Bạn đang xem bài viết Du Học Malaysia Từ Góc Nhìn Của Cựu Du Học Sinh được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những chia sẻ chân thực nhất của một cựu du học sinh về câu chuyện du học Malaysia của mình.
1. Du học Malaysia tốt không?
+ Ngày xưa đi học Malaysia cũng vì mấy lý do như sau:
+ Bằng cấp được công nhận với chi phí hợp lý
+ Bệ đỡ cho tìm việc khu vực Đông Nam Á
+ Chương trình học nhanh, tiết kiệm thời gian
1.1 Đặt kỳ vọng vào bằng cấp như thế nào cho đúng
1.2 Việc làm sau khi du học Malaysia
Lao động từ Malay sang Sing bao giờ cũng có sự hỗ trợ của nhà nước tốt hơn. Nguyên nhân chính là vì Singapore đang phụ thuộc vào Malaysia về các nguồn lực sản xuất, nước sinh hoạt… Tức là nếu tìm được việc ở Malay, mình có thể sang Sing dễ dàng hơn và từ đây bật đi các thị trường khác trong khu vực. Đó, ngày đó suy nghĩ đơn giản vậy và cứ thế nộp đơn xin vào học thôi.
1.3 Học nhanh, tiết kiệm thời gian còn ra trường đi làm nữa chứ!
Chương trình 2+1 cho phép sinh viên học 2 năm tại Malaysia và 1 năm tại quốc gia có đơn vị cấp bằng. Bằng 3+0 được hoàn thành toàn bộ tại Malaysia.
Nói là nó tiết kiệm thời gian vì nếu mình đi học từ lớp 11, thêm 1 năm dự bị và 3 năm đại học, chỉ cần 4 năm là có bằng. Thay vì đến 22 tuổi mới bắt đầu tìm việc, bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng về bằng cấp khi cuối 20 tuổi. Uyên còn biết có bạn, đi học từ lớp 11 và đã có bằng thạc sĩ ở tuổi 24 – với đặc điểm ngành nghề thiên về khoa học nghiên cứu – nhu cầu cao ở Malay, bạn đó xin được việc ngay sau đó và giờ đang làm cho chi nhánh nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á đặt tại Sing.
2. Chi phí du học Malaysia hết bao nhiêu tiền?
Tóm lại tổng chi phí đi du học Malaysia một năm hết bao nhiêu tiền vậy chị? Chi phí du học Malaysia so với Anh, Mỹ, Úc, Canada 2.1 Học phí các khoá học ở Malaysia
Ngoài các trường đại học công lập, ở Malaysia hiện có ba loại trường tư và học phí cũng có sự khác nhau giữa 3 loại khác nhau:
+ Private college (tương tự như loại hình đại học tư thục nhưng với quy mô hẹp hơn, chỉ chuyên về một hoặc một số ngành học nhất định)
+ Trường đại học tư của Malaysia
+ Trường đại học quốc tế
Ngành học khác nhau học phí cũng khác nhau
+ Quản trị kinh doanh: RM 30,000 – RM 40,000 (khoảng 165 – 220 triệu đồng)
+ Kĩ thuật RM 46,000 – RM 52,000 (khoảng 253 – 286 triệu đồng)
+ Công nghệ thông tin: RM 33,000 – RM 43,000 (khoảng 182 – 237 triệu đồng)
+ Y dược: RM 250,000 – RM 333,000 (khoảng 1,4 – 1,9 tỷ đồng)
(RM 1 = 5,500 VND – tỉ giá tháng 10, 2018)
2.2 Sinh hoạt phí du học sinh tại Malay
Mình cũng hỏi một số bạn thì được chi phí sinh hoạt du học malaysia mới nhất là như thế này:
+ Tiền sách vở, dụng cụ học tập: 2 triệu/kỳ.
+ Tiền nhà ở: 2 triệu/tháng.
+ Tiền ăn uống, vui chơi, mua sắm, tập Gym…: 4 – 4.5 triệu/tháng.
Như vậy chi phí sinh hoạt tại Malaysia rơi vào khoảng dưới 10 triệu đồng/tháng, tương đương với các thành phố lớn tại Việt Nam.
2.3 Một số chú ý về chi phí đi học
Nên liên hệ trực tiếp với trường hoặc khoa bạn định học để hỏi chính xác học phí cho khóa học.
Có rất nhiều chi phí ẩn. Vì vậy, các bạn phải cẩn thận với ngân sách du học của mình (Nhìn rẻ mà có thể thành đắt, 1 học kỳ 5 môn thì học phí thực đóng là khoảng hơn Rm 10K)
Luôn hỏi lý do nộp tiền và hoá đơn với trường khi đóng tiền.
3. Học bổng du học Malaysia
3.1 Điều kiện học bổng cần những gì?
Về học bổng chính phủ thì điều kiện tương tự các học bổng nước khác thôi – chủ yếu dựa trên thành tích học tập. Điểm trung bình GPA 3.5/4.0 hệ cử nhân (nếu bạn đăng kí học bổng sau đại học), GPA 3.5/4.0 trở lên hệ thạc sĩ (dành cho người đăng kí học bổng sau tiến sĩ). Điều kiện về trình độ tiếng anh thì chỉ cần tối thiểu IELTS 6.5 hoặc TOEFL pbt 580, TOEFL ibt 92, TOEFT cbt 230. Vì môi trường học tập tại Malaysia sử dụng hoàn toàn bằng tiếng anh.
Học bổng từ trường của Malaysia thì nhiều lắm nên các bạn cũng cứ bình tĩnh và tìm kiếm thật kỹ. Thông thường các trường cũng dựa trên GPA và Tiếng Anh để cấp và chia thành nhiều đợt trong năm trước các mùa tuyển sinh.
3.2 Làm sao để tìm được học bổng Làm sao để tìm được học bổng du học Malaysia khi thành tích học tập và tiếng anh cũng chỉ ở mức bình thường?
Tùy theo điều kiện của các bạn để mà chấp nhận mức hỗ trợ bao nhiều là phù hợp. Như trong trường hợp của mình, thì mình có thể đi học khi được hỗ trợ ít nhất 50% học phí. Và, vì điều kiện có hạn như gia đình một vậy, bản thân phải xác định ngay từ đầu là mình không thể “ước gì được nấy” được, như câu nói đùa với nhiều bạn rằng: “Người nghèo luôn có ít sự lựa chọn hơn người giàu!”. Mình cần biết khả năng vừa được học bổng, vừa được vào trường mình muốn học là rất khó, nên quyết định “hy sinh” và “cân bằng” giữa hai yếu tố.
Như vậy bạn nên sẽ chọn một ngôi trường không phải danh giá và đẳng cấp nhất, nhưng nó hào phóng nhất với bạn và khả thi nhất để mình chạm đến. Nên việc đầu tiên, sẽ khuyên các bạn là cân nhắc, khoanh vùng và tập trung vào những đối tượng phù hợp nhất!
4. Điều kiện du học Malaysia cần những gì?
4.1. Yêu cầu GPA và Tiếng Anh như thế nào? Bằng cấp 3 của Việt Nam có vào thẳng đại học năm nhất không?
Điều kiện để vào học các chương trình bân này cũng tương tự các nước khác, xoay quanh điểm trung bình môn GPA và điểm tiếng anh IELTS / TOEFL.
4.2 Cho em hỏi điều kiện hồ sơ du học Malaysia cần những giấy tờ nào? bao lâu có visa du học?
+ Hình 4×6 (nền xanh)
+ Bằng cấp cao nhất, học bạ/bảng điểm
+ CMND, IELTS (nếu có)
+ Lệ phí đăng kí nhập học (tùy trường).
+ Thời gian xin visa: sẽ giao động từ 6 – 8 tuần.
4.3 Chú ý về điều kiện đi học
Các bạn nên chuẩn bị tiếng anh thật tốt trước khi sang để dễ dàng bắt kịp với cuộc sống ở bên này. Thực tế thì không phải nơi nào, ai người ta cũng nói tiếng anh đâu. Chỉ có các khu vực trung tâm thì mới dùng thôi, và phát âm nhiều khi còn sai nữa. Chính vì vậy học tiếng anh là điều kiện cơ bản bắt buộc. Nhiều bạn được bố mẹ cho tiền đi học nên rất hay ỉ lại vào các khoá tiếng anh của trường. Tất nhiên trường nào nó cũng sẽ mở các lớp tiếng anh dành cho các học sinh chưa có tiếng anh để theo khoá chính, nhưng không có nghĩa là các bạn không cần biết tiếng anh khi qua.Kể cả các bạn ở Việt Nam đã thi được IELTS điểm cao, đủ điều kiện IELTS là 1 đường, nói chuyện được, giao tiếp được lúc mới sang là hoàn toàn khác nhau.
5. Chọn ngành học, trường học như thế nào?
5.1 Chọn trường và ngành như thế nào?
Chị có thể cho em biết cách chị tìm thông tin lúc chị bắt đầu tìm hiểu về du học Malaysia không ạ?
Ngày xưa khi bắt đầu có kế hoạch du học Malaysia, mình có may mắn là đã biết mình muốn gì và cần gì và việc du học nó chỉ gói gọn trong tìm trường có offer học bổng cao nhất. Tuy nhiên nếu để đưa lời khuyên thì các bạn nên:
Các bạn hãy tập trung hơn vào các câu hỏi cụ thể như: Ngành này làm gì? là những vị trí nào và yêu cầu những kỹ năng gì? Những yêu cầu đó có phù hợp với tính cách, năng lực, sở trường của mình hay không?…
Hãy bỏ qua tâm lý học gì dễ kiếm việc lương cao, bỏ ngay từ khi có ý định đi du học, vì nếu đặt câu hỏi sai thì câu trả lời các bạn nhận được cũng không thể đúng. Đừng đặt tìm việc nhẹ nhàng lương cao trở thành mục đích của du học.
Một số câu hỏi tự đặt ra khi tìm hiểu thông tin du học Malaysia
+ Malaysia mạnh về những gì và nhu cầu nhân lực trong các năm tới nghiêng về các khối ngành nào ?
+ Tìm hiểu thêm sinh viên quốc tế chọn đất nước này vì lý do gì? có những loại trường nào? Những chương trình nào được chọn học nhiều nhất? Vì sao?
+ Vào các trang web tuyển dụng hay thông tin việc làm (Linkedin) để đọc các bài báo đánh giá về thị trường việc làm, khối ngành có số lượng tuyển dụng cao nhất, vị trí được tuyển nhiều và yêu cầu cho các vị trí công việc trong ngành?
Đăng ký vào các hội thảo du học Malaysia để được các thông tin nhanh nhất về ngành và các trường. Cái này dùng để tham khảo thôi. Về còn phải ngồi lọc ra chán.
Cái ông Malaysia này rất nhanh nhạy với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là khao khát muốn sang tây của học sinh Châu Á.
Từ đó mình không cần quá kỳ vọng vào các thành tích học thuật hay ranking của trường. Ranking và nghiên cứu học thuật của các trường tại chắc chắn không mạnh.
Và cũng vì thế mà đất nước này sẽ đánh vào trải nghiệm học tập, môi trường dạy học và các điều kiện khác – cái họ làm tốt nhất. Vì vậy, chúng ta nên đặt kỳ vọng cao cho cơ sở vật chất của trường, đặc biệt là phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường – đây là nơi mình hỏi han mọi thứ, đóng tiền các thể loại nên không thể không quan tâm.
Về việc làm ở Malaysia: các bạn sinh viên bên này vẫn thích tìm việc qua các trang web tuyển dụng online vì đây là cách cập nhât thông tin tuyển dụng hiệu quả nhất. Các bạn có thể nghiên cứu một số trang như:
Tóm lại là chỉ làm vài gợi ý như vậy giúp các bạn có cách tư duy đúng và cái nhìn tổng quan về du học. Chị nghĩ là ai cũng đều có thể làm được nếu chịu khó bỏ thời gian tìm kiếm, mạnh dạn hỏi và biết một chút tiếng anh. Còn nếu lười tìm hiểu mà muốn người khác bê đến cho mình ăn sẵn thì mất tiền là điều tất nhiên.
6. Du học Thạc sĩ ở Malaysia
Chị ơi em muốn học lên Master và chuyển ngành vì em thấy ngành em đã học ở Việt Nam nó không phù hợp với em nữa. Tuy nhiên em lại không muốn học lại đại học vì tốn tiền và thời gian. Chị có thể cho em thông tin về đi học thạc sĩ ở Malay được không ạ?
Về cơ bản, chị nghĩ có thể chia việc học sau đại học (Master) thành hai hướng:
+ Professional ( học để đi làm)
+ Academic (học để nghiên cứu, đi theo hướng học thuật, có thể học lên cao PhD)
Nếu em chọn đi theo hướng 2 thì việc chuyển ngành em học ở Đại Học sẽ là rất quan trọng, ngược lại, theo hướng số 1 thì điểm trung bình (GPA) và ngành ở Đại Học tại Việt Nam lại không quá quan trọng. Ví dụ em có thể học đại học chuyên ngành Kỹ sư nhưng hoàn toàn có thể học Master về ngành Kế toán vì học theo hướng Professional mục đích cuối cùng của em là làm việc. Em chỉ cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó thì khi apply khoá Master ở đâu người ta cũng nhận chứ không riêng gì Malaysia.
Cuối cùng, để du học hay làm cái gì thành công, các bạn cứ tâm niệm rằng nỗ lực mà các bạn cam kết bỏ ra mới là điều quan trọng nhất. Kết quả chưa được như mong muốn chẳng qua vì nỗ lực chưa đủ. Vì vậy cứ hãy mạnh dạn hỏi, mạnh dạn tìm hiểu, mạnh dạn dấn thân.
Nguồn: Tin tức Malaysia
Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Góc Nhìn Cuộc Sống Du Học Sinh Canada
Thực tế đã nói rằng, không có sự trải qua nào mà không gặp những khó khăn, cũng như trên bước đường đi đến thành công vốn dĩ không rải đầy hoa hồng. Để đạt được những thành công chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều gian nan. Du học Canada nói riêng và du học nói chung cũng vậy. Nó không hề dễ dàng mà luôn luôn tiềm ẩn những khó khăn nhất định.
Nói bất đồng ngôn ngữ thì không hẳn, bởi để dành được tấm vé du học thì yêu cầu về khả năng ngoại ngữ là điều kiện tiên quyết đầu tiên. Bạn phải là những người có khả năng ngoại ngữ giỏi, giao tiếp tốt mới có thể du học được. Thế nhưng, trong thời gian đầu, du học sinh du học Canada cũng sẽ gặp những khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp. Du học sinh sẽ phải đối mặt với cách hiểu ngôn ngữ giao tiếp với những người bản xứ. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều du học sinh rất ngại giao tiếp cộng với thời gian xa gia đình chưa quen cuộc sống nơi xứ người sẽ khiến bạn thu hẹp mình trong chính cuộc sống đó.
Theo như mình được biết, khí hậu ở Canada rất khác biệt với khí hậu ở Việt Nam và có phần khắc nghiệt hơn. Đặc biệt mùa đông ở Canada có thời gian dài nhất, nhiệt độ thường dưới 0 độ C. Chính thời tiết như thế này gây khó khăn cho du học sinh du học Canada. Bạn phải là người có sức khỏe tốt, biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân thì may ra bạn mới có thể thích nghi được cuộc sống nơi đây.
Có lẽ đây chính là thắc mắc của rất nhiều bạn sắp trở thành du học sinh Canada. Đến với Canada, mỗi người sẽ có cảm nhận cho riêng mình. Do thói quen, sở thích và khả năng thích nghi của mỗi người là khác nhau. Bạn đừng tin vào những thước phim màu hồng mà chúng ta vẫn thấy ở Canada. Bạn sẽ gặp phải những áp lực từ chuyện học hành, từ cuộc sống thường ngày. Nhất là trong khoảng thời gian đầu khi chúng ta mới sang Canada, mọi thứ đều rất mới, lạ lẫm. Có thể khi gặp phải những khó khăn này, nhiều bạn sẽ đấu tranh giữa việc quay về hay ở lại. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một điều rằng qua được khoảng thời gian này, mọi thứ sẽ tốt hơn. Chúng ta sẽ quen được với môi trường mới này, học tập cũng thoải mái hơn. Và sau khi tốt nghiệp tại trường học ở Canada, bạn sẽ có rất nhiều những cơ hội tốt. Cơ hội về việc làm, cơ hội định cư luôn ở Canada.
Bạn hãy cố gắng tập làm quen với môi trường mới, thích ứng một cách nhanh nhất. Từ đó, cả trong cuộc sống và việc học tập cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn.
Chắc chắn sẽ có không ít các bạn du học sinh suy nghĩ đến việc làm thêm trong khi đi du học. Làm thêm có thêm thu nhập giúp bạn trang trải được học phí và sinh hoạt phí. Và khi đi làm thì chúng ta cũng khó tránh gặp phải những trường hợp như ép lương, bị mắng. Nhưng nó cũng chỉ là một góc khuất của việc đi làm thêm. Mà vấn đề này thì không riêng gì Canada mà ở hầu hết quốc gia nào cũng như vậy.
Làm thêm sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Không chỉ là tiền lương, nó còn là kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế. Nhất là những mối quan hệ xã hội, mà bạn biết đấy, những mối quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta sau này.
Trong hầu hết các trường hợp, người muốn du học buộc phải tìm kiếm chỗ ở cho bản thân. Trừ trường hợp bạn theo học trường nội trú. Hoặc chi phí học tập đã bao gồm chi phí chỗ ở. Bạn có thể tự tìm chỗ ở. Hoặc liên hệ với trường để được hướng dẫn. Thường thì trường học nào ở Canada cũng có bộ phận chuyên hướng dẫn cho học sinh, sinh viên quốc tế. Có 2 lựa chọn chính mà mọi người cần lưu ý. Đó là:
Chỗ ở trong khuôn viên trường: Tại sao phải xem xét sống trong khuôn viên trường? Nếu sống trong khuôn viên trường bạn sẽ có rất nhiều đặc quyền. Ví dụ, bạn có thể kết nối với nhiều học sinh, sinh viên cùng trường. Thậm chí là cùng ngành học. Từ đó, nhanh chóng quen với cuộc sống và việc học tập ở Canada. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng tham gia vào các sự kiện xã hội, không gian học tập của trường. Chỗ ở trong khuôn viên còn gần khu lớp học. Vì vậy, bạn sẽ đến lớp nhanh hơn, an toàn hơn.
Chỗ ở ngoài trường: Nhiều sinh viên chọn sống ngoài trường. Đặc biệt là sau năm đầu tiên. Đối với sinh viên quốc tế, đó là một cách tuyệt vời để gặp gỡ thêm nhiều người khác. Tùy thuộc vào thời gian lưu trú của bạn, bạn có thể chọn thuê một căn hộ lớn rồi cho thuê lại. Hoặc sống với gia đình chủ nhà… Dù là hình thức nào thì cuộc sống sinh viên của bạn cũng sẽ đầy thú vị….
Tài chính là vấn đề không nhỏ với du học sinh Canada. Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng đủ giàu có để hỗ trợ tài chính thoải mái cho du học sinh. Vì vậy, tốt nhất học sinh du học Canada nên kiểm soát chi tiêu của bản thân. Đồng thời, áp dụng một số cách để tích kiệm, tăng cường tài chính trong thời gian du học. Ví dụ như tự nấu ăn để tiết kiệm tiền ăn uống. Thuê nhà xa khu vực trung tâm để giảm tiền nhà. Hoặc đi làm thêm để kiếm thêm tiền chi tiêu.
Bên cạnh kiểm soát tài chính, người du học Canada cũng cần kiểm soát lối sống cá nhân. Bạn đã đi rất xa, cũng đã bỏ nhiều công sức để được du học Canada. Do đó, đừng bỏ bê việc học. Đừng tiệc tùng quá đà hay liên tục say rượu vì nó sẽ đạp đổ tất cả cố gắng trước đó của bạn.
Những tâm sự của du học sinh Canada về vấn đề học tập
Theo chia sẻ của Nguyễn Hồng Phương sinh viên đang học tại Đại học Montreal Canada thì nước này sở hữu nền giáo dục chất lượng tiên tiến và hiện đại. Canada có rất nhiều trường được xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng uy tín của thế giới. Hơn nữa, bên cạnh các chương trình nặng tính học thuật. Canada còn có rất nhiều chương trình với tính thực tiễn cao. Bám sát nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống giáo dục Canada – Top đầu thế giới về chất lượng
Khi học đại học ở Canada, du học sinh sẽ được tiếp cận những kiến thức mới nhất. Những thông tin hữu ích nhất xoay quanh ngành học. Nhờ tiếp cận những kiến thức mới nên du học sinh ra trường có thể nhanh chóng bắt nhịp với công việc. Có thể làm việc tốt hơn. Được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Nhìn chung, nếu bạn thích môi trường học tập năng động, hiện đại. Nơi mà “học đi đôi với hành” thì Canada sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Tô Thị Loan – một sinh viên Việt Nam có ý định du học Canada tự túc đã tìm hiểu rất kỹ về học phí. Càng tìm hiểu kỹ Loan càng nhận ra học phí ở Canada cao hơn nhiều so với học phí ở Việt Nam. Nhưng so với các nước có chất lượng giáo dục tương đương như Mỹ, Anh hay Úc thì học phí ở Canada có phần mềm hơn.
Hơn nữa, người du học Canada tự túc có thể chọn các khu vực. Chọn các trường học có mức học phí và sinh hoạt thấp hơn. Khi học tập ở Canada, du học sinh còn có thể làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần trong thời gian học. Làm toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Chỉ cần đủ khéo léo, đủ chăm chỉ thì du học sinh theo học chương trình sau trung học ở Canada hoàn toàn có thể tự kiếm sinh hoạt phí. Gia đình chỉ cần hỗ trợ học phí và các chi phí phát sinh khác là được.
Thay đổi phương thức học tập là một trong những khó khăn chính mà học sinh, sinh viên Việt Nam đang gặp phải. Ở Việt Nam, dù là học sinh cấp 2, cấp 3 hay sinh viên đại học thì các chương trình học trên lớp cũng rất nặng lý thuyết. Người học ít có cơ hội thực hành. Càng không có nhiều cơ hội tham gia các chương trình ngoại khóa. Hay chương trình hướng nghiệp….
Do đó, khi sang Canada. Khi tiếp xúc với môi trường học tập hoàn toàn khác của nước này. Học sinh, sinh viên dễ rơi vào tình trạng số vì cách học quá khác biệt. Ngoài ra, một vài thói quen xấu khi học tập ở Việt Nam như đi học trễ giờ, không tích cực khi làm bài tập nhóm, không chuẩn bị bài trước khi lên lớn, không tranh luận với giảng viên… cũng có thể khiến học sinh, sinh viên Việt Nam khó thích nghi.
Lên kế hoạch học tập rõ ràng
Bắt đầu thay đổi từ những điều nhỏ nhất
Khi du hoc o Canada hay của bất kì nước nào khác, để có thể thích nghi, cách tốt nhất là trở nên cởi mở với thay đổi và sẵn sàng thực hiện chúng. Hãy luôn sẵn sàng thử nghiệm những món ăn mới, hay đơn giản hơn, là đừng ngại bắt chuyện với người khác. Nếu bạn là du học sinh canada và luôn mạnh dạn giao tiếp với con người từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chắn chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều bổ ích mà chỉ ở Việt Nam sẽ không thể có, cùng với đó là sự hỗ trợ đáng kể từ những người bạn này khi học tập.
Tham gia vào các câu lạc bộ ngoại khóa ở trường
Việc tham gia vào các câu lạc bộ ngoại khóa sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường sự nghiệp tương lai của bạn. Tìm được sở thích mới hay đơn giản là những người bạn mới, là những lợi ích cơ bản nhất mà bạn có thể nhận được. Ngoài ra, một hồ sơ đại học với bảng thành tích hoạt động ngoại khóa đa dạng, cũng sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng sau này khi là du học sinh canada.
Cộng Đồng Lgbt Tại Phần Lan Qua Góc Nhìn Của Du Học Sinh Việt
Theo học chuyên ngành Kinh doanh Quốc Tế (IB) của trường ĐH Ứng dụng Khoa Học Seinajoki thuộc thành phố Seinajoki, Phần Lan, chàng trai du học sinh chuyển giới nam Trần Anh (SN 1994, Hà Nội) đã gắn bó với đất nước này gần 5 năm.
Cũng chính bởi vậy, cậu bạn được tiếp xúc với nền văn hóa nước ngoài và đã sớm hòa nhập với cộng đồng LGBT quốc tế. Ở một đất nước đã chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới như Phần Lan, có lẽ với mỗi người trong cộng đồng LGBT, đó là cả một niềm mơ ước.
5 năm gắn bó với cộng đồng LGBT Phần Lan là rất nhiều kỉ niệm và những điều thú vị chỉ ở đất nước này mới có. Cậu bạn đã không ngần ngại chia sẻ cùng Vietnammoi để các bạn trẻ Việt Nam có cái nhìn rõ ràng hơn về một đất nước Phần Lan với những bộ luật bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.
-Chào Trần Anh, khi còn là du học sinh mới bỡ ngỡ đặt chân đến Phần Lan, bạn đã làm thế nào để kết nối với các cộng đồng LGBT tại nước họ?
Khi mới nhập học, mình có tham gia nhiều hoạt động và giao lưu với người bản xứ và được các bạn giới thiệu về các tổ chức, cộng đồng và các website của LGBT. Cũng chính nhờ sự năng nổ, tích cực tham gia những hoạt động cộng đồng, ngoại khóa, mình đã có cơ hội tiếp xúc với các bạn trẻ trong cộng đồng LGBT tại Phần Lan và quốc tế.
-Bạn có thể chia sẻ cảm nhận của bản thân về cộng đồng LGBT tại Phần Lan hay những người bạn quốc tế thuộc cộng đồng mà bạn quen biết?
Cộng đồng LGBT của Phần Lan rất cởi mở, rất thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hưởng ứng theo các ngày lễ của Phần Lan nói riêng và của thế giới nói chung. Các thành viên thuộc cộng đồng LGBT Phần Lan hầu hết đều tốt bụng, tư tưởng hiện đại, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ các bạn LGBT quốc tế sinh sống, làm việc và học tập tại Phần Lan.
Mình cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các bạn ấy từ chuyện học tập, nhà cửa cho đến những vấn đề trong cuộc sống.
Nhiều lắm, kể không hết ấy chứ! Vì mình ở Phần Lan 5 năm nên đã gắn bó với rất nhiều cộng đồng LGBT lớn nhỏ, tham gia kha khá các hoạt động của các bạn trẻ bên này.
Nghe có vẻ khô khan nhưng chính chúng lại giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mình và mỗi bạn trẻ trong cộng đồng vì những thông tin hữu ích từ mỗi cuộc trao đổi, giao lưu.
Phần lớn tất cả mọi sự kiện đều chào đón bè bạn quốc tế. Mình luôn được hỗ trợ thông tin bằng tiếng Anh trong mọi sự kiện. Có những sự kiện được tổ chức dành riêng cho cộng đồng LGBT của Phần Lan tuy nhiên cũng không thiếu sự xuất hiện của các thành viên quốc tế.
-Với bạn, chính sách nào của Phần Lan dành cho cộng đồng LGBT được xem là đáng chú ý nhất?
Bên cạnh những chính sách mới nhất dành cho LGBT đã được toàn cầu hoá, tháng 3 vừa qua, chính phủ Phần Lan đã chính thức hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. Đây có lẽ không chỉ là một tin tức, chính sách đáng chú ý mà còn là giấc mơ của rất nhiều người.
Phần Lan với mình tựa như “thiên đường” vậy, không chỉ bởi sự cởi mở của cộng đồng LGBT mà còn nhờ những chính sách của chính phủ luôn tạo điều kiện cho chúng mình.
-Nghe thì có vẻ màu hồng thật nhưng có bao giờ anh nhận được ánh mắt kì thị, tò mò, soi mói của người bản địa?
Tất nhiên là dù ở bất cứ nơi đâu cũng khó tránh khỏi có người này, người kia. Ở một số tỉnh, thành phố tại Phần Lan vẫn còn những cái nhìn chưa thực sự cởi mở và đón nhận LGBT.
Tuy nhiên trên mặt bằng chung, người dân Phần Lan không có sự soi mói hay kì thị LGBT. Mình cảm thấy rất mừng vì điều đó và hầu như chưa từng bị mặc cảm khi bước ra đường.
-Trở lại Việt Nam sau 5 năm tiếp nhận nền văn hóa từ cộng đồng LGBT Phần Lan, bạn có thấy tiếc nuối?
Nói không tiếc và không nhớ những ngày tháng bên đó thì là dối lòng quá. Nhưng với mình, Việt Nam mới là quê hương, là nơi có gia đình và hơn hết là có cả những người bạn thuộc cộng đồng LGBT nhưng chưa nhận được môi trường, nền văn hóa, chính sách cởi mở như ở nước ngoài. Mình vẫn hy vọng có thể về Việt Nam và tham gia tích cực vào các hoạt động, góp công sức xây dựng cộng đồng mạnh và bền vững hơn.
-Về Việt Nam, bạn vẫn giữ sự năng động và có tham gia vào các nhóm, hội LGBT như tại Phần Lan chứ?
Đương nhiên rồi. Mình có tham gia một số chương trình dành cho LGBT như Vietpride, nhóm của cộng đồng người chuyển giới. Trước đây mình cũng từng vinh dự được tham dự Hội thảo về sửa đổi bộ luật dân sự dành cho người chuyển giới và là một đại biểu đại diện cho nhóm chuyển giới nữ sang nam (FTM).
-Nếu được thay đổi, bạn có muốn thay đổi hoặc bổ sung điều gì đó trong luật Việt Nam dành cho người LGBT để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng không?
Nhiều lắm…Có lẽ việc hợp pháp hoá kết hôn đồng giới hay cho phép được chuyển giới trong nước dưới sự cho phép của Pháp luật đều là ước mơ không chỉ của riêng mình mà còn là của đa số thành viên trong cộng đồng LGBT Việt Nam.
Bên cạnh đó còn rất nhiều những điều mà mình và toàn thể cộng đồng LGBT ao ước được thực hiện, được hợp pháp để phần nào giúp đỡ cho cuộc sống của người đồng tính, người chuyển giới… trong cộng đồng. Mình và các bạn trẻ cũng không ngừng nuôi hy vọng sẽ sống tích cực và làm việc để xã hội cũng có những cái nhìn thoáng hơn về cộng đồng LGBT, không còn những định kiến cổ hủ nữa.
– Cám ơn Trần Anh rất nhiều vì những chia sẻ chân thành này. Rất hy vọng những mong mỏi của bạn sẽ sớm được thực hiện.
Hot boy Lin Jay bật mí kinh nghiệm ‘mặc cực chất’ trong chương trình LGBT Đẹp
Đây là lần đầu tiên chàng hot boy chuyển giới Lin Jay chia sẻ về kinh nghiệm lựa chọn đồ “cực chất” cho chuyển giới …
Tú Lơ Khơ chia sẻ bí quyết nẹp ngực, chọn quần áo lịch lãm cho chuyển giới nam
Với vóc dáng nhỏ của cơ thể cũ là nữ giới, ít có điều kiện sử dụng liệu pháp y học can thiệp, nhiều bạn …
Nghe Cựu Du Học Sinh Việt Nam Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Học Malaysia
Bài viết sẽ hơi dài đấy, nếu bạn không có nhiều thời gian để đọc thì nhớ lưu lại bài viết này, đừng để như mình, nhớ mang máng là đọc ở đâu rồi mà tìm không ra.
1. Du học Malaysia tốt không?
Học ở Malaysia có tốt không? Nên học Malaysia hay Singapore? Em nghe nói “đã du học thì phải học Úc, Anh hay cùi nhất cũng là Singapore chứ Malaysia có gì mà học” như vậy có đúng không chị?
Ngày xưa đi học Malaysia cũng vì mấy lý do như sau:
Bằng cấp được công nhận với chi phí hợp lý
Bệ đỡ cho tìm việc khu vực Đông Nam Á
Chương trình học nhanh, tiết kiệm thời gian
1.1 Đặt kỳ vọng vào bằng cấp như thế nào cho đúng
1.2 Việc làm sau khi du học Malaysia
Lao động từ Malay sang Sing bao giờ cũng có sự hỗ trợ của nhà nước tốt hơn. Nguyên nhân chính là vì Singapore đang phụ thuộc vào Malaysia về các nguồn lực sản xuất, nước sinh hoạt… Tức là nếu tìm được việc ở Malay, mình có thể sang Sing dễ dàng hơn và từ đây bật đi các thị trường khác trong khu vực. Đó, ngày đó suy nghĩ đơn giản vậy và cứ thế nộp đơn xin vào học thôi.
1.3 Học nhanh, tiết kiệm thời gian còn ra trường đi làm nữa chứ!
Chương trình 2+1 cho phép sinh viên học 2 năm tại Malaysia và 1 năm tại quốc gia có đơn vị cấp bằng. Bằng 3+0 được hoàn thành toàn bộ tại Malaysia.
Nói là nó tiết kiệm thời gian vì nếu mình đi học từ lớp 11, thêm 1 năm dự bị và 3 năm đại học, chỉ cần 4 năm là có bằng. Thay vì đến 22 tuổi mới bắt đầu tìm việc, bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng về bằng cấp khi cuối 20 tuổi. Uyên còn biết có bạn, đi học từ lớp 11 và đã có bằng thạc sĩ ở tuổi 24 – với đặc điểm ngành nghề thiên về khoa học nghiên cứu – nhu cầu cao ở Malay, bạn đó xin được việc ngay sau đó và giờ đang làm cho chi nhánh nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á đặt tại Sing.
2. Chi phí du học Malaysia hết bao nhiêu tiền?
2.1 Học phí các khoá học ở Malaysia
Ngoài các trường đại học công lập, ở Malaysia hiện có ba loại trường tư và học phí cũng có sự khác nhau giữa 3 loại khác nhau:
Private college (tương tự như loại hình đại học tư thục nhưng với quy mô hẹp hơn, chỉ chuyên về một hoặc một số ngành học nhất định)
Trường đại học tư của Malaysia
Trường đại học quốc tế
Ngành học khác nhau học phí cũng khác nhau
Quản trị kinh doanh: RM 30,000 – RM 40,000 (khoảng 165 – 220 triệu đồng)
Kĩ thuật RM 46,000 – RM 52,000 (khoảng 253 – 286 triệu đồng)
Công nghệ thông tin: RM 33,000 – RM 43,000 (khoảng 182 – 237 triệu đồng)
Y dược: RM 250,000 – RM 333,000 (khoảng 1,4 – 1,9 tỷ đồng)
(RM 1 = 5,500 VND – tỉ giá tháng 10, 2018)
2.2 Sinh hoạt phí du học sinh tại Malay
Mình cũng hỏi một số bạn thì được chi phí sinh hoạt du học malaysia mới nhất là như thế này:
Tiền sách vở, dụng cụ học tập: 2 triệu/kỳ.
Tiền nhà ở: 2 triệu/tháng.
Tiền ăn uống, vui chơi, mua sắm, tập Gym…: 4 – 4.5 triệu/tháng.
Như vậy chi phí sinh hoạt tại Malaysia rơi vào khoảng dưới 10 triệu đồng/tháng, tương đương với các thành phố lớn tại Việt Nam.
2.3 Một số chú ý về chi phí đi học
Nên liên hệ trực tiếp với trường hoặc khoa bạn định học để hỏi chính xác học phí cho khóa học.
Có rất nhiều chi phí ẩn. Vì vậy, các bạn phải cẩn thận với ngân sách du học của mình (Nhìn rẻ mà có thể thành đắt, 1 học kỳ 5 môn thì học phí thực đóng là khoảng hơn Rm 10K)
Luôn hỏi lý do nộp tiền và hoá đơn với trường khi đóng tiền.
Quay trở lại danh sách nội dung chính
3. Học bổng du học Malaysia
Về học bổng chính phủ thì điều kiện tương tự các học bổng nước khác thôi – chủ yếu dựa trên thành tích học tập. Điểm trung bình GPA 3.5/4.0 hệ cử nhân (nếu bạn đăng kí học bổng sau đại học), GPA 3.5/4.0 trở lên hệ thạc sĩ (dành cho người đăng kí học bổng sau tiến sĩ). Điều kiện về trình độ tiếng anh thì chỉ cần tối thiểu IELTS 6.5 hoặc TOEFL pbt 580, TOEFL ibt 92, TOEFT cbt 230. Vì môi trường học tập tại Malaysia sử dụng hoàn toàn bằng tiếng anh.
Học bổng từ trường của Malaysia thì nhiều lắm nên các bạn cũng cứ bình tĩnh và tìm kiếm thật kỹ. Thông thường các trường cũng dựa trên GPA và Tiếng Anh để cấp và chia thành nhiều đợt trong năm trước các mùa tuyển sinh.
3.2 Làm sao để tìm được học bổng
Làm sao để tìm được học bổng du học Malaysia khi thành tích học tập và tiếng anh cũng chỉ ở mức bình thường?
Tùy theo điều kiện của các bạn để mà chấp nhận mức hỗ trợ bao nhiều là phù hợp. Như trong trường hợp của mình, thì mình có thể đi học khi được hỗ trợ ít nhất 50% học phí. Và, vì điều kiện có hạn như gia đình một vậy, bản thân phải xác định ngay từ đầu là mình không thể “ước gì được nấy” được, như câu nói đùa với nhiều bạn rằng: “Người nghèo luôn có ít sự lựa chọn hơn người giàu!”. Mình cần biết khả năng vừa được học bổng, vừa được vào trường mình muốn học là rất khó, nên quyết định “hy sinh” và “cân bằng” giữa hai yếu tố.
Như vậy bạn nên sẽ chọn một ngôi trường không phải danh giá và đẳng cấp nhất, nhưng nó hào phóng nhất với bạn và khả thi nhất để mình chạm đến. Nên việc đầu tiên, sẽ khuyên các bạn là cân nhắc, khoanh vùng và tập trung vào những đối tượng phù hợp nhất!
Quay trở lại danh sách nội dung chính
4. Điều kiện du học Malaysia cần những gì?
4.1. Yêu cầu GPA và Tiếng Anh như thế nào?
Bằng cấp 3 của Việt Nam có vào thẳng đại học năm nhất không?
Điều kiện để vào học các chương trình bân này cũng tương tự các nước khác, xoay quanh điểm trung bình môn GPA và điểm tiếng anh IELTS / TOEFL.
4.2 Cho em hỏi điều kiện hồ sơ du học Malaysia cần những giấy tờ nào? bao lâu có visa du học?
Hộ chiếu
8 Hình 4×6 (nền xanh)
Bằng cấp cao nhất, học bạ/bảng điểm
CMND, IELTS (nếu có)
Lệ phí đăng kí nhập học (tùy trường).
Thời gian xin visa: sẽ giao động từ 6 – 8 tuần.
4.3 Chú ý về điều kiện đi học
Các bạn nên chuẩn bị tiếng anh thật tốt trước khi sang để dễ dàng bắt kịp với cuộc sống ở bên này. Thực tế thì không phải nơi nào, ai người ta cũng nói tiếng anh đâu. Chỉ có các khu vực trung tâm thì mới dùng thôi, và phát âm nhiều khi còn sai nữa. Chính vì vậy học tiếng anh là điều kiện cơ bản bắt buộc. Nhiều bạn được bố mẹ cho tiền đi học nên rất hay ỉ lại vào các khoá tiếng anh của trường. Tất nhiên trường nào nó cũng sẽ mở các lớp tiếng anh dành cho các học sinh chưa có tiếng anh để theo khoá chính, nhưng không có nghĩa là các bạn không cần biết tiếng anh khi qua.Kể cả các bạn ở Việt Nam đã thi được IELTS điểm cao, đủ điều kiện IELTS là 1 đường, nói chuyện được, giao tiếp được lúc mới sang là hoàn toàn khác nhau.
Quay trở lại danh sách nội dung chính
5. Chọn ngành học, trường học như thế nào?
Chị có thể cho em biết cách chị tìm thông tin lúc chị bắt đầu tìm hiểu về du học Malaysia không ạ?
Ngày xưa khi bắt đầu có kế hoạch du học Malaysia, mình có may mắn là đã biết mình muốn gì và cần gì và việc du học nó chỉ gói gọn trong tìm trường có offer học bổng cao nhất. Tuy nhiên nếu để đưa lời khuyên thì các bạn nên:
Các bạn hãy tập trung hơn vào các câu hỏi cụ thể như: Ngành này làm gì? là những vị trí nào và yêu cầu những kỹ năng gì? Những yêu cầu đó có phù hợp với tính cách, năng lực, sở trường của mình hay không?…
Hãy bỏ qua tâm lý học gì dễ kiếm việc lương cao, bỏ ngay từ khi có ý định đi du học, vì nếu đặt câu hỏi sai thì câu trả lời các bạn nhận được cũng không thể đúng. Đừng đặt tìm việc nhẹ nhàng lương cao trở thành mục đích của du học.
Một số câu hỏi tự đặt ra khi tìm hiểu thông tin du học Malaysia
Malaysia mạnh về những gì và nhu cầu nhân lực trong các năm tới nghiêng về các khối ngành nào ?
Tìm hiểu thêm sinh viên quốc tế chọn đất nước này vì lý do gì? có những loại trường nào? Những chương trình nào được chọn học nhiều nhất? Vì sao?
Vào các trang web tuyển dụng hay thông tin việc làm (Linkedin) để đọc các bài báo đánh giá về thị trường việc làm, khối ngành có số lượng tuyển dụng cao nhất, vị trí được tuyển nhiều và yêu cầu cho các vị trí công việc trong ngành?
Đăng ký vào các hội thảo du học Malaysia để được các thông tin nhanh nhất về ngành và các trường. Cái này dùng để tham khảo thôi. Về còn phải ngồi lọc ra chán.
Cái ông Malaysia này rất nhanh nhạy với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là khao khát muốn sang tây của học sinh Châu Á.
Từ đó mình không cần quá kỳ vọng vào các thành tích học thuật hay ranking của trường. Ranking và nghiên cứu học thuật của các trường tại chắc chắn không mạnh.
Và cũng vì thế mà đất nước này sẽ đánh vào trải nghiệm học tập, môi trường dạy học và các điều kiện khác – cái họ làm tốt nhất. Vì vậy, chúng ta nên đặt kỳ vọng cao cho cơ sở vật chất của trường, đặc biệt là phòng hỗ trợ sinh viên quốc tế của trường – đây là nơi mình hỏi han mọi thứ, đóng tiền các thể loại nên không thể không quan tâm.
Về việc làm ở Malaysia: các bạn sinh viên bên này vẫn thích tìm việc qua các trang web tuyển dụng online vì đây là cách cập nhât thông tin tuyển dụng hiệu quả nhất. Các bạn có thể nghiên cứu một số trang như:
Tóm lại là chỉ làm vài gợi ý như vậy giúp các bạn có cách tư duy đúng và cái nhìn tổng quan về du học. Chị nghĩ là ai cũng đều có thể làm được nếu chịu khó bỏ thời gian tìm kiếm, mạnh dạn hỏi và biết một chút tiếng anh. Còn nếu lười tìm hiểu mà muốn người khác bê đến cho mình ăn sẵn thì mất tiền là điều tất nhiên.
6. Du học Thạc sĩ ở Malaysia
Chị ơi em muốn học lên Master và chuyển ngành vì em thấy ngành em đã học ở Việt Nam nó không phù hợp với em nữa. Tuy nhiên em lại không muốn học lại đại học vì tốn tiền và thời gian. Chị có thể cho em thông tin về đi học thạc sĩ ở Malay được không ạ?
Về cơ bản, chị nghĩ có thể chia việc học sau đại học (Master) thành hai hướng:
Professional ( học để đi làm)
Academic (học để nghiên cứu, đi theo hướng học thuật, có thể học lên cao PhD)
Nếu em chọn đi theo hướng 2 thì việc chuyển ngành em học ở Đại Học sẽ là rất quan trọng, ngược lại, theo hướng số 1 thì điểm trung bình (GPA) và ngành ở Đại Học tại Việt Nam lại không quá quan trọng. Ví dụ em có thể học đại học chuyên ngành Kỹ sư nhưng hoàn toàn có thể học Master về ngành Kế toán vì học theo hướng Professional mục đích cuối cùng của em là làm việc. Em chỉ cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó thì khi apply khoá Master ở đâu người ta cũng nhận chứ không riêng gì Malaysia.
Cuối cùng, để du học hay làm cái gì thành công, các bạn cứ tâm niệm rằng nỗ lực mà các bạn cam kết bỏ ra mới là điều quan trọng nhất. Kết quả chưa được như mong muốn chẳng qua vì nỗ lực chưa đủ. Vì vậy cứ hãy mạnh dạn hỏi, mạnh dạn tìm hiểu, mạnh dạn dấn thân.
Nguồn: Tin tức Malaysia
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Malaysia Từ Góc Nhìn Của Cựu Du Học Sinh trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!