Bạn đang xem bài viết Đề Thi Giữa Học Kì I Môn: Sinh Học ( Khối 11 ) được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I Môn: Sinh học ( Khối 11 ) ( Thời gian làm bài: 45 phút) Đề I Câu 1: Nêu vai trò thoát hơi nước? ( 2điểm) Câu 2: Giải thích vì sao các cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn? ( 1 điểm ) Câu 3: Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng? (1 điểm) Câu 4: Động lực nào giúp dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác? ( 1 điểm ) Câu 5: Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng? ( 2điểm ) Câu 6: Thế nào là cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học? Ý nghĩa quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật? ( 2điểm) Câu 7: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển được bình thường? ( 1 điểm ) ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I Môn: Sinh học ( Khối 11 ) ( Thời gian làm bài: 45 phút) Đề II Câu 1: Nêu đặc điểm hai con đường thoát hơi nước? ( 2 điểm) Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin nhiều hơn? ( 1 điểm) Câu 3: Tác nhân chủ yếu của đóng mở khí khổng? ( 1 điểm) Câu 4: Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn cao hàng chục mét? ( 2 điểm) Câu 5: Hãy liên hệ thực tế, nêu bốn biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng trong đất từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây? (1 điểm) Câu 6: Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được? (2 điểm ) Câu 7: Điều kiện chủ yếu giúp các vi khuẩn cố định nitơ? ( 1 điểm ) Mức độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng câu/ Tổng điểm Trao đổi nước ở thực vật 1 câu 1 câu 1 câu 3 câu 2 đ 1 đ 1 đ 4đ Trao đổi khoáng ở thực vật 1 câu 1 câu 2 câu 2 đ 1 đ 3 đ Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1 câu 1 câu 2 câu 2đ 1 đ 3 đ Tổng cộng: 7 câu/ 10 điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – SINH HỌC 11 – NĂM HỌC 2023 - 2023 ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ I ( Khối 11 ) Môn: Sinh học ĐỀ I Câu 1 Nêu vai trò thoát hơi nước ? 2điểm - Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây, tạo môi trường liên kết bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. - Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. 0.75 điểm 0.75 điểm 0.5 điểm Câu 2 Giải thích vì sao các cây trên cạn không sống được trên đất ngập nặm ? 1 điểm + Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương hơn so với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất + Cân bằng nước trong cây bị phá vỡ và cây chết. 0.75 điểm 0.25 điểm Câu 3 Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng ? 1 điểm Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao. Lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 4 Động lực nào giúp dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác 1 điểm Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ) Câu 5 Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng ? 2 điểm - Hấp thụ chọn lọc bằng 2 cơ chế thụ động và chủ động. + Cơ chế thụ động: một số ion khoáng khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn). + Cơ chế chủ động: một số ion khoáng khuếch tán ngược chiều nồng độ (gradien nồng độ) xâm nhập vào rễ cây, cần năng lượng và chất mang 1 điểm 1 điểm Câu 6 Thế nào là cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học ? ý nghĩa quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ ở thực vật ? 2 điểm - Khái niệm: là qúa trình liên kết N2 với H2 để hình thành NH3 do các vi sinh vật thực hiện - Ý nghĩa của quá trình này đối với dinh dưỡng nitơ của thực vật: + Biến nitơ phân tử có sẵn trong khí quyển nhưng thực vật không hấp thu được thành dạng nitơ khoáng NH3 cây sử dụng được + Đảm bảo nguồn cung nitơ bù đắp lượng nitơ mà cây trồng lấy đi hàng năm, đảm bảo sự phát triển bình thường của cây 1 điểm 0.75 điểm 0.25 điểm Câu 7 Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển được bình thường ? 1 điểm Vì nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Nên thiếu nitơ cây không hoàn thành được chu trình sống, cây không phát triển bình thường được 0.5 điểm 0.5 điểm ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ I ( Khối 11 ) Môn: Sinh học ĐỀ II Câu 1 Nêu đặc điểm hai con đường thoát hơi nước ? 2điểm - Thoát hơi nước qua khí khổng: vận tốc nhanh, được điều chỉnh - Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: vận tốc chậm, không được điều chỉnh 1 điểm 1 điểm Câu 2 Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin nhiều hơn ? 1 điểm Cây trong vườn Vì cây trong vườn lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng vườn yếu. Cây trên đồi cutin phát triển mạnh do ánh sáng mạnh 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 3 Tác nhân chủ yếu của đóng mở khí khổng ? 1 điểm Là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng Câu 4 Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ lớn cao hàng chục mét ? 2 điểm - Động lực gồm : + Áp suất rễ (động lực đầu dưới) tạo ra sức đẩy nước từ dưới lên. + Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ tạo thành một dòng vận chuyển liên tục từ rễ lên lá. 0.75 điểm 0.75 điểm 0.5 điểm Câu 5 Hãy liên hệ thực tế, nêu bốn biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng trong đất từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây ? 1 điểm Làm cỏ, sục bùn, cày phơi ải đất, bón vôi cho đất chua Câu 6 Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được ? 2 điểm Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: + Nitơ khoáng(NO3- và NH4+) - cây hấp thụ trực tiếp. + Nitơ hữu cơ (xác sinh vật) - cây không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khoáng hóa thành NO3- và NH4+. 1 điểm 1 điểm Câu 7 Điều kiện chủ yếu giúp vi khuẩn cố định nitơ? 1 điểm Vi khuẩn cố định nitơ phải có enzim độc nhất vô nhị là enzim nitrôgenaza 1 điểmĐề Thi Khảo Sát Chất Lượng Giữa Học Kì I
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Cự Khê ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học : 2014 - 2023 MÔN:NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 60 phút Câu 1: (3 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!... (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. c. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 2: ( 1 đ) Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào? " Mình về với Bác đường xuôi. Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người" ( "Việt Bắc" -Tố Hữu) Câu 3: (1 đ) Tìm a. Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá. b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật. Câu 4 : (5 đ) Cảm nghĩ về bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I Năm học : 2014 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 1. Câu 1 (3 đ ) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Mẹ tôi" : 0,5 đ - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ b. Tìm 2 từ láy : hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ - Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ) Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy. 2. Câu 2: (1 đ) -Các đại từ: Mình, Bác. Người. ( 0,5đ) -Đại từ xưng hô. ( 0,5 đ) 3. Câu 3: (1 đ) a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc, ....... ( 0,5 đ) b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti. ( 0,5 đ) 4. Câu 4 (5 đ) Mở bài: (0,5 đ) - Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động. Thân bài: ( 4 đ) - Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ: + Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn . + Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân (Câu 2à7). - Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc: + Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải (Câu 8) + Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá, hơn mọi "thứ mâm cao cỗ đầy." + Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài. Kết bài: (0,5 đ) Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đạị PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Cự Khê ĐỂ KIẾM TRA GIỮA KÌ I LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Năm học 2023 - 2023 Thời gian làm bài: 60 phút Phần I (5.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ; thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất." (Trích "Lão Hạc" Nam Cao) 1. Đoạn văn trên là suy nghĩ của nhân vật nào trong truyện "Lão Hạc" của Nam Cao? Suy nghĩ ấy được diễn ra trong hoàn. cảnh nào? (1 đ) 2. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và đặt tên cho các trường từ vựng ấy. (1 đ) 3. Trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc những câu văn: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương " (3 đ) Phần II (5.0 điểm) Đề: "Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế". ( Trích "Cô bé bán diêm " , An-đéc-xen) Hãy đóng vai em bé bán diêm để kể lại câu chuyện em đã được gặp bà và được sống ở trên thiên đường. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2023 - 2023 Câu Đáp án Điểm Phần I Câu 1 (1 đ) - Suy nghĩ của nhân vật: Ông giáo - Hoàn cảnh: Vợ ông giáo tỏ thái độ không ưa lão Hạc, không muốn giúp đỡ lão. ( 5 đ) 0,5 0,5 Câu 2 (1 đ) a. TTV: Bản tính xấu của con người: gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, ích kỷ . b. Những nỗi khổ: lo lắng, buồn đau, 0,5 0,5 Câu 3 (3 đ) - "Chao ôi": thể hiện nỗi buồn đau, cay đắng của ông giáo trước hiện tượng con người bị tha hóa. -Những người (như vợ ông giáo) khi nhìn những người khác (như lão Hạc) chỉ thấy toàn những điều xấu xa, từ đó dẫn đến thái độ tàn nhẫn "không bao giờ thương" -Nguyên nhân dẫn đến cái nhìn tàn nhẫn ấy là vì những người như vợ ông giáo khổ quá, "Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất" -Tuy nhiên vẫn có những người như ông giáo, dù khổ nhưng có tấm lòng nhân ái "cố tìm mà hiểu" nên vẫn thấy vẻ đẹp ẩn sâu trong lớp vỏ xấu xí bên ngoài : lão Hạc gàn dở nhưng cao thượng, vợ ông giáo tuy tàn nhẫn với người khác nhưng lại rất thương con 0,5 0,5 1 1 Phần II MB TB KB - Giới thiệu bản thân mình là "cô bé bán diêm", hoàn cảnh kể chuyện TB: kể chi tiết xen miêu tả, biểu cảm. Câu chuyện bắt đầu, diễn biến, kết thúc * Kể: lại diễn biến câu chuyện theo thứ tự nhất định: - Tôi và bà bay lên - Tôi chầu thượng đế - Tôi sống cùng bà trên thiên đường * Tả: sự việc, con người - Mây,gió, ánh sáng, chim.. - Thiên đình, thượng đế - Ngôi nhà, bữa ăn, đồ chơi, công việc...tất cả đều kỳ diệu * Biểu cảm: trước những gì xảy ra - Cảm giác về tốc độ - Nỗi vui sướng, hồi hộp - Niềm hạnh phúc, mê say, nỗi nhớ trái đất, nhớ cha... - Kết thúc câu chuyện - Lời nhắn nhủ yêu thương cho thế giới. (5 đ) 1 1 1 1 1
Đề Cương Ôn Tập Thi Học Kì 1 Môn Sinh Học Khối 10
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC KHỐI 10 1. Nêu những đặc điểm khác biệt về cấu trúc của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. TẾ BÀO NHÂN SƠ TẾ BÀO NHÂN THỰC Kích thước nhỏ Kích thước lớn Nhân chưa có màng bao bọc Nhân đã có màng bao bọc nên được gọi là nhân thực hay nhân hoàn chỉnh Tế bào chất không có hệ thống nội màng Tế bào chất có hệ thống nội màng chia thành các xoang riêng biệt Tế bào chất chỉ có 1 bào quan là Ribôxôm Tế bào chất có nhiều bào quan 2. Trình bày đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ. Thành tế bào Màng sinh chất Tế bào chất Vùng nhân 3. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực. 4. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng đơn. Không bào Lizôxôm 5. Trình bày những thành phần cấu tạo của tế bào nhân thực có cấu trúc màng kép. Nhân tế bào Ti thể Lục lạp 6. Trình bày cấu trúc và chức năng của các thành phần chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Lục lạp Thành tế bào 7. Tại sao nói: "Màng sinh chất có cấu trúc mô hình khảm động"? Cấu trúc đó có ý nghĩa gì đối với tế bào? Màng sinh chất có cấu trúc khảm vì lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen vào 1 phân tử prôtêin). Màng sinh chất có cấu trúc động vì các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ nhớt giống như dầu. Điều này được thực hiện là do sự liên kết giữa các phân tử phôtpholipit là các liên kết yếu. Một số prôtêin có thể không di chuyển được hoặc ít di chuyển vì chúng bị gắn với bộ khung tế bào nằm phía trong màng sinh chất. Cấu trúc đó giúp cho màng sinh chất trao đổi chất 1 cách có chọn lọc. 8. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG GIỐNG NHAU - Đều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và môi trường ngoài tế bào. - Không làm biến dạng màng sinh chất. KHÁC NHAU - Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Không tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng. 9. Thế nào là vận chuyển thụ động? Trình bày các kiểu vận chuyển thụ động. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. - Nguyên lí: Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. * Các kiểu vận chuyển thụ động a) Thẩm tách - Là sự khuếch tán các chất tan qua màng sinh chất. - Theo 2 cách: + Trực tiếp qua lớp phôtpholipit. + Qua kênh prôtêin xuyên màng. b) Thẩm thấu - Là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất. - Nhờ vào kênh aquaporin. 10. Thế nào là vận chuyển chủ động? Trình bày cơ chế và ý nghĩa của vận chuyển chủ động. - Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần tiêu tốn năng lượng và cần có các prôtêin vận chuyển đặc hiệu cho từng loại chất cần vận chuyển. - Cơ chế: ATP gắn vào prôtêin vận chuyển → biến đổi cấu hình prôtêin vận chuyển → liên kết được với các chất cần vận chuyển → đẩy chúng ra ngoài tế bào hoặc đưa chúng vào trong tế bào. - Ý nghĩa: tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào. 11. Sự khuếch tán các chất qua màng sinh chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào? a) Sự chênh lệch nồng độ của chất tan ở môi trường bên trong và bên ngoài tế bào - Môi trường ưu trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào. - Môi trường đẳng trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào. - Môi trường nhược trương: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào. b) Đặc tính lí hóa của chất tan - Các chất không phân cực, có kích thước nhỏ như CO2, O2, è khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit. - Các chất phân cực, có kích thước lớn như glucôzơ è khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. 12. Phân biệt 3 loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương về khái niệm, chiều di chuyển của chất tan và chiều di chuyển của nước. MÔI TRƯỜNG KHÁI NIỆM CHIỀU DI CHUYỂN CỦA CHẤT TAN CHIỀU DI CHUYỂN CỦA NƯỚC ƯU TRƯƠNG Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Ngoài tế bàoè Trong tế bào Trong tế bào è Ngoài tế bào ĐẲNG TRƯƠNG Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào. Không di chuyển Không di chuyển NHƯỢC TRƯƠNG Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế bào. Trong tế bào è Ngoài tế bào Ngoài tế bàoè Trong tế bào 13. Thế nào là nhập bào? Nhập bào gồm những loại nào? - Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. - Gồm 2 loại: + Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để "ăn" các tế bào. + Ẩm bào là phương thức đưa giọt dịch vào tế bào.
Đề Thi Giữa Học Kì Ii Môn Tiếng Việt Lớp 5
1. GV cho HS bốc thăm đọc 1 đoạn một trong các bài sau :
– Bài số 1 : Hộp thư mật ( TV 5 – Tập 2 – Trang 62 )
– Bài số 2 : Phân xử tài tình ( TV 5 – Tập 2 – Trang 46 -47 )
– Bài số 3 : Phong cảnh đền Hùng ( TV 5 – Tập 2 – Trang 68 – 69 )
– Bài số 4 : Nghĩa thầy trò ( TV 5 – Tập 2 – Trang 79 – 80 )
– Bài số 5 : Tranh làng Hồ ( TV 5 – Tập 2 – Trang 88 )
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TRƯỜNG A PHIẾU KTĐK LẦN III - NH : .. MÔN : TIẾNG VIỆT 5 ( KT ĐỌC THÀNH TIẾNG ) .o0o Họ và tên :.. Lớp : Điểm : Nhận xét và chữ ký của GV Chữ ký của PHHS A. ĐỌC THÀNH TIẾNG : 5 điểm. 1. GV cho HS bốc thăm đọc 1 đoạn một trong các bài sau : Bài số 1 : Hộp thư mật ( TV 5 - Tập 2 - Trang 62 ) Bài số 2 : Phân xử tài tình ( TV 5 - Tập 2 - Trang 46 -47 ) Bài số 3 : Phong cảnh đền Hùng ( TV 5 - Tập 2 - Trang 68 - 69 ) Bài số 4 : Nghĩa thầy trò ( TV 5 - Tập 2 - Trang 79 - 80 ) Bài số 5 : Tranh làng Hồ ( TV 5 - Tập 2 - Trang 88 ) 2. GV yêu cầu HS trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. KẾT QUẢ PHẦN KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG Bài đọc số :.......... ĐIỂM ĐỌC TRẢ LỜI CÂU HỎI CỘNG Đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : - Đọc đúng tiếng , đúng từ : 1 điểm. ( Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng : 0.5 điểm ; sai từ 4 tiếng trở lên : 0 điểm ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ,các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng ở 2 đến 3 chỗ : 0.5 điểm ; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) - Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( khoảng 120 tiếng /phút ) : 1 điểm. - Giọng đọc có diễn cảm : 1 điểm . - Trả lời đúng ý câu hỏi giáo viên nêu : 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0.5 điểm ; Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm). PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG PHIẾU KTĐK LẦN III -NH : .. MÔN: CHÍNH TẢ 5 - THỜI GIAN : 15 PHÚT ***..*** TRƯỜNG TH :. HỌ VÀ TÊN : LỚP: ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GV CHỮ KÝ CỦA PHHS A. CHÍNH TẢ ( NGHE -VIẾT ) : ( 5 điểm ) BÀI VIẾT : Ai là thủy tổ loài người ? ( TV5 -- Tập 2 - Trang 70 ) TỰA :. ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM : Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định ) , trừ 0.5 điểm. Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao ,- khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TRƯỜNG A PHIẾU KTĐK LẦN III -NH : . MÔN: CHÍNH TẢ 5 - THỜI GIAN : 15 PHÚT ***..*** HỌ VÀ TÊN : LỚP: ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GV CHỮ KÝ CỦA PHHS A. CHÍNH TẢ ( NGHE -VIẾT ) : ( 5 điểm ) BÀI VIẾT : Trí dũng song toàn ( Từ Thấy sứ thần Việt Nam đến hết ) ( TV5 -- Tập 2 - Trang 26 ) TỰA :. ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM : Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định ) , trừ 0.5 điểm. Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao ,- khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TRƯỜNG A PHIẾU KTĐK LẦN III - NH : . MÔN: TLV 5 - THỜI GIAN : 40 PHÚT ***..*** HỌ VÀ TÊN : LỚP: ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GV CHỮ KÝ CỦA PHHS B. TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm ) ĐỀ : Tả quyển sách Tiếng Việt 5 , tập hai của em. BÀI LÀM ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM : Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm : + Viết được bài văn miêu tả đủ các phần :Mở bài , thân bài , kết bài có nội dung đúng yêu cầu đề bài ; độ dài bài viết từ 20 câu trở lên; + Viết câu đúng ngữ pháp , dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả Diễn đạt thành câu , lời văn sinh động , tự nhiên. + Chữ viết rõ ràng , trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ mức độ sai sót mà GV bớt điểm . PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TRƯỜNG A PHIẾU KTĐK GIỮA HKII - NH : . MÔN : TỐN 5 - THỜI GIAN : 40 PHÚT. ***..*** Họ & Tên : LỚP: ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GV CHỮ KÝ CỦA PHHS Câu 1 : ( 4 điểm ) Đặt tính rồi tính. 6 năm 3 tháng + 3 năm 5 tháng 15 năm 8 tháng - 5 năm 2 tháng . . . . . . . . 4,3 giờ x 4 75 phút 40 giây . . . . . . . . Câu 2 : Viết các số đo ( 1 điểm ) + Hai trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối :. +Hai nghìn không trăm mười mét khối : +Ba phần năm xăng -ti-mét khối : . Câu 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( 1 điểm ) 10,4 dm3 = .. cm3 375000 cm3 = .. cm3 3 06 dm3 = . Cm3 dm3.. cm3 Câu 4 : ( 1 điểm ) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,1 m , chiều rộng 0,5 m và chiều cao 1 m là : A. 1,6 m2 ; B.3,2 m2 ; C.4,3 m 2 ; D.3,75 m2 Câu 5 : Một hình lập phương có cạnh 3,5 dm. Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó. ( 3 điểm ) Bài giải . . . . . .. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN TRƯỜNG A PHIẾU KTĐK GIỮA HKII - NH : MÔN : ĐỌC HIỂU - LTVC 5 - THỜI GIAN : 30 PHÚT. ***..*** Họ & Tên : LỚP: ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GV CHỮ KÝ CỦA PHHS B.ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : 5 ĐIỂM Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ? ( 1 điểm ) Bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng . Dạy bảo con cái. Trừng trị kẻ ác. Những việc mà người Ê-đê xem là có tội . ( 1 điểm ) Tội không hỏi cha mẹ , tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. Tội ăn cắp , tội giúp kẻ có tội. Cả 2 ý a và b . 3.Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ? ( 1 điểm ) Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ;chuyện lớn thì xử nặng ; Người phạm tội là người bà con cũng xử vậy . Tang chứng phải chắc chắn mới kết tội ; Phải có vài ba người làm chứng . Cả 2 ý a và b. 4.Từ nào có trong bài trái nghĩa với từ nhỏ ? ( 1 điểm ) a. Lớn ; b. to ; c. bự 5. Đoạn 1 của bài ( Về cách xử phạt ) có mấy câu ghép ? ( 1 điểm ) Một câu . Hai câu. Ba câu.Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Giữa Học Kì I Môn: Sinh Học ( Khối 11 ) trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!