Bạn đang xem bài viết Du Học Canada: Đi Rồi Tại Sao Lại Muốn Trở Về? được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thỉnh thoảng trên các diễn đàn của du học sinh tại Canada nói riêng và quốc tế nói chung lại có một số post nói về nhu cầu muốn quay trở lại Việt Nam và cần hỗ trợ. Vì sao đi rồi tại sao lại muốn trở về? Có phải là do đi du học […]
Thỉnh thoảng trên các diễn đàn của du học sinh tại Canada nói riêng và quốc tế nói chung lại có một số post nói về nhu cầu muốn quay trở lại Việt Nam và cần hỗ trợ. Vì sao đi rồi tại sao lại muốn trở về? Có phải là do đi du học quá khổ quá cực hay vì một lí do nào khác? Tình cảnh tréo ngoe, có lẽ phải đọc mới thấu.
1. Đi rồi Tại sao lại muốn trở về (Nguyên nhân)?Đừng vội trách người trong cuộc mà hẵng lắng nghe họ. Bởi không phải nguyên nhân nào các bạn cũng có thể cố gắng là vượt qua. Nếu tóm gọn, các nguyên nhân đều có thể tách làm 2 nhóm, đó là khách quan và chủ quan.
1.1. Nguyên nhân khách quanLí do tài chính có lẽ là lí do phổ biến và chí mạng nhất mà các bạn du học sinh tại Canada dễ dàng gặp phải. Có thể trước khi đi các bạn không tìm hiểu kĩ, phó mặc hoàn toàn cho nguồn tin trên mạng hoặc nguồn tin của tư vấn không “tâm”. Bố mẹ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần lo cho con khoản tiền của năm học đầu tiên. Sau đó các bạn có thể được thả nổi để tự “bơi”, tự “quẫy” và tự kiếm ăn.
Tuy nhiên đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm, đơn giản vì du học là để phục vụ cho sự nghiệp lâu dài, vì vậy cùng đòi hỏi một nguồn lực tài chính phải đủ vững chắc mới có khả năng đầu tư, duy trì. Không thể bán nhà bán cửa, cầm cố cần câu cơm để chạy theo, cho con đi du học bằng mọi giá được.
[Tìm hiểu: Chi phí Du học tại Canada hiện nay cần bao nhiêu?]
Gia đình tại Việt Nam có chuyện
Quá trình các bạn sang đây, ít nhất là khoảng thời gian 1,5 năm xa gia đình. Lâu hơn thì có thể là 4 năm học và nhiều hơn, có bao nhiêu việc có thể xảy ra trong thời gian này. Không phải là mình muốn nói gở miệng nhưng đơn giản rằng ở trong đời không ai có thể nói trước được điều gì. Dù kể cả bạn đang ở nước ngoài thì cuộc sống của gia đình bạn ở Việt Nam cũng đang tiếp diễn. Chỉ cần một biến cố cũng có thể khiến bạn phải dừng chân trên con đường du học.
1.2. Nguyên nhân chủ quanÁp lực tâm lý có thể đến từ nhiều nguyên do khác nhau. Việc các bạn bị stress do phải xa gia đình, sốc văn hóa, rào cản ngôn ngữ, áp lực học tập,… đều là những mầm mống có thể dẫn đến việc bị trầm cảm và lo lắng. Nhiều khi các bạn sống trầm tính, lại vô tình học tại khu vực vắng vẻ, thưa thớt hay bị kìm kẹp trong môi trường homestay không phù hợp cũng là một lí do.
Chính các bạn cũng hiểu rõ rằng, để bản thân có được ngày hôm nay, bố mẹ các bạn đã phải tiêu tốn rất nhiều, cố gắng và dành dụm rất nhiều để giúp các bạn được đi học. Chính vì vậy mà nhiều bạn không muốn bố mẹ lo lắng đã không dám tâm sự, mở lòng khiến tâm lý lại càng thêm nặng nề.
Có một số bạn nghe những lí do mình kể ở đây và sẽ nói rằng chính các bạn cũng gặp và đã tự bản thân nỗ lực vượt qua. Không phải là mình không tin các bạn nhưng mỗi người lại có một khả năng và sức chịu đựng khác nhau. Không thể vì thế mà đồng nhất tất cả mọi người và mọi vấn đề được.
Nhiều bạn du học sinh trước khi sang Canada vẫn nằm trong vòng tay bao bọc của bố mẹ, người thân. Giao tiếp hạn hẹp, loanh quanh vòng tròn luẩn quẩn đi học về nhà, đi học về nhà, thiếu hoạt động ngoại khóa, thiếu kĩ năng tự chăm sóc bản thân,… Như vậy khi không còn người để bấu víu, cũng không quyết tâm cải thiện bản thân ắt hẳn sẽ không thể sống tốt được.
2. Những việc cần làm lúc này 2.1. Tham khảo ý kiến những người xung quanh và lắng nghe bản thânNhiều khi đơn giản các bạn kể ra chỉ vì muốn có người lắng nghe và ở đó vì bạn. Nhiều khi các bạn cũng chỉ chia sẻ sau khi đã suy nghĩ rất kĩ và mong muốn tìm được con đường giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất. Phần lớn bản thân các bạn ấy cũng tự ý thức được rằng bản thân mình may mắn. Nhiều người khác mong muốn ở vị trí của mình mà không được. Chính vì vậy hãy là nơi lắng nghe và góp ý hợp lý, đừng nhảy bổ vào chặn đầu những chia sẻ của bạn.
2.2. Thử tìm cách cải thiệnNhư mình có nói ở trên, có thể phân loại các nguyên nhân ra thành 2 nhóm: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là thứ mà các bạn không thể một mình cải thiện được. Lúc này nếu không nhận được sự trợ giúp kịp thời từ gia đình, người thân hoặc các tổ chức thì các bạn chỉ còn cách duy nhất là trở về Việt Nam. Nếu gặp vấn đề tài chính, hãy liên hệ với văn phòng trường để hỏi về thông tin học bổng, gói trợ giúp tài chính.
Còn về nguyên nhân chủ quan, khi mà các bạn có thể bị sốc văn hóa, rào cản ngôn ngữ, sức học không theo được hoặc quá ư áp lực, hãy suy nghĩ về việc thay đổi môi trường. Tạm nghỉ trong quá trình bảo lưu cũng là 1 lựa chọn, để bạn tĩnh tâm và có thể trau dồi khả năng ngoại ngữ, khả năng thay đổi ngành học.
2.3. Tìm hiểu xem bạn còn có thể lấy lại học phí không?Mỗi trường lại có những chính sách khác nhau trong vấn đề hoàn trả học phí. Có trường hoàn lại, có trường không. Có trường yêu cầu bạn phải hủy visa mới hoàn tiền, có trường lại không cần điều kiện đó. Trường sẽ trừ phí hoàn tiền, nhiều hay ít thì cũng tùy trường hợp.
Các bạn hãy lên văn phòng hỗ trợ sinh viên hoặc du học sinh quốc tế để trình bày lí do và hỏi kĩ lại thủ tục. Đối với các bạn đi theo diện SDS, Scotiabank cũng có chính sách hoàn tiền được quy định hết sức rõ ràng. Chính vì vậy mà các bạn đừng lo lắng quá. Tuy nhiên bạn nên đến gặp ngân hàng ít nhất 1 tháng trước khi về nước để hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết.
[Tìm hiểu: Giấy GIC và cách rút tiền, hoàn tiền sau khi đến Canada]
2.4. Nên có kế hoạch hay hướng đi khi trở về Việt NamĐúng vậy, học tại Canada có cái khó riêng và học tại Việt Nam cũng có cái khó riêng. Kể cả đặc trưng của môi trường xin việc cũng có những mặt trái hay khó khăn nhất định. Chính vì vậy mà các bạn đừng thấy Canada khó mà đã muốn về Việt Nam ngay vội. Hãy nghĩ xem về Việt Nam mình còn muốn học ngành đó không, học trường nào, học phí ra sao, đầu vào. Học xong thì phát triển thêm về học thuật hay muốn đi làm,… Hãy có kế hoạch cụ thể, hay ít nhất là hướng đi để sau khi trở về bạn không còn phải nuối tiếc.
Vì Sao Du Học Sinh Việt Nam Một Đi Không Trở Về
Trong số 13 nhà vô địch chương trình đường lên đỉnh Olympia và được đi du học thì 12 người đã không trở về, hầu hết các sinh viên du học sau khi tốt nghiệp đều muốn ở lại nước ngoài làm việc.
Phan Mạnh Tân quán quân năm thứ 2 chương trình đường lên đỉnh Olympia (học sinh từ trường THPT Năng khiếu Hà Tĩnh), đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và đã đi làm ở công ty IBM, Melbourne, Australia.
Huỳnh Anh Vũ quán quân năm thứ 8 chương trình đường lên đỉnh Olympia, có điểm số rất cao trong trận chung kết (325 điểm), là một trong hai người hiếm hoi được giữ lại làm giảng viên ngành kinh tế trường ĐH Swinburne
Con số thống kê cho thấy có 70% số du học sinh sau khi tốt nghiệp đã chọn ở nước ngoài chứ không về nước.
Vì sao du học sinh không muốn về nước
Các sinh viên khi du học ở các nước tự do, việc đầu tiên là cần thích nghi với môi trường cởi mở nơi đây. Nhưng sau khi thích nghi cuộc sống nơi đầy rồi họ lại không còn muốn về nước nữa, bởi họ không muốn về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, ngay cả du học về nhiều khi vẫn phải có tiền mới mong xin được việc .
Môi trường ở nước ngoài khác biệt hoàn toàn ở trong nước, các du học sinh ra nước ngoài đã quen với cung cách dám nghĩ dám làm, nói những điều thực vời lòng mình, còn ở trong nước nói ra điều gì cũng phải dè chừng xem ý lãnh đạo thế nào mới dám nói, không thể sống thực với chính mình.
Nếu về nước làm việc nhiều khi không phát huy được sở trường sở học của mình, trang thiết bị trong nước yếu kém và thiếu thốn, dữ liệu phụ vụ nghiên cứu không có. Chưa kể cần phải có những mối quan hệ thì mối tồn tại phát triển được.
Thực tế cho thấy có những trường học sau khi du học về nước lại phải làm những việc trái với sở trường, lại phải lo lắng xây dựng các mối quan hệ với lãnh đạo cho tốt, khiến tài năng cũng như ước mơ hoài bão bị thui chột theo thời gian.
Chưa kể nếu về nước thu nhập thấp không tương xứng với cống hiến, lại phải đối mặt với tệ nạn con ông cháu cha đầy rẫy trong các cơ quan, DN nhà nước.
Một sinh viên kiến trúc học tại Pháp, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sỹ cho trang ngoisao biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Ở đây, em đang có cơ hội việc làm. Một năm làm việc ở đây có thể bằng nhiều năm làm việc tại VN. Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo “.
Đ một trong những sinh viên hiếm hoi có được tấm bằng tiến sĩ khi mới ngoài 20 tuổi chia sẻ với trang ngoisao rằng: “Những gì chúng em được học và muốn làm thì rất khó thực hiện ở Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về vấn đề thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người và đặc biệt là sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp”.
Thanh Tuấn là một du học sinh tại Mỹ cho RFA biết: “vấn đề xin việc làm hay vào công ty của Việt Nam thì phải là con ông cháu cha, phải đút lót. Bên này, vấn đề đó dựa vào thực lực của mình nhiều hơn. Và bên này, tốt nghiệp ra đi làm với đồng lương căn bản mới bắt đầu thì mọi người vẫn sống đủ chứ không phải quá chật vật như bên Việt Nam. Còn với một số bạn nhà có cơ sở ở Việt Nam muốn
quay về làm cho nhà thì cũng tốt, nhưng đa số mọi người muốn ở lại chứ không muốn đi về tại vì cuộc sống bên này tốt và thoải mái hơn. Hơn nữa là tự do hơn và được thể hiện hơn.”
Một du học sinh nữa ở Mỹ cho RFA biết rằng : ” lý do khiến đa số muốn ở lại Mỹ là về Việt Nam chính quyền không biết trọng dụng nhân tài. Giống như anh có tiền nhiều anh sẽ được chức cao hoặc công việc tốt; Còn nếu anh không có tiền cho dù có tài cũng không có được.”
Còn việc trang thiết bị của một trường đại học đối với chúng ta hiện nay thực sự là vấn đề bức xúc, mặc dù trong các năm gần đây đã được sự đầu tư nhiều hơn từ nhà nước, trang thiết bị của chúng ta còn quá ít ỏi và quá lạc hậu so với nhiều nước trong vùng, chứ chưa nói tới các nước đã phát triển”
Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng từ Canada cũng chia sẻ với vnexpres rằng: “tôi không biết phải bắt đầu như thế nào ở Việt Nam bởi lẽ điều kiện ở đây còn quá thấp. Các trường đại học chưa có hoặc chỉ mới sơ sài những ngành nghề mà chúng tôi được học ở nước ngoài. Thêm vào đó là trường đại học lại không tiếp nhận và tin tưởng những cái mới của chúng tôi. Nói cách khác nếu trở về Việt Nam, thật sự chúng tôi không có điều kiện để phát triển khả năng. Với tình hình như vậy xin hỏi có người trí thức nào muốn trở lại Việt Nam làm việc không?”
Anh Nguyễn Hải Nam hiện đang công tác ở Mỹ chia sẻ ý kiến của mình trên vnexpress rằng: “Nhiều đề tài cấp nhà nước tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng về giá trị khoa học cũng như thực tiễn nó chỉ giúp đánh bóng hoặc làm dày thêm ngăn kéo vốn đã đầy của Bộ KHCN&MT. Mặt khác sự quản lý lỏng lẻo trong việc quyết toán đề tài đã biến nguồn kinh phí này trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tham nhũng (ví dụ: như sự mua bán hoá đơn chứng từ, những hợp đồng khoa học khống…). Trong khi đó ở đại đa số các trường đại học, nhiều cán bộ khoa học rất cần nguồn kinh phí của nhà nước, dù là rất nhỏ để hoạt động và tồn tại. Điều này dẫn đến thực trạng là đa số máy móc trong phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay hết sức cũ kỹ và lạc hậu, nhiều cán bộ có điều kiện ra nước ngoài thực tập không biết cầm pipet thí nghiệm như thế nào”.
Vậy để thu hút du học sinh trở về nước làm việc, thì cần phải có môi trường tốt để thu hút du học sinh và những người tài trở về, nếu không những tài năng của đất nước sẽ một đi không trở về.
Chương trình đường lên đỉnh Olympia, mỗi năm tổ chức một lần, được xem là sân chơi đỉnh cao trí tuệ trẻ ở Việt Nam, được ĐH Kỹ thuật Swinburne Úc trao tặng 100% học bổng.
Thế nhưng những chương trình như thế giống như sàng lọc những học sinh giỏi nhất cho nước ngoài, khi mà chỉ 1 trong số 13 quán quân chương trình này trở về nước.
Ngọn Hải Đăng
Theo chúng tôi
Xin Visa Du Học Canada, Tại Sao Lại Rớt?
Hiện nay việc xin Visa du học Canada dường như là một điều khá dễ dàng và không cần phỏng vấn. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn đậu Visa ngay từ lần đầu tiên. Việc rớt visa du học tại Canada bắt đầu từ đâu ? Hãy tìm hiểu cùng Prosfa nào!
Khi xét đến hồ sơ của bạn, nhất là những bạn đi theo diện ” Chứng minh tài chính “, Lãnh sự quán có thể không tin rằng gia đình có nguồn thu nhập đủ để lo cho bạn đi du học. Cũng có thể Lãnh sự quán cho rằng hồ sơ tài chính của bạn không minh bạch. Tùy vào mức độ đáng tin cậy trong hồ sơ của bạn mà Lãnh sự quán có thể mời bạn lên phỏng vấn hoặc đánh rớt hồ sơ của bạn mà không cần giải thích.
Thông tin cá nhân không rõ ràng:
Khi khai thông tin cá nhân hay thông tin gia đình, bạn nên khai một cách chính xác và đúng sự thật. Nếu che giấu việc có người thân đang sinh sống tại Canada hay khai không đúng về số người thân trong gia đình để giảm bớt gánh nặng tài chính thì bạn cũng có thể bị đánh rớt không thương tiếc. Bên cạnh đó việc khai không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến việc xin Visa du học Canada hay du lịch sau này của bạn hoặc người thân của bạn.
Quá trình học tập hay kế hoạch tương lai không rõ ràng:
Nếu trong thời gian học bạn có bảo lưu để học chương trình Anh Văn hoặc đi làm thì bạn nên có các giấy tờ chứng nhận về việc này. Đặc biệt là nếu bạn thất nghiệp hay không có giấy tờ chứng minh mình đã làm gì, học gì, tại đâu trong khoảng 3 tháng trước thời gian bạn xin Visa du học Canada thì khả năng rớt Visa của bạn sẽ rất cao vì Lãnh sự quán cho rằng bạn không phù hợp và có thể trở thành gánh nặng kinh tế cho đất nước họ.
Ngoài ra bạn khai về dự định học tập của bản thân mình trong tương lai tại Canada, bạn cũng cần viết một cách hợp lý, rõ ràng và chi tiết để cho Lãnh sự quán có thể tin tưởng và cho bạn cơ hội đến Canada để du học. Tốt nhất bạn nên tìm cho mình một trung tâm uy tín, luôn theo sát và đồng hành cùng bạn để có thể giúp bạn trình bày với Lãnh sự quán một cách tốt nhất.
Ngoài ra trong các bước làm giấy tờ hay trong quá trình nộp có gì đó sai sót có thể dẫn đến việc bị rớt Visa một cách đáng tiếc. Do đó trước khi nộp xin Visa du học Canada bạn nên kiểm tra lại thật cẩn thận và đảm bảo không có sai sót để không phải bị rớt khi xin Visa.
Đôi khi thủ tục giất tờ đã đầy đủ nhưng kết quả khám sức khỏe lại không như ý muốn. Thông thường khi đó Lãnh sự quán sẽ cho bạn thời gian và yêu cầu bạn phải hạ mức lây nhiễm xuống mức thấp ( lao, viêm gan B,.. ) hoặc điều trị bệnh trong thời gian nhất định. Nếu hết sẽ được xem xét cấp Visa du học Canada.
CÔNG TY TNHH PROSFA: 🏢Văn phòng: phòng 102, lầu 1, 43 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1, TP.HCM 📧Email: hello@prosfa.vn 🌎Website: www.prosfa.vn ☎️Hotline: 0907018834
Du học Canada có cần phỏng vấn không?
Những điều cần biết khi đi du học Canada
Học sinh có nên du học Canada không?
Du học Canada không cần chứng minh tài chính
Du Lịch Mỹ Rồi Trốn Ở Lại
ĐI DU LỊCH MỸ TRỐN Ở LẠI NÊN HAY KHÔNG?
Định cư Mỹ từ lâu đã là giấc mơ của rất nhiều người Việt. Họ đã và đang từng ngày hiện thực hóa giấc mơ Mỹ, bằng đủ mọi cách để trở thành công dân của quốc gia tự do này. Có người chấp nhận chờ đợi 10 – 14 năm để hoàn thành hồ sơ bảo lãnh. Người thì cố gắng “săn” một anh Tây nào đó để thuận lợi nhập tịch. Người chấp nhận mất hàng tỉ bạc cho hợp đồng hôn nhân giả để được định cư Mỹ. Và cũng có trường hợp khách hàng tìm đến các công ty lữ hành để Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại.
Ngày càng nhiều du khách Việt Nam đi du lịch Mỹ theo tour rồi tách đoàn trốn lại. Thế nhưng, đây có phải là con đường định cư Mỹ, tận hưởng thiên đường mà nhiều người vẫn nghĩ?
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI VÌ ĐÂU NÊN NỖI?Ánh sáng văn minh, kinh tế phát triển vượt bật, phúc lợi hàng đầu thế giới. Khiến Hoa Kỳ là điểm đến định cư mơ ước của nhiều người. Thế nhưng , có những giấc mơ chỉ mãi là mộng mị, bởi chính sách cấp Visa Mỹ quá khó khăn. Có nhiều người chấp nhận từ bỏ. Cũng có nhiều người quyết tâm trở thành công dân Mỹ bằng mọi giá. Họ chấp nhận cả việc trở thành người cư trú bất hợp pháp để chờ được công nhận.
Có rất nhiều lý do, để khách có Visa du lịch Mỹ trốn lại sau khi kết thúc chuyến đi.
Thứ nhất, là để đoàn tụ gia đình. Bởi vì theo Luật Di trú Mỹ quy định, thời gian bảo lãnh của cha mẹ với con cái là hơn 10 năm. Con cái bảo lãnh cha mẹ khoảng 2 năm. Các trường hợp khác, thời gian thụ lý hồ sơ bảo lãnh định cư có thề kéo dài đến 15 năm. Nhiều người không thể chờ đợi thời gian gần 1 thập kỉ được đến Mỹ. Nên quyết định xin Visa đi du lịch Mỹ rồi trốn lại. Bất chấp thời hạn Visa đẽ hết mà vẫn không chịu rời khỏi Mỹ.
Thứ hai, là để lao động, làm việc. Nhiều người Việt mơ đến Mỹ với mong ước thay đổi cuộc đời. Làm giàu từ mảnh đất trù phú, đầy khát vọng. Số lượng lao động Việt cư trú bất hợp pháp tại Mỹ ngày một tăng cao. Khiến giới chức nước này cực kỳ quan ngại.
Thứ ba, du lịch Mỹ rồi ở lại kết hôn. Dùng Visa du lịch đến Mỹ, sau đó tách đoàn ở lại kết hôn với người có quốc tịch hoặc công dân Mỹ. Định cư Hoa Kỳ dễ dàng mà không phải chứng minh các giấy tờ, hình ảnh rườm rà.
Với mỗi lý do khác nhau, có thể bạn sẽ có được cuộc sống không giống nhau tại Mỹ. Nhưng chung quy lại vẫn chỉ gói gọn trong 3 từ “BẤT HỢP PHÁP”.
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI – CUỘC SỐNG KHÔNG NHƯ MƠKhi đã ở Mỹ, người cư trú bất hợp pháp phải chịu nhiều thiệt thòi. Dù có rất rất tiền đi nữa, cũng không mua được sự hợp lệ cho bản thân. Những người này có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào nếu Visa du lịch Mỹ của họ đã hết hạn mà vẫn chưa ra khỏi Mỹ.
Theo luật IIRAIRA (sửa đổi năm 1996) của Mỹ, khách đi du lịch hoặc thăm thân tại Hoa Kỳ nếu lưu trú quá hạn thời hạn visa du lịch sẽ phải gánh chịu các hậu quả như sau:
1. Bị cấm trở vào Mỹ trong 10 năm (nếu ở quá hạn trên 01 năm). Hay 03 năm (nếu ở quá hạn dưới 1 năm) kể từ ngày về nước. 2. Không thể xin gia hạn thời hạn lưu trú hay xin thay đổi diện nhập cảnh vào Mỹ. 3. Không thể xin visa mới ngay ở Mỹ mà phải trở về quốc gia xuất xứ để xin (sau thời hạn cấm 10 hay 03 năm nêu trên). 4. Bị trục xuất sau khi nộp phạt.
Sở Di trú Mỹ cực kỳ khắc khe, mà nói đúng hơn là vô cùng ghét nạn nhập cư trái phép. Và hình phạt đưa ra cho những người vi phạm thường rất nặng. Thế nhưng, sự hào nhoáng của giấc mơ Mỹ khiến nhiều người bất chấp mọi thứ, và bất chấp cả hậu quả. Để không bị phát hiện sống “chui”, nhiều người đã không đăng ký các phúc lợi anh sinh xã hội, không đăng ký đi học, thi lái xe. Và cũng chỉ có thể làm những làm những công việc trả lương bằng tiền mặt. Chứ chẳng dám mơ được thanh toán qua tài khoản Ngân hàng, vì sợ bị phát hiện.
Cuộc sống của những người nhập cư trái phép tại Mỹ gần như màn trời chiếu đất. Việc làm nặng nhọc, lương thấp, không phúc lợi, không điều kiện phát triển. Đi du lịch Mỹ rồi trốn lại kết hôn, nếu hoàn thành trọn vẹn các thủ tục giấy tờ thì xem như may mắn. Còn không thì chỉ biết suốt quẩn quanh trong nhà, không thể xin việc làm. Phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng/vợ tại Mỹ. Cuộc sống như vậy liệu có đáng để bạn mơ ước và thực hiện bằng mọi giá?
ĐI DU LỊCH MỸ RỒI TRỐN Ở LẠI CÓ NÊN KHÔNG?Sau hàng tá những lý luận dài dòng kể trên, điều bạn muốn nghe nhất có phải là đây không? Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại liệu có nên chăng? Ai cũng có một số phận và một cuộc đời riêng. Và việc định cư tại Mỹ cũng như vậy.
Nếu bạn có người thân ruột thịt tại Mỹ, câu chuyện đi trốn sẽ dễ xử hơn. Bởi vì, không được công nhận, nhưng phụ thuộc vào những người thân thì vấn đề cũng không quá căng thẳng. Thế nhưng, đi theo trốn theo diện lao động hay kết hôn. Con đường dường như chẳng mấy bằng phẳng, lại khá rủi ro. Chồng/vợ không hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, cho bạn một danh phận rõ ràng. Thì tại Mỹ bạn cũng chỉ được xem là kẻ ở “chui”, không giấy tờ, không quyền lợi. Đi lao động thì bị bóc lột, tăng ca thâu đêm, cày một ngày vài “job” để đủ tiền sinh hoạt cũng chỉ là chuyện thường ở huyện.
Bên cạnh đó, những thành viên trong gia đình có người Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại. Cũng gần như “bít cửa” vào Mỹ. Bởi vì, hồ sơ sẽ được xét duyệt gắt gao, và tỉ lệ rớt khá cao.
Mặc dù con đường trở thành công dân Hoa Kỳ bằng cách Đi du lịch Mỹ rồi trốn ở lại sẽ ngắn hơn. Tuy nhiên, đó là là một con đường quá trắc trở và nhiều rũi ro.
Du lịch Mỹ trốn ở lại khó rủi ro, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách hợp pháp để trở thành công dân Mỹ bằng con đường đi du lịch. Nếu như bạn đang khao khát trở thành công dân Mỹ mà chưa biết cách, đừng lo lắng.
Mọi thắc mắc đều có cách giải quyết, chỉ cần gọi đến 0964515151 – 0926515151 (tư vấn miễn phí 24/7).
Du lịch Việt Mỹ – Vietmytravel – 10 năm chuyên tour Âu, Úc, Mỹ, Canada, Châu Á Hotline: 0964.51.51.51 – 0926.51.51.51
Cập nhật thông tin chi tiết về Du Học Canada: Đi Rồi Tại Sao Lại Muốn Trở Về? trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!