Bạn đang xem bài viết Du Học Sinh Việt Và Tình Yêu Nơi Nhà Trọ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Hồi mới sang Úc học, tôi ở cùng nhà với các sinh viên khác, trong đó có Linh. Mới đầu không có ấn tượng gì về nhau lắm nhưng rồi do sống cùng nhà lâu ngày nên chúng tôi dần phát sinh tình cảm và tôi bị ‘lừa’ cho đến tận bây giờ. Hoàn cảnh xô đẩy mà!”, Hoàng, một sinh viên quản lý dự án tại Đại học Victoria, thành phố Melbourne dí dỏm chia sẻ về tình yêu của mình.
Hoàng cũng cho biết, việc yêu người cùng nhà trọ khá phổ biến trong cộng đồng du học sinh Việt. Xa nhà, thiếu thốn tình cảm cộng với những áp lực của học hành, công việc là những yếu tố khiến họ dễ dàng tìm được sự đồng cảm với nhau. Và yêu là ‘một phần tất yếu của cuộc sống’.
Cặp đôi Mai-Hải học ở trường RMIT trước đây cũng từng sống chung trong một căn nhà trọ ở Footscray rồi yêu nhau sau đó không lâu. Quấn quýt bên nhau trong thời gian đầu, cuối cùng hai bạn chọn giải pháp… dọn về ở chung để cho tiết kiệm và tiện bề ‘chăm sóc và động viên nhau’ (theo lời Hải). Tình yêu sinh viên của họ rất lãng mạn, buổi sáng, cả hai đi học hoặc đi làm thêm, chiều về hẹn nhau đi xem phim, ăn uống, dạo phố… “Hàng tuần ríu rít rủ nhau đi chợ, mua sắm, nấu nướng, đến thăm bạn bè… em có cảm giác như mình đang được sống trong một gia đình đúng nghĩa. Hơn nữa, em cũng học được cách chi tiêu hợp lí hơn cũng như nâng cao khả năng ‘tề gia nội trợ’ của mình”, Mai phấn khởi chia sẻ.
Tuy nhiên, Mai cũng cho biết, những lần bố mẹ hai bên sang thăm con thì hai bạn phải ‘tùy nghi di tản’. “Lần trước, khi mẹ em sang chơi hai tuần thì Hải cũng phải đến nhà bạn ngủ nhờ để tránh cho em khỏi rắc rối”, Mai cho biết.
Cặp đôi Lâm-Ngọc, sinh viên trường Swinburne lại có chiêu sử dụng ‘một phòng làm phòng ngủ, còn phòng còn lại làm… phòng khách’ để ‘khỏi mang tiếng’ và che mắt phụ huynh bởi các bậc cha mẹ ở Việt Nam không thể kiểm soát được con gái hàng ngày nên thường có tâm lý an tâm hơn khi biết con mình vẫn ở một phòng riêng.
Tuy nhiên, họ gặp không ít rắc rối khi ‘bí mật tình yêu’ này đến tai gia đình. “Mẹ em lập tức nhờ một người quen ở Úc đến kiểm tra em nhưng may là bọn em đều đã nhờ thêm một người bạn đến ở cùng trong vài ngày để tránh bị ‘nghĩa lộ’, Ngọc kể về một lần ‘chết hụt’.
Đã có nhiều cuộc tình nơi nhà trọ của du học sinh Việt đi đến được kết thúc tốt đẹp. Cặp đôi Hoàng – Linh hiện đang sống hạnh phúc với một cậu con trai hai tuổi. Còn Mai-Hải cũng đã mơ về ‘một mái nhà và những đứa trẻ’ nên đã đính hôn và chờ ngày tốt nghiệp để về Việt Nam làm đám cưới.
Tuy nhiên, không phải chuyện tình sinh viên nào cũng ‘thuận buồm xuôi mái’. Điều này đặc biệt phổ biến khi du học sinh Việt yêu người nước ngoài và sau khi khóa học kết thúc thì việc ‘đường ai nấy đi’ là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh đó, do các đôi thường xuyên gần gũi nhau nên sex là điều khó tránh khỏi. “Một nam, một nữ độc thân, yêu nhau, sống cùng nhà, xa gia đình, thiếu thốn tình cảm… thì chả nhẽ lại để ‘mỡ treo miệng mèo’?”, một nam sinh thẳng thắn chia sẻ. Tuy nhiên, sau những giây phút thăng hoa của tình yêu là những nỗi buồn, thậm chí là nỗi đau không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai.
Cặp Nga-Việt sống cùng một nhà trọ, sau đó yêu nhau và quyết định đi đến đám cưới. Tuy nhiên, gia đình Việt nhất định không chấp nhận Nga với lí do trước đó cô cũng đã từng chung sống với một thanh niên khác và họ biết được điều này thông qua một người họ hàng ở Úc. Cho dù thanh minh đến mức nào thì Nga cũng không thể xóa tan được ấn tượng xấu của gia đình người yêu dành cho mình. Và mặc dù đã đến tuổi lập gia đình nhưng với Nga, một đám cưới để hợp pháp hóa mối quan hệ dường như vẫn còn xa vời.
Ngoài ra, một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn nhất tới du học sinh là nạn phá thai. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Adelaide, Úc, tỉ lệ phá thai của sinh viên quốc tế chiếm 1/3 trong tổng số các ca tại Bệnh viện Phụ sản và Nhi đồng Úc. Tiến sĩ Adrienne Burchard – tác giả nghiên cứu cho biết, sinh viên quốc tế thường có hiểu biết hạn chế về giới tính cũng như các biện pháp phòng tránh thai trong khi đó lại được tự do hơn và không chịu sự quản lí của gia đình nên việc mang thai ngoài ý muốn là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, mặc dù họ đều có bảo hiểm y tế nhưng rất ít người tìm đến các trung tâm y tế để xin tư vấn về giới tính trong trường hợp cần thiết.
Cặp Lâm-Ngọc kể trên đã vài lần đưa nhau đến bệnh viện để ‘giải quyết’ hậu quả và trong lần ‘dính’ bầu gần đây nhất, Ngọc đã quyết định sinh con mặc dù gia đình hai bên phản đối vì cả hai vẫn còn đang đi học. Tuy nhiên, cuộc sống thời kì ‘hậu trăng mật’ của họ không ngọt ngào như ý muốn và thường xuyên xảy ra cãi vã, xung đột, thậm chí là đánh nhau. Sự việc lại càng trở nên trầm trọng hơn khi một lần Ngọc phải gọi cảnh sát để cầu cứu do bị Lâm đánh. Kết cục, Lâm phải hầu tòa và có nguy cơ bị trục xuất về nước nếu sự việc tiếp tục tái diễn, còn hai mẹ con Ngọc cũng bị một phen lao đao. Hiện nay, họ đã li dị và Lâm dọn sang sống ở một căn nhà trọ khác.
Ngọc bảo vì bênh con trai nên gia đình Lâm đã hoàn toàn đoạn tuyệt với hai mẹ con cô, còn bố mẹ cô ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về tài chính nên Ngọc phải vừa học, vừa ‘cày’ cật lực để nuôi con vì tiền gửi trẻ quá đắt. “Kì vừa rồi do suy nghĩ và đi làm quá nhiều nên em bị trượt mất hai môn. Em sẽ cố gắng để hoàn thành khóa học và mang cháu về tạ tội với cha mẹ. Em thấy mình đang phải trả cái giá quá đắt…”, Ngọc chua xót nói trong nước mắt.
Cựu Du Học Sinh Việt Nam Và Tình Yêu Với New Zealand
Bằng trải nghiệm và tình yêu dành cho New Zealand, Nguyễn Phương Lan viết cuốn sách “Duyên nợ Thái Bình Dương”, thuật lại quá trình du học, sống và tìm hiểu văn hóa nơi đây.
Theo thống kê phạm vi toàn cầu về chỉ số giáo dục cho tương lai (Worldwide Educating for Future Index) của The Economist Intelligence Unit, nền giáo dục New Zealand đứng thứ ba thế giới (sau Phần Lan và Thụy Điển) và đứng đầu trong cộng đồng quốc gia nói tiếng Anh về chỉ số giáo dục phục vụ kỹ năng tương lai.
Nền giáo dục tại mảnh đất kiwi thu hút đông đảo học sinh, sinh viên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Cách đây 8 năm, nữ sinh Nguyễn Phương Lan giành học bổng toàn phần của Chính phủ New Zealand để theo học chương trình thạc sĩ Quản trị Du lịch tại Victoria University of Wellington. 8 năm sau, chị là giảng viên của Đại học Đà Nẵng, giành nhiều tâm huyết để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam.
Sau nhiều năm ấp ủ, Phương Lan viết cuốn Duyên nợ Thái Bình Dương như lời tri ân tới đất nước New Zealand xinh đẹp, nơi cho chị trải nghiệm và mở ra nhiều cơ hội trong đời.
Bên cạnh những thông điệp từ tác giả Phương Lan, bà Wendy Matthews – Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, anh Danny Võ – cựu du học sinh New Zealand và chị Thái Minh Châu – CEO Phục Hưng Books, đơn vị xuất bản sách – đã có những chia sẻ tại buổi ra mắt sách.
Tình yêu New Zealand dồn vào cuốn sách– Trong cuốn sách mới ra mắt, chị có viết lại những cảm xúc khi nhận được học bổng toàn phần từ Chính phủ New Zealand, bậc sau đại học (NZS). Chị đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì trong quá trình xin học bổng? – Chị có gặp khó khăn gì khi hòa nhập cuộc sống của người bản địa không? Nhà trường hỗ trợ chị thế nào trong quá trình học tập và làm việc tại New Zealand?
– Chị Nguyễn Phương Lan: Tôi luôn cảm thấy biết ơn cái duyên biết đến học bổng Chính phủ New Zealand. Quá trình xin học bổng là trải nghiệm thú vị khi nhìn lại, nhưng lúc trải qua, chúng ta thường bị áp lực hơn mức cần thiết. Thuận lợi của tôi là đã có sự xác định rõ ràng về chương trình học. Đó là chương trình thạc sĩ về quản trị du lịch.
Thời điểm đó, tôi gặp một chút khó khăn khi chương trình NZS còn khá mới, chưa có nhiều thông tin từ anh chị đi trước. Điều này trở thành động lực khiến tôi muốn viết về New Zealand thông qua lăng kính trải nghiệm, để hình ảnh về vùng đất, con người, môi trường học tập nơi đây hiện ra chân thực, sâu sắc.
– Chị Nguyễn Phương Lan: Thời gian đầu, tôi gặp một vài cú sốc như bị say gió hay phải làm quen với tiếng Anh New Zealand. Nhưng còn một cú sốc nữa rất tích cực là tôi không ngờ rằng sinh viên giành học bổng chính phủ được chăm sóc đặc biệt đến vậy.
– Theo chị, điểm nổi bật nhất của giáo dục tại New Zealand là gì?
Chúng tôi có một tuần để tìm hiểu về trường, ngành học qua các hoạt động “Orientation week”. Bộ phận phụ trách sinh viên quốc tế của trường luôn phân công 2-3 người chuyên trách chăm sóc cho sinh viên NZS. Hàng tuần, chúng tôi có “tiệc trà bánh” riêng để giao lưu với nhau.
Chúng tôi cũng nhận sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan Chính phủ New Zealand khi đến môi trường mới như được tận tình tư vấn tìm chỗ ở, phương pháp học tiếng Anh, tìm hiểu các hoạt động sinh viên từ trước khi du học đến suốt quá trình học.
Có thể nói, New Zealand mang đến cho tôi môi trường học tập tuyệt vời, chuyên nghiệp và hướng tới sự thực chất để phát triển bản thân.
– Sau khi đọc xong “Duyên nợ Thái Bình Dương”, anh chị có những ấn tượng như thế nào về cuốn sách?
– Chị Nguyễn Phương Lan: Với tôi, điểm nổi bật và hữu ích nhất của giáo dục New Zealand là tư duy phản biện.
Kỹ năng này xuất hiện từ cấp mẫu giáo đến sau đại học, giúp mỗi người tự đặt mình vào những góc độ, tình huống, nhân vật khác nhau để giúp suy nghĩ của cá nhân trở nên sâu sắc, trung thực và đại chúng hơn.
Những người có duyên với New Zealand– Anh Danny Võ: Có nhiều lần khi đọc cuốn sách này, tôi mỉm cười nhớ lại ký ức cũ khi còn du học New Zealand. Cuốn sách giống như cẩm nang cho những người muốn đặt chân đến New Zealand, đặc biệt phù hợp các bạn có ý định du học.
Tôi đặc biệt tâm đắc với cách Phương Lan sưu tầm ngôn ngữ của người bản xứ hay những chi tiết về văn hóa đặc trưng, phong tục địa phương. Điều đó chứng tỏ tác giả phải đi rất nhiều, kết nối mật thiết với người bản địa mới có thể nắm bắt thông tin cụ thể đến vậy.
– Chị Thái Minh Châu: Khi trực tiếp đọc bản thảo, tôi bị cuốn hút vào mạch truyện, những thông tin hữu ích, thiết thực về New Zealand.
– Khi trở về nước, cộng đồng du học sinh New Zealand có những hoạt động như thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau?
Duyên nợ Thái Bình Dương trao cho bạn đọc thước phim sống động mà nhân vật chính có thể là bất cứ ai đang kiên trì theo đuổi ước mơ, sống cuộc đời có ý nghĩa.
Là đơn vị xuất bản mới, chúng tôi luôn tìm kiếm những người kể chuyện lạc quan, dung dị và sâu sắc như Phương Lan để lan toả giá trị tốt đẹp.
– Anh Danny Võ: Khi trở về Việt Nam, cộng đồng du học sinh kết nối với nhau nhờ sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) và trường ở New Zealand.
Thông qua hội cựu du học sinh New Zealand, nhiều bạn đã hợp tác với nhau, cùng mở nhà hàng kinh doanh. Mảnh đất New Zealand là một phần trong cuộc sống hiện tại, giúp chúng tôi tìm được những người chung chí hướng, mở ra cơ hội thú vị.
Cựu du học sinh là một phần kết nối quan trọng trong quan hệ Việt Nam – New Zeland
– Bà Wendy Matthews: Trong vai trò đại sứ, nhiệm vụ yêu thích nhất của tôi là được gặp gỡ các cựu du học sinh. Các bạn giống như những đại sứ truyền tải thông điệp về đất nước, con người và những trải nghiệm thực tế về New Zealand.
– New Zealand – Việt Nam có quan hệ hợp tác chiến lược giáo dục lâu năm. Theo bà, các cựu du học sinh đóng vai trò gì trong mối quan hệ này?
Tôi biết có rất nhiều sinh viên quốc tế đã phát hành sách, ảnh hay, tạo ra những tấm bưu thiếp dễ thương về đất nước này, nhưng đây là cuốn sách đầu tiên về New Zealand của cựu du học sinh Việt Nam.
Ấn phẩm này là minh chứng cho thành công khi những ý tưởng, sáng tạo thú vị được hiện thực hóa và đến với công chúng.
– Bà Wendy Matthews: Học bổng Chính phủ New Zealand (NZS) là một trong những chương trình hỗ trợ phát triển của Chính phủ New Zealand dành cho Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Tôi tin rằng việc đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai đóng vai trò quan trọng, tích cực cho sự phát triển của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn cao để tìm kiếm những cá nhân có năng lực cao. Sau khi hoàn quá trình học tập tại New Zealand, họ sẽ trở về Việt Nam và cống hiến cho sự phát triển của quê hương.
Chúng tôi tập trung những mảng là thế mạnh của New Zealand, đồng thời là các lĩnh vực Việt Nam đang cần sự hỗ trợ như chống biến đổi khí hậu, quản trị công, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục…
Ngoài ra, cũng có nhiều trường đại học, trung học mở ra các chương trình học bổng riêng mà học sinh, sinh viên Việt Nam có thể tìm hiểu.
Đại diện các trường New Zealand thường xuyên dành lời khen ngợi tích cực tới học sinh Việt Nam với thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ và rất thân thiện, hòa đồng.
– Bà Wendy Matthews: Thành công của các cựu du học sinh là minh chứng rõ ràng nhất về việc các bạn tận dụng những kiến thức đã học được ở New Zealand để phát triển bản thân và cống hiến cho xã hội.
Trong năm nay, New Zealand và Việt Nam kỷ niệm 45 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Tuần trước ở Hà Nội, hai nước đã nâng cấp quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược là minh chứng cho mối quan hệ ngày càng thắt chặt giữa hai quốc gia.
Trong đó, những yếu tố giúp phát triển mối quan hệ nhiều thập kỷ qua giữa hai nước là việc đẩy mạnh giao lưu nhân dân, trao đổi học sinh, sinh viên giữa Việt Nam và New Zealand cũng như các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa.
Chúng tôi hy vọng các cựu du học sinh Việt Nam tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hai nước.
Ở chiều ngược lại, chúng tôi cũng khuyến khích các bạn trẻ New Zealand đến, khám phá, tìm hiểu về đất nước Việt Nam thông qua chương trình học bổng của Thủ tướng New Zealand. Trong những năm gần đây, khá nhiều sinh viên New Zealand đến học tập, nghiên cứu hay thực hiện quá trình thực tập ở Việt Nam.
New Zealand hiện là quốc gia sở hữu nền giáo dục đẳng cấp thế giới:
– Quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu toàn cầu về chỉ số giáo dục chuẩn bị cho tương lai.
– Cả 8 trường đại học đều nằm trong top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới.
– Cơ hội visa làm việc đến 3 năm sau khi tốt nghiệp cho sinh viên quốc tế.
Tình Yêu Của Du Học Sinh Sống Xa Nhà ? Nên Hay Không Nên?
Những tình yêu lãng mạn như trong “Chuyện tình Havard”, “Oxford thương yêu”, … hẳn là niềm mơ ước của không ít những du học sinh. Và đôi khi, ở những đất nước xa xôi, những chàng trai, cô gái Việt Nam lại gặp được một nửa yêu thương của mình.
Du học xa nhà, mẹ vẫn thường xuyên gọi điện hỏi con gái: “Đã nhắm được anh nào chưa? Đã có anh nào thích chưa?”. Con gái ngượng ngùng trêu lại mẹ: “Con sẽ yêu một anh ở xa tít mù tắp, cho mẹ không được bế cháu ngoại nữa”. Rồi lại thủ thỉ tâm sự với mẹ về những anh chàng xung quanh. Họ nói gì với mình, họ đối xử với mình thế nào, hôm nay họ rủ mình đi đâu,… Lắm lúc mẹ cũng thấy như mình đang được trẻ lại vì có con gái đang ở tuổi yêu.
Sinh sống ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, việc được nghe một câu tiếng Việt thật đáng quý. Và đôi khi cũng chính điều đó đã khiến cho hai con người hoàn toàn xa lạ đến gần với nhau hơn. Mai Trang ( du học Singapore) đã gần như phát khóc khi trong tuần đầu tiên nhập học được nghe thấy giọng Việt Nam của một anh chàng tên Huy, cao lều nghều với cặp kính cận dày cộp.
Còn Huy lại bỗng dưng bị vướng vào một cô nàng lần đầu xa nhà, cái gì cũng ngơ ngác, cái gì cũng không biết, tính tình lanh chanh, hiếu thắng. Thế rồi nửa năm sau, không biết từ khi nào, cái dáng cao gầy của Huy đã trở thành bờ vai duy nhất cho Mai Trang, còn cái tính trẻ con, ngây thơ của Mai Trang lại dễ thương đến thế trong mắt Huy. Thế rồi họ yêu nhau lúc nào không biết. Thỉnh thoảng, hai người vẫn nhắc đến ngày đầu tiên gặp mặt như một kỉ niệm đẹp của tình yêu.
Cùng được học bổng toàn phần du học LB Nga, đến cùng một thành phố, học cùng một trường, cùng một ngành, một lớp, ở cùng một ký túc xá, có lẽ tình yêu của hai anh chị nghiên cứu sinh Trương Xuân Nam và Nguyễn Thị Lệ Huyền đã trở thành “kim chỉ nam” cho không ít cặp đôi của các du học sinh đang theo học tại thành phố Irkutsk (LB Nga).
Sau 3 năm yêu nhau, kết thúc khóa học ở LB Nga, năm 2009, chàng trai Trương Xuân Nam đã đón cô gái Nguyễn Thị Lệ Huyền về làm dâu thành phố Cần Thơ. Cũng vào năm đó, 2 vợ chồng đã cùng nhau quay trở lại nước Nga, nơi bắt đầu tình yêu của họ, để học tiến sĩ. Và năm nay, họ sẽ cùng nhau bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào tháng 11 tới, cùng trở thành hai tiến sĩ khi mới 28 tuổi.
Thế nhưng, cũng có không ít những “Oxford thương yêu” ngoài đời thực. Hoàng Hà (du học sinh Anh) quen bạn trai của mình trong một câu lạc bộ tình nguyện viên. Anh là người Anh chính gốc, rất vui vẻ, hòa đồng, và đặc biệt chú ý tới cô gái châu Á nhỏ nhắn với đôi mắt màu nâu kia. Rồi lấy lí do “kèm thêm tiếng Anh”, giới thiệu văn hóa, chỉ đường, những buổi gặp mặt của cả hai tăng dần lên, cho đến một ngày anh thổ lộ đã lỡ yêu cô mất rồi.
Chưa biết bố mẹ ở Việt Nam sẽ phản ứng thế nào trước tình yêu của mình, nhưng hiện giờ, Hoàng Hà vẫn đang tin tưởng và hạnh phúc với tình cảm của mình. Hóa ra, yêu “Tây” cũng không khó khăn đến thế.
Tình yêu du học sinh: thật đẹp và ngọt ngào
Chúng ta vẫn thường nghe nói về tình yêu du học như: vì cô đơn nên phải yêu, đi du học yêu xả láng, tình du học thường không bền, các nữ du học sinh dù khó tính thế nào cũng không thể không yêu, vá víu như tình du học,…Tác giả mong rằng qua bài viết này, chúng ta hãy có một cái nhìn khác, tích cực hơn về tình yêu của các du học sinh.
Sự cô đơn và trống trải nơi đất khách luôn khiến cho cũng những bạn trẻ, và đặc biệt là các bạn gái, cần một chỗ dựa, cần một điểm tựa tinh thần là sự thực. Nhưng không phải vì thế mà tình yêu du học sinh chỉ có sống chung, lợi dụng lẫn nhau, dùng tình yêu và thể xác để lấp chỗ trống,…
Những khó khăn trong cuộc sống, sự thấu hiểu lẫn nhau, hoàn cảnh sống tương tự, … đã khiến hai trái tim tìm đến nhau. Và chính những tình yêu đó đã giúp họ cùng nhau trong học tập, vượt qua khó khăn, chống chọi được với những cô đơn nơi xứ người. Dù những chuyện tình đó có đi được tới bước cuối cùng hay không, thì tình cảm của họ cũng là chân thật, cũng ngọt ngào, lãng mạn, đẹp và đáng được trân trọng như bất cứ một tình yêu nào.
Deprecated: Function get_magic_quotes_gpc() is deprecated in chúng tôi on line 4382
Kỳ Tích ‘Tình Yêu’ Của Du Học Sinh Việt Ở Pháp
Không phải tình yêu lứa đôi, mà là tình yêu quê hương đất nước đã thôi thúc nhóm sinh viên Việt Nam đang du học tại trường Bách Khoa Paris (Ecole Polytechnique Paris) lập ra quỹ học bổng với tên gọi “Đồng Hành”.
Đồng hành hiện là một trong những quỹ học bổng nổi tiếng nhất thế giới do sinh viên thành lập năm 2001.
Lá lành đùm lá rách
Người đầu tiên khởi xướng Quỹ học bổng Đồng hành là anh Trần Văn Xuân. Bản thân Xuân cũng xuất thân từ một gia đình nghèo, khi còn ở Việt Nam anh đã bắt đầu cuộc sống sinh viên ở thành phố với 1 triệu tiền thưởng khi giành giải toàn quốc môn hóa học lớp 12. Với “điểm tựa” ban đầu đó, anh Xuân đã vượt lên những thách thức của hoàn cảnh để phấn đấu trở thành một tiến sĩ.
Ban đầu chỉ với 6 sinh viên tham gia vận động quỹ Đồng hành, thế nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, quỹ nhận được sự hưởng ứng của khá đông các bạn sinh viên khác ham gia. Sau 10 năm hoạt động, quỹ trở thành một hội hoạt động thiện nguyện lớn của người Việt ở Pháp.
Hằng năm, Đồng hành đều trao hàng trăm suất học bổng cho những học sinh nghèo có tinh thần vươn lên trong học tập tại Việt Nam. Mạng lưới họat động của quỹ cũng ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong nước Pháp mà đã lan sang cả trong sinh viên du học tại Anh, Mỹ, Singapore. Và cách mà các bạn trao đổi thông tin với nhau chủ yếu là qua email và những buổi họp online.
Bên cạnh đó, các bạn còn tạo 1 server dữ liệu để ban đại diện ở Việt Nam chấm các hồ sơ dự kiến trao học bổng rồi tải lên mạng, sau đó các nhóm thành viên ở các nước khác sẽ tiếp tục chấm vòng 2.
Quỳnh Trang, một thành viên của quỹ cho biết, tính đến nay, Đồng hành đã trao được 1.769 suất học bổng tại 10 ĐH trên cả nước (tương đương 3 tỷ đồng). Ngoài ra quỹ cũng nhận được hồ sơ xin học bổng của khoảng 10.000 sinh viên. Riêng đối với các học sinh lớp 12, Đồng hành sẵn sàng trao học bổng cho tất cả các em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi tại Huế, TP HCM, Cà Mau, Khánh Hòa.
Gieo “mầm xanh” cho tương lai
Nhiều năm nay, các sinh viên nhận học bổng Đồng hành khi đã ra trường, đi làm và trưởng thành đều quay lại tham gia quỹ. Đó thực sự là những món quà lớn lao đối với các thành viên của Đồng hành. Những thành viên của quỹ cho biết, họ không mong muốn gì hơn là trong tương lai sẽ có nhiều tấm gương như vậy: thế hệ đi trước giúp đỡ thế hệ đi sau, đưa Đồng hành ngày càng lớn mạnh.
Bên cạnh các hoạt động tại Pháp, các buổi gặp mặt giữa thành viên Đồng hành và các sinh viên nhận học bổng thường được tổ chức vào các dịp hè. Mỗi sinh viên nhận học bổng thường giữ liên lạc với một thành viên quỹ, đây là nét khác biệt so với các quỹ học bổng khác.
Năm 2006, Đồng hành là khách mời cua chương trình Người Đương Thời của Đài truyền hình Việt Nam. Quỹ cũng đã nhận được nhiều giấy khen của các trường, của Hội khuyến học TP HCM, của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp và của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng hòa Pháp. Đây cũng là một trong 5 tổ chức thiện nguyện đã dành giải thưởng Chim Én năm 2009 tại Việt Nam.
Du Học Hàn Quốc Và Tình Yêu Của Du Học Sinh Hàn Quốc
Những du học sinh lần đầu tiên xa dời vòng tay của cha mẹ, sống nơi đất khách quê người họ luôn thiếu thốn tình cảm. Vì vậy, những du học sinh Hàn Quốc sẽ tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ mới là điều dễ hiểu. Những người bạn mới, những tình cảm mới và đôi khi họ bị vướng vào mối tình một đêm đầy sai trái… Họ đi vết xe đổ của bao anh, chị đi trước và hậu quả của “Tình yêu của du học sinh Hàn Quốc” để lại là những vết thương lòng chẳng thể nào quê.
Tình như mây gió, chỉ là thoáng quaTrần Khải, một chàng sinh viên năm 3 của đại học Sejong Hàn Quốc chia sẻ anh mãi nhớ lần đầu tiên khi bắt gặp Ngọc Anh – cô gái đã cướp mất trái tim anh trong ánh nhìn đầu tiên. Tại khoảnh khắc Khải bắt gặp Anh tại sân trường anh đã trúng tiếng sét ái tình. Anh bắt đầu chinh phục cô bằng sự chân thành, lâu dần cô cũng chấp nhận anh.
Và từ đây, kỷ niệm tuyệt vời của cuộc đời du học sinh bắt đầu. Những bữa cơm do Ngọc Anh tự nấu, món quà ngày giáng sinh, chuyến đi chơi xa dịp lễ Tết… làm ấm lòng người con xa quê.
Cứ ngỡ cuộc tình ấy sẽ có một kết thúc viên mãn, nhưng cuộc đời vốn không theo ý mình. Trước khi đặt vé về Việt Nam, Ngọc Anh đột ngột nói lời chia tay với Khải. Những kỷ niệm của 2 người trong suốt 1 năm qua đều bị cô từ chối.
Nhiều bạn trẻ khi sống ở nơi đất khách quê người thường bị sốc về văn hóa, cuộc sống, con người nơi đây. Với những cô gái một thân một mình, không bạn bè, người thân bên cạnh sẽ có những phút yếu lòng. Khi được một người nào đó quan tâm họ sẽ thường ngộ nhận đó là tình yêu và Ngọc Anh cũng vậy.
“Một cô gái đứng ở ngã ba đường, đôi chân không còn vững vàng có thể ngã quỵ bất cứ lúc nào thì có một người con trai xuất hiện. Anh quan tâm, chăm sóc khiến tôi, giữa lúc cô đơn ấy làm sao tôi có thể không dựa vào anh ấy được. Nhưng sau này tôi mới phát hiện ra rằng tình cảm của cô dành cho anh không phải tình yêu. Bởi trong mỗi lần Khải về Việt Nam tôi hoàn toàn không có chút gì nhớ mong anh”, cô trần tình.
Ngoài ra Ngọc Anh dự định sẽ về nước khi hoàn thành khóa học còn Khải sẽ học lên cao học. Vì khoảng cách địa lý quá xa nên đây cũng là một rào cản khiến nhiều du học sinh nản lòng không muốn tục nữa duy trì mối quan hệ này.
Nhu cầu được yêu thương, chia sẻTôi rất sốc khi nghe những bạn trẻ đi du học ở Hàn Quốc chia sẻ rằng họ sẽ chấp nhận tình yêu của du học sinh Hàn Quốc. Đó là những mối tình tạm bợ, thoáng qua dù họ đã có người yêu ở quê nhà hay chưa. Theo Abraham Maslow – nhà tâm lý người Mỹ có nói: “Mỗi con người đều chứa 7 nhu cầu để sống. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu được yêu thương. Họ chỉ cảm thấy được sống khi họ được quan tâm, chia sẻ với một cá nhân hay trong một tập thể nào đó”.
Do khi đi du học Hàn Quốc, những bạn trẻ bị sốc về cuộc sống của du học sinh tại Hàn Quốc. Không được che chở bởi bố mẹ, phải tự mình chống chọi với những cám dỗ của đất nước mới, con người mới, cuộc sống mới. Họ có thể bị tách biệt ra khỏi xã hội nếu như không đủ bản lĩnh vươn lên. Với sự khác biệt về ngôn ngữ càng làm họ có nguy cơ bị đẩy ra khỏi cuộc sống nơi đây. Vì vậy, họ sẵn sàng đón những những mối quan hệ mới, tình cảm mới để bớt cô đơn, lạc lõng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến những mối tình tạm bợ, thoáng qua.
Những mối tình không có sự rằng buộc là những mối tình tự do, những mối tình này khi kết thúc thì sẽ chẳng ai làm ảnh hưởng tới ai. Với tâm lý muốn được nuông chiều, họ tìm cách tạo nên những mối tình như này để duy trì cuộc sống vui vẻ, duy trì niềm vui trong cuộc sống du học xa nhà và cô đơn là điều dễ hiểu.
Tình yêu của du học sinh Hàn Quốc, họ được gì?Yêu càng ngọt, chia tay càng thấm, dù có xác định từ trước nhưng khi chia tay ít nhất sẽ có một người phải đau khổ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ giết người yêu rồi tự vẫn trong cộng đồng du học. Không những thế, nếu các bạn không kiểm soát được bản thân thì sẽ rất khó tập trung cho việc học tập. Những mối tình thoáng qua giống như con dao hai lưỡi với các bạn học sinh đi du học Hàn Quốc, nó có thể làm bạn mất thời gian, kết quả học tập, cuộc sống vợ chồng ở quê nhà…
Nam và Hân đã rơi vào cuộc tình sai trái ấy. Họ gặp nhau trong một chiều thu rét buốt tại Hàn Quốc, khi biết mình là đồng hương với Hân, anh đã ân cần chăm sóc cho cô. Từ việc đăng ký nhà trọ, dạy kèm học tập đến cả chuyện nấu nướng, đi lại… Bên cạnh đó, Nam thường rủ Hân tham gia những hoạt động của trường. Ở xứ người chỉ có Nam hay nói chuyện với cô nên 2 người đã thành tri kỷ từ lúc nào không hay.
Trong một lần đi hoạt động với Nam, 2 người về muộn nên lỡ xe buýt. Lúc ấy trong người Nam cũng có chút men nên 2 người đã vào khách sạn. Sau hôm đó, 2 người đều tránh mặt nhau. Về phía Hân, cô cố gắng nghĩ đến chồng con ở Việt Nam, nhớ về những kỷ niệm đẹp cùng với chồng. Cô cố gạt hình bóng Nam ra nhưng không thành công, anh luôn xuất hiện trong tâm trí Hân. Và cứ thế 2 người đến với nhau, lao vào những đêm tình sai trái.
Hân chia sẻ: “Tôi cảm thấy chúng tôi cần nhau, lẫn thể xác và tinh thần, điều mà chồng tôi không đáp ứng được cho tôi lúc này”.
Cả 2 đều đã lập gia đình, không muốn ảnh hưởng tới cuộc sống của nhau nên đã quyết định làm người tình khi đi du học Hàn Quốc còn làm bạn ở Việt Nam. Họ kéo dài mối tình cho tới khi vợ của Nam phát hiện trong một lần tới thăm Nam bất ngờ. Bị vỡ lở, vợ Nam trở về quê đâm đơn lý hôn, anh phải bảo lưu kết quả để về giải quyết chuyện gia đình. Còn Hân, cô cũng không biết phải đối mặt với chồng con ở Việt Nam ra sao để rồi tự nhốt mình trong phòng.
Từ sự đổ vỡ từ chuyện tình chớp nhoáng ấy mà việc học tập của cả 2 đều bị ảnh hưởng nặng nề và gia đình cũng chẳng còn nguyên vẹn.
Hãy biết vượt qua cảm giác cô đơnĐối với những bạn đi du học Hàn Quốc cảm giác cô đơn không thể tránh khỏi. Nhưng không phải ai cũng chọn đi vào những mối tình của du học sinh Hàn Quốc. Với những bạn đi du học Hàn Quốc với mục đích học tập chân chính thì trong đầu họ chỉ là suy nghĩ học như thế nào, học ra sao và đi làm thêm như thế nào để có tiền trang trải học phí du học Hàn Quốc. Bạn cũng có thể yêu nhưng hãy chắc chắn là người đó không có ràng buộc gì ở quê nhà cũng như cả hai đều nghiêm túc trong chuyện tình cảm.
Hãy chỉ làm bạn với những đồng hương khác giới và hãy tham gia những hoạt động của trường để có được nhiều bạn bè hơn. Điều đó giúp bạn nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống xã hội con người Hàn Quốc.
Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm du học Hàn Quốc uy tín Halo để có những thông tin mới nhất về chương trình tuyển sinh du học Hàn Quốc 2023.
Liên hệ với HALO GROUP nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào. Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALOVĂN PHÒNG ĐỒNG NAI
Ngọt Ngào Tình Yêu Du Học Sinh
Đi học xa nhà, mẹ vẫn thường xuyên gọi điện hỏi con gái: “Đã nhắm được anh nào chưa? Đã có anh nào thích chưa?” Con gái ngượng ngùng trêu lại mẹ: “Con sẽ yêu một anh ở xa tít mù tắp, cho mẹ không được bế cháu ngoại nữa”. Rồi lại thủ thỉ tâm sự với mẹ về những anh chàng xung quanh. Họ nói gì với mình, họ đối xử với mình thế nào, hôm nay họ rủ mình đi đâu,… Lắm lúc mẹ cũng thấy như mình đang được trẻ lại vì có con gái đang ở tuổi yêu.
Sinh sống ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, việc được nghe một câu tiếng Việt thật đáng quý. Và đôi khi cũng chính điều đó đã khiến cho hai con người hoàn toàn xa lạ đến gần với nhau hơn. Mai Trang (du học sinh Singapore) đã gần như phát khóc khi trong tuần đầu tiên nhập học được nghe thấy giọng Việt Nam của một anh chàng tên Huy, cao lều nghều với cặp kính cận dày cộp.
Còn Huy lại bỗng dưng bị vướng vào một cô nàng lần đầu xa nhà, cái gì cũng ngơ ngác, cái gì cũng không biết, tính tình lanh chanh, hiếu thắng. Thế rồi nửa năm sau, không biết từ khi nào, cái dáng cao gầy của Huy đã trở thành bờ vai duy nhất cho Mai Trang, còn cái tính trẻ con, ngây thơ của Mai Trang lại dễ thương đến thế trong mắt Huy. Thế rồi họ yêu nhau lúc nào không biết. Thỉnh thoảng, hai người vẫn nhắc đến ngày đầu tiên gặp mặt như một kỉ niệm đẹp của tình yêu.
Thu Thủy (dhs Pháp) vẫn luôn vững tin vào tình yêu của mình
Học tiếng Pháp từ nhỏ, Thu Thủy (du học sinh Pháp) vẫn được nghe cô giáo mình nhắc một cách tự hào về con trai cô, hiện đang du học ở Pháp. Trước khi lên máy bay đi du học, Thu Thủy đã được cô giáo cho số điện thoại và địa chỉ của anh, và cô cũng đã nhờ con trai mình chăm sóc cho cô học trò cưng.
Cùng dắt tay nhau vinh qui bái tổ
Cùng được học bổng toàn phần du học LB Nga, đến cùng một thành phố, học cùng một trường, cùng một ngành, một lớp, ở cùng một ký túc xá, có lẽ tình yêu của hai anh chị nghiên cứu sinh Trương Xuân Nam và Nguyễn Thị Lệ Huyền đã trở thành “kim chỉ nam” cho không ít cặp đôi của các du học sinh đang theo học tại thành phố Irkutsk (LB Nga).
Sau 3 năm yêu nhau, kết thúc khóa học ở LB Nga, năm 2009, chàng trai Trương Xuân Nam đã đón cô gái Nguyễn Thị Lệ Huyền về làm dâu thành phố Cần Thơ. Cũng vào năm đó, 2 vợ chồng đã cùng nhau quay trở lại nước Nga, nơi bắt đầu tình yêu của họ, để học tiến sĩ. Và năm nay, họ sẽ cùng nhau bảo vệ luận văn tốt nghiệp vào tháng 11 tới, cùng trở thành hai tiến sĩ khi mới 28 tuổi.
Tình yêu đã giúp 2 người cố gắng học tập, và cùng trở thành tiến sĩ khi mới 28 tuổi
Yêu Tây, nên hay không?
Thế nhưng, cũng có không ít những “Oxford thương yêu” ngoài đời thực. Hoàng Hà (du học sinh Anh) quen bạn trai của mình trong một câu lạc bộ tình nguyện viên. Anh là người Anh chính gốc, rất vui vẻ, hòa đồng, và đặc biệt chú ý tới cô gái châu Á nhỏ nhắn với đôi mắt màu nâu kia. Rồi lấy lí do “kèm thêm tiếng Anh”, giới thiệu văn hóa, chỉ đường, những buổi gặp mặt của cả hai tăng dần lên, cho đến một ngày anh thổ lộ đã lỡ yêu cô mất rồi.
Chưa biết bố mẹ ở Việt Nam sẽ phản ứng thế nào trước tình yêu của mình, nhưng hiện giờ, Hoàng Hà vẫn đang tin tưởng và hạnh phúc với tình cảm của mình. Hóa ra, yêu “Tây” cũng không khó khăn đến thế.
Tình yêu du học sinh: thật đẹp và ngọt ngào
Chúng ta vẫn thường nghe nói về tình yêu du học như: vì cô đơn nên phải yêu, đi du học yêu xả láng, tình du học thường không bền, các nữ du học sinh dù khó tính thế nào cũng không thể không yêu, vá víu như tình du học,…Tác giả mong rằng qua bài viết này, chúng ta hãy có một cái nhìn khác, tích cực hơn về tình yêu của các du học sinh.
Sự cô đơn và trống trải nơi đất khách luôn khiến cho cũng những bạn trẻ, và đặc biệt là các bạn gái, cần một chỗ dựa, cần một điểm tựa tinh thần là sự thực. Nhưng không phải vì thế mà tình yêu du học sinh chỉ có sống chung, lợi dụng lẫn nhau, dùng tình yêu và thể xác để lấp chỗ trống,…
Những khó khăn trong cuộc sống, sự thấu hiểu lẫn nhau, hoàn cảnh sống tương tự, … đã khiến hai trái tim tìm đến nhau. Và chính những tình yêu đó đã giúp họ cùng nhau trong học tập, vượt qua khó khăn, chống chọi được với những cô đơn nơi xứ người. Dù những chuyện tình đó có đi được tới bước cuối cùng hay không, thì tình cảm của họ cũng là chân thật, cũng ngọt ngào, lãng mạn, đẹp và đáng được trân trọng như bất cứ một tình yêu nào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Sinh Việt Và Tình Yêu Nơi Nhà Trọ trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!