyết tật (công tác xã hội, giáo dục đặc biệt)

Biến đổi khí hậu (giảm thiểu ảnh hưởng thiên tai)

Đổi mới sáng tạo (chuyển giao và thương mại hóa khoa học và công nghệ)

Các ngành học khác được xem xét dựa trên thành tích cá nhân.

Các ngành học không hợp lệ:

MBA (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh)

Công nghệ thông tin (công nghệ phần cứng, phần mềm)

Y khoa

Dược

Truyền thông, báo chí, tuyên truyền

3. Tiêu chí hợp lệ

Là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ

Không mang quốc tịch Australia hoặc thường trú dài hạn tại Australia hoặc đang nộp đơn xin thị thực cư trú dài hạn tại Australia

Không kết hôn hoặc đính hôn/sống như vợ chồng với một người có quốc tịch hoặc có thường trú dài hạn tại Australia hoặc New Zealand tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình nộp hồ sơ, xét tuyển hay tiền du học

Hiện không phải là nhân sự thuộc biên chế quân đội

Chưa từng xin học bổng dài hạn nào khác của Chính phủ Australia (Australia Awards) trừ khi thời gian rời khỏi Australia gấp đôi tổng thời gian học tại Australia (ví dụ: ứng viên đã được Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) và học tại Australia 4 năm chỉ có thể nộp đơn xin Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) khác sau khi đã rời khỏi Australia 8 năm)

Có bằng đại học chính quy

Cam kết trở lại làm việc tại Việt Nam ít nhất 02 năm sau khi hoàn thành khóa học tại Australia

Có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp tại Việt Nam, trừ những ứng viên khó khăn chỉ cần tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm phù hợp (phải cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ)

Không đăng ký học ở bậc học thấp hơn bậc học cao nhất mà bạn hiện đã có bằng, nếu bạn đã có bằng Tiến sĩ, bạn không được phép đăng ký xin học bậc Thạc sĩ

Không đăng ký học ở bậc học tương đương với bậc học cao nhất mà bạn hiện đã có bằng; nếu bạn đã có bằng Thạc sĩ, bạn không được phép đăng ký xin học bậc Thạc sĩ kể cả ở một lĩnh vực khác

Có điểm IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) còn hiệu lực. Chứng chỉ Tiếng Anh có hiệu lực là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 01/01/2023 trở đi. Với ứng viên không phải là cán bộ chính quyền địa phương hoặc có hoàn cảnh khó khăn, chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) phải được nộp cùng hồ sơ trực tuyến trước ngày hết hạn nộp hồ sơ. Chứng chỉ Tiếng Anh nộp sau ngày hết hạn nộp hồ sơ sẽ không được chấp nhận.

Tự hào với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học và là đại diện tuyển sinh chính thức của các trường, Edulinks tư vấn du học các nước hoàn toàn miễn phí. Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ ngay với Edulinks TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline: 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY DU HỌC EDULINKS

HỒ CHÍ MINH

Văn phòng 1: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 636 949 – Hotline: 0919 735 426

HÀ NỘI

Văn phòng 2: 06 Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ

Điện thoại:  (04) 3718 3654 – 083 8686 123

Văn phòng 3: 185 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa

Điện thoại:  0983 608 295 – 0983 329 681

ĐỒNG NAI

Văn phòng 4: 29 KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 091 941 1221

Con Đường Đến Với Học Bổng Chính Phủ Úc (Aas)

Tôi là một người may mắn và hàng ngày tôi luôn tự nhủ với mình điều đó. May mắn vì có gia đình hạnh phúc với bố mẹ hiền và các chị em. May mắn vì có nhiều bạn tốt. May mắn vì được đi học, tìm được việc làm. Tôi đã từng có nhiều, rất nhiều ước mơ từ lúc còn nhỏ cho đến vài năm sau khi ra trường.

Tôi không nhớ chính xác mình đã mơ những gì thời thơ ấu và sinh viên? Duy chỉ có một giấc mơ tôi không thể quên được: giấc mơ thành công trong công việc. Không biết có phải tôi đã lao tâm khổ tứ với rất nhiều công việc hay không (phần lớn là không phù hợp về môi trường, về tính chất công việc khiến cuộc sống của tôi luôn căng thẳng) mà khi được tuyển vào tổ chức Hagar, được làm công việc mình yêu thích và phát huy những năng lực của bản thân, tôi trở nên vui vẻ, hài lòng và quên hẳn những giấc mơ, những giấc mơ đã làm nên tôi một thời trẻ tuổi, những giấc mơ làm cuộc sống của tôi đáng sống hơn!

Vậy làm thế nào tôi đã biến giấc mơ ấy thành hiện thực? Những điều tôi chia sẻ ra đây không nhằm mục đích gì hơn là hy vọng sẽ giúp ích cho ai đó ngoài kia đang hoang mang vì giấc mơ của mình. Tôi muốn chia sẻ mà không cần nhận lại gì bởi đơn giản tôi đã được giúp đỡ bởi những người bạn không đòi hỏi phải nhận lại cái gì từ tôi. Họ giúp tôi vì họ nhìn thấy khát khao cháy bỏng trong một tâm hồn muốn phá vỡ những rào cản của hiện tại, tìm đến sự thay đổi cho cuộc sống mà vốn dĩ người ta luôn cho rằng sự ổn định là cái đích cuối cùng mà ai cũng cần phải hướng tới!

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất (theo tôi) để có thể giành được học bổng là bạn cần biết mình muốn gì? Tại sao bạn muốn đạt được học bổng? Bạn muốn theo học ngành gì? Tại sao bạn chọn lĩnh vực đó? Nếu bạn chưa thuyết phục được bản thân về cái mình muốn, tôi tin rằng bạn sẽ không thể thuyết phục người khác tin vào bạn được. Vậy, hãy xác định nghiêm túc mục đích của mình và chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Để được học bổng AAS, bạn cần phải có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực phát triển (Bài viết này có thể phù hợp hơn với những người làm NGO vì tiêu chí lựa chọn của các tổ chức nhà nước tôi cho là sẽ khác.) Vì thế, nếu bạn đang làm trong khối tư nhân, bạn cần có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, từ thiện, phát triển cộng đồng, v…v…Bạn cũng nên tham gia làm tình nguyện viên phục vụ cộng đồng, như thế hồ sơ của bạn sẽ trông tốt hơn và bạn có thể phù hợp với nhiều học bổng phát triển khác bên cạnh AAS.

Tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình xin học bổng. Những bạn làm trong khối tư nhân (NGOs, các tổ chức từ thiện, v…v…) cần đạt trình độ IELTS 6.5 trở lên (mặc dù AAS không yêu cầu chứng chỉ IELTS trước khi được chọn nhưng vì khối tư nhân khá cạnh tranh và các ứng viên thường có trình độ Tiếng Anh tốt nên những người có khả năng giao tiếp và có điểm tốt hơn sẽ giành lợi thế nhiều hơn.) Bạn có thể đến các trung tâm Tiếng Anh có uy tín, có người nước ngoài dạy và trả tiền cao (British Council, ACET). Bạn cũng có thể đến trung tâm Tiếng Anh vừa phải như Summit ở Hoàng Cầu để học giáo viên người Việt nhưng chất lượng rất đảm bảo, giáo viên dạy nhiệt tình, trọng tâm, hiệu quả. Mặc dù tôi đã tốt nghiệp cử nhân TA nhưng vẫn đi học một khóa Intensive trong hai tháng và được 8.0 IELTS overall. Đây cũng chính là một lợi thế giúp tôi được trao cả học bổng AAS và ALAS.

Nếu bạn đã đáp ứng các điều kiện cần và đủ, hãy sẵn sàng để làm hồ sơ học bổng ADS ngay khi website của ASDiV chính thức mở cho đợt học bổng mới. Bạn nên tự chủ động trả lời tất cả câu hỏi với những ví dụ, ý tưởng cụ thể, thuyết phục. Nội dung trả lời trong các câu hỏi khác nhau cần có sự nhất quán, kết dính đồng thời cần tránh sự lặp lại ngôn ngữ, ý tưởng. Bạn nên ghi nhớ vì AAS là học bổng phát triển nên những cống hiến của bạn với cộng đồng và lĩnh vực phát triển cần phải được nêu bật với những minh chứng rõ ràng, cụ thể, thuyết phục. Có hàng ngàn người trong cả khối nhà nước, tư nhân nộp hồ sơ học bổng AAS mỗi năm vì thế bạn cần làm nổi bật mình trong tất cả các mục về kinh nghiệm làm việc cũng như trong phần trả lời các câu hỏi. Sau khi hoàn thành bản thảo cho hồ sơ của mình, bạn hãy nhờ một người đã từng đạt được học bổng (AAS là tốt nhất, nếu không thì học bổng nào đó cũng được) sửa hồ sơ cho bạn. Nếu cẩn thận, bạn nên nhờ thêm một người nói tiếng Anh bản xứ (có khả năng viết tốt) sửa lại giúp bạn một lần nữa. Theo kinh nghiệm của tôi, ngay từ khi nhen nhóm ý định tìm bất kỳ một loại học bổng nào, bạn nên tìm cho mình một tiền bối từng đạt được học bổng (cùng là học bổng mà bạn đang tìm kiếm là tốt nhất) để chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. Vì việc viết hồ sơ học bổng là rất quan trọng nên bạn cần bắt đầu ngay khi Website học bổng mở cho đợt mới. Hãy viết đi viết lại cho thật chau chuốt, đến khi bạn thấy hài lòng thì thôi.

Để được vào vòng short-list, ngoài phần điền hồ sơ tốt, bạn cần có thư giới thiệu tốt từ tổ chức mình đã hoặc đang làm việc và từ thầy cô giảng dạy trực tiếp bạn tại trường đại học. Hãy mạnh dạn xin thư giới thiệu. Bạn sẽ phải tự soạn thư giới thiệu cho mình vì đa phần sếp, thầy cô đều rất bận nên họ sẽ không viết cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn có thể thuyết phục được sếp tự tay viết thư giới thiệu cho mình, tôi tin rằng nó sẽ có ngôn ngữ rất tự nhiên và thuyết phục.

Cuối cùng, để có thể thành công trong việc xin học bổng, bạn cần có một chiến lược rất rõ ràng khi nào thì phải hoàn thành cái gì. Hãy lập một danh sách những việc cần làm, những giấy tờ cần chuẩn bị ngay khi bạn nhen nhóm ý định tìm học bổng. Một chiến lược tìm học bổng tốt, lòng quyết tâm và thực lực của mình – tất cả điều đó (cộng với sự may mắn) sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giành học bổng AAS hay một học bổng nào khác!

Nguồn Học Bổng ( chúng tôi ) là website độc lập, giới thiệu các loại học bổng du học ở mọi cấp độ nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ Việt Nam có nguyện vọng học tập và nghiên cứu ở các nước phát triển trên thế giới.

Chương Trình Học Bổng Aas Của Chính Phủ Úc 2023

Share

Pin

0

Shares

Học bổng Chính phủ Australia AAS 2023 dành cho ứng viên Việt Nam chính thức mở đơn!

Ứng viên là người khuyết tật, người thuộc vùng nông thôn khó khăn và là người dân tộc thiểu số được khuyến khích nộp hồ sơ xin học bổng.

Chính phủ Australia sẽ tăng số lượng học bổng trong vòng tuyển chọn năm nay. Kết quả sẽ được thông báo vào tháng 8/2023.

Thông tin chi tiết chương trình

Đất nước: Úc

Bậc học: Thạc sỹ

Giá trị học bổng: Toàn phần

Deadline: 30/04/2023

Tiêu chí hợp lệ:

Là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ.

Không mang quốc tịch Australia hoặc thường trú dài hạn tại Australia hoặc đang nộp đơn xin thị thực cư trú dài hạn tại Australia.

Không kết hôn hoặc đính hôn/sống như vợ chồng với một người có quốc tịch hoặc có thường trú dài hạn tại Australia hoặc New Zealand tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình nộp hồ sơ, xét tuyển hay tiền du học.

Hiện không phải là nhân sự thuộc biên chế quân đội.

Chưa từng xin học bổng dài hạn nào khác của Chính phủ Australia (Australia Awards) trừ khi thời gian rời khỏi Australia gấp đôi tổng thời gian học tại Australia. 

Có bằng đại học chính quy.

Cam kết trở lại làm việc tại Việt Nam ít nhất 02 năm sau khi hoàn thành khóa học tại Australia.

Có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp tại Việt Nam, trừ những ứng viên khó khăn chỉ cần tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm phù hợp (phải cung cấp bằng chứng về kinh nghiệm làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ).

Không đăng ký học ở bậc học thấp hơn hoặc tương đương bậc học cao nhất mà bạn hiện đã có bằng, nếu bạn đã có bằng Tiến sỹ, bạn không được phép đăng ký xin học bậc Thạc sỹ. Hoặc nếu bạn đã có bằng Thạc sỹ, bạn không được phép đăng ký xin học bậc Thạc sỹ kể cả ở một lĩnh vực khác.

Có điểm IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) còn hiệu lực. Chứng chỉ Tiếng Anh có hiệu lực là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 01/01/2023 trở đi. Với ứng viên không phải là cán bộ chính quyền địa phương hoặc có hoàn cảnh khó khăn, chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academics tương đương) phải được nộp cùng hồ sơ trực tuyến trước ngày hết hạn nộp hồ sơ. Chứng chỉ Tiếng Anh nộp sau ngày hết hạn nộp hồ sơ sẽ không được chấp nhận.

Các ngành học ưu tiên cho ứng viên Việt Nam:

Quản trị và phát triển kinh tế (kinh tế học, cạnh tranh, thương mại quốc tế, chính sách công, quản lý tài chính công, tài chính doanh nghiệp, luật hỗ trợ hội nhập kinh tế, doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo).

Cơ sở hạ tầng và Giao thông (quản lý dự án và tài chính, dự báo giao thông, kỹ thuật giao thông vận tải, biện pháp bảo vệ xã hội và môi trường, quản lý và quy hoạch giao thông đô thị, quy hoạch giao thông tổng thể, hợp tác công tư, kinh tế giao thông, an toàn và kiểm toán đường bộ, quản lý logistics).

Nước và Vệ sinh (quản lý nước, kỹ thuật thủy lợi, chất lượng nước và các hệ thống cung cấp nước, nước và nước thải, quản trị nước, an ninh nước, quản lý hạn hán, ô nhiễm biển).

Giáo dục (quản lý giáo dục, quản trị tổ chức, quản lý giáo dục nghề nghiệp).

Bình đẳng Giới (giới và phát triển, nghiên cứu về phụ nữ).

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (khoa học nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý du lịch bền vững, an toàn thực phẩm, nuôi trồng thủy sản).

Ổn định Khu vực và Nhân quyền (an ninh mạng, quản lý công và tội phạm học, luật quốc tế, luật nhân quyền quốc tế, an ninh biển và bền vững biển, luật quốc tế về biển).

Khuyết tật (bao gồm công tác xã hội, giáo dục đặc biệt).

Biến đổi khí hậu (bao gồm giảm thiểu rủi ro thiên tai), Năng lượng (bao gồm an ninh năng lượng, quy hoạch năng lượng, cải cách lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo).

Đổi mới sáng tạo (chuyển giao khoa học công nghệ và thương mại hóa).

Y tế (bao gồm nghiên cứu, tăng cường hệ thống y tế, và các khóa học phục vụ cho việc phục hồi sau COVID-19 của Việt Nam).

Các ngành khác (trừ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin phần cứng và phần mềm, Y, Dược, Truyền thông/Báo chí) được xem xét dựa trên chất lượng hồ sơ.

Lưu ý: Các ngành không hợp lệ bao gồm:

MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh)

Công nghệ thông tin (công nghệ phần cứng, phần mềm)

Y khoa

Dược

Truyền thông, báo chí, tuyên truyền

Quyền lợi

Học phí

Vé may bay khứ hồi: vé máy bay hạng phổ thông khứ hồi với chặng bay thẳng

Xin thị thực: Chi phí xin thị thực và khám sức khỏe để xin thị thực

Chương trình (khóa học) nhập môn học thuật

Tiền trợ cấp sinh hoạt ban đầu

Tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt định kỳ

Bảo hiểm y tế cho sinh viên quốc tế

Hỗ trợ học tập bổ sung: sử dụng để hỗ trợ học viên trong quá trình học tập để hoàn thành tốt chương trình học tập

Đào tạo tiếng Anh tiền du học (nếu cần): Ứng viên được học bổng Chính phủ Australia có điều kiện có thể được đào tạo tiếng Anh toàn thời gian kéo dài tới 12 tháng nếu cần, tại Đại học Quốc tế RMIT Vietnam. Học viên sẽ được trợ cấp sinh hoạt phí trong thời gian tham gia khóa học. 

Trợ cấp nghiên cứu thực địa: dành cho học viên học Thạc sỹ nghiên cứu hoặc Thạc sỹ tín chỉ nhưng có hợp phần bắt buộc là nghiên cứu thực địa. 

Hỗ trợ học viên khuyết tật: Học viên khuyết tật có thể được hỗ trợ những chi phí hợp lý khác trong quá trình học tập tại Australia. 

Deadline

Hạn chót để nộp đơn là 30/04/2023.

Cách thức ứng tuyển AAS

Các ứng viên nhấp vào 

TRANG CHỦ CHƯƠNG TRÌNH AAS 2023

Thời gian ứng tuyển từ 01/02/2023 đến 30/04/2023.

Trong quá trình nộp hồ sơ, nếu có câu hỏi gì, đừng ngần ngại hãy nhắn tin cho ad ngay nha. 

Fanpage Scholarship EZ: https://www.facebook.com/ScholarshipEZ/

———————————————————-

Thông tin lớp học săn học bổng EZ Apply

Share

Pin

0

Shares

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Học Bổng Aas Chính Phủ Úc

Là người đã được trải nghiệm hai lần phỏng vấn học bổng chính phủ Úc (AAS), có bại, có thành, mình xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân khi tham gia phỏng vấn, hi vọng có thể giúp ích được cho nhiều bạn.

1. Kiến thức

Đây là một trong những vòng quan trọng nhất để có tấm vé du hành là suất học bổng toàn phần tới xứ sở chuột túi. Vì vậy, đây là thời khắc quan trọng bạn thể hiện hình ảnh của bản thân sau khi vượt qua vòng sơ loại. Đây không phải là bài thi, nên kiến thức không chỉ gom nhặt một sớm một chiều, mà là tổng hợp những kinh nghiệm, kĩ năng qua năm tháng đi học và đi làm đã có để chứng tỏ bạn là người xứng đáng được nhận học bổng.

Ảnh: Hoàng Tú Anh

Về mặt kinh nghiệm, các ứng viên tham gia phỏng vấn hầu hết phải có kinh nghiệm làm việc từ hai năm trở lên, trừ những đối tượng ưu tiên do hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, hiểu biết về lĩnh vực bạn đang hoạt động và diễn giải thành ngôn từ bằng niềm đam mê là cần thiết.

Thông thường, các câu hỏi sẽ tập trung để làm nổi bật hai điểm:

i) Bạn đã đóng góp được gì cho cộng đồng trong lĩnh vực mình hoạt động;

ii) Khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của Việt Nam sau khi đi học về.

Hiểu nôm na, điểm thứ nhất cần chứng minh cho được bạn đã làm gì đóng góp cho công việc của mình trong quá khứ, những điều đã làm được và những điều chưa làm được mà mình còn day dứt, còn muốn khắc phục. Điểm thứ hai nói được ý định phát triển và hoạch định cụ thể của mình như thế nào trong tương lai. Cả hai điểm đều nên đưa ra những dẫn chứng, ví dụ cụ thể rõ ràng chứ không nói chung chung.

Về kĩ năng, quan trọng nhất là trong mỗi câu trả lời, bạn đều thể hiện được niềm đam mê của mình. Đừng cố tỏ ra mình là người hoàn hảo, vì hoàn hảo rồi đâu còn phải học. Hãy tỏ ra mình là người có nhiệt huyết, có khát khao nhưng mình còn thiếu chỗ này chỗ kia. Và học bổng là cơ hội để chấp cánh cho mình trước hết là hoàn thiện bản thân, và có điều kiện hơn để đóng góp cho xã hội.

2. Trang phục

Lần phỏng vấn đầu tiên, mình chú ý rất nhiều tới trang phục. Lo chuẩn bị phỏng vấn một phần, một phần khác đứng ngồi không yên: mình sẽ mặc cái gì cho buổi phỏng vấn? Con gái mà. Nên nỗi lo chắc lại càng nặng gánh hơn cánh đàn ông. Chuẩn bị trang phục để phỏng vấn là điều quan trọng. Vì xuất hiện với một hình ảnh có đầu tư cũng chứng tỏ mình tôn trọng người đối diện. Nhưng cái gì đầu tư quá mức cũng thành không hay. Chị không thể xuất hiện với bộ váy áo rườm rà, diêm giũa. Anh không thể chơi nguyên bộ đồ thể thao rộng thùng thình đi phỏng vấn.

3. Tâm lý và tâm thế trả lời phỏng vấn

Hầu hết các cuộc phỏng vấn, chuẩn bị tâm lý là một trong những yếu tố mang tính quyết định sự thành công của cuộc phỏng vấn. Chúng ta đã đi cả một chặng đường dài để đến ngang khúc này, đừng để tâm lí đánh bại. Là người từng trải qua những cung bậc cảm xúc của một người săn học bổng, mình hiểu được phần nào cảm giác, được sự hi sinh của các anh, các chị, các bạn. Có những chị một bên ngồi ôm con, một bên là bộ đề thi IELTS kè kè sát nách. Có những anh chị kiên trì theo đuổi học bổng năm này qua năm khác, chưa được vẫn chưa buông bỏ niềm đam mê. Có những bạn, những em gánh gồng cả tuổi thơ cơ cực để mong muốn một lần đổi đời khi thực hiện được ước mơ. Nhận được email hẹn ngày phỏng vấn, tim đập thình thình trong lồng ngực. Niềm vui xem lẫn nỗi lo. Nhưng vượt trên tất cả, mong mọi người đón nhận nó một cách nhẹ nhàng. Đừng đặt quá nhiều áp lực vào cuộc phỏng vấn, đừng ép bản thân: “Nhất định phải làm được! Nhất định phải đậu!”. Vì vô tình, dù ít hay nhiều, điều này càng làm tăng thêm sức ép về mặt tâm lí và có thể chệch hướng bất cứ lúc nào trong cuộc phỏng vấn.

Điều này đã xảy ra với mình trong cuộc phỏng vấn đầu tiên. Đó là cuộc phỏng vấn năm 2013. Mình bước vào cuộc phỏng vấn với tâm thế rất tự tin với niềm tin sắt đá là mình có thể làm được. Nhưng như mình có đề cập ở trên, nếu thể hiện mình không đúng mực thì bạn sẽ chỉ ngậm ngùi nuốt trái đắng ra về mà thôi. Nói như vậy không phải bảo các bạn là đừng tự tin. Mà tự tin với những gì mình có, biết mình mạnh chỗ nào, thiếu chỗ nào và cho người ta thấy cơ hội họ trao cho mình là đúng. Mình trở lại lần phỏng vấn một năm sau đó với tâm thế hoàn toàn thoải mái. Không đặt nặng chuyện được mất mà chỉ biết rằng sẽ cố gắng cho hội đồng phỏng vấn thấy được nhiệt huyết, niềm đam mê và năng lực hiện có của mình. Kết quả thế nào sau đó, mình cũng chấp nhận. Vì AAS không phải là con đường duy nhất. Anh Chị Em nào săn học bổng chuyên nghiệp cũng sẽ thấy có rất nhiều con đường cho chúng ta đi, có rất nhiều cơ hội mở ra trước mắt. Chỉ cần cố gắng, anh chị em sẽ biến ước mơ thành hiện thực.

Chúc Anh, Chị, Em mã đáo thành công!

Hoàng Tú Anh http://hoangtuanh.com

Sau 7 Năm, Cuối Cùng Mình Đã Nhận Học Bổng Chính Phủ Úc (Aas)

2006-2010: Học bổng giành cho sinh viên xuất sắc Đại học khoa học Huế

2012: Học bổng tiếng Anh của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN)

2014: Học bổng toàn phần của chính phủ Hà Lan (NUFFIC) và học bổng chính phủ Úc (AAS)

Lên kế hoạch “tác chiến” từ năm 1 Đại học

Nói về kế hoạch săn học bổng của mình, Tú Anh chia sẻ: “ đó là một hành trình nỗ lực đáng nhớ và đáng được trả giá”. Ngay từ khi bước vào năm thứ nhất Đại học, Tú Anh đã bắt đầu chú tâm đến việc phát triển kinh nghiệm chuyên môn bằng công việc làm thêm, dưỡng bồi ngoại ngữ và cả tham gia các hoạt động thiện nguyện.

May mắn được làm cộng tác viên cho một dự án phi chính phủ của Cộng Hoà Séc, Tú Anh càng thêm quyết tâm giành tấm vé du học nước ngoài để mở mang kiến thức. Ban đầu, cô bạn đã nghiên cứu tìm tòi các điều kiện học bổng (bao gồm bảng điểm đẹp, tiếng Anh thành thạo, kinh nghiệm làm việc và hoạt động xã hội phong phú) rồi từ đó vạch ra hành trình du học cho mình.

Trong 4 năm đại học, Tú Anh đã cố gắng lấy được bằng giỏi để tăng khả năng cạnh tranh, song song đó là việc học tiếng Anh và tham gia các hoạt động xã hội. Xuất phát điểm không phải là dân chuyên Anh nên cô bạn đã phải nỗ lực khắc phục nhược điểm này bằng cách trò chuyện với người nước ngoài. Việc được học bổng một khoá học Tiếng Anh tại ACET và RMIT từ chương trình hỗ trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN) và chính phủ Úc cũng đã giúp Tú Anh học hỏi rất nhiều trong môi trường ngoại ngữ quốc tế.

Vượt qua khâu viết bài luận và phỏng vấn

Sau hơn một lần ứng tuyển học bổng, cô bạn hiểu rằng bài luận là nơi ta thể hiện bản thân nên việc để bài luận của mình chịu sự can thiệp của người khác không hẳn là một cách hay. Tú Anh chia sẻ với Hotcourses: “bài luận nên do chính bạn viết ra bằng những gì bạn suy nghĩ, bằng cái tâm của bạn. Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng? Bạn cống hiến được gì cho đất nước? Năng lực của bạn như thế nào? Bạn là người biết rõ nhất”. Tất nhiên là bạn có thể tham khảo bài luận của người đi trước nhưng rất nên tham khảo có chọn lọc – tham khảo lối viết luận logic của người ta, chứ không nên bê nguyên cả ý tưởng, văn phong của họ: “Một bài luận gây ấn tượng được với người đọc vì nó độc nhất, dù mộc mạc, chân chất vẫn là do của bạn viết ra, không trộn lẫn với người khác. Và đặc biệt là bạn sẽ thành công khi “viết luận bằng cả tâm huyết, bằng cả niềm đam mê” của mình”.

Về khâu phỏng vấn, bài học đắt giá nhất của cô bạn đó là “không nên thể hiện tâm thế của một con ếch ngồi đáy giếng tự vỗ ngực ta là người giỏi nhất”. Sau lần phỏng vấn xin học bổng năm đầu tiên không thành công, cô bạn tự thấy rằng mình đã quá tự tin và ngạo mạn. Rút kinh nghiệm, ở lần thứ hai, Tú Anh đến trả lời phỏng vấn với tâm thế rất bình tĩnh, thanh thản, không đặt nặng vấn đề được mất mà chỉ khát khao thể hiện cho họ những gì mình có thể cống hiến. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thoải mái nhờ “mình đã cho họ nhìn thấy được sự tôn trọng và tính tự tôn vừa đủ”.

Trong quá trình học tiếng Anh, Tú Anh nhận ra rằng có một khoảng cách giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh thực tế. Điều này đã khiến cô bạn quyết tâm trau dồi khả năng nghe nói trong các ngữ cảnh đời sống, nhằm chuẩn bị cho cuộc sống du học sau này.

Đối với riêng Tú Anh, việc tham gia các hoạt động xã hội không chỉ để làm nổi bật hồ sơ xin học bổng mà còn là một hoạt động giúp bạn cảm thông và chia sẻ với mọi người. Và đó cũng là lý do nhiều chương trình học bổng đánh giá cao yếu tố này.

Với một số học bổng Châu Âu, các bạn có thể nộp hồ sơ ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, với các học bổng chính phủ của Úc và Hà Lan thì thường đòi hỏi kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm. Một số trường hợp khó khăn được đặc cách 1 năm như học bổng Úc. Bản thân Tú Anh từng là cán bộ dự án và cán bộ truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ và chính quá trình này đã giúp ích rất nhiều trong khâu ứng tuyển.

Cuối cùng, bạn có thể sẽ không được học bổng ngay lần đầu tiên, nhưng hãy cứ tiến lên. Bản thân Tú Anh cũng đã trải qua hơn một lần trượt học bổng để đạt được thành công này.

Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Chính Phủ Úc (Aas)

SSDH – Sau nhiều năm ấp ủ, mình đã nộp hồ sơ apply học bổng AAS vào đầu năm 2014 và mình đã đạt được 1 suất học bổng để học Master vào năm nay. Quá trình chuẩn bị hồ sơ và apply học bổng của mình khá đơn giản, xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm đê biến giấc mơ du học thành hiện thực

1. Trước khi apply học bổng

– Học tiếng Anh: Chứng chỉ tiếng Anh là điều kiện bắt buộc của học bổng. Nhưng các bạn không nên học tiếng Anh chỉ với những nội dung và skill để đạt được các chứng chỉ. Vì IELTS hay TOEFL cũng chỉ là điều kiện cần, sau ngưỡng cửa này bạn cần dùng tiếng Anh để học chuyên môn và giao tiếp. Bạn phải chuẩn bị cho việc học Thạc sỹ/ Tiến sỹ ngay từ khi học tiếng Anh với việc luyện tập cả 4 kỹ năng ở nhiều topic, không nên học vẹt hay chỉ học skill làm bài.

– Các hoạt động ngoại khóa: mình không có điều kiện tham gia công tác xã hội nên trong hồ sơ của mình kinh nghiệm về phần CTXH là zero. Tuy nhiên, CTXH theo mình chỉ là một phương diện để người cấp học bổng đánh giá khả năng bạn hòa nhập vào cộng đồng. Chính phủ nước cấp học bổng muốn biết rằng bạn có thể hòa nhập vào cộng đồng mới, chứ không chỉ học học và học. Nếu bạn ít tham gia các hoạt động CTXH (như mình 😀 ), có thể tham gia các câu lạc bộ thể thao hoặc nghệ thuật v.v… Mình có chơi thể thao hồi học Đại học nhưng mình cũng “quên” nêu đến trong hồ sơ, vì chơi ẹ wa 😛 . Giải pháp chữa cháy là tại buổi phỏng vấn mình trò chuyện rất vui vẻ với giám khảo để thể hiện là mình có thể hòa nhập tốt vào môi trường mới.

– Phát triển kĩ năng mềm: gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng leader. Các kỹ năng này sẽ làm nâng điểm hồ sơ của bạn và giúp gây ấn tượng trong vòng phỏng vấn. Bạn có thể luyện tập các kĩ năng trong quá trình học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động ngoại khóa.

2. Chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn

– Nội dung cần thể hiện của hai bước này là như nhau. Đó là một trong những lý do vì sao bạn nên tự làm hồ sơ và bài luận của mình. Trong phần này, điểm cốt lõi là ‘Be your self’. Mình có sao thì nói vậy, không nên nói quá, nói về các điểm mạnh và cả điểm yếu (mà có thể khắc phục khi đi du học ). Nội dung cần ngắn gọn, súc tích và logic, không nên dài dòng văn vẻ vì người ta đọc mấy ngàn hồ sơ. Trong hồ sơ, các bạn cần nêu rõ những gì mình có thể đóng góp cho xã hội trước, trong và sau khi du học. Đối với các học bổng phát triển, nên nhấn mạnh các đóng góp cho địa phương nơi bạn sinh sống và làm việc, nêu lý do tại sao người ta nên chọn bạn thay vì người khác. Ngoài ra, nên nói một chút về các đóng góp cho nước sở tại và vai trò của các bạn việc giúp thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước.

– Học bổng chính phủ thường cấp cho Giảng viên vì kiến thức mà các bạn ấy học ở nước ngoài sẽ được truyền cho nhiều người khác. Nếu các bạn không phải là Giảng viên có thể nêu về kinh nghiệm hướng dẫn nhân viên mới, thực tập sinh, hoặc là kinh nghiệm tham gia các buổi trao đổi thông tin, kiến thức.

– Trong hồ sơ apply và khi phỏng vấn, người ta có thể hỏi về sở thích của bạn và các khó khăn mà bạn đã gặp trong công việc hay những khó khăn mà bạn nghĩ mình sẽ gặp phải khi đi du học. Các bạn nên nói về các sở thích như chơi thể thao, tham gia CTXH hơn là các sở thích như reading hay listening music vì nó có vẻ active hơn và “hòa nhập với cộng đồng” hơn. Đối với các khó khăn thì chỉ cần nói ngắn gọn là bạn đã giải quyết nó như thế nào, đừng kể lể cụ thể.

– Khi kết thúc phỏng vấn, người ta sẽ hỏi bạn còn muốn nói gì nữa không. Lúc này chỉ nên cám ơn và hy vọng sẽ nhận được tin tốt từ họ, không nên và sẽ không “được” nói nhiều nữa. Trước khi mình phỏng vấn, cô giáo tiếng Anh của mình có bày cho mình 1 câu kết thúc là ” Tôi hy vọng sẽ nhận dc học bổng vì tôi sẽ đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cho …. (nêu 3 đóng góp) “, nhưng đến khi phỏng vấn, mình chưa kịp nói lý do thì đã bị thank you, bye bye đuổi ra ngoài. Có lẽ vì người ta phỏng vấn nhiều người nên quen quá rồi.

Đây là một số kinh nghiệm của mình khi apply học bổng AAS. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn!

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Bổng Chính Phủ Úc Aas Năm Học 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!