Xu Hướng 3/2023 # Du Học Mỹ Ngành Y Tá Cần Điều Kiện Gì? # Top 3 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Du Học Mỹ Ngành Y Tá Cần Điều Kiện Gì? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Du Học Mỹ Ngành Y Tá Cần Điều Kiện Gì? được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tin tức du học Mỹ

1. Về trình độ chuyên môn của một y tá Mỹ: Một y tá Mỹ nói chung phải qua một chương trình đào tạo 4 năm, tương đương với bằng cử nhân y khoa. Thực tế, vì tiêu chuẩn cao về tiếng Anh, toán và khoa học phổ thông, đa số các thí sinh dự tuyển vào ngành y tá phải học qua tại các trường cao đẳng cộng đồng (community college) 1-2 năm, mới vào được trường y tá. Như vậy, tóm lại, phải mất trung bình 5 năm mới học xong chương trình y tá ở Mỹ. Sau đó, phải thực tập hai năm, và phải thi để lấy bằng y tá ở cấp tiểu bang.

Như vậy, một y tá ở Mỹ có học vấn và trình độ chuyên môn như một bác sĩ ở Việt Nam, nhưng được đào tạo trong môi trường và điều kiện của Mỹ. Nói không ngoa, một y tá ở Mỹ có kiến thức vững vàng và khả năng sử dụng các phương tiện y khoa hiện đại hơn hẳn một bác sĩ ở Việt Nam.

Cần phải nói thêm điều này, bằng bác sĩ ở Việt Nam, dù là bác sĩ rất giỏi, không có giá trị ở Mỹ. Tôi có một người bạn, là bác sĩ trưởng khoa tại một bệnh viện lớn ở TP HCM. Anh đến Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình năm 1998. Khi đến Mỹ, anh cố gắng đi học lại y tá, nhưng chỉ được một năm anh bỏ học vì không theo nổi tiếng Anh. Sau đó, anh cố gắng đi học điều dưỡng, nhưng cũng bỏ luôn.

Gần như không có khả năng cho một bác sĩ ở Việt Nam có thể học lại thành công nghề nghiệp của mình. Một bác sĩ của Mỹ, ngoài chuyện phải là học sinh giỏi ở phổ thông, phải có bằng cử nhân sinh vật (mất 4-5 năm), sau đó nếu được xét vào trường Y, phải mất thêm trên 4 năm để lấy bằng tiến sĩ y khoa. Tốt nghiệp xong, phải thực tập hai năm và phải qua một kỳ thi của tiểu bang mới được cấp phép hành nghề y khoa, tức là bác sĩ.

2. Vai trò xã hội của một y tá Mỹ: Khi mấy cháu gái của tôi đến Mỹ học, tôi khuyên nên cố gắng theo học y tá. Cha mẹ của các cháu vốn là bác sĩ ở Việt Nam phản đối kịch liệt. Họ chỉ muốn cháu hoặc là bác sĩ, hoặc là quản lý kinh doanh. Tất nhiên là không học bác sĩ được, vì thiếu khả năng về trình độ lẫn tiền bạc. Cuối cùng, các cháu tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh (Business Management), là ngành “hữu danh vô thực”, ngay cả người Mỹ cũng khó mà kiếm được việc làm với ngành này, đừng nói chi là sinh viên ngoại quốc. Đa số sinh việt Việt Nam đến Mỹ đều học ngành này: Business Administration hay Business Management – ai cũng muốn làm giám đốc cả? Vì thế sau khi học xong vẫn không thể kiếm ra việc làm ở Mỹ, phải về nước. Lúc này các anh chị tôi ở Việt Nam mới ân hận, nhưng đã muộn. Tóm lại, đa số người Việt Nam chúng ta hiểu hoàn toàn sai về nghề y tá ở Mỹ.

Ở Mỹ, chẳng hạn tại tiểu bang California, một y tá vừa ra nghề đã có mức lương khởi đầu 45.000 USD – cao hơn hẳn một kỹ sư điện toán. Sau khi hành nghề vài năm, mức lương trung bình của một y tá khoảng 60.000 USD, cộng với nhiều phụ cấp khác như bảo hiểm sức khỏe, lương hưu, bảo hiểm nghề nghiệp…

Điều đặc biệt là không hề có chuyện thất nghiệp đối với ngành y tá. Về phương diện gia đình, có một y tá là sự đảm bảo cho một đời sống ổn định ở mức tương đối khá giả. Nghề y tá vừa có thu nhập cao, ổn định, lại là một nghề “hot” nhất ở Mỹ, nên rất được trọng vọng. Đó cũng là nghề nghiệp có thể nói là dễ dàng nhất cho một sinh viên ngoại quốc được phép ở lại làm việc tại Mỹ. Và tất nhiên, về lâu dài, có thể chuyển qua thường trú nhân. Một nghề nghiệp với những đặc điểm thuận tiện như vậy, nhưng đa số người Việt Nam chúng ta lại không quan tâm và đánh giá sai, thật đáng tiếc!

3. Những phẩm chất cần có của một Y tá

Có kiến thức tổng quát về y học và dược học: Phải có kiến thức y học tổng quát vì vậy cần có thói quen đọc tài liệu chuyên ngành Dược và các sản phẩm ngành Dược ra đời liên tục, thay tên, thêm bớt thành phần; các ứng dụng kỹ thuật mới như nội soi lazer, phác đồ điều trị mới, kết quả nghiên cứu mới,…

Kỹ năng thuần thục: đây là một đòi hỏi quan trọng. Các Y tá điều dưỡng cần thực hiện chính xác và đầy đủ các kỹ năng chăm sóc như: tiêm, truyền dịch, thay băng, sơ cứu vết thương, sử dụng trang thiết bị y tế, ghi bệnh án,…

Ân cần: cần tận tình, đồng cảm, và chia sẻ đau đớn với người bệnh cũng như luôn luôn động viên, an ủi.

Tính mềm mỏng và có nguyên tắc: Y tá đồng thời còn là “một nhà tâm lý” có khả năng xem xét, đánh giá tinh thần người bệnh trong mỗi giai đoạn. Đồng thời, họ phải có nguyên tắc: không kỳ thị và có ác cảm với bệnh nhân.

Khả năng lãnh đạo: Y tá có thể tiến lên vị trí trợ lý Y tá trưởng hay Y tá trưởng, và trợ lý giám đốc, giám đốc và phó chủ tịch. Vị trí quản trị ngày càng đòi hỏi bằng tốt nghiệp hay bằng cao học về quản trị dịch vụ sức khỏe và y tế. Ngoài ra, cũng cần phải có khả năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán và có óc suy xét.

Mỹ: Làm sao để đăng ký vào các trường Y tá tại Mỹ?

Mỗi một địa phương, khu vực, có cơ sở hoặc trường đào tạo y tá riêng, với những tiêu chuẩn đầu vào có vài đặc điểm riêng. Do đó, theo tôi, có hai cách để tìm hiểu cơ hội đăng ký vào các trường y tá.

Thứ nhất, các em đang học tại các đại học cộng đồng nào đó, thì xin gặp trực tiếp chuyên viên hướng dẫn giáo dục (counselors) để tham khảo họ về trường học và các bước chuẩn bị đăng ký vào trường.

Cách thứ hai, có thể tìm trên internet. Chỉ cần search chữ “Nurse School”, sau đó tìm các địa chỉ thuận tiện cho hoàn cảnh của mình. Tìm hiểu thêm tư cách của trường này bằng cách xác định từ thông tin của các hiệp hội giáo dục và y khoa của Mỹ. Cũng như tìm hiểu điều kiện tiêu chuẩn vào học trên mỗi website của trường, hoặc có thể điện thoại nói chuyện trực tiếp với họ.

Các sinh viên Việt nam muốn học y tá ở Mỹ phải chuẩn bị khả năng tiếng Anh thật tốt. Thông thường, yêu cầu về Anh văn khi bước vào trường y tá cao hơn đối với một đại học về các ngành thương mại hoặc kỹ thuật, tức là điểm TOEFL khoảng 200 (computer-base) hay 500 (paper-base).

CNA – Certified Nurse assistant (Phụ tá nhân viên điều dưỡng): vị trí này yêu cầu học khoảng 6 tháng, lương thấp nhưng không cần trách nhiệm cao.

LVN – Licensed vocational nurse: Loại này làm việc dưới sự giám sát của registered nurse và thao tác trong nghề bị hạn chế rất nhiều. Chương trình học khoảng 1 năm, lương tương đương với thợ hàn, thợ tiện.

RN – Reigistered nurse: Loại này làm dưới sự giám sát của bác sĩ nhưng rất cần trí linh hoạt minh mẫn nếu bạn làm ở trong phòng cấp cứu hay là phòng ngoại chẩn ngoài giờ. Mất khoảng 2 năm để học những môn yêu cầu (requirement), sau đó thêm 2 năm trong chương trình chuyên môn. Lương tương đương với kỹ sư.

BSN (RN – 4 năm): cũng không khác nhiều so với RN 2 năm ngoài thời gian học dài hơn. Nếu bạn muốn làm y tá trong các trường tiểu học, hay trung học hoặc là y tá lo về sức khoẻ cộng đồng (public health nurse) thì họ cần bằng cấp 4 năm.

Ngoài ra, để chính thức hành nghề y tá ở Mỹ, bạn phải vượt qua kỳ thi NCLEX

Tuy khan hiếm như thế, nhưng không phải bất cứ ai học xong và cầm trong tay mảnh bằng y tá là có thể hành nghề được. Nước Mỹ cần nhiều y tá mà họ gọi là Registered Nurse (RN) tạm dịch: Y tá được hành nghề (đã đăng ký), tức những người đã tốt nghiệp một trường đào tạo y tá và đã vượt qua kỳ thi của Hội đồng quốc gia phụ trách Thi cấp giấy phép hành nghề (NCLEX). Không vượt qua kỳ thi của NCLEX thì dù có bằng y tá trong tay cũng không được hành nghề. Kỳ thi của NCLEX cũng tương tự như các kỳ thi TOEFL (thi trắc nghiệm ) tổ chức khắp nơi trên thế giới nhưng theo một tiêu chuẩn chung.

Đầu năm 2006, chỉ có 3 nơi ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ được phép tổ chức thi NCLEX cho y tá là London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Hồng Kông. Mới đây thêm 6 nước và vùng lãnh thổ: Canada, Mexico, Ấn Độ, Đức, Nhật và Đài Loan. Với y tá các nước, ngoài những nơi được tổ chức thi NCLEX nói trên, họ phải bay tới Hoa Kỳ để dự kỳ thi NCLEX tốn kém và còn phải vượt qua thủ tục nhập cảnh nước Mỹ.

Các công ty, tổ chức nào dự kiến xuất khẩu lao động Việt Nam qua Mỹ cần lưu ý đến những kỳ thi tương tự như NCLEX nói trên. Hầu hết những ngành nghề của Mỹ đều phải thi lấy chứng chỉ hành nghề rồi mới được làm việc.

Nhu cầu việc làm và mức lương ngành Y tá/Điều dưỡng tại Mỹ

Mỹ hiện thiếu rất nhiều lao động có kỹ năng (skilled labourer), trong đó có Điều dưỡng với khoảng 100.000 vị trí còn trống, dự kiến nhu cầu điều dưỡng sẽ tăng lên 260.000 vị trí cho đến năm 2025. Sự thiếu hụt các Điều dưỡng viên ngày càng trầm trọng buộc các bệnh viện và các cơ sở y tế ở Mỹ phải thuê mướn nhân viên từ nước ngoài. Đầu năm 2006, chính quyền Mỹ đã sửa đổi Luật Di trú, tháo bỏ giới hạn số Điều dưỡng nước ngoài mà các bệnh viện ở Mỹ có thể thuê mướn, mở ra nhiều cơ hội để Điều dưỡng viên các nước có thể đến Mỹ làm việc và sinh sống.

Mức lương của các Điều dưỡng viên tại Mỹ tương đối cao với mức lương tối thiểu vào khoảng 45.000 USD/năm. Điều dưỡng viên chăm sóc trẻ sơ sinh có mức lương trung bình vào khoảng 100.000 USD/năm (theo Salary.com). Lương bình quân của các Điều dưỡng gây mê có khi lên tới 147.000 USD/năm, nhóm 10% có mức lương cao nhất được trả khoảng 200.000 USD/năm (theo PayScale.com).

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín – là đối tác của chúng tôi để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.

Du Học Ngành Y Tá/Điều Dưỡng Ở Mỹ

Y tá/ điều dưỡng ở bệnh viện thường phải làm việc ca ít nhất là 12 tiếng (full-shift) (7am-7:30pm, 7pm-7:30am, hoặc 3am-3:30pm, 3pm-3:30am, hoặc tuỳ vào bệnh viện)

Lưu ý:

Các bệnh viện đang bắt đầu yêu cầu nhân viên phải có bằng BSN (cử nhân) trở lên.

Một số trường y tá ở Mỹ đang bắt đầu có chương trình học bắt cầu RN-MSN (nghĩa là người có bằng cao đẳng được học thẳng lên thạc sĩ mà không cần học cử nhân).

Một số trường y tá ở Mỹ có chương trình cho phép học tiến sĩ từ bằng cử nhân (không cần học thạc sĩ) – đây là con đường đang được hứa hẹn sẽ là tương lai của tất cả các trường y tá/điều dưỡng ở Mỹ.

Rất nhiều trường có chương trình học online cho tất cả các cấp bậc.

Chứng chỉ phụ tá (Certified Nurse Assistant, viết tắt CNA)

Phạm vi hành nghề: Làm việc trực tiếp dưới sự giám sát của Registered Nurse (RN) hoặc LPN/LVN. CNA thường làm hộ lý trong bệnh viện. Công việc chủ yếu là phục vụ người bệnh (tắm rửa, ăn uống, vận chuyển,vệ sinh cá nhân, v.v…); giúp điều dưỡng kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của những bệnh nhân trong tình trạng ổn định; vệ sinh phòng của bệnh nhân; bổ sung hoặc cung cấp những dụng cụ cần thiết cho bệnh nhân và điều dưỡng; và thu gom và quản lí chất thải.

Chương trình học: Khoảng từ 105 đến 130 giờ (học lý thuyết ở lớp và thực tập). ở bang Indiana, 30 tiếng học ở lớp và 75 tiếng thực tập ở cơ sở/bệnh viện. Trung bình chung thì thường là khoảng 3 đến 6 tháng.

Mức lương trung bình: $10-$15/giờ hoặc $20,000 – $33,000/năm.

Lisenced Practice Nurse/Lisenced Vocational Nurse, viết tắt LPN/LVN (mình không biết dịch tiếng Việt là gì nên chỉ để tên tiếng Anh như vầy). Phải thi đậu NCLEX-PN sau khi hoàn thành chương trình học để lấy chứng chỉ hành nghề.

Phạm vi hành nghề : bao gồm những gì CNA có thể làm cộng thêm một vài điều nữa như là: phát thuốc uống đường miệng cho bệnh nhân, kiểm tra phản ứng của bệnh nhân với thuốc (dị ứng), chăm sóc vết thương và thay băng, vệ sinh ống thông khí quản, giúp điều dưỡng củng cố kiến thức của bệnh nhân về bệnh và cách chăm sóc sức khoẻ. Một số tiểu bang của Mỹ cho phép LPN/LVN truyền một số loại thuốc cho bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch.

Chương trình học: thường là khoảng 12 tháng (Full-time student).

Mức lương trung bình: $15-$25/giờ hoặc $32,000 – $54,000/năm.

Bằng cao đẳng y tá/điều dưỡng 2 năm (phải thi đậu NCLEX sau khi hoàn thành chương trình học để lấy chứng chỉ hành nghề, viết tắt ADN-RN)

Phạm vi hành nghề: Bao gồm những gì kể trên và thêm nhiều trách nhiệm nữa như là: thực hiện kiểm tra sức khoẻ (physical exam), và lấy lịch sử bệnh của bệnh nhân khi bệnh nhân vừa được nhập viện; Tư vấn và giáo dục cách phòng và chữa bệnh, phát thuốc/truyền thuốc cho bệnh nhân (đường miệng, hô hấp, hậu môn, cơ, và thông qua tĩnh mạch), truyền máu, kiểm tra và hiểu được các thông tin của bệnh nhân (số liệu thu từ các mẫu xét nghiệm và dấu hiệu sinh tồn, v.v…), viết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân (care plan), giám sát CNA, LPN/LVN, phối hợp với các ngành khác để chăm sóc bệnh nhân (bác sĩ, những nhà trị liệu, nhân viên xã hội, v.v…), tham gia vào công tác nghiên cứu để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Chương trình học: nói là 2 năm thôi chứ một số trường học tới 3 năm lận. Bắt buộc 1 năm đại cương, sau đó là học chuyên môn. Chương trình học cũng gần giống như bằng cử nhân nhưng ngắn hơn và chỉ tập trung vào các môn chuyên ngành.

Mức lương trung bình: $27.43/giờ hoặc $58,914/năm.

Bằng y tá/điều dưỡng 4 năm – cử nhân điều dưỡng (phải thi đậu NCLEX sau khi hoàn thành chương trình học để lấy chứng chỉ hành nghề, viết tắt BSN-RN)

Chương trình học: 1 năm đại cương và 3 năm chuyên môn (hoặc 2 năm đại cương và 2 năm chuyên môn). Sau khi học xong các môn đại cương, học sinh phải thi TEAS để nộp đơn xin vào trường y tá (cùng với điểm GPA). Sau khi được nhận vào chương trình học, học sinh sẽ bắt đầu vừa học lý thuyết (các môn chuyên ngành và các môn hỗ trợ cho môn chuyên ngành) vừa được thực tập ở một số cơ sở/bệnh viện khách nhau.

Trong đa số các chương trình học, mỗi học kì học sinh sẽ được thực tập ở một lĩnh vực khác nhau với thời gian thực tập khoảng 90 giờ/1 cơ sở. Trong đa số các chương trình học, mỗi học kì học sinh sẽ được thực tập ở một lĩnh vực khác nhau với thời gian thực tập khoảng 90 giờ/1 cơ sở. Ví dụ, học kì đầu tiên trong chương trình y tá bạn sẽ được đi thực tập ở viện dưỡng lão (Nursing home) hoặc là ở trung tâm vật lí trị liệu (Rehabilitation hospital). Học kì tiếp theo bạn có thể sẽ được thực tập ở khoa Medical-Surgical (chăm sóc bệnh nhân với nhiều bệnh mãn tính hoặc hậu phẫu, v.v…). Sau đó sẽ là khoa tâm thần, khoa nhi, khoa sản, và khoa chăm sóc đặc biệt.

Sự khác nhau giữa bằng 2 năm và bằng cử nhân là bằng cử nhân có thêm 1 chuyên môn nữa là môn y tá cộng đồng (Community and Public Health Nursing).

Mức lương trung bình: $29.29/giờ hoặc $62,311/năm.

Bằng thạc sĩ điều dưỡng (yêu cầu phải có bằng 2 năm (associate) hoặc bằng cử nhân 4 năm (bachelor). *Từ đây bạn có thể chọn 1 trong 4 chuyên môn mà bạn thích và trở thành Advanced Practice Registered Nurse* HOẶC bạn có thể chọn học Nursing Education (ra làm giáo viên dạy điều dưỡng sinh), hoặc Nursing Leaderhip and Managment (ra làm quản lí, CEO, v..v.. ở các cơ sở chăm sóc sức khoẻ và bệnh viện).

Phạm vi hành nghề tuỳ vào chuyên môn:

Nurse Practitioner (tạm dịch là bác sĩ y tá) – Có thể kê thuốc, chuẩn đoán, và điều trị các bệnh nhẹ và thương tích thông thường.

Certified Nurse Anesthetist (tạm dịch là y tá gây mê có chứng nhận) – Gây mê bệnh nhân (coi sóc bệnh nhân trong thời gian phẫu thuật và sau phẫu thuật).

Certified Nurse Midwife (tạm dịch là hộ sinh có chứng nhận) – Chăm sóc sản khoa và phụ khoa và đỡ đẻ cho sản phụ sinh thường (với sức khoẻ tốt).

Chương trình học: 15 đến 24 tháng (full-time, tuỳ vào bạn có bằng ADN hay BSN), sau chương trình học sẽ phải thi lấy chứng chỉ tuỳ vào chuyên môn.

Mức lương trung bình: từ $80,000/năm trở lên. Tuỳ vào nơi làm việc có thể lên tới trên $100,000/năm.

Bằng tiến sĩ điều dưỡng (Doctor of Nursing Practice, viết tắt DNP)

Phạm vi hành nghề: bao gồm những điều kể trên cộng thêm các vai trò mới chẳng hạn như: quản lý các y tá và nhân viên khác; vai trò lãnh đạo trong việc chăm sóc bệnh nhân; xây dựng chính sách và thủ tục; đóng góp vào nghiên cứu; giáo dục bệnh nhân và công chúng về các vấn đề chăm sóc sức khoẻ.

Chương trình học: khoảng 2 đến 3 năm

Mức lương trung bình: $97,000/năm và hơn nữa.

Tóm lại, ngành y tá/điều dưỡng có rất nhiều cơ hội kiếm việc làm ở tất cả mọi nơi, đặc biệt là hiện nay khi nước Mỹ đang bị thiếu hụt y tá và cả bác sĩ để chăm sóc cho thế hệ Baby Boomer sắp về hưu.

Du Học Mỹ Ngành Y Tá Điều Dưỡng, Tại Sao Không?

Tại quốc gia phát triển như Mỹ, chính phủ luôn chú trọng các chính sách xã hội, đặc biệt là y tế cho người dân. Chính vì vậy, ngành y tá điều dưỡng rất được chú trọng tại đất nước này. Khi du học Mỹ, không ít các học sinh, sinh viên đã lựa chọn du học Mỹ ngành y tá điều dưỡng, còn bạn thì sao?

1. Điều kiện cần khi du học Mỹ ngành y tá điều dưỡng

Điểm số: Có 3 điều cơ bản: GPA, bài thi đầu vào (Nursing Entrance Exam) gọi là HESI hoặc TEAS và TOEFL/IELTS.

Học tốt các môn khoa học khi còn ở Việt Nam: Chương trình trung học ở Việt Nam được đánh giá cao về độ khó và trình độ học sinh. Tuy ngôn ngữ khác nhưng các định lý và chứng minh khoa học thì giống nhau. Học y tá, các bạn có thể không mạnh về Toán, Lý nhưng Sinh và Hóa cần phải giỏi. Trước chuyên ngành, môn học căn bản quan trọng nhất để được vào y tá là Anatomy & Physiology.

Tiếng anh giao tiếp chuyên ngành tốt: Ngành y tá ở Mỹ đa số là người bản xứ làm. Do yêu cầu đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, hội nhập, hiểu biết về văn hóa cư xử. Tất cả y tá phải trả lời điện thoại của bác sĩ và người thân bệnh nhân mỗi ngày. Nếu chưa có kỹ năng giao tiếp, các bạn rất dễ chán ngành và không tự tin khi học.

2. Thời gian đào tạo

So với Việt Nam, thời gian đào tạo một Y tá lành nghề tại Mỹ dài hơn nhiều. Trung bình, một Y tá trước khi làm việc phải trải qua thời gian đào tạo 4 năm.

Một Y tá mất khoảng 5 năm để hòa thành các chương trình học chính. Thêm nữa là 2 năm thực tập và phải vượt qua kỳ thi lấy bằng Y tá cấp tiếu Bang. Tổng cộng, để có thể trở thành một y tá lành nghề tại Mỹ, du học sinh sẽ phải mất 7 năm thời gian học tập và làm việc.

Thời gian đào tạo khi du học Mỹ ngành y tá điều dưỡng có thể dài hơn nhiều so với đất nước ta. Tuy nhiên một Y tá tại Mỹ sẽ có kiến thức Y khoa, khả năng sử dụng các dụng cụ Y tế thuần thục và chuyên nghiệp tương đương với một Bác sĩ ở Việt Nam.

3. Sự phân chia y tá điều dưỡng ở Mỹ

Khi du học Mỹ ngành y tá điều dưỡng, bạn cần lưu ý sự phân chia trong ngành này để cân nhắc nhiều hơn.

CNA – Certified Nurse assistant (Phụ tá nhân viên điều dưỡng): vị trí này yêu cầu học khoảng 6 tháng, lương thấp nhưng không cần trách nhiệm cao.

LVN – Licensed vocational nurse: Làm việc dưới sự giám sát của registered nurse và thao tác trong nghề bị hạn chế rất nhiều. Chương trình học khoảng 1 năm, lương tương đương với thợ hàn, thợ tiện.

RN – Reigistered nurse: Làm việc dưới sự giám sát của bác sĩ. Rất cần sự minh mẫn nếu bạn làm ở trong phòng cấp cứu hay là phòng ngoại chẩn ngoài giờ. Mất khoảng 2 năm để học những môn yêu cầu, sau đó thêm 2 năm trong chương trình chuyên môn. Lương tương đương với kỹ sư.

BSN (RN – 4 năm): cũng không khác nhiều so với RN 2 năm ngoài thời gian học dài hơn. Nếu bạn muốn làm y tá trong các trường tiểu học, hay trung học hoặc là y tá lo về sức khoẻ cộng đồng thì cần bằng cấp 4 năm.

4. Kỳ thi NCLEX – dấu mốc để trở thành một y tá lành nghề

Không vượt qua kỳ thi của NCLEX thì dù có bằng Y tá trong tay cũng không được hành nghề. Nước Mỹ cần nhiều Y tá mà họ gọi là Registered Nurse (RN) tạm dịch: Y tá được hành nghề. Tức những người đã tốt nghiệp một trường đào tạo y tá và đã vượt qua kỳ thi NCLEX.

5. Cơ hội việc làm khi du học Mỹ ngành y tá điều dưỡng

Ngành điều dưỡng tại Mỹ hiện đang còn trống hơn 100.000 vị trí việc làm. Do đó, nhiều bệnh viện và cơ sở Y tế Mỹ đã thuê các Y tá và Điều dưỡng từ nước ngoài tuy nhiên vẫn khó tuyển do trình độ chuyên môn không đủ. Du học Mỹ ngành Y tá điều dưỡng không những mang lại cơ hội việc làm cao mà cả cơ hội định cư cũng không hề ít.

Ở Mỹ mức lương trung bình của ngành này sẽ dao động từ 50.000 – 80.000 USD/năm. Một Y tá vừa ra nghề đã có mức lương khởi điểu từ 45.000 USD. Sau khi hành nghề vài năm, mức lương trung bình của một y tá vào khoảng 60.000 USD. Thêm vào đó là nhiều phụ cấp khác như bảo hiểm sức khỏe, lương hưu, bảo hiểm nghề nghiệp…

6. Các trường có chương trình đào tạo ngành y tá điều dưỡng tốt tại Mỹ

6.1. Pierce College

Được thành lập năm 1967, Pierce College là trường Cao đẳng cộng đồng công lập tại bang Washington. Trường đào tạo 2 năm Đại cương tương đương với 2 năm đầu của chương trình Cử nhân 4 năm. Trường có cơ sở vật chất tốt, chất lượng giảng dạy cao, ngành học đa dạng và nhiều dịch vụ hỗ trợ tối đa cho SV quốc tế. Trường Pierce College một trong số 34 trường ĐH Cộng đồng có chất lượng giảng dạy tốt của bang Washington. Trường lọt top 10% các trường ĐHCĐ Mỹ.

6.2. Arkansas Tech University

Thành lập năm 1909, Đại Học Công Nghệ Arkansas có bề dày lịch sử và các chương trình đào tạo xuất sắc. Giảng viên tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở vật chất tuyệt vời, phương thức lấy SV làm trung tâm, và những cơ hội giáo dục xuất sắc của Tech đã chứng tỏ là những giá trị quý báu. Y tế sức khỏe là một trong những ngành đào tạo nổi bậc tại trường.

6.3.University of Arkansas

Thành lập năm 1871, Đại Học Arkansas có 26.301 sinh viên, trong đó có trên 1.500 sinh viên quốc tế thuộc hơn 118 quốc gia. Đây là đại học nghiên cứu tổng hợp lớn nhất tiểu bang. Trường là nơi đào tạo các chương trình cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Trường tự hào với nhiều thành tích học thuật đã đạt được. Đại Học Arkansas có cơ sở vật chất hiện đại và các sáng kiến đề tài nghiên cứu sâu rộng. Hiện trường cung cấp 3 khóa học về y tá, điều dưỡng.

6.4.Texas Woman’s University

Được thành lập năm 1901 dưới tên gọi cao đẳng công nghiệp nữ sinh, trường đổi tên thành đại học phụ nữ Texas năm 1957. Đây là học viện công lập, cấp bằng cử nhân, cao học, tiến sỹ thông qua các trường cao đẳng: nghệ thuật & khoa học, khoa học y tế, điều dưỡng, giáo dục chuyên ngành. Các cơ sở trực thuộc nằm ở Denton, Dallas, Houston tại Texas. Học kỳ mùa thu năm 2007, đại học phụ nữ Texas có 12,183 sinh viên theo học.

Học Ngành Y Tá Tại Mỹ

* Đăng ký tư vấn du học Mỹ Miễn Phí 2016

‘Y tá là ngành rất hot ở Mỹ hiện nay nhưng khó vào, phần đông y tá vẫn là người Mỹ. Chỉ rất ít trường mở rộng cửa đón học sinh nước ngoài’, Đỗ Lê Phương Uyên, du học sinh ngành y tá tại trường Texas Woman’s University (Houston, Texas, Mỹ) chia sẻ.

Mình là du học sinh theo học ngành y tá tại trường Texas Woman’s University ở Houston, Texas. Trường được đánh giá thứ 2 của Texas và thứ 13 toàn nước Mỹ về chương trình y tá 4 năm. Mình đang học năm 2 chuyên ngành và đã nhận được học bổng toàn phần của trường. GPA hiện tại của mình là 3.975 trên 4.0.

Mình muốn chia sẻ về chương trình học và làm sao để được nhận vào chương trình y tá 4 năm vì nhiều du học sinh Việt Nam đang hướng đến ngành học này. Một số trường không nhận du học sinh vào chương trình y tá do luật lệ nhưng ở Houston thì mở nhiều cơ hội cho du học sinh giúp bạn du học hiệu quả tại Mỹ. Mình khuyên các bạn nên tìm hiểu điều này trước khi chọn tiểu bang.

✦ Hệ thống xét tuyển khác nhau

Trước khi các bạn nộp đơn vào trường y tá phải hoàn tất một số lớp Toán, Hóa, Sinh… ở cao đẳng cộng đồng hoặc đại học nào đó. Thời gian hoàn tất là khoảng 2 năm. Trường y tá có dạng Associate (như bằng cao đẳng) hoặc Bachelors (bằng cử nhân). Thời gian học của 2 chương trình như nhau (2 năm), nhưng chương trình cử nhân học nhiều lớp và khó hơn rất nhiều. Các bạn có thể tùy chọn theo khả năng và kinh phí.

Khi xét tuyển, mỗi trường đều có những yêu cầu về tín chỉ, lớp học, hoạt động xã hội nên cần nghiên cứu thật kỹ từ ban đầu. Một số trường (như trường mình) có 2 vòng xét tuyển. Thời gian nộp đơn cho trường y tá bắt đầu và kết thúc rất sớm nên sinh viên dễ bị trễ hạn. Sau khi nộp đơn nên gọi hoặc email cho trường để chắc rằng họ đã nhận được đầy đủ. Số lượng đơn nộp vào rất nhiều nên cũng có trường hợp thất lạc.

✦Điểm số rất quan trọng

Về điểm số, có 3 điều cơ bản: GPA, bài thi đầu vào (Nursing Entrance Exam) gọi là HESI hoặc TEAS và TOEFL/IELTS. Tuy trên website điểm tối thiểu của ngành là 3.0 GPA, nhưng trên thực tế ít có ai được nhận với GPA dưới 3.5. Một vài trường không đòi hỏi bạn có lịch sử hoạt động tình nguyện, họ chỉ xét thành tích học tập. Hoạt động xã hội là yếu tố để xét học bổng. Mình khuyên các bạn tập trung học tốt trước, sau mới tham gia hội nhóm.

Sinh viên du học ngành y tá tại Mỹ

✦ Học tốt các môn khoa học từ khi ở Việt Nam

Chương trình trung học ở Việt Nam được đánh giá cao về độ khó và trình độ học sinh, đặc biệt là môn khoa học. Tuy ngôn ngữ khác nhưng các định lý và chứng minh khoa học thì giống nhau dù là tiếng Việt hay tiếng Anh. Mình có căn bản Toán, Hóa, Sinh từ ở Việt Nam nên sang đây học dễ dàng hơn nhiều. Mình may mắn thường được thầy cô trưởng khối đứng lớp môn Sinh nên nắm chắc kiến thức.

✦ Làm thế nào để học ngành y tá tại Mỹ

Học y tá, các bạn có thể không mạnh về Toán, Lý nhưng Sinh và Hóa cần phải giỏi. Trước chuyên ngành, môn học căn bản quan trọng nhất để được vào y tá là Anatomy & Physiology (sinh học giải phẫu).

✦ Tiếng Anh giao tiếp đặc biệt cần thiết cho ngành

Ngành y tá ở Mỹ đa số là người bản xứ làm do yêu cầu đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, hội nhập, hiểu biết về văn hóa cư xử. Tất cả y tá phải trả lời điện thoại của bác sĩ và người thân bệnh nhân mỗi ngày. Nếu chưa có kỹ năng giao tiếp, các bạn rất dễ chán ngành và không tự tin khi học.

Theo kinh nghiệm của mình, khi qua Mỹ, các bạn nên cởi mở và học hỏi từ người nước ngoài. Mình từng xin vào làm trợ giảng tại trường cao đẳng cộng đồng nên có cơ hội nói tiếng Anh nhiều. Mình cũng có một nhóm bạn thân là du học sinh từ nhiều nước nên học hỏi được nhiều về văn hóa.

Khi thực tập tại bệnh viện, có những bệnh nhân từ chối ăn uống hoặc có những yêu cầu săn sóc đặc biệt do tôn giáo, văn hóa của họ (bệnh nhân theo đạo Hồi có thể không muốn ăn uống vào ban ngày trong tháng Ramadan). Do đó, cần làm quen và biết nhiều về truyền thống văn hóa để không bị bất ngờ khi họ có những suy nghĩ khác bạn.

Giáo sư của mình đã dạy cho sinh viên rằng văn hóa châu Á khách sáo nên bệnh nhân thường gật đầu hoặc im lặng cho dù không đồng ý thay vì từ chối thẳng như người Mỹ. Các sinh viên khác đều ngạc nhiên và xác nhận lại điều đó với mình. Trong môi trường y tế, tất cả đều phải học hỏi lẫn nhau. Do đó, tính cởi mở và hòa đồng là rất cần thiết ở một du học sinh theo ngành y tá.

Du học 4 năm ngành y tá tại Mỹ

✦ Chia sẻ về chương trình học

Khi đã vào chuyên ngành, nếu bạn không đậu tất cả các lớp trong mùa học đầu thì chỉ được lấy một nửa số lớp trong mùa tiếp theo và không được tiếp tục thực tập ở bệnh viện. Bạn phải học và thi lại. Trong 2 năm ở trường y tá, bạn chỉ có thể thi lại 2 lớp. Nếu nhiều hơn, bạn sẽ không được tiếp tục học ngành, phải nộp đơn lại vào 5 năm sau.

Chương trình đào tạo chú trọng kiến thức và cả nhân cách. Nếu bạn ra đường, bị cảnh sát bắt do lái xe khi say, có thể bị đình chỉ học tùy theo quy định. Nhà trường làm vậy để hạn chế việc y tá sau này hành nghề khi trong người có nồng độ cồn cao.

Đó là một số quy định của trường y tá mà mình nghĩ sẽ giúp ích nếu các bạn biết trước. Và khác với mọi người nghĩ, ngành y tá ở Mỹ không dừng ở bằng cử nhân (Bachelors). Các bạn có thể học lên thạc sĩ (Masters: Nurse Practitioner) và tiến sĩ (Doctoral Degrees: Doctor of Nursing Practice). Ngành học này tuy khó nhưng nếu các bạn chăm chỉ học từ khi mới qua Mỹ thì sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Mong sẽ giúp được những bạn muốn du học ngành y tá hiểu thêm về ngành và có sự chuẩn bị kỹ càng sau khi đọc chia sẻ của mình.

Mọi thắc mắc về du học Thụy Điển xin vui lòng liên hệ Công ty đào tạo và tư vấn du học CHD để được tư vấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Mỹ Ngành Y Tá Cần Điều Kiện Gì? trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!