Xu Hướng 3/2023 # Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới hạn đề thi THPT quốc gia 2021

1. Những tác phẩm 100% không ra trong kì thi :

Không phải bỗng nhiều hay là tự ý mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2021. Tất cả đều có cơ sở và nguyên do  của nó.

– Thuốc – Lỗ Tấn (các tác phẩm nước ngoài )

Đây hẳn là một tác phẩm khá hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng chỉ tiếc tác phẩm đó là văn học nước ngoài vậy nên xác xuất xuất hiện sẽ  là 0%. Các Bạn hãy  để ý mà xem từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vậy nên điều đó đồng nghĩa với  tất cả các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ loại bỏ hết như :

— Số phận con người – Sô Lô Khốp

— Ông già và biển cả – Hemingway

— Ai đã Đặt Tên cho dòng Sông

Thực ra nếu mà nói tác phẩm này không thể ra là cũng  không đúng vì đây là tác phẩm rất  hay và cũng cực kì  quan trọng của chương trình văn học  lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt kê  tác phẩm này vào đây là vì một lý do hết sức đơn giản đó là  tác phẩm này đã thi ở năm 2019. Vậy  nên  xác  xuất  truyện ngắn này xuất hiện  trong năm nay là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.

— Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca

Những ngày qua  thì mình có biết thêm  vài  thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Trường  Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học và đồng nghĩa với  điều đó thì tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca”  sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.

— Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc

2. Khoanh vùng đề thi THPT quốc gia 2021

Thông điệp phòng chống covid-19

3. Những tác phẩm trọng tâm

Công  việc loại ra các tác phẩm không thể thi cơ bản  đã xong thì các tác phẩm còn lại sẽ là thứ mà các bạn phải học thật chắc chắn , thật  vững vàng để có thể tự tin tiến tới kì thi. Và trong những tác phẩm đó các bạn nên đặc biệt lưu ý đến một số tác phẩm sau đây sẽ có xác xuất ra cực kì.

Tây tiến

Nếu nhắc  đến ngữ văn lớp 12 mà không nói đến Tây Tiến thì đó là một thiếu xót rất  lớn. Hơn nữa đã lâu rồi tác phẩm này chưa xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây  vậy nên hãy đặc biệt lưu ý đến bài thơ này.

Việt bắc

Cũng như Tây Tiến thì bài thơ  Việt Bắc cũng là cái tên khổng lồ  không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là 2 tác phẩm thơ  tiêu biểu của văn học lớp 12 và cả 2 đều  khá là lâu chưa ra thế nên hãy thật sự để tâm  đến 2 bài thơ này đầu tiên

Sóng

Sóng là tác phẩm mà KhoaYDược Hà Nội lo lắng  nhất và xác xuất xuất hiện của bài thơ này chắn chắn rất cao. KhoaYDược Hà Nội  lo vì đây là tác phẩm tưởng chừng là dễ nhưng thực chất rất khó viết. Thế nên đề thi năm nay mà  ra phải tác phẩm này thì thực sự là rất khó đối với các bạn .

Vợ chồng A Phủ

Đây là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học 12. Nếu như năm ngoái  tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa được chọn thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ sẽ là truyện ngắn tiếp theo được xuất hiện trong kì thi THPT.

Tác phẩm Người lái đò sông đà

Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn các độc giả  không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn những người ra đề. Thế nên hãy liệt tác phẩm “Người lái đò sông đà”  vào danh sách này

Chiếc thuyền ngoài xa

Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài  xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay hơn nữa vô cùng  ấn tượng trong chương trình văn học  lớp 12.

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

Ngoài ra các em  cần  phải chú ý đến một số tác phẩm như là  Vợ Nhặt, Đất Nước. Đó đều là những tác phẩm trọng tâm vậy  nên các em không nên bỏ qua những tác phẩm đó. Hãy cố gắng phân bố thời gian học tập  khoa học và hợp  lý, tác phẩm nào quan trọng thì nên dành thời gian ôn luyện nhiều và kĩ càng hơn.

4. Kết luận

Giới Hạn Các Tác Phẩm Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Văn Chính Xác Nhất

Theo khảo sát, kỳ thi THPT quốc gia hay các kỳ thi đại học trước đây, có một số tác phẩm văn học trọng tâm thường xuyên xuất hiện thí sinh cần lưu ý.

Việt Bắc (Tố Hữu)

Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, “Việt Bắc” tác phẩm văn học rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây. Nội dung đề bài yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.

Do đó thí sinh cần hết sức lưu ý đến tác phẩm này.

Vợ nhặt (Kim Lân)

Đây cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học trọng tâm trong chương trình Văn lớp 12. Theo thống kê của chúng tôi, tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia 2016, thi Đại học khối D năm 2012, thi Đại học khối C năm 2009, thi tốt nghiệp năm 2011…

Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Đây cũng là một trong các tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT quốc gia 2019 môn Văn mà thí sinh cần hết sức lưu ý trong quá trình ôn thi. Tác phẩm “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số rất dày trong các đề thi Ngữ văn như kỳ thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi Đại học khối C năm 2005…

Đề thi thường trích ra các đoạn thơ và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận, đặc biệt thí sinh nên lưu ý đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Theo khảo sát thì những kỳ thi gần đây, tác phẩm “Rừng xà nu” không xuất hiện nhiều, tuy nhiên từ năm 2012 trở về trước, tác phẩm này rất hay được ra trong đề thi. Yêu cầu đề thi xoay quanh tác phẩm này cũng khá quen thuộc đó là phân tích hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú.

Tây tiến (Quang Dũng)

“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn. Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C, đề thi yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Bên cạnh đó, tác phẩm “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005… Do đó thí sinh cũng nên lưu tâm đến tác phẩm này.

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Theo ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Một số câu hỏi xoay quanh tác phẩm này như sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nhà văn Nguyễn Tuân cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Một số đề bài xoay quanh tác phẩm như: phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Thí sinh cần hết sức lưu ý, những năm gần đây tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được ra thường xuyên. Lần gần nhất tác phẩm này xuất hiện là thi THPT quốc gia 2018, thi THPT quốc gia 2015. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra thí sinh cũng nên lưu ý đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện.

Tác phẩm Chí Phèo của Nhà văn Nam Cao cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. “Chi Phèo” từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004…

Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…

Yduochn.com.vn tổng hợp.

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.Tư vấn tuyển sinh: 0886.212.212 – 0996.212.212

Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn 2022

Đề thi thử môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Đề thi thử thpt quốc gia môn Văn năm 20198 có đáp án và lời giải chi tiết của các trường THPT chuyên bám sát cấu trúc Bộ giáo dục, ôn thi đại học – Cực hay, tải dễ dàng

Đề Cương Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2022 Môn Văn

Để giúp cho các bạn ôn thi đại học môn Văn đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp lại Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2021 môn Văn. Các bạn có thể tham khảo và ôn tập dựa theo đề cương này.

PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. PHẠM VI ÔN TẬP

a. Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật): b. Văn bản nhật dụng

Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản nhưng cũng có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí.

Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng

II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Trong phần đọc hiểu các bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây:

Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…

Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.

Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản

Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.

Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn

III. CÁCH ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi ôn thi THPT Quốc gia 2021môn văn chính là nắm vững lý thuyết, các yêu cầu và hình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi.

1. Nắm vững lý thuyết

2. Nắm vững yêu cầu và hình thức kiểm tra

Về hình thức: Phần đọc hiểu chính là câu 2 điểm xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Phần này sẽ thường là những văn bản phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh (Phạm vi của câu hỏi này có thể thuộc chương trình lớp 11 và 12 hoặc là một đoạn văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK).

Về nội dung: Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt như: Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ. Kết cấu đoạn văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài hoặc có thể là tập trung vào một số khía cạnh khác như:

Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản?

Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?

Sửa lỗi văn bản….

IV. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN PHẢI ÔN TẬP

1. Kiến thức về từ

2. Kiến thức về câu

3. Kiến thức về các biện pháp tu từ

4. Kiến thức về văn bản

5. Các phương thức biểu đạt

Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc

Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …

Hành chính – Công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

6. Phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân. Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…

Phong cách ngôn ngữ báo chí: Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)

Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

Phong cách ngôn ngữ khoa học: Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

Phong cách ngôn ngữ hành chính: Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

7. Các biện pháp tu từ

8. Nghệ thuật văn học

So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về…

Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…

Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …

Im lặng (…): Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…

Liệt kê: Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc

9. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác

10. Phương thức trần thuật

11. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)

Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa): Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.

12. Nhận diện các thao tác lập luận

Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kỹ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung

Chứng minh: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lý lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

13. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng

a. Câu theo mục đích nói: b. Câu theo cấu trúc ngữ pháp

14. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản

15. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

16. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản

17. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

18. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản

Một vấn đề nữa mà các bạn cần phải lưu ý trong bài tập đọc hiểu là các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ… sẽ không sử dụng đơn lẻ mà thường kết hợp nhiều phương thức, biện pháp tu từ, thao tác cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả. Khi viết đoạn văn cần phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2022 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!