Bạn đang xem bài viết Giới Hạn Các Tác Phẩm Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2023 Môn Văn Chính Xác Nhất được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo khảo sát, kỳ thi THPT quốc gia hay các kỳ thi đại học trước đây, có một số tác phẩm văn học trọng tâm thường xuyên xuất hiện thí sinh cần lưu ý. Việt Bắc (Tố Hữu)Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, “Việt Bắc” tác phẩm văn học rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT những năm trước đây. Nội dung đề bài yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.
Do đó thí sinh cần hết sức lưu ý đến tác phẩm này.
Vợ nhặt (Kim Lân)Đây cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học trọng tâm trong chương trình Văn lớp 12. Theo thống kê của chúng tôi, tác phẩm này đã xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia 2023, thi Đại học khối D năm 2012, thi Đại học khối C năm 2009, thi tốt nghiệp năm 2011…
Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)Đây cũng là một trong các tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT quốc gia 2023 môn Văn mà thí sinh cần hết sức lưu ý trong quá trình ôn thi. Tác phẩm “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số rất dày trong các đề thi Ngữ văn như kỳ thi THPT quốc gia 2023, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi Đại học khối C năm 2005…
Đề thi thường trích ra các đoạn thơ và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận, đặc biệt thí sinh nên lưu ý đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)Theo khảo sát thì những kỳ thi gần đây, tác phẩm “Rừng xà nu” không xuất hiện nhiều, tuy nhiên từ năm 2012 trở về trước, tác phẩm này rất hay được ra trong đề thi. Yêu cầu đề thi xoay quanh tác phẩm này cũng khá quen thuộc đó là phân tích hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú.
Tây tiến (Quang Dũng)“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn. Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C, đề thi yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Bên cạnh đó, tác phẩm “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005… Do đó thí sinh cũng nên lưu tâm đến tác phẩm này.
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)Theo ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Một số câu hỏi xoay quanh tác phẩm này như sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nhà văn Nguyễn Tuân cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Một số đề bài xoay quanh tác phẩm như: phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)Thí sinh cần hết sức lưu ý, những năm gần đây tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được ra thường xuyên. Lần gần nhất tác phẩm này xuất hiện là thi THPT quốc gia 2023, thi THPT quốc gia 2023. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra thí sinh cũng nên lưu ý đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện.
Tác phẩm Chí Phèo của Nhà văn Nam Cao cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. “Chi Phèo” từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004…
Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…
Yduochn.com.vn tổng hợp.
Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.Tư vấn tuyển sinh: 0886.212.212 – 0996.212.212
Cảnh Báo Giới Hạn Tác Phẩm Ngữ Văn Cho Kì Thi Quốc Gia!
Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn các tác phẩm Ngữ văn cho kì thi trung học phổ thông quốc gia năm 2023.
Thông tin lan truyền thất thiệt
Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Theo chia sẻ, 5 tác phẩm không ra trong kì thi quốc gia là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh châu); “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi); “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo); “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng).
Bên cạnh đó, thông tin chia sẻ cho biết, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay là: “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng).
Ngoài ra, thông tin này có lời khuyên nên ôn các tác phẩm còn lại và một số tác phẩm lớp 11 như: “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam); “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân); “Chí Phèo” (Nam Cao); “Vội vàng” (Xuân Diệu); “Tràng giang” (Huy Cận); “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử); “Từ ấy” (Tố Hữu).
Mạng xã hội Facebook đang lan truyền thông tin giới hạn 5 tác phẩm văn học không ra trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Chúng tôi khẳng định, những thông tin được chia sẻ như trên là thất thiệt, không có cơ sở. Bởi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo không công bố đề minh họa cho kì thi quốc gia. Học sinh dựa vào đề minh họa và đề chính thức của năm 2023 để ôn tập cho kì thi năm 2023.
Tuy nhiên, đề thi quốc gia môn Ngữ văn được ra chung cho cả chương trình Giáo dục Thường xuyên và phổ thông nên 2 tác phẩm này học sinh chỉ cần nắm những nội dung cốt lõi cho biết.
Nhận định, các tác phẩm khó ra trong kì thi quốc gia năm nay như “Vợ nhặt” (Kim Lân); “Tây Tiến” (Quang Dũng) là hoàn toàn không sai lầm. Bởi, một số tác phẩm như “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm”, “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu)… cũng thường xuyên được ra đề thi.
Học sinh không cần ôn các tác phẩm lớp 11, vì nội dung đề thi môn Ngữ văn năm 2023 và năm 2023 chỉ ra trong chương trình lớp 12.
Ôn thi môn Ngữ văn cần lưu ý những gì?
Thầy Nguyễn Việt Đức, giáo viên bậc trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra lời khuyên và những kinh nghiệm cho việc ôn tập môn Ngữ văn như sau.
Thứ nhất, phần đọc – hiểu, học sinh dành thời gian giải quyết không quá 20 phút.
Lưu ý khi giải quyết đề: Bước 1, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa, chú ý câu yêu cầu nhiều vế; Bước 2, đọc văn bản, lần lượt trả lời; Bước 3, xác định phương án trả lời.
Cụ thể, câu 1 thường hỏi các nội dung như: thể thơ/tìm chi tiết/hình ảnh/từ ngữ trong văn bản… (năm 2023 hạn chế hỏi các câu kiến thức như phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt…).
Câu 2, thường hỏi các nội dung như: tác dụng của biện pháp tu từ/ý nghĩa của từ/cụm từ/hình ảnh trong văn bản/tác dụng của một nhận định/dẫn chứng trong văn bản…
Hai câu hỏi này cần trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh diễn đạt dài dòng mất thời gian không đáng có.
Câu 3, đề yêu cầu mức độ thông hiểu, vì vậy câu hỏi sẽ khó hơn. Cần lý giải hợp lý, đảm bảo độ dài của câu trả lời (khoảng 3 dòng).
Câu 4, ở mức độ vận dụng, vì vậy câu sẽ có độ mở nhất định cho học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân.
Tuy nhiên lập luận của các em phải mang tính thuyết phục, nên cộng hưởng với đề. Nêu quan điểm, thuyết phục, rõ ràng (lưu ý câu 4 phải đạt độ dài khoảng 4 dòng).
Thứ hai, phần Làm văn. Câu 1, nghị luận xã hội dành khoảng 20 đến 30 phút. Nhất định phải gạch ý ra giấy nháp rồi viết, không viết theo cảm tính, lan man.
Câu hỏi thường hướng đến hiện thực cuộc sống, mang tính tích cực, vì vậy hãy viết theo chiều hướng tích cực. Có thể sử dụng dẫn chứng nhưng không sa đà thành kể lể. Chú ý hình thức đoạn văn, không quá dài, không tách đoạn…
Câu 2, nghị luận văn học nên viết trong thời gian 70 đến 80 phút. Không học tủ, không học vẹt, hãy học hiểu.
Nên tập trung chú ý một số tác phẩm: Nhóm 1 (“Việt Bắc” – Tố Hữu, “Sóng” – Xuân Quỳnh, “Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm);
Nhóm 2 (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài, “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, “Người lái đò Sông Đà” – Nguyễn Tuân);
Nhóm 3 (“Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh). Nhóm 4 (“Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, “Vợ nhặt” – Kim Lân…)
Đề thi chắc chắn không hỏi dạng đơn (đơn giản, một ý) mà sẽ có nhiều vế, có từ khóa (các dạng như nhận định, hai chi tiết, hình tượng, đoạn văn đoạn thơ… sau đó nhận xét hoặc rút ra một vấn đề phù hợp).
Giới Hạn Đề Thi Văn Thpt Quốc Gia 2023
Giới hạn đề thi THPT quốc gia 2023
1. Những tác phẩm 100% không ra trong kì thi :
Không phải bỗng nhiều hay là tự ý mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2023. Tất cả đều có cơ sở và nguyên do của nó.
– Thuốc – Lỗ Tấn (các tác phẩm nước ngoài )
Đây hẳn là một tác phẩm khá hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng chỉ tiếc tác phẩm đó là văn học nước ngoài vậy nên xác xuất xuất hiện sẽ là 0%. Các Bạn hãy để ý mà xem từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vậy nên điều đó đồng nghĩa với tất cả các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ loại bỏ hết như :
— Số phận con người – Sô Lô Khốp
— Ông già và biển cả – Hemingway
— Ai đã Đặt Tên cho dòng Sông
Thực ra nếu mà nói tác phẩm này không thể ra là cũng không đúng vì đây là tác phẩm rất hay và cũng cực kì quan trọng của chương trình văn học lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt kê tác phẩm này vào đây là vì một lý do hết sức đơn giản đó là tác phẩm này đã thi ở năm 2023. Vậy nên xác xuất truyện ngắn này xuất hiện trong năm nay là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.
— Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca
Những ngày qua thì mình có biết thêm vài thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Trường Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học và đồng nghĩa với điều đó thì tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình và đàn ghi ta của lor-ca” sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.
— Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc
2. Khoanh vùng đề thi THPT quốc gia 2023
Thông điệp phòng chống covid-19
3. Những tác phẩm trọng tâm
Công việc loại ra các tác phẩm không thể thi cơ bản đã xong thì các tác phẩm còn lại sẽ là thứ mà các bạn phải học thật chắc chắn , thật vững vàng để có thể tự tin tiến tới kì thi. Và trong những tác phẩm đó các bạn nên đặc biệt lưu ý đến một số tác phẩm sau đây sẽ có xác xuất ra cực kì.
Tây tiến
Nếu nhắc đến ngữ văn lớp 12 mà không nói đến Tây Tiến thì đó là một thiếu xót rất lớn. Hơn nữa đã lâu rồi tác phẩm này chưa xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây vậy nên hãy đặc biệt lưu ý đến bài thơ này.
Việt bắc
Cũng như Tây Tiến thì bài thơ Việt Bắc cũng là cái tên khổng lồ không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là 2 tác phẩm thơ tiêu biểu của văn học lớp 12 và cả 2 đều khá là lâu chưa ra thế nên hãy thật sự để tâm đến 2 bài thơ này đầu tiên
Sóng
Sóng là tác phẩm mà KhoaYDược Hà Nội lo lắng nhất và xác xuất xuất hiện của bài thơ này chắn chắn rất cao. KhoaYDược Hà Nội lo vì đây là tác phẩm tưởng chừng là dễ nhưng thực chất rất khó viết. Thế nên đề thi năm nay mà ra phải tác phẩm này thì thực sự là rất khó đối với các bạn .
Vợ chồng A Phủ
Đây là một tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học 12. Nếu như năm ngoái tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa được chọn thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ sẽ là truyện ngắn tiếp theo được xuất hiện trong kì thi THPT.
Tác phẩm Người lái đò sông đà
Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn các độc giả không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn những người ra đề. Thế nên hãy liệt tác phẩm “Người lái đò sông đà” vào danh sách này
Chiếc thuyền ngoài xa
Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay hơn nữa vô cùng ấn tượng trong chương trình văn học lớp 12.
Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới
Ngoài ra các em cần phải chú ý đến một số tác phẩm như là Vợ Nhặt, Đất Nước. Đó đều là những tác phẩm trọng tâm vậy nên các em không nên bỏ qua những tác phẩm đó. Hãy cố gắng phân bố thời gian học tập khoa học và hợp lý, tác phẩm nào quan trọng thì nên dành thời gian ôn luyện nhiều và kĩ càng hơn.
4. Kết luận
Các Tác Phẩm Văn Học Thường Gặp Trong Đề Thi Thpt Quốc Gia Năm 2023
Nắm được các tác phẩm văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia năm 2023 sẽ giúp các sĩ tử 2k1 có kế hoạch học tập và ôn luyện phù hợp để đạt được số điểm tuyệt đối với môn thi “hóc búa” này.
Các tác phẩm văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia năm 2023
Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân (học kì II lớp 12) là tác phẩm được ra đề nhiều nhất với tổng số là 9 lần. Lần ra gần đây nhất là năm 2023. Các vấn đề của tác phẩm đã được ra nhiều trong các đề thi là: Tình huống truyện (2 lần), giá trị nhân đạo (2 lần). Còn lại là các đề về tình người và lòng hy vọng vào cuộc sống, bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt và cách kết thúc truyện đều được ra 1 lần. Vì thế năm 2023, các sĩ tử không nên “hờ hững” bỏ qua tác phẩm này.
Tác phẩm văn học: Chiếc thuyền ngoài xaTác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu (học kì II lớp 12) cũng khơi gợi nhiều hứng thú cho cả người ra đề lẫn người làm bài. Tác phẩm này đã được ra đề 7 lần với các đề bài về: Tình huống truyện (2 lần), người đàn bà hàng chài (3 lần), Phùng (1 lần) và chi tiết tấm ảnh ở cuối truyện (1 lần). Trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2023, chi tiết trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đã xuất hiện nhưng cũng không thể loại bỏ khả năng vào Kỳ thi năm nay tác phẩm này sẽ không xuất hiện.
Tác phẩm Đất Nước và Ai đã đặt tên cho dòng sông?Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (học kì I lớp 12) đều xếp ở vị trí thứ 3 với 5 lần ra đề. Các đoạn thơ được ra đề của Đất Nước là: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu (2 lần), Đất là nơi anh đến trường (2 lần), Đất Nước là máu xương của mình (1 lần). Đoạn trích này vừa được ra năm 2023.
Đề ra về Ai đã đặt tên dòng sông? xoáy sâu vào vẻ đẹp của dòng sông Hương, cụ thể là đề cảm nhận chung về vẻ đẹp của sông Hương (2 lần), vẻ đẹp khi ở thượng nguồn (1 lần), vẻ đẹp trong hành trình từ thượng nguồn đến thành phố (2 lần).
Tác phẩm Đất Nước và Ai đã đặt tên cho dòng sông?Là tác phẩm được chọn lọc vào đề thi khá nhiều
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tràng giang và Người lái đò sông ĐàXếp thứ 4 là bài thơ Tràng giang của Huy Cận (học kì II lớp 11), Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (học kì II lớp 12) và Người lái đò sông Đà (học kì I lớp 12). Cả ba tác phẩm này đều đã được ra đề 4 lần. Theo đó, tác phẩm Tràng giang được quan tâm về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại (1 lần), cảm nhận đoạn thơ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (1 lần), Lớp lớp mây cao đùn núi bạc (2 lần), Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu (1 lần). Lần ra gần nhất là năm 2012. Còn tác phẩm Vợ chồng A Phủ tập trung vào nhân vật Mị, cụ thể là: sức sống của tâm hồn Mị (1 lần), diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân (1 lần) và trong đêm cứu A Phủ (2 lần). Lần ra gần nhất là năm 2013. Đề ra Người lái đò sông Đà hỏi về hình tượng sông Đà (2 lần, câu hỏi nhỏ), sông Đà trữ tình (1 lần) và vẻ đẹp của người lái đò (1 lần). Lần ra gần nhất cũng là năm 2013.
Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng và Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đây thôn Vĩ DạTây Tiến, Việt Bắc và Sóng – ba tác phẩm của học kì I lớp 12 – cùng xếp ở vị trí thứ 5 với 3 lần ra đề thi. Tây Tiến của Quang Dũng được hỏi về sự cảm nhận đoạn thơ đầu tiên Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi (2 lần) và vẻ đẹp của hình tượng người lính (1 lần). Lần ra mới nhất là năm 2013. Đề ra Việt Bắc của Tố Hữu yêu cầu thí sinh trình bày về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm (1 lần, câu hỏi nhỏ), đoạn thơ Nhớ gì như nhớ người yêu (1 lần) và Ta đi ta nhớ những ngày (1 lần). Lần ra mới nhất là năm 2012.
Tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh lại được chú ý hình tượng sóng (1 lần), đoạn thơ Dữ dội và dịu êm (1 lần), Con sóng dưới lòng sâu (1 lần). Bài thơ được ra đề gần nhất vào năm 2011. Bốn tác phẩm còn lại của chương trình lớp 11 cũng xếp thứ 5 với cùng số lần ra đề là 3. Chữ người tử tù ra về tình huống truyện (1 lần), nhân vật Huấn Cao (1 lần) và viên quản ngục (1 lần). Lần xuất hiện trong đề thi gần nhất là năm 2011. Đề về Hai đứa trẻ yêu cầu phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện lúc chiều tối (1 lần), chất trữ tình đượm buồn của bức tranh phố huyện và nhân vật Liên (1 lần), ấn tượng của Liên về Hà Nội (1 lần, câu hỏi nhỏ). Đề thi Hai đứa trẻ gần nhất là năm 2013. Tiếp đến tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao lại được quan tâm về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở (1 lần), hình ảnh bát cháo hành (1 lần) và cách kết thúc truyện (1 lần), đề ra gần nhất là năm 2012. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được yêu cầu nêu cảm nhận về đoạn thơ Gió theo lối gió mây đường mây (2 lần) và Sao anh không về chơi thôn Vĩ? (2 lần). Đề ra gần đây nhất cũng là năm 2012.
Các thí sinh nên học tất cả các tác phẩm không nên học tủ
Theo nguồn Tin Giáo dục mới nhất, ngoài các tác phẩm được liệt kê trên thì các tác phẩm như: Rừng xà nu, Đàn ghi ta của Lorca và Vội vàng, Tuyên ngôn Độc lập, Chiều tối, Vũ Như Tô và Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng là những tác phẩm mà các thí sinh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên đây chỉ là những gợi ý để các sĩ tử có thể tham khảo, các bạn nên chú ý hơn nhưng không được học tủ mà tránh các tác phẩm khác hay các tác phẩm đã rơi vào năm 2023. Bởi trên thực tế đã có trường hợp 2 năm liên tiếp đề thi có chi tiết của cùng một tác phẩm ở dạng so sánh.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur – Tổng hợp
Đề Cương Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2023 Môn Văn
Để giúp cho các bạn ôn thi đại học môn Văn đạt được hiệu quả tốt nhất, chúng tôi đã tổng hợp lại Đề cương ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Văn. Các bạn có thể tham khảo và ôn tập dựa theo đề cương này.
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I. PHẠM VI ÔN TẬPa. Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật): b. Văn bản nhật dụng
Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý, … Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản nhưng cũng có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí.
Số lượng câu phức và câu đơn hợp lý. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢNTrong phần đọc hiểu các bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây:
Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn,hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn
III. CÁCH ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN VĂN ĐẠT HIỆU QUẢ TỐT NHẤTĐể đạt được hiệu quả tốt nhất khi ôn thi THPT Quốc gia 2023môn văn chính là nắm vững lý thuyết, các yêu cầu và hình thức kiểm tra của phần đọc hiểu trong bài thi.
1. Nắm vững lý thuyết 2. Nắm vững yêu cầu và hình thức kiểm tra
Về hình thức: Phần đọc hiểu chính là câu 2 điểm xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Phần này sẽ thường là những văn bản phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh (Phạm vi của câu hỏi này có thể thuộc chương trình lớp 11 và 12 hoặc là một đoạn văn, thơ, một bài báo, một lời phát biểu trong chương trình thời sự… ở ngoài SGK).
Về nội dung: Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần Tiếng Việt như: Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ. Kết cấu đoạn văn; Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài hoặc có thể là tập trung vào một số khía cạnh khác như:
Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản?
Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
Sửa lỗi văn bản….
IV. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN PHẢI ÔN TẬP 1. Kiến thức về từ 2. Kiến thức về câu 3. Kiến thức về các biện pháp tu từ 4. Kiến thức về văn bản 5. Các phương thức biểu đạt
Tự sự: Trình bày diễn biến sự việc
Miêu tả: Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nghị luận: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…
Thuyết minh: Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …
Hành chính – Công vụ: Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
6. Phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân. Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…
Phong cách ngôn ngữ báo chí: Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…
Phong cách ngôn ngữ khoa học: Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
Phong cách ngôn ngữ hành chính: Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội (giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)
7. Các biện pháp tu từ 8. Nghệ thuật văn học
So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm
Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về…
Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…
Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…
Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …
Im lặng (…): Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…
Liệt kê: Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc
9. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác 10. Phương thức trần thuật 11. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)
Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa): Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.
12. Nhận diện các thao tác lập luận
Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kỹ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung
Chứng minh: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lý lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
13. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụnga. Câu theo mục đích nói: b. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
14. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản 15. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng 16. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản 17. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản 18. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bảnMột vấn đề nữa mà các bạn cần phải lưu ý trong bài tập đọc hiểu là các phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu từ… sẽ không sử dụng đơn lẻ mà thường kết hợp nhiều phương thức, biện pháp tu từ, thao tác cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả. Khi viết đoạn văn cần phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.
Tổng Hợp Các Sách Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2023 Môn Anh Cực Chuẩn Xác
Kỳ thi THPT quốc gia 2023 đang ngày càng tiến đến gần. Các bạn sĩ tử ơi, các bạn đã chuẩn bị được nhiều “bí kíp” thần tốc để “chiến đấu” với môn tiếng Anh chưa? Giai đoạn này các bạn phải chạy nước rút và tập trung hết sức lực để có thể đột phá.
1. Cuốn sách tổng ôn tập các chuyên đề Tiếng Anh
Cuốn sách tổng ôn tập các chuyên đề Tiếng Anh
Nhắc đến sách ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh, chúng ta không thể không nhắc đến cuốn sách: “Tổng Ôn Tập Các Chuyên Đề Tiếng Anh”. Đây là cuốn sách được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục Và Đào tạo ban hành mới nhất cho kỳ thi THPT Quốc Gia theo hình thức thi tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Cuốn sách ôn thi này được biên soạn theo 6 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Ngữ âm
Chuyên đề 2: Từ vựng
Chuyên đề 3: Ngữ pháp
Chuyên đề 4: Chức năng giao tiếp
Chuyên đề 5: Kĩ năng đọc
Chuyên đề 6: Kĩ năng viết
Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu thêm một số Đề thi đề nghị THPT Quốc Gia để các bạn tham khảo và thử sức mình khi ôn tập. Trong mỗi chuyên đề, tác giả giúp các bạn ôn tập lại đầy đủ và chi tiết các kiến thức quan trọng và cần thiết để có thể làm được các bài tập. Hệ thống các bài tập đã được chọn lọc mang tính khái quát cao nhằm giúp các bạn củng cố vững chắc kiến thức đã học và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi với thời gian tiết kiệm nhất.
Link download sách ôn thi THPT quốc gia 2023 pdf: TẠI ĐÂY
2. Combo Big Step – 4 bước chinh phục kì thi THPT Quốc gia Tiếng Anh (4 quyển)
4 bước chinh phục kì thi THPT Quốc gia Tiếng Anh
Tác giả: Vũ Thanh Hòa.
Sách luyện thi THPT quốc gia môn tiếng anh nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể chuẩn bị tham dự kì thi có thể tự kiểm tra, đánh giá năng lực và củng cố vững chắc kiến thức về từ vựng, đọc hiểu, ngữ pháp và thành thạo trong việc luyện đề.
Nội dung: Big Step – 4 bước chinh phục kỳ thi THPT quốc gia tiếng anh là một sản phẩm do đội ngũ biên tập của gia đình Megabook mang đến cho các sĩ tử trong mùa thi đại học.nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể chuẩn bị tham dự kì thi có thể tự kiểm tra, đánh giá năng lực và củng cố vững chắc kiến thức về từ vựng, đọc hiểu, ngữ pháp và thành thạo trong việc luyện đề.
Trọn bộ sách gồm 4 quyển chính tương đương với 4 bước để chinh phục kỳ thi THPT Quốc gia hiệu quả nhất, gồm:
Big Step 1: Cách làm bài ghi nhớ từ vựng
Big Step 2: Cách làm bài đọc hiểu
Big Step 3: Cách làm bài ngữ pháp
Big Step 4: Luyện đề trắc nghiệm tổng hợp
Đối tượng: Phù hợp mọi năng lực từ trung bình đến khá, giỏi.
3. Combo câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Anh
Cuốn sách ôn thi tiếng anh THPT quốc gia 2023 “combo câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Anh”do tác giả Vĩnh Bá biên soạn là cuốn sách hay và đầy đủ nhất về ngữ pháp để giúp các em ôn tập tốt và chinh phục kỳ thi THPT Quốc Gia.
Combo câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Anh
Cuốn sách tập trung vào các câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm và chia thành thành 12 chủ điểm ngữ pháp quan trọng, hay gặp trong các kỳ thi THPT Quốc Giá. Cuốn sách này thực sự rất hữu ích và thích hợp cho các học sinh đang luyện thi THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh và đặc biệt có ích cho các bạn đang ôn cho các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh – thành phố.
Nội dung: sách được chia thành 6 quyển
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề ngữ pháp TA
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề từ vựng TA
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Điền từ vào đoạn văn TA
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề chọn câu đồng nghĩa trái nghĩa
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề câu ghép hợp nghĩa
Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề kĩ năng đọc hiểu TA
Đối tượng: Có những bài nâng cao phù hợp với những bạn muốn chinh phục điểm 8, 9, 10
Link download: TẠI ĐÂY
4. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc gia 2023
Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc gia 2023 được coi là một trong những cuốn sách ôn thi THPT quốc gia 2023 môn anh cực hiệu quả.
Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc gia 2023
Để giúp các bạn có những kiến thức cơ bản về bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, có tâm lý tốt và chủ động trong kế hoạch ôn tập, bộ đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2023 môn tiếng Anh sẽ xoay quanh cách tư duy, cách thực hiện bài thi trắc nghiệm, phân tích những lỗi sai và gợi ý những bí quyết để giúp các bạn làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, với các phần:
Phần 1: Phương pháp làm bài thi 1. Thi trắc nghiệm 2. Đề thi và bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh3. Những điều thí sinh cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm 4. Cấu trúc đề thi trắc nghiệm THPT môn tiếng Anh, những kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Phần 2: Hệ thống đề ôn luyện (Gồm 25 đề ôn luyện).
Phần 3: Đáp án.
Tác giả: Nguyễn Hữu Cương, Nguyễn Thu Hiền, Hồ Thị Thanh Huyền, Bùi Trí Vũ Nam
Nhà xuất bản: NXB Giáo Dục Việt Nam
*Lưu ý: Cuốn sách này hiện chưa có bản PDF, bạn có thể tìm mua với giá chỉ khoảng hơn 40.000vnđ.
Ngoài ra còn rất nhiều sách ôn thi THPT quốc gia 2023 môn anh hay, bổ ích hãy bắt đầu tham khảo review sách ôn thi THPT Quốc Gia để bạn bạn có thêm lựa chọn về cuốn hay và phù hợp nhất:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Hạn Các Tác Phẩm Ôn Thi Thpt Quốc Gia 2023 Môn Văn Chính Xác Nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!