Bạn đang xem bài viết Du Học Sinh Lần Lượt Kéo Nhau Về Việt Nam, Cô Gái Kiên Quyết Ở Lại Pháp Chống Dịch Co Vid được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thay vì sẽ như những người Việt Nam khác chọn về nước là nơi tránh dịch thì cô gái du học sinh Việt tại Pháp này đã kiên quyết chọn ở lại Pháp tự phòng chống dịch Co vid-19. ‘Mình đã đủ niềm tin để chọn đi du học tại một đất nước thì mình cũng đủ niềm tin để ở lại đất nước đó’, Minh An khẳng định.
Nếu như trước đây, châu Á là nơi có nhiều người nhiễm SARS-CoV-2 thì tại thời điểm này, nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ… cũng đã trở thành vùng dịch với hàng nghìn ca nhiễm COVID-19.
Đứng trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ người dân khám, chữa COVID-19 miễn phí. Du học sinh, công dân Việt từ vùng dịch trở về hoặc khách du lịch từ vùng dịch đến Việt Nam đều được cách ly tập trung tại những địa điểm có cơ sở vật chất tốt.
Với chủ trương không bỏ lại một ai trong cuộc chiến chống dịch, rất nhiều công dân Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài đã tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, lựa chọn trở về quê hương tránh dịch.
Tuy nhiên, trong số ‘những người con xa xứ’ đó vẫn có những người lựa chọn ở lại nơi đất khách quê người đối mặt với đại dịch. Cô gái có tên Minh An(SN 2000, du học sinh Pháp) là một ví dụ.
Trong khi thực tế, việc ở yên trong nhà tránh dịch có nhiều khả năng đem lại hiệu quả hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mà việc bản thân ở trong nhà chính là phòng bệnh.
Thứ nhất, mình không đồng tình với những ai cho rằng về Việt Nam là con đường duy nhất. Mình tin (và điều này đang được chứng minh qua cuộc sống hàng ngày) là mỗi nước một thể chế khác nhau, một chính sách khác nhau, nhưng nơi nào cũng đang đảm bảo ổn định cho cuộc sống người dân. Thứ hai, là vì mình yêu Việt Nam nên mình nghĩ ở những nước đã có lệnh giới nghiêm thì mọi người chỉ cần tuân thủ ở yên trong nhà. Tránh việc ồ ạt kéo về nước bởi điều đó ít nhiều cũng tạo áp lực cho nước ta. Thứ ba, mình tin mình khó mà mắc COVID-19 vì mình là người trẻ tuổi. Mình cũng giữ sức khoẻ bằng cách tự nấu nướng đảm bảo và uống vitamin. Thêm nữa Pháp đang kiểm soát được dịch bệnh, và tất cả đều đang ở trong nhà, gần như không có sự tiếp xúc xã hội nào nữa nên virus khó lây lan.
Trong trường hợp xấu là mình nhiễm virus SARS-CoV-2, mình tin mình sẽ được chữa trị như công dân Pháp. Vì du học sinh Pháp cũng được thẻ bảo hiểm y tế y hệt như người quốc tịch Pháp’, Minh An lập luận.
Đáng nói, khi về tới quê nhà, bản thân họ lại buông không ít lời phàn nàn, từ chuyện hải quan, nhân viên y tế làm thủ tục chậm cho tới khu cách ly không ‘đủ sang’, ăn uống không ngon…
Minh An khẳng định: ‘Quan điểm của mình: ‘Mình đã đủ niềm tin để chọn đi du học tại một đất nước thì mình cũng đủ niềm tin để ở lại đất nước đó’. Về những ý kiến cho rằng ở lại nước ngoài ‘họ sẽ để mặc mình chết’, rằng hệ thống ‘tư bản chỉ quan tâm tới kinh tế, không quan tâm tới con người’. Nếu các bạn đã nghĩ như vậy, thì vì sao còn chọn đi du học?
Khi có việc cần đi ra đường như đi làm, đi siêu thị, đi mua thuốc, khám bệnh, tập thể thao hoặc dắt chó đi dạo, Minh An và người dân Pháp sẽ viết giấy xin phép. Tờ giấy này được để trong người và sẽ đưa cho cảnh sát nếu được hỏi.
Cô Gái 4 Lần Giành Học Bổng Tài Năng
Lê Thị Thu Hiền, sinh viên năm thứ 4, lớp Thực phẩm 1, K60, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội là cái tên không xa lạ với các sinh viên của trường. Bởi Hiền không chỉ là một cán bộ Đoàn năng nổ mà còn là nữ sinh giành học bổng tài năng 4 năm liên tục của trường.
Thành tích đáng nể
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vốn nổi tiếng là nơi “khó nhằn” đối với các sinh viên. Kể cả sinh viên từng đoạt huy chương vàng Olympic nhưng khi vào trường, chưa chắc đã qua được “ải” của các thầy. Thế nhưng suốt 4 năm qua, Lê Thị Thu Hiền luôn giành được học bổng tài năng của trường. Hiền cho biết, để nhận được học bổng này không đơn giản vì chỉ khoảng 1% sinh viên có thành tích học tập tốt nhất và điểm tổng kết phải từ 3,4 (trên thang điểm 4) trở lên. Hiện điểm tổng kết của cô sinh viên này là 3,78, đứng top 5 toàn trường.
Không chỉ học tốt, Hiền còn rất tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn. Hiện tại Hiền là Phó chủ nhiệm CLB “Sinh viên 5 tốt” trường. Cô cũng sở hữu rất nhiều giấy khen từ hoạt động Đoàn, Hội. Hiền đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường và cấp thành phố. Đầu năm 2019, Hiền vinh dự được trao tặng danh hiệu Sao tháng Giêng của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.
Vốn học chuyên từ những năm cấp 2, lên THPT, Hiền thi đỗ vào lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội. Khi được hỏi tại sao lại lựa chọn ngành Công nghệ thực phẩm trong khi thừa sức để chọn các ngành “hot” khác. Hiền cho hay, ngành công nghệ thực phẩm đang có nhiều tiềm năng phát triển, đồng thời mình cũng thích ngành này. Hiện tại Hiền đang tham gia nghiên cứu cùng với các bạn bên viện Hóa về đề tài dung dịch sát khuẩn cho các loại rau quả tươi.
Không “ăn bớt” thời gian học tập
Chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi vừa giữ được thành tích học tập, vừa tham gia các phong trào của trường, Hiền cho biết cô tham gia công tác Đoàn nhiều nên việc phân bổ thời gian học tập khá quan trọng. Đầu năm thứ nhất, do mới vào trường nên còn hơi mông lung, sau đó đã tìm ra giải pháp để cân bằng.
“Dường như càng nhiều việc thì càng biết cách để sử dụng thời gian của mình hiệu quả. Em không bao giờ cho phép mình “ăn bớt” thời gian học tập để tham gia đoàn hội” – Hiền cho hay. Tuy quy định học 5 năm nhưng dự kiến Hiền sẽ được ra trường trước một kỳ. Sau khi tốt nghiệp ĐH, Hiền dự kiến sẽ xin học bổng để du học sau ĐH.
Nói thêm về lựa chọn của mình, cô nữ sinh trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay ngay từ những năm học cấp 3 em đã rất ấn tượng với các hoạt động tình nguyện, màu áo xanh của các anh chị thanh niên tình nguyện để lại trong cô những dấu ấn tuyệt vời. Đến khi vào ĐH cô quyết tâm “trải nghiệm” quãng đời sinh viên một cách có ý nghĩa nhất. Bởi đã quyết tâm theo đuổi nên cô đã tự đặt ra kế hoạch để có thể cùng lúc hoàn thành cả hai nhiệm vụ: học tập và công tác.
“Quan trọng nhất, em luôn tự ý thức phải trách nhiệm với tất cả những gì mình làm dù là việc nhỏ nhất và cố gắng hết mình với nó dù là học tập hay công việc. Khi mục tiêu đủ lớn thì chúng ta có thể hoàn thành mọi việc” – Hiền nói.
“Các hoạt động thanh niên là cơ hội tốt để sinh viên tự khám phá những điều mới mẻ, gặp được những con người giỏi giang hay đơn giản là vượt qua được vùng an toàn của bản thân. Đừng tạo ra bất cứ giới hạn nào cho bản thân vì nếu không, bạn sẽ không thể biết được rằng mình có thể làm được hơn rất nhiều những gì mình nghĩ” – Hiền chia sẻ.
Không chỉ là trò chơi xếp hình, đây là một “siêu phẩm” của Trí…
Vì Sao Nhiều Du Học Sinh Ở Nga Quyết Định Ở Lại Không Về Nước?
Đó là chia sẻ của nhiều du học sinh Việt Nam tại Liên Bang Nga khi quyết định ở lại nước ngoài không về nước để tránh dịch. Theo như chia sẻ của nữ sinh Võ Hoài Phương – ĐH Sư phạm Quốc gia Moscow: “Em thấy việc quyết định có về nước hay không phụ thuộc vào quan điểm cũng như cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Hiện tại, diễn biến tình hình dịch bệnh ở châu Âu khá phức tạp nên nhiều người đang học tập và sinh sống ở nước ngoài muốn trở về Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này là dễ hiểu. Tuy nhiên, theo em, các du học sinh, thay vì đổ xô về nước tránh dịch thì có thể chủ động thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh tại nước sở tại và có những biện pháp phòng tránh cho bản thân mình”.
Nữ sinh Võ Hoài Phương – ĐH Sư phạm Quốc gia Moscow. Ảnh NVCC.
Phương cũng nói thêm, các bạn cần giữ bình tĩnh, không nên đọc những thông tin từ các nguồn không chính thống rồi hoang mang, lo sợ, thổi phồng vấn đề. Mỗi quốc gia đều có các biện pháp đối phó với dịch bệnh riêng, quan trọng là bản thân các bạn cần có những kiến thức và hiểu biết để tự phòng tránh cho bản thân mình.
Còn theo bạn Ngô Thị Phương Thảo – Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Moskva chia sẻ: “Hiện tại để làm hồ sơ về nước, thủ tục sẽ hơi rắc rối và việc nhập cảnh sau khi hết dịch cũng chưa chắc chắn nên em cũng sợ không kịp hoàn thành chương trình học. Ngoài ra, việc ra sân bay vào thời gian này cũng nguy hiểm, em có thể trở thành người mang dịch bệnh về từ bên ngoài. Hơn nữa, em nghĩ nếu hạn chế tối đa việc ra ngoài và làm theo các biện pháp phòng bệnh của bác sĩ thì em tin rằng có thể tự bảo vệ bản thân”.
Bạn Ngô Thị Phương Thảo – Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Moskva. Ảnh NVCC.
Còn đối với bạn Trần Thị Thoa – Viện tiếng Nga quốc gia mang tên A.X Pushkin chia sẻ: “Em cảm thấy việc ở lại nước ngoài vẫn rất ổn. Ở đâu cũng như nhau, nếu mình hạn chế ra đường, tránh tiếp xúc gần với người khác và áp dụng đúng các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mình”
“Em vẫn học trực tuyến đều đặn theo sự sắp xếp của thầy cô và nhà trường. Về việc làm thế nào để phòng tránh dịch bệnh thì như đã nói ở trên, em sẽ làm đúng các chỉ thị cũng như các biện pháp phòng tránh dịch bệnh của bộ y tế và nhà nước đã thông báo”, Thoa nói.
Nếu ai cũng quyết định về nước sẽ trở thành gánh nặng rất lớn cho xã hội
Là một nghiên cứu sinh của trường ĐH nghiên cứu Quốc gia Misis, dẫu tình hình dịch ở đây diễn biến khá phức tạp nhưng bạn Nguyễn Viết Xuân vẫn quyết định ở lại không về nước. Xuân chia sẻ: “Hiện tại trường đã chuyển sang học trực tuyến, tuy nhiên có một số môn học thực hành, thí nghiệm, học trên các thiết bị chuyên dụng bọn mình vẫn phải đến lớp. Chính vì vậy, khi quyết định ở lại mình và các bạn đã chuẩn bị những thứ cần thiết, các biện pháp được khuyến cáo nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân”.
Theo Xuân, hiện nay lượng du học sinh và người lao động ở nước ngoài rất đông, nếu ai cũng quyết định về nước sẽ trở thành gánh nặng rất lớn cho xã hội và đồng thời cũng tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
“Chuẩn bị một số nhu yếu phầm cần thiết để có thể hạn chế tối đa việc đi ra ngoài. Mang khẩu trang và nước rửa tay nhằm ngăn nguy cơ lây nhiễm virus. Uống nhiều nước và rửa tay thường xuyên bằng xà bông. Ăn uống đủ chất và tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể”, Xuân nói thêm.
Để hạn chế sự lây lan của dịch, trường Xuân cũng đã cho sinh viên học trực tuyến, tuy nhiên, Xuân và các bạn cũng gặp một số hạn chế nhỏ như khả năng tương tác giữa giáo viên – sinh viên , sinh viên – sinh viên giảm đi. “Về cơ bản vẫn đáp ứng được vấn đề tiếp thu kiến thức. Đồng thời, trong bối cảnh nguy cơ lây nhiễm virus rất cao như hiện nay thì mỗi người cần phải nâng cao tinh thần tự học tập và nghiên cứu”.
Được biết, hiện tại trường Xuân vẫn chưa có trường hợp dương tính với covid-19. Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất xảy ra thì nhà trường sẽ có những biện pháp cách ly nghiêm ngặt và sinh viên cần phải tuân thủ đúng các quy định về cách ly. Sinh viên nước ngoài hay sinh viên của nước sở tại thì đều được nhà trường quan tâm như nhau về mặt giáo dục cũng như sức khỏe. ‘
“Và ở các ký túc xá thì sinh viên nước ngoài sống cùng phòng với sinh viên bản địa là phổ biến. Vì vậy việc cách ly này sẽ thực hiện theo quy định chung, không phân biệt là sinh viên nước nào”, Xuân cho biết thêm.
Du Học Xong Nên Ở Lại Hay Ra Về ? Du Học Sinh Nên Về Hay Ở Lại?
Du học xong nên ở lại hay ra về? ✅du học sinh nên về hay ở lại?✅ Chia sẻ với các bạn bài viết được đăng trên trang facebook Lê Chi Nguyễn (Chuột thổ cẩm) về vấn đề đang được nhiều bạn du học sinh trăn trở: Du học xong nên ở lại hay ra về. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu.
Du học xong nên ở lại hay ra về?
Với các bạn muốn trở về thì có thêm những luận điểm củng cố quyết định của mình, với các bạn muốn ở lại thì mình xem như là một góc nhìn khác hơn thôi. Tất cả những gì chúng ta làm ở đây như tên nhóm là nơi bạn được thổ lộ, giải bày những Tâm sự của mình hy vọng tìm được sự an ủi, động viên và đồng cảm để cùng nhau xây dựng một cộng đồng DHS Trẻ – Tri Thức – Nhân Ái.
Các bạn đi du học chắc rất hay bị “làm phiền” bởi câu hỏi trên. Hỏi ít thì cũng có cảm giác được quan tâm đấy, nhưng mà bị hỏi nhiều thì cực kỳ khó chịu đúng không? Nó giống kiểu câu hỏi “Bao giờ lấy vợ/chồng” ấy =)))) Vừa áp lực căng thẳng lại vừa khó trả lời. Có những việc mà người ngoài không thể nào hiểu nổi, nhỉ? Để Chi chia sẻ vài điều với mọi người về câu hỏi trên.
Bước ra được khỏi biên giới Việt Nam, dù du học tự túc hay học bổng thì cũng là cả một hành trình rất dài và cố gắng của chúng mình – những đứa du học sinh. Ra được rồi, để thích nghi được với thế giới lại là cả một sự nỗ lực không mệt mỏi của những đứa trẻ xa nhà. Thực sự rất vất vả. Nhưng những cái đó nói ra cũng chẳng có ích gì, nên trong khi các bạn ngồi nói ngang nói dọc về những đứa đi du học “phải thế nọ phải thế kia” thì chúng mình đang bò ra học để đảm bảo bài vở, hoặc đi làm bục mặt để có thêm chút tiền trang trải…
Hồi mới sang đây mình cũng đôi lần nghĩ về việc về hay ở, nhưng sau đó cuộc sống cuốn đi bởi những điều có ý nghĩa, mình lao vào học và trải nghiệm. Học và trải nghiệm để trân quý những phút được nghỉ ngơi, sắp xếp, nghĩ ngợi. Học và trải nghiệm để biết chắc chắn một điều là mình sẽ trở về dù mình thích ở nước ngoài hơn.
Trở về bởi vì mình là con người của gia đình. Mình thương bố mẹ. Những người khác nhớ con thì chỉ cần đi vài trăm cây số là gặp được, còn bố mẹ mình thì chịu. Mỗi lần bay về nhà 16 tiếng, rồi lại 16 tiếng bay đi – với mình là khoảng thời gian quá dài. Vì thế gia đình chính là một trong những lý do khiến mình muốn trở về. Sống xa gia đình và phải tự lập, lăn lộn một mình trên đất khách là một cảm giác rất kinh khủng đối với mình. Nghe trẻ con nhỉ, hai mươi sáu tuổi mà vẫn muốn được ở cạnh gia đình ? Nói như thế không có nghĩa là những bạn chọn ở lại là không thương bố mẹ. Mình có quen nhiều người vì công việc và sự nghiệp mà đành chấp nhận phải sống xa gia đình, may mắn lắm thì mỗi năm về nhà một lần ăn Tết.
Trở về bởi vì mình biết mình có nhiều cơ hội hơn khi ở Việt Nam, mình chắc chắn về điều đó. Cho dù thích ở nước ngoài đấy, nhưng mình sẽ quay về vì sự nghiệp của bản thân. Định cư ở nước ngoài nói thật có nhiều cơ hội việc làm lắm, họ chuyên nghiệp, thu nhập cao, phúc lợi tốt, việc đi lại cực kỳ thuận tiện, quản lý xã hội thống nhất… nhưng đương nhiên song song với đó là những thực tế phải đối mặt như môi trường cạnh tranh cao, bạn buộc phải đi lên bằng thực lực, áp lực làm việc thực sự là thứ phải lo lắng chứ không chỉ đơn thuần là một thứ chuyện phiếm trên bàn trà. Rào cản ngôn ngữ và văn hóa cũng là một trở ngại. Ở nhà, việc mình nghĩ một vấn đề gì, là có thể diễn đạt ra điều đó một cách tự nhiên nhất, thậm chí diễn đạt sâu sắc, và chắc chắn người nghe cũng hiểu được điều mình đang nói vì chung bối cảnh văn hóa. Còn lang thang ở trời tây, mình có cố cắp chai rượu theo những buổi tiệc tùng, nói những cụm slang thì cũng luôn có cảm giác đó chưa thực sự là mình, giống như mình đang sống thêm một mình nữa. Phức tạp và khá mệt.
Mình trở về bởi mình biết kiếm tiền ở nước ngoài chưa chắc đã đỡ khổ hơn ở Việt Nam. Mình biết có nhiều bạn học hành không đến mức xuất sắc, nhưng vẫn cố tìm mọi cách để ở lại nước ngoài làm việc mà không biết trước tương lai thế nào. Để rồi tiêu tốn nhiều năm tuổi trẻ vào những rong ruổi bấp bênh, đồng tiền kiếm được cũng cực nhọc và thẫm đẫm mồ hôi nước mắt, chưa kể là tủi nhục. Mình không dám đánh giá các bạn đúng hay sai, nhưng mình nghĩ làm gì cũng phải có tính toán trước.
Mình trở về bởi mình biết thị trường mình còn nhiều thứ chưa chuyên nghiệp, đó chính là cơ hội cho lớp trẻ như mình cố gắng, cố gắng để làm cho lĩnh vực của mình tốt hơn, bền vững hơn. Ra ngoài du học, mình tin rằng chỉ đi ½ chặng đường là các bạn đã hoàn toàn sáng tỏ được là ngành bạn đang học giúp ích gì cho bạn và những người xung quanh trong tương lai? Tiếp tục theo nó thì bạn có đất để diễn ở đây hay không? Khi người ta đã quá chuyên nghiệp rồi? nếu về Việt Nam có tốt hơn không?
Khi đã có quyết định của riêng mình, mình thấy việc học tập và sinh sống ở nước ngoài của mình thời hiện tại trở nên dễ thở hơn nhiều, vì mình biết mình sẽ phải làm những gì. Quay về nhưng cũng đâu có nghĩa là ở yên một chỗ. Biết đâu mình quay về, rồi đến một thời điểm nào đó mình lại còn cơ hội khác để tiếp tục đi làm, hoặc thậm chí là… đi học tiếp haha.
Đi hay ở là quyết định của riêng mỗi người bởi vậy không có câu trả lời đúng hay sai cho câu hỏi này. Mình cũng mất một khoảng thời gian kha khá để đưa ra quyết định của bản thân mình. Như các bạn thấy đó, hãy suy nghĩ thật kỹ, thậm chí là phải trải nghiệm nữa, đặc biệt là về sự nghiệp và tương lai của chính các bạn. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho bạn, không ai có thể phán xét đúng sai nếu họ không ở trong hoàn cảnh của bạn.
Du học sinh nên về hay ở lại? Giang blog chia sẻ
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Sinh Lần Lượt Kéo Nhau Về Việt Nam, Cô Gái Kiên Quyết Ở Lại Pháp Chống Dịch Co Vid trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!