Bạn đang xem bài viết Du Học Sinh Hút Cần Sa, Phá Thai Vì Sống Thử được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nỗi cô đơn, lạc lõng nơi xứ người là lý do phổ biến khiến nhiều du học sinh rơi vào vòng xoáy tình cảm lứa đôi với nhiều hệ lụy.
Có vô vàn chuyện éo le của những cô cậu mười tám, đôi mươi khi bắt đầu cuộc sống du học. Không phải ai cũng xác định rõ mục tiêu học tập và chuẩn bị kế hoạch rõ ràng cho 4 – 5 năm trời nơi đất khách.
Từ thất tình đến khói cần sa
Khi là sinh viên năm nhất Đại học Adelaide, Australia, Nguyễn Thế Hoàng đã dọn về ở chung phòng với bạn gái, cũng là du học sinh Việt Nam. Những đồng lương làm thêm giúp nam sinh lo được cho cuộc sống của cả hai người.
Hoàng kể làm thêm nhiều nghề, từ cắt cỏ, nông trại, nấu ăn tại nhà hàng…, mỗi tuần kiếm được 600 AUD. Trong khi đó, chi phí ăn ở hết khoảng 250 AUD. Mải làm thêm, mỗi tuần, nam sinh chỉ đến trường 2 buổi, có tuần còn không đi học.
Cuộc sống êm đềm trôi cho đến khi chuyện tình cảm với người yêu rạn nứt. Hoàng chứng kiến bạn gái kết hôn với người bản xứ lớn tuổi và thành đạt. Cùng lúc đó, nhà trường thông báo cậu phải học lại nhiều môn với số tiền học khá lớn.
Chàng sinh viên từng được học bổng nay phải lao vào kiếm tiền học lại. Thất tình khiến Hoàng tìm đến các quán bar, sàn nhảy vào cuối tuần để giải khuây. Tại đây, cậu hút điếu cần sa đầu tiên trong tiếng khích lệ của bạn bè.
Cũng từ đó, Hoàng chuyển đến sống cùng một nhóm bạn du học sinh Việt Nam. “Mình thường thức giấc lúc 12h trưa, ngủ dậy là cùng bạn bè ‘bắn điếu cần’ rồi chuẩn bị cho ca làm vào buổi chiều, thậm chí không cần ăn trưa”.
Theo chia sẻ của nam sinh, sinh viên ở đây mua cần sa không khó. Thứ hàng này được bán công khai trong các vũ trường, quán bar. Thậm chí, Hoàng còn chứng kiến nhiều du học sinh phân phối cần sa tới khách.
Có khá nhiều du học sinh, đặc biệt những bạn gia đình có điều kiện, tìm đến cần sa với quan điểm “thú chơi thời thượng, không gây nghiện, không hại sức khỏe”. Với trải nghiệm “xương máu” của mình, Hoàng khẳng định sinh viên sẽ không thể học nổi nếu dính vào thú chơi này.
Đến giờ ngẫm lại, Hoàng thấy khoảng thời gian bỏ học làm thêm và mải mê sống thử chính là sai lầm dẫn đến cú trượt dài vào lối sống bê tha. Cậu đã quên mất ước mơ trở thành kỹ sư khai khoáng từ những ngày đầu bước chân sang xứ người du học. Đến cuối năm 2, nợ môn chồng chất, chàng sinh viên từng nhận học bổng toàn phần đành ngậm ngùi về nước với hai bàn tay trắng.
Yêu say đắm, phá thai cay đắng
Cùng cảnh xa nhà, muốn “dựa vào nhau mà sống”, Hoài Thu, sinh viên năm cuối Đại học Shanghai Dianji University (Trung Quốc) từng cho bạn trai về ở chung phòng.
Tình cảm của hai người bắt đầu từ khi Hoài Thu mới sang Trung Quốc. Những tháng ngày bỡ ngỡ ở trường mới của cô luôn có sự giúp đỡ của một bạn đồng hương là sinh viên khóa trên. Sau vài tháng “thử thách”, cô bạn tin tưởng người yêu và đồng ý sống chung để tiết kiệm sinh hoạt phí.
“Cũng từ đó, mình quấn lấy anh ta như hình với bóng. Anh tặng mình những món quà đắt tiền, đưa tới những quán ăn sang trọng… Mình đã nghĩ ngay cả khi việc học hành không thuận lợi thì vẫn có anh ấy là chỗ dựa suốt đời”, Thu tâm sự.
Chuẩn bị thi học kỳ, Hoài Thu phát hiện mình có thai. Ngay khi biết tin, bạn trai lập tức chuyển ra ở riêng. “Hắn không chăm sóc mình được một ngày, không được một câu hỏi han hay một xu tiền viện phí. Lấy cớ đi xem bói người ta bảo không phải con của mình, hắn lại quay ra chửi mình thậm tệ, xua đuổi mình”, nữ sinh cay đắng nhớ lại.
Những ngày sau đó, Thu chắt chiu nhịn ăn từng xu để có tiền đi khám thai. Cô cũng quên luôn đợt thi học kỳ đang diễn ra. “Lúc đó, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Nếu sinh cũng không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ như người khác. Hơn nữa, mình sẽ phải về nước ngay lập tức vì luật di trú không cho phép du học sinh mang thai”. Nói đến đây, mắt nữ sinh ngấn lệ, cô không dám nói tiếp về những điều mình đã làm sau đó.
Hoài Thu tâm sự, quyết định du học không phải là nguyện vọng của cô, mà nghe theo lời bố mẹ, vì họ nghĩ đó là việc đầu tư đúng đắn. Đến khi thấy năng lực của mình không đủ để thích nghi với môi trường mới, cô đành dựa vào những người con trai đối xử tốt với mình.
Sinh viên sinh hoạt lành mạnh trong các hội, nhóm du học sinh. Trong ảnh: Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide, Australia. Học cách sống tự lập và lành mạnh
Nguyễn Trà My, sinh viên năm ba, Guangxi Traditional Medical University (Trung Quốc) cho biết, việc du học sinh yêu nhau, sống thử không phải hiếm tại nơi cô sống. Nữ sinh đã chứng kiến không ít những rắc rối từ sống thử ảnh hưởng xấu đến học hành.
“Mình nghĩ nếu hai người biết cách thì có thể vừa yêu vừa học, mỗi người đều có khoảng không gian riêng. Nếu bạn trai đòi sống chung, mình sẽ kiên quyết không đồng ý và nói rõ lý do. Nếu như vẫn đòi bằng được tức là anh ta chưa tôn trọng mình và đó chính là tín hiệu để dừng mối quan hệ lại”, Trà My chia sẻ.
Theo Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide, Australia, du học sinh xa nhà phải tự lập. Không chỉ việc tự đi học, tự nấu ăn mà còn là tự ý thức trách nhiệm đối với mọi quyết định của mình.
Khi đã tiếp xúc văn hóa phương tây, những trải nghiệm như sống thử hay vào quán bar, hộp đêm là khó tránh khỏi. Mặc dù sẽ có những quyết định dẫn đến những hệ lụy không đáng có, nhưng hướng đi nào cũng đều mang lại trải nghiệm và bài học cho chính chúng ta.
“Sau những cuộc vui nguời ta lại nhớ đến gia đình. Có những lúc chúng ta vấp ngã, nhưng thường những bạn biết đứng dậy sẽ có động lực để hoàn thiện bản thân mình và vươn xa hơn”, Ngọc Vinh nêu quan điểm.
Để tránh được cảm giác cô đơn, lạc lõng nơi xứ người, các bạn có thể nâng cao lối sống lành mạnh của mình bằng cách tham gia các hội, nhóm sinh viên đồng hương, tham gia hoạt động ngoại khóa, các CLB thể thao, nghệ thuật để giải tỏa stress sau những giờ học căng thẳng.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên đang chung tay cùng các hội sinh viên xây dựng những chương trình ý nghĩa về quảng bá văn hóa, góp phần giới thiệu đất nước Việt đến với bạn bè quốc tế. Những hoạt động ý nghĩa này sẽ là kỷ niệm đẹp về thời du học và sẽ luôn là hành trang của các bạn cho đến mai sau.
* Tên nhân vật Hoàng và Thu đã thay đổi.
Du Học Sinh “Trượt Dốc” Vì Sống Thử
Từ thất tình đến khói cần sa
Khi là sinh viên năm nhất Đại học Adelaide, Australia, Nguyễn Thế Hoàng đã dọn về ở chung phòng với bạn gái, cũng là du học sinh Việt Nam. Những đồng lương làm thêm giúp nam sinh lo được cho cuộc sống của cả hai người.
Hoàng kể làm thêm nhiều nghề, từ cắt cỏ, nông trại, nấu ăn tại nhà hàng…, mỗi tuần kiếm được 600 AUD. Trong khi đó, chi phí ăn ở hết khoảng 250 AUD. Mải làm thêm, mỗi tuần, nam sinh chỉ đến trường 2 buổi, có tuần còn không đi học.
Cuộc sống êm đềm trôi cho đến khi chuyện tình cảm với người yêu rạn nứt. Hoàng chứng kiến bạn gái kết hôn với người bản xứ lớn tuổi và thành đạt. Cùng lúc đó, nhà trường thông báo cậu phải học lại nhiều môn với số tiền học khá lớn.
Chàng sinh viên từng được học bổng nay phải lao vào kiếm tiền học lại. Thất tình khiến Hoàng tìm đến các quán bar, sàn nhảy vào cuối tuần để giải khuây. Tại đây, cậu hút điếu cần sa đầu tiên trong tiếng khích lệ của bạn bè.
Cũng từ đó, Hoàng chuyển đến sống cùng một nhóm bạn du học sinh Việt Nam. “Mình thường thức giấc lúc 12h trưa, ngủ dậy là cùng bạn bè ‘bắn điếu cần’ rồi chuẩn bị cho ca làm vào buổi chiều, thậm chí không cần ăn trưa”.
Theo chia sẻ của nam sinh, sinh viên ở đây mua cần sa không khó. Thứ hàng này được bán công khai trong các vũ trường, quán bar. Thậm chí, Hoàng còn chứng kiến nhiều du học sinh phân phối cần sa tới khách.
Có khá nhiều du học sinh, đặc biệt những bạn gia đình có điều kiện, tìm đến cần sa với quan điểm “thú chơi thời thượng, không gây nghiện, không hại sức khỏe”. Với trải nghiệm “xương máu” của mình, Hoàng khẳng định sinh viên sẽ không thể học nổi nếu dính vào thú chơi này.
Đến giờ ngẫm lại, Hoàng thấy khoảng thời gian bỏ học làm thêm và mải mê sống thử chính là sai lầm dẫn đến cú trượt dài vào lối sống bê tha. Cậu đã quên mất ước mơ trở thành kỹ sư khai khoáng từ những ngày đầu bước chân sang xứ người du học. Đến cuối năm 2, nợ môn chồng chất, chàng sinh viên từng nhận học bổng toàn phần đành ngậm ngùi về nước với hai bàn tay trắng.
Yêu say đắm, phá thai cay đắngCùng cảnh xa nhà, muốn “dựa vào nhau mà sống”, Hoài Thu, sinh viên năm cuối Đại học Shanghai Dianji University (Trung Quốc) từng cho bạn trai về ở chung phòng.
Tình cảm của hai người bắt đầu từ khi Hoài Thu mới sang Trung Quốc. Những tháng ngày bỡ ngỡ ở trường mới của cô luôn có sự giúp đỡ của một bạn đồng hương là sinh viên khóa trên. Sau vài tháng “thử thách”, cô bạn tin tưởng người yêu và đồng ý sống chung để tiết kiệm sinh hoạt phí.
“Cũng từ đó, mình quấn lấy anh ta như hình với bóng. Anh tặng mình những món quà đắt tiền, đưa tới những quán ăn sang trọng… Mình đã nghĩ ngay cả khi việc học hành không thuận lợi thì vẫn có anh ấy là chỗ dựa suốt đời”, Thu tâm sự.
Chuẩn bị thi học kỳ, Hoài Thu phát hiện mình có thai. Ngay khi biết tin, bạn trai lập tức chuyển ra ở riêng. “Hắn không chăm sóc mình được một ngày, không được một câu hỏi han hay một xu tiền viện phí. Lấy cớ đi xem bói người ta bảo không phải con của mình, hắn lại quay ra chửi mình thậm tệ, xua đuổi mình”, nữ sinh cay đắng nhớ lại.
Những ngày sau đó, Thu chắt chiu nhịn ăn từng xu để có tiền đi khám thai. Cô cũng quên luôn đợt thi học kỳ đang diễn ra. “Lúc đó, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Nếu sinh cũng không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ như người khác. Hơn nữa, mình sẽ phải về nước ngay lập tức vì luật di trú không cho phép du học sinh mang thai”. Nói đến đây, mắt nữ sinh ngấn lệ, cô không dám nói tiếp về những điều mình đã làm sau đó.
Hoài Thu tâm sự, quyết định du học không phải là nguyện vọng của cô, mà nghe theo lời bố mẹ, vì họ nghĩ đó là việc đầu tư đúng đắn. Đến khi thấy năng lực của mình không đủ để thích nghi với môi trường mới, cô đành dựa vào những người con trai đối xử tốt với mình.
Học cách sống tự lập và lành mạnhNguyễn Trà My, sinh viên năm ba, Guangxi Traditional Medical University (Trung Quốc) cho biết, việc du học sinh yêu nhau, sống thử không phải hiếm tại nơi cô sống. Nữ sinh đã chứng kiến không ít những rắc rối từ sống thử ảnh hưởng xấu đến học hành.
“Mình nghĩ nếu hai người biết cách thì có thể vừa yêu vừa học, mỗi người đều có khoảng không gian riêng. Nếu bạn trai đòi sống chung, mình sẽ kiên quyết không đồng ý và nói rõ lý do. Nếu như vẫn đòi bằng được tức là anh ta chưa tôn trọng mình và đó chính là tín hiệu để dừng mối quan hệ lại”, Trà My chia sẻ.
Theo Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide, Australia, du học sinh xa nhà phải tự lập. Không chỉ việc tự đi học, tự nấu ăn mà còn là tự ý thức trách nhiệm đối với mọi quyết định của mình.
Khi đã tiếp xúc văn hóa phương tây, những trải nghiệm như sống thử hay vào quán bar, hộp đêm là khó tránh khỏi. Mặc dù sẽ có những quyết định dẫn đến những hệ lụy không đáng có, nhưng hướng đi nào cũng đều mang lại trải nghiệm và bài học cho chính chúng ta.
“Sau những cuộc vui nguời ta lại nhớ đến gia đình. Có những lúc chúng ta vấp ngã, nhưng thường những bạn biết đứng dậy sẽ có động lực để hoàn thiện bản thân mình và vươn xa hơn”, Ngọc Vinh nêu quan điểm.
Có thể thấy để tránh cảm giác cô đơn, lạc lõng nơi xứ người, bạn có thể tham gia các hội nhóm với những chương trình ý nghĩa. Qua những buổi giao lưu hội nhóm này, bạn không chỉ góp phần giới thiệu đất nước mình mà chúng còn là kỷ niệm đẹp, góp phần tạo nên hành trang sau khi ra trường của bạn.
Nguồn: Zing
Nỗi Niềm Du Học Sinh Phá Thai Tại Úc
Lee, một du học sinh người Trung Quốc vừa đến Úc du học với bao ước mơ và hoài bão như bao sinh viên khác. Thế nhưng, cách đây không lâu, cô phát hiện một sự thật không biết nên mừng hay lo. Cô đang mang thai.
“Đây là một quyết định khó khăn và lúng túng. Tôi không biết nên phá hay giữ lại bào thai”
Tuy vậy, Lee đã trở lại quê hương của mình ở Trung Quốc. cô nói rằng có quá ít sự giáo dục về sức khỏe tình dục trong nhà trường, nơi cô đang học ở Melbourne.
“Tất cả chỉ nằm trên sách vở, thế thôi. Những giáo viên chỉ giới thiệu ngắn gọn, chứ không giải thích sâu về vấn đề này”
Khi phát hiện mình mang thai, Lee đã tìm đến trung tâm y tế dành cho người nước ngoài.
Giờ đây, Lee muốn giúp đỡ những du học sinh khác bằng cách chia sẻ những trải nghiệm chuyện phá thai ở Úc trên trang mạng xã hội Weibo nổi tiếng ở Trung Quốc.
Những con số đáng báo độngTheo thống kê, trong năm vừa qua, Úc ghi nhận trên 600.000 du học sinh. Trong số này có khoảng 1/3 số sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc. Ấn Độ, Nepal và Malaysia cũng nằm trong số những quốc gia có số du học sinh đến Úc cao.
Giám đốc Trung tâm Y tế Marie Stopes, Phillip Goldstone đang điều hành các phòng khám có dịch vụ phá thai cho biết, mỗi năm phòng khám tiếp nhận hàng ngàn sinh viên quốc tế đến thăm khám.
“Có khoảng 4000 sinh viên quốc tế tiếp cận đến dịch vụ phá thai trên toàn quốc, không riêng gì ở trung tâm chúng tôi. Chính xác chúng tôi có khoảng 5% trường hợp là các du học sinh.”
Ông Phillip cho biết thêm, thông thường, bảo hiểm y tế của những sinh viên này thường không bao gồm dịch vụ thai sản. Vậy nên chi phí phá thai sẽ tiêu tốn một số tiền lớn đối với du học sinh.
“Những phụ nữ muốn phá bỏ thai sẽ phải tốn trung bình khoảng 1000 đô la chi phí nếu không có thẻ medicare.”
Với nhiều sinh viên, việc giảng dạy về an toàn tình dục là điều gì đó mới mẻ, bởi ở quốc gia họ không giáo dục vấn đề tế nhị này.
Cựu du học sinh Ấn Độ, Heena Sinha nói rất nhiều bạn bè cô hầu như không có bất cứ kiến thức gì về sức khỏe tình dục nào trước khi đến Úc.
“Không ai nói với tôi về việc đó, cũng như không ai có thể trả lời câu hỏi của tôi khi tôi thực hiện một đề án trong lúc học. Những câu hỏi đơn giản như là: Bạn có biết trung tâm sức khỏe tình dục nào không? hay là: Bạn có biết gì về STIs không?. Một số sinh viên không trả lời được STIs là gì”
Đi tìm điểm tựa bình yênBà Alison Coelho đến từ Trung tâm Văn hóa, Dân Tộc và Y tế cho biết rằng có nhiều cách hữu hiệu hơn để tiếp cận vấn đề này.
“Sẽ không hiệu quả nếu chúng ta cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe tình dục trong tuần đầu nhập học. Các em sẽ quên tất cả, bởi các em có quá nhiều thứ phải lo khi vừa đặt chân đến một đất nước xa lạ. Theo ý tôi, hãy giáo dục các em ở những thời điểm thích hợp trong năm, khi các em đã dần quen với môi trường mới. Nếu làm được như vậy thì sẽ giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.”
Giám đốc điều hành các trường đại học Úc, Belinda Robinson gợi ý, các nhóm sinh viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đối phó với việc có thai ngoài ý muốn.
“Đây không những là trách nhiệm của ban quản lý nhà trường, mà còn là của tập thể sinh viên trong trường, thậm chí là của những nhóm du học sinh. Các nhóm sinh viên có thể ngồi lại bên nhau để chia sẻ những thông tin về sức khỏe giới tính hay vấn đề an toàn tình dục cho những tân sinh viên, bởi hơn ai hết đây là những người có cùng nền văn hóa nên dễ dàng trao đổi một số vấn đề tế nhị”
Quả thật, các nhóm du học sinh trong cộng đồng được xem là điểm tựa hiệu quả cho những tân sinh viên. Khi sống xa gia đình, lạ nước lạ cái nơi xứ người, những người đồng hương sẽ dễ dàng cảm thông hơn, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn lúc đầu.
Đối với những bạn sinh viên chẳng may mang bầu ngoài ý muốn, mà vẫn muốn bảo vệ đứa con của mình thì cũng không phải là một việc quá khó khăn. Bởi theo chia sẻ của sinh viên Thu Thảo ở Sydney thì sinh viên nếu có bảo hiểm y tế sẽ được claim lại rất nhiều chi phí.
Tuy vậy, Thu Thảo cũng cho biết là việc nuôi con ở Úc rất vất vả, vậy nên bạn đã nhờ thành viên gia đình ở Việt Nam sang phụ bạn chăm sóc con. Mặc dù có tốn chi phí, nhưng bù lại bạn có thêm thời gian để đi làm, kiếm thêm thu nhập.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại chúng tôi SBS Vietnamese Facebook
Du Học Sinh Úc Và Chuyện Phá Thai
Cuộc sống xa nhà với những thiếu thốn về tình cảm khiến cho việc sống thử của du học sinh trở nên khá phổ biến. Do có thai ngoài ý muốn khi còn đang học và vẫn cần đến trợ cấp của gia đình nên quyết định bỏ thai là khó tránh khỏi với họ.
Một điều không nhiều người biết là theo quy định của Bộ Tư pháp bang Victoria, bào thai ngoài 20 tuần tuổi được coi là ‘con người’ và nếu bị phá bỏ thì người mang thai phải có trách nhiệm khai tử cho đứa bé trong vòng 7 ngày sau khi phá thai. Thêm vào đó theo điều 10 của Bộ Luật hình sự, việc phá thai từ 28 tuần tuổi trở lên có thể khiến cho phụ nữ phải chịu mức phạt tối đa là 15 năm tù.
Có rất ít trường hợp du học sinh quyết định bỏ thai khi quá muộn. Do có bảo hiểm sức khỏe dành cho sinh viên quốc tế nên họ chỉ cần đến một trung tâm y tế và mọi chuyện sẽ hoàn tất trong vòng một đến hai tiếng đồng hồ. Tuy nhiên cú sốc tâm lý có thể khiến việc học hành trở nên sa sút và nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ sau này.
M là một ví dụ. Chị đi theo một chương trình học bổng của Chính phủ Úc. Tuy đã có chồng ở Việt Nam nhưng người phụ nữ này vẫn không tránh khỏi những giây phút ‘ngoài chồng ngoài vợ’. Kết cục là chị phải đi ‘giải quyết hậu quả’. Tệ hại hơn là anh chàng nhân tình còn rêu rao chuyện này với một vài người bạn đi cùng chương trình với chị. Cú sốc tâm lý phá thai có lẽ không quá lớn với người đàn bà từng trải như chị, nhưng điều chị lo sợ phải đối mặt nhất là phản ứng của chồng khi biết được sự thật. Chị không muốn tổ ấm phải ‘tan đàn xẻ nghé’ do cuộc sống ‘già nhân ngãi,non vợ chồng’ lỗi lầm của mình gây nên nhưng xem ra sóng gió gia đình là điều khó tránh khỏi.
“Đàn ông đi biển có đôi. Đàn bà vượt cạn mồ côi một mình”Qua một người bạn thân, tôi có dịp được tiếp xúc với L. L đang mang thai ở tháng thứ 6 và vẫn tiếp tục đi học. Điều đáng nói ở đây là L chấp nhận sinh con một mình vì người bạn trai đã ‘quất ngựa truy phong’ khi biết tin cô có thai. Hàng ngày em đi làm thêm trong một khu chợ Tây để tiết kiệm tiền chờ tới ngày sinh đẻ. Em tâm sự điều làm em day dứt nhất là mặc cảm có lỗi với bố mẹ. Mặc dù rất giận con nhưng mẹ của L cũng cố gắng thu xếp để sang chăm sóc em trong thời gian đầu sinh nở. Em bảo cũng có vài người bạn thân khuyên em nên bỏ thai nhưng em không nỡ làm điều đó vì dù sao nó cũng là giọt máu của mình. Em đã từng rất suy sụp khi bạn trai rũ áo ra đi nhưng em nghĩ đó lại là một điều may mắn vì con em cũng không cần đến người cha nhẫn tâm và vô trách nhiệm như vậy.
L kể thêm rằng H- một cô bạn gái của em cũng rơi vào trường hợp tương tự. H đành vác ‘trống’ về Việt Nam sinh nở sau khi anh chàng người yêu rũ bỏ trách nhiệm. Ban đầu anh ta tìm mọi cách thuyết phục H phá thai nhưng cô nhất quyết không chịu. Sau đó anh ta ‘hứa hươu hứa vượn’ rằng sẽ tìm cách thuyết phục gia đình cho cưới và rốt cục thì anh ta ‘bùng’ mất với lý do rất ‘trời ơi đất hỡi’ rằng bố mẹ anh ta muốn con chuyển sang Singapore học cho…gần nhà vì anh ta là con một!
Những điều cần biết về phá thaiTheo thống kê của Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ bang Victoria, có rất ít trường hợp phá thai trên 20 tuần tuổi ở bang Victoria. Trong năm 2004 chỉ có 220 trường hợp, trong đó hơn một nửa là do thai nhi dị tật, còn lại những ca phá thai vì các nguyên nhân khác chủ yếu rơi vào lớp phụ nữ trẻ dưới 25 tuổi. Từ năm 2000 đến năm 2004 chỉ có 35 trường hợp phá thai trên 28 tuần tuổi và phần lớn các ca phá thai này cũng xuất phát từ nguyên nhân thai nhi dị dạng.
Theo điều 65 Bộ Luật Hình sự năm 1958 của bang Victoria, việc phá thai bất hợp pháp sẽ bị phạt mức tối đa là 10 năm tù. Điều 65 còn cho biết thêm những cá nhân nào tham gia trực tiếp hoặc cung cấp dụng cụ phá thai bất hợp pháp sẽ phải chịu phạt tối đa là 5 năm tù. Bên cạnh đó, bộ luật cũng quy định rằng phá thai sẽ hợp pháp nếu như việc sinh đẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tâm lý cho người mang thai.
Các bang của nước Úc có những chế tài khác nhau quy định việc phá thai. Luật của bang South Australian có quy định nghiêm ngặt về việc phá thai từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ tương tự bang Victoria nhưng lại không có khung hình phạt bỏ tù người phá thai. Mặc dù vậy, luật pháp của các bang đều có sự thống nhất rằng việc tước đi sự sống của em bé ngoài 20 tuần tuổi còn nằm trong bụng mẹ là phạm tội ‘giết người’ và sẽ bị xử theo luật Hình sự trừ phi điều đó là cần thiết để bảo vệ mạng sống cho người mẹ.
Khi trái cấm hãy còn xanhTheo lời cổ nhân thì “con cái là của trời cho” và không ít cặp vợ chồng hiếm muộn đã rất mừng rỡ khi biết rằng mình sẽ có một đứa con. Bên cạnh đó vẫn còn có những sinh linh bé bỏng chưa một lần biết đến ánh sáng của cuộc sống lại phải trở về với cát bụi.
Không hiểu nước mắt hối hận của những người mẹ bất đắc dĩ ấy có đủ giúp họ nhìn nhận lại một cách thấu đáo hơn những hậu quả có thể xảy ra từ cuộc sống thử hay không.
Nhìn dáng bà bầu với gương mặt vẫn còn vương nét trẻ thơ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Em đã nếm trái cấm khi vẫn còn xanh khiến cho dư vị của nó đọng lại nơi đầu môi chát đắng!
Du Học Sinh Úc Và Vấn Nạn Phá Thai
Du học sinh Úc và vấn nạn phá thai.
Khi đến học tập ở một quốc gia hoàn toàn mới, đặc biệt là Úc-nơi có lối sống mở, đa văn hoá, những nữ du học sinh rất dễ bị dụ dỗ, lừa gạt dẫn đến có bầu và nạo phá thai.
Khi một du học sinh tên Nair bị sờ mó tại một bữa tiệc của trường Đại học Monash, cô nghĩ rằng thủ phạm đã lợi dụng ” nền văn hóa tự do” của Úc làm cơ sở để thực hiện hành vi đồi bại của mình.
“Tôi cảm thấy hổ thẹn … và cảm thấy như đó là lỗi của tôi … Tôi nghĩ rằng bởi cái cách mà tình dục được nhìn nhận ở đây, anh ta cảm thấy rằng đó là bình thường để làm những gì mà anh ta muốn, vì đó là nền văn hóa tự do hơn,” Nair cho biết.
Nair, chủ tịch của hội du học sinh của trường đại học Monash, muốn khuyến khích các sinh viên quốc tế dũng cảm nói về sự lạm dụng mà họ đã trải qua.
Chiến dịch Respect. Now. Always được phát động bởi nhiều trường đại học của Úc sẽ xem xét xem liệu một số nhóm sinh viên, bao gồm cả du học sinh, có thể là những nạn nhân dễ bị quấy rối tình dục và hành hung hay không.
Có rất ít trường hợp du học sinh quyết định bỏ thai khi quá muộn. Do có bảo hiểm sức khỏe dành cho sinh viên quốc tế nên họ chỉ cần đến một trung tâm y tế và mọi chuyện sẽ hoàn tất trong vòng một đến hai tiếng đồng hồ. Tuy nhiên cú sốc tâm lý có thể khiến việc học hành trở nên sa sút và nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ sau này.
Các công ty bảo hiểm và các chuyên gia y tế đang cảnh báo rằng quan hệ tình dục không mong muốn và nền giáo dục giới tính tệ hại tại các quốc gia của du học sinhg cũng đang dẫn đến tình trạng phá thai cao trong giới du học sinh.
Mặc dù Nair không nằm trong hoàn cảnh đó, nhưng cô đồng ý rằng việc giáo dục giới tính yếu kém đã dẫn đến “môi trường tình dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai”.
Cuộc sống xa nhà với những thiếu thốn về tình cảm khiến cho việc sống thử của du học sinh trở nên khá phổ biến. Do có thai ngoài ý muốn khi còn đang học và vẫn cần đến trợ cấp của gia đình nên quyết định bỏ thai là khó tránh khỏi với họ.
Một điều không nhiều người biết là theo quy định của Bộ Tư pháp bang Victoria, bào thai ngoài 20 tuần tuổi được coi là ‘con người’ và nếu bị phá bỏ thì người mang thai phải có trách nhiệm khai tử cho đứa bé trong vòng 7 ngày sau khi phá thai. Thêm vào đó theo điều 10 của Bộ Luật hình sự, việc phá thai từ 28 tuần tuổi trở lên có thể khiến cho phụ nữ phải chịu mức phạt tối đa là 15 năm tù.
Budi Sudarto từ Hội đồng HIV AIDS cho biết một số sinh viên quốc tế cảm thấy không thoải mái về việc từ chối quan hệ tình dục và quá xấu hổ để mua bao cao su.
Một lần tôi đã gặp trường hợp khi một sinh viên nói với tôi rằng: “Tôi (người sinh viên) không biết làm thế nào để nói không với mọi người.”
“Đó là điều mà chúng tôi coi nhẹ. Đối với một số sinh viên, thì đấy là về cách biệt ngôn ngữ, làm thế nào để tôi nói không, với ngữ điệu như thế nào, và nếu người đó cứ cố chấp thì làm thế nào để bản thân mình được an toàn?”
Đứng đầu bộ phận sức khỏe của công ty, Paul Richards, cho biết giáo dục giới tính kém phát triển ở một số nước xuất xứ của du học sinh đã dẫn đến số lượng cao tỷ lệ phá thai.
“Họ có thể không được tiếp xúc với cùng một mức độ giáo dục giới tính như sinh viên trong nước … điều này rõ ràng có thể dẫn đến khả năng mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí lo lắng về úng xử xã hội xung quanh như làm thế nào để đối phó với các đề nghị quan hệ tình dục trong các hộp đêm,” ông nói.
Khi đó chính phủ dưới quyền đảng Lao Động cũng đã tiết lộ rằng 70 % các ca phá thai đều xảy ra trong năm học đầu tiên các du học sinh.
Ông Georgia Babatsikos từ International Students Sexual Health Network, người đã dành thời gian nghiên cứu về tình trạng nạo phá thai của du học sinh, cho biết đa số sinh viên đến từ các nước châu Á đặt chân đến Úc mà không được giáo dục giới tính cơ bản, hoặc kiến thức về luật cho phép (consent laws).
“Tôi đã nói chuyện với những sinh viên có thai và được biết rằng họ thậm chí còn không biết làm thế nào mà mình có thai, hoặc tại sao bụng của họ lại to lên. Có một sự thiếu thốn hoàn toàn về kiến thức rất cơ bản.” Một số sinh viên khác đã nói với tiến sĩ Babatsikos rằng họ nghĩ việc phá thai là một hình thức để tránh thai.
Ngoài ra, trung tâm chống xâm hại tình dục CASA đều đặn nhận được các báo cáo từ các sinh viên quốc tế đã bị tấn công tại các trường đại học, thường xuyên tại những bãi giữ xe thiếu ánh sáng.
“Những kẻ nhắm mục tiêu vào du học sinh nghĩ rằng họ ít có khả năng sẽ báo cáo bởi vì họ lo lắng cha mẹ của mình sẽ muốn họ trở về nhà để có thể được an toàn”, phát ngôn viên của CASA, bà Carolyn Worth nói.
Tiến sĩ Helen Forbes-Mewett của Đại học Monash cho biết nữ du học sinh quốc tế thường bị nhắm vào bởi vì họ thiếu các kết nối xã hội, và không sẵn sàng báo cáo lạm dụng tình dục vì sợ hãi, xấu hổ và nhục nhã. Trong một số nền văn hóa, phụ nữ không lên tiếng vì họ lo ngại họ sẽ không còn có thể chấp nhận được trong cộng đồng của họ.
Nguồn: Minh Ngọc/ News Viet Uc
Khám Phá Cuộc Sống Du Học Sinh Tại Đức
Các khóa học lịch sử: Phần lớn lịch sử Đức vẫn tồn tại trên khắp đất nước thông qua các di tích và công trình cổ kính. Sinh viên du học tại Đức có thể tham dự các khóa học về Thế chiến Thứ hai, các phong trào nghệ thuật và văn hoá Đức, các lớp học có thể có những chương trình học khác nhau.
Các khóa học kinh doanh quốc tế: Đức là một phần của Liên minh châu Âu, kết nối các hoạt động kinh doanh với các quốc gia còn lại. Do đó, sinh viên theo đuổi các khóa học kinh doanh tại Đức có thể nghiên cứu về hai quan điểm: thứ nhất là các phương thức và cơ cấu kinh doanh của Đức, sau đó nghiên cứu về sự tác động của nền kinh tế Đức với các nước khác của EU. Chương trình thậm chí có thể mang lại cho sinh viên các cơ hội đến thăm các công ty lớn có trụ sở đặt tại các thành phố lớn của Đức.
Khóa học về âm nhạc: Đức là nơi sản sinh ra các thiên tài âm nhạc như Bach, Beethoven, Wagner, Handel… và vẫn còn rất nhiều hẫu duệ tiếp nối cho tới ngày nay. Theo học những khóa học âm nhạc, bạn sẽ có cơ hội trau dồi kỹ từ các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Các lớp học có thể bao gồm các bài học cá nhân, bài hát tiếng Đức, và biểu diễn đồng ca.
Khóa học về ngôn ngữ: Người mới bắt đầu có thể muốn xem xét các khóa học ngôn ngữ chuyên sâu, các chương trình này thường cho sinh viên 2 tuần để chuẩn bị, từ đó bạn có thể tự trau dồi tiếng Đức của mình hoặc tương tác với bạn bè của bạn. Đừng lo lắng nếu bạn không tự tin khi bắt đầu. Nhiều người Đức nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai và bạn có thể hỏi họ nếu đang thắc mắc về một cụm từ hay cách phát âm của từ nào đó.
Có thể du học Đức tại thành phố nào?
Hamburg, Munich, Stuttgart, Berlin, Dusseldorf, Mannheim… là một số những lựa chọn phổ biến khi bạn muốn theo học tại Đức. Tại đây, bạn sẽ cần đặng ký ở trọ cùng một gia đình địa phương, bán sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về thành phố mà bạn đang ở, những truyền thống nơi đây và được nếm thử một số món ăn địa phương.
Khám phá đất nước Đức
Khám phá món ăn tại Đức
Bữa ăn của người Đức thường rất phong phú và đầy đặn. Sinh viên quốc tế có thể quen thuộc với món ăn Bratwurst. Xúc xích thường được làm bằng thịt lợn và ướp với các gia vị khác nhau kèm theo một phần thịt nướng, bánh mì chiên trong bơ. Với món tráng miệng, bạn có thể thử loại bánh kirschtorte schwarzwälder hoặc Black Forest với sự kết hợp của chocolate và anh đào.
Đi du lịch tại Đức
Là một sinh viên du học tại Đức, bạn chỉ cần mang theo một túi nhỏ, đi đến ga tàu lửa, và di chuyển tới Amsterdam, Paris, Vienna hoặc bất kỳ quốc gia nào trực tiếp giáp với Đức chỉ trong vài giờ.
Đức có hệ thống đường sắt vô cùng rộng lớn với giá cả sinh viên. Và, với giá vé sinh viên, nó có thể là một cách hợp lý để xem nhiều hơn của đất nước.
Nhiệt độ ở đây ôn hòa quanh năm, chỉ cần một chiếc áo khoác nhẹ là hoàn hảo.
Vào Chủ Nhật, nhiều sinh viên Đức trở về nhà để dành thời gian với gia đình. Trường học của bạn sẽ trở nên vắng vẻ, đó là thời gian để bạn đi chơi hoặc về nhà một số người bạn ở Đức của bạn.
Thay vì các bài kiểm tra thường xuyên, các lớp học ở Đức thường yêu cầu thi vấn đáp với các giáo sư của bạn vì vậy hãy hỏi giáo sư của bạn để được trợ giúp thêm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Sinh Hút Cần Sa, Phá Thai Vì Sống Thử trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!