Bạn đang xem bài viết Đề Nguồn Thi Hsg Duyên Hải Bắc Bộ Ngữ Văn 11 Năm 2023 Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘLẦN THỨ XII, NĂM 2023ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11Thời gian: 180 phút(Đề thi gồm 05 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
Viết một bài văn khoảng 600 chữ nói về tác hại khi sự thật bị bưng bít
Câu 2 (12,0 điểm) Sự đổi mới trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng cần tới những nỗ lực phi thường của không ít nghệ sĩ tài năng mang phẩm chất táo bạo dám chấp nhận thách thức và rủi ro để làm những điều mà người cùng thời không bao giờ hình dung được.
Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Anh chị hiểu nhận định trên như thế nào?
Dựa vào hiểu biết về văn học từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám – 1945, hãy làm sáng tỏ.
Người ra đề: Võ Công Trí
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 11 Câu 1 (8,0 điểm)
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: biết vận dụng các thao tác lập luận, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
– Sự thật là điều đúng với hiện thực khách quan, không thể thay đổi được. Sự thật là đích đến của nhận thức nên sự thật cần cho đời sống.
– Bưng bít sự thật là không cho người khác biết sự thật, ngăn cản người khác tiếp cận sự thật vì sự thật đó có thể gây phương hại đến lợi ích, danh dự của mình.
– Bưng bít sự thật thường gắn liền với mưu đồ xấu xa, vụ lợi, nó là hành vi tiêu cực cho nên có nhiều tác hại cho con người và xã hội.
– Khi sự thật bị che đậy vì những mục đích đen tối thì sự giả dối sẽ lên ngôi, những giá trị sống chao đảo, nó có thể gây nên những bất ổn trong đời sống xã hội, có thể gây tổn thương cho người khác.
– Tôn trọng sự thật là cách để tạo dựng niềm tin. Xã hội có niềm tin là xã hội phát triển. Tôn trọng sự thật là phẩm chất cần có của con người.
– Cần tôn trọng sự thật, lên án hành vi bưng bít sự thật.
– Tôn trọng sự thật là không nói, không làm điều gì gian dối
Câu 2 (12,0 điểm)
Biết cách làm bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận ; biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ; bài viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giới thiệu được vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
Giải thích ý kiến (5,0 điểm)
a) Thế nào là sự đổi mới trong văn học ?
– Đổi mới trong văn học là làm thay đổi tình trạng trì trệ của văn học , để văn học phát triển theo hướng tiến bộ đáp ứng yêu cầu của thời đại.
– Sự đổi mới văn học vừa diễn ra ở phạm vi một tác giả, tác phẩm vừa mang tính chất một trào lưu, một xu thế văn học. Đổi mới văn học không chỉ là sự đổi mới về nội dung tư tưởng, hình thức thể hiện mà còn là sự đổi mới ý thức nghệ thuật. Với ý nghĩa ấy, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đã đổi mới một cách sâu sắc.
b) Tại sao sự đổi mới trong văn học luôn cần đến những nỗ lực phi thường của những nghệ sĩ có tài năng và dám chấp nhận thách thức, rủi ro ?
Vì:
– Muốn đổi mới phải vượt qua cái trì trệ hiện thời. Cái trì trệ, cũ kĩ là một thành trì không dễ phá bỏ vì nó luôn được những người có đầu óc bảo thủ níu giữ
– Để đổi mới văn học phải có sự nỗ lực phi thường vì nhà văn phải đổi mới từ ý thức nghệ thuật đến sáng tác
– Đổi mới văn học không phải là những câu khẩu hiệu, những bài diễn thuyết, những lời hô hào suông mà phải được minh chứng bằng sáng tác văn học. Vì vậy để đổi mới, nhà văn không chỉ cần tâm huyết mà cần có tài năng.
– Văn học luôn có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Trong điều kiện chính trị chưa sẵn sàng đổi mới thì những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học có thể gặp phải thách thức, rủi ro. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, nhà văn phải dám chấp nhận thách thức, phải dấn thân thì mới đưa văn học thoát khỏi tình trạng sáo mòn, trì trệ.
Phân tích chứng minh (6,0 điểm)
a) Vì sao phải đổi mới ? Do xã hội có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người, đặc biệt là sự ra đời của nhiều tầng lớp xã hội mới có nhu cầu văn hoá, thẩm mĩ mới mà văn học trung đại không thể đáp ứng. Đổi mới văn học thời kì này (hiện đại hoá) là đưa văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây.
– Phan Bội Châu đã vượt lên khỏi giới hạn của một nhà Nho với những tư tưởng cấp tiến trong trong quan niệm của kẻ làm trai, trong ý thức về vai trò cá nhân trong lịch sử, trong cái nhìn về hiền thánh, về Nho học…
– Tản Đà với đổi mới trong thể hiện cái tôi cá nhân và những cách tân bước đầu trong nghệ thuật thơ
– Xuân Diệu hiện diện trên thi đàn như một cái Tôi tự ý thức sâu sắc nhất, với một quan niệm hiện đại về nhân sinh, về thẩm mĩ và những cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật thể hiện
– Các nhà văn Tự lực văn đoàn, cùng các nhà văn hiện thực như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã có sự đổi mới sâu sắc trong ý thức nghệ thuật, trong quan niệm về con người và đã đưa văn xuôi VN bước hẳn vào quỹ đạo của văn học hiện đại
**LƯU Ý
1) Những nội dung trên chỉ mang tính gợi ý. Trong quá trình làm bài, HS có thể có hướng triển khai, sắp xếp ý theo cách khác nhưng phải đảm bảo làm nổi bật được trọng tâm vấn đề. Khuyến khích những ý tưởng sáng tạo độc đáo của HS.
2) Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định
Đề Nguồn Thi Hsg Duyên Hải Bắc Bộ Ngữ Văn 10 Năm 2023
SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2023ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
nước mắt của ong là mật nước mắt của hoa là hương nước mắt của chim là những tiếng ca thoáng tưởng du dương nước mắt của sông là những gợn sóng dường như bình yên nước mắt của mây là những giọt mưa ngỡ vợi ưu phiền nước mắt thiên nhiên là những dịu êm khiến ta mỉm cười liệu nước mắt ta rớt xuống có làm một đóa hoa tươi ?
(lệ, trích Hở, Nguyễn Thế Hoàng Linh, NXB Hội nhà văn, 2011)
Hãy viết một bài văn nghị luận trả lời câu hỏi được đặt ra ở cuối bài thơ.
Nhà thơ Thanh Thảo quan niệm: Thơ thức tỉnh con người trước cái trăm năm, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản. ( Tản mạn về thơ, Thanh Thảo)
Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) để làm sáng tỏ cách hiểu của mình.
………………………… Hết ………………………….
SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2023HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 10
1Hãy viết một bài văn nghị luận trả lời câu hỏi được đặt ra ở cuối bài thơ.
*Giải thích: Mỗi câu thơ đều bắt đầu với hình ảnh nước mắt gợi nỗi buồn niềm đau, nhưng sau đó là những giá trị đẹp đẽ mà mỗi sự vật dâng hiến cho cuộc đời. Câu hỏi cuối bài thơ đặt ra vấn đề để mỗi chúng ta suy ngẫm: Liệu ta có vượt qua nỗi đau và khó khăn, liệu ta có trân trọng yêu thương nước mắt của mình và biến nó thành động lực để sống đẹp và dâng cho đời những đóa hoa tươi.
*Trong cuộc sống, ta gặp rất nhiều nước mắt rơi xuống, hóa thành nỗi buồn đau tuyệt vọng, hóa thành sự thất bại, sự bỏ cuộc dễ dàng… Nhưng ta cũng được chứng kiến không ít nước mắt rơi xuống hóa thành những đóa hoa tươi.
*Ý nghĩa của nước mắt, của nỗi buồn đau: giúp mỗi người hiểu giá trị của niềm vui, hạnh phúc; giúp mỗi người trưởng thành và bản lĩnh…
* Làm sao để sống đẹp và dâng hiến cho cuộc đời? HS rút ra bài học nhận thức và hành động.
2Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Cảm nhận Độc Tiểu Thanh ký (Nguyễn Du) để làm sáng tỏ vấn đề.
– Giải thích nhận định:
+cái trăm năm: những vấn đề của đời người.
+ nghìn năm: những vấn đề muôn thuở, có giá trị phổ quát của nhân loại.
+ một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản: nhận thức về bản thân mình, đó là một quá trình bình thản -nhẹ nhàng, thấm thía
– Cảm nhận Độc Tiểu Thanh ký để chứng minh:
+ Nguyễn Du đặt mình trong dâu bể cuộc đời và dòng chảy thời gian kim cổ để nói đến vấn đề muôn thuở: cái đẹp, cái tài hoa (cuộc đời Tiểu Thanh, những mối hận sự, phong vận kỳ oan …)
+ Nguyễn Du nhận thức chính nỗi đau của bản thân. Sự đồng cảnh dẫn đến đồng cảm, thương người và cũng là thương mình. Đó là sự khẳng định ý thức cá nhân sâu sắc nhất.
+ Từ nỗi đau của Tiểu Thanh, của Nguyễn Du, ta nhận thức được về thời đại ND sống: một xã hội vùi dập tài hoa, vùi dập cái đẹp, xã hội vô nhân đạo.
– Mở rộng, nâng cao vấn đề:
+ Chức năng nhận thức là chức năng quan trọng của văn chương nghệ thuật, nhưng không phải tác phẩm văn học nào cũng đạt được giá trị nhận thức.
+Tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du thức tỉnh sâu xa tâm trí người đọc bởi tài năng ngôn ngữ, bởi tư tưởng nhân đạo của ông.
Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn 2023. Đề 29 Việt Bắc
Đọc văn bản sau và Khả năng sáng tạo thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Và Thượng Đế đồng ý.
Thụy Khanh – ( từ intenet)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Tóm lược nội dung chính của câu chuyện?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là ” khả năng sáng tạo” đi?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý tưởng của Mẹ Đất ” Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người.”
Từ văn bản ở phần Đọc – hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về khả năng sáng tạo của con người.
Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu):
“ Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận ( Ngữ văn 11)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm YÊU CẦU CHUNG
để nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
Họ và tên thí sinh: ……………………………………………….. Số báo danh: ………….
– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
YÊU CẦU CỤ THỂ
– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa
– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
1
Phương thức biểu đạt chính là tự sự
0,50
2
Truyện kể về cuộc đối thoại giữa Thượng Đế và muôn loài. Người muốn tặng cho loài người một món quà là khả năng sáng tạo nhưng phân vân không biết đặt nó vào chỗ nào. Sau vài lời đề nghị, Thượng Đế quyết định giấu khả năng sáng tạo vào bên trong mỗi con người.
3
Thượng Đế lại muốn giấu món quà ông trao tặng cho con người là “khả năng sáng tạo” đi bởi vì:
– “Khả năng sáng tạo” chỉ là một món quà vô giá khi con người đã “sẵn sàng”.
– Đó là lúc con người biết trân trọng, chủ động đón nhận, phát huy, khơi dậy nó…
4
Ý tưởng của Mẹ Đất ” Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người” được hiểu là:
– Khả năng sáng tạo luôn ẩn trong mỗi chúng ta. Tuy nhiên vì nó ẩn giấu nên mỗi người phải biết tự khơi dậy khả năng đó ở bản thân mình. Và đây không phải là việc dễ dàng.
– Mọi người không nên coi thường người khác vì cho rằng họ không có “khả năng sáng tạo” mà trách nhiệm của chúng ta là phải tạo điều kiện để họ có thể bộc lộ sự sáng tạo .
1
Từ văn bản ở phần Đọc- hiểu trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh2,0 (chị) về khả năng sáng tạo của con người.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng sáng tạo của con người.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân.
* Giải thích: Sáng tạo là năng lực trong con người đưa ra những ý tưởng, phát kiến mới không bị gò bó, phụ thuộc bởi những cái cũ.
0,25
– Khả năng sáng tạo là cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
+ Khả năng sáng tạo có vai trò rất quan trong trọng sự tồn tại, phát triển của con người. Nó sẽ giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biết của mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày…
+ Khả năng sáng tạo có trong mỗi con người nhưng không phải ai cũng biết cách khơi dậy để phục vụ cho cuộc sống của mình. Vì vậy người biết khơi dậy khả năng sáng tạo của bản thân sẽ là con người sống chủ động, tích cực…
+ Khả năng sáng tạo trong con người trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của mình. (lấy dẫn chứng cụ thể để phân tích)
– Chỉ ra một số quan điểm sai lầm về khả năng sáng tạo: sáng tạo là chuyện dễ dàng, sáng tạo chỉ có ở tuổi trẻ, chỉ cần sáng tạo là có thể thành công, phê phán những người sống ỷ lại, máy móc, trì trệ, hay viển vông, sáo rỗng…
* Bài học nhận thức và hành động: Làm thế nào để khơi dậy sáng tạo? Cần không ngừng học hỏi để có tiền đề cho sự sáng tạo, luôn lao động chăm chỉ và tích cực ngẫm nghĩ, dành thời gian cho sự sáng tạo, tìm đến những không gian sáng tạo và người giàu tính sáng tạo.
0,25
d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2Cảm nhận của anh (chị ) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ ( Tố Hữu): Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình.Rừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Từ đó, liên hệ với đoạn thơ sau trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận( Ngữ văn 11)
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả, Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
để nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận bức tranh tứ bình về “Việt Bắc” và liên hệ với đoạn thơ trong “Tràng giang” để nhận xét vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
0,50
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bám sát đoạn trích.
c1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc (Hoàn cảnh, mục đích sáng tác).
– Nêu vấn đề cần nghị luận ( chép đầy đủ, chính xác các đoạn thơ).
0,25
* Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn thơ của “Việt Bắc”
– Khái quát về vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ trên là bức tranh được dệt bằng ngôn từ nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực với tấm lòng của nhà thơ cách mạng. Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.
– Khái quát giá trị nổi bật của đoạn thơ: Đoạn thơ được coi là bức tứ bình khắc họa thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bốn mùa. Ngòi bút Tố Hữu đã gợi tả thật tinh tế vẻ đẹp đặc trưng của cảnh và người vùng đất này.
– Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
+ Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ:
++ Cặp lục bát mở đầu vừa như lời ướm hỏi ý nhị Ta về mình có nhớ ta lại vừa như một lời khẳng định trìu mến Ta về ta nhớ những hoa cùng người: ta gắn bó với mình bằng việc khắc ghi trong tâm khảm những gì đẹp nhất của Việt Bắc là hoa và người.
++ Bốn cặp lục bát còn lại, mỗi cặp là một nét chấm phá, gợi tả chân thực, sống động về cảnh và người Việt Bắc trong một mùa. Trong từng cặp, dòng lục là nét đẹp về hoa, dòng bát là nét khắc chạm về người. Vẻ đẹp của cảnh làm phông, nền để tôn lên vẻ đẹp của người – hình tượng trung tâm của Việt Bắc.
+ Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
++ Mùa đông Việt Bắc trong cái nhìn bao quát: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng:
+++ Thiên nhiên Việt Bắc dần hiện lên bởi sắc xanh mênh mông đặc trưng của một vùng rừng núi. Trên nền xanh ấy thấp thoáng sắc đỏ tươi của hoa chuối. Sắc hoa như làm sáng bừng, ấm áp một vùng không gian Việt Bắc.
+++ Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế thật vững chãi, tự tin, tự chủ.
++ Bức tranh Việt Bắc vào xuân trong cặp lục bát tiếp theo Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang:
+++ Dòng lục tả hoa xuân trong cái nhìn toàn cảnh kết hợp cái nhìn cận cảnh. Nhịp chẵn truyền thống 2/2/2 của thơ lục bát như đang hòa điệu tài tình với nhịp đi nhẹ nhàng của thời gian: mỗi nhịp thơ là một nhịp đi của thời gian, theo đó, từng cánh hoa mơ nở dần làm cho sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa cứ lan dần, mở rộng ra để rồi bất chợt phủ kín cả không gian núi rừng. Hai chữ trắng rừng để lại ấn tượng về vẻ đẹp thật thi vị đồng thời làm cho cảnh xuân thêm sinh động.
+++ Hình ảnh con người Việt Bắc trong công việc bình dị, thầm lặng đan nón. Hai chữ chuốt từng vừa gợi tả dáng điệu, tâm thế lao động cần mẫn vừa gợi niềm khâm phục bàn tay tài hoa của những con người lao động.
++ Khung cảnh Việt Bắc sang hè được ghi lại trong cặp lục bát đặc sắc Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình:
+++ Nhà thơ thấy vọng lên trong kí ức âm thanh rất đỗi quen thuộc Ve kêu rừng phách đổ vàng.Tiếng ve ngân lên lập tức rừng phách chuyển sang màu vàng. Cảnh hè Việt Bắc trở nên sôi động mà thật thơ mộng.
+++ Nhà thơ phác họa hình ảnh cô em gái hái măng một mình tần tảo – bản tính truyền thống của người lao đông.
++ Mùa thu Việt Bắc hiện lên bằng nét vẽ Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung:
+++ Thiên nhiên Việt Bắc khi đêm về thật nên thơ trong trẻo bởi ánh sáng trăng thu.
+++ Con người Việt Bắc trong cảnh thu này được gợi tả với âm thanh đầy ý nghĩa tiếng hát ân tình thủy chung. Đó là tình cảm gắn bó thủy chung cách mạng của người Việt Bắc.
– Nghệ thuật: Điệp từ nhớ xuất hiện 5 lần đem đến cho đoạn thơ giọng hồi tưởng sâu lắng, tha thiết, làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của toàn bài. Cách xưng hô mình- ta gia tăng chất giọng tâm tình ngọt ngào, thương mến khiến nỗi nhớ trong lòng người đi càng bồi hồi, xao xuyến.
– Đánh giá chung về ý nghĩa
+ Đoạn thơ như một bức họa cổ điển mà hiện đại ghi lại vẻ đẹp gợi cảm, nên thơ của hình tượng thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp kì diệu với vẻ đẹp cần cù, tài hoa trong lao động cùng vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, tình nghĩa của hình tượng con người Việt Bắc.
+ Mượn hình thức trữ tình giàu tính dân tộc, Tố Hữu đã thể hiện thật thấm thía những tâm tình chung của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Đó là lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn – nội dung trữ tình bao trùm các sáng tác của Tố Hữu.
2,0
Liên hệ khổ 1 bài thơ Tràng giang của Huy Cận( Ngữ văn 11) để nhận xét vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.– Về hình ảnh thiên nhiên và con người trong khổ thơ 1:
+ Huy Cận là nhà thơ của nỗi ám ảnh không gian. Ông thường tìm đến những cảnh thiên nhiên rộng lớn và đem đối lập với những hình ảnh gợi lên cái nhỏ bé, bơ vơ của kiếp người.
+ Tràng giang là bài thơ kiệt tác của Huy Cận được sáng tác trước cách mạng tháng Tám, in trong tập Lửa thiêng năm 1939. Thông qua bức tranh thiên nhiên rợn ngợp ừong một buổi chiều buồn ở một vùng bến bãi sông nước mênh mông, nhà thơ thể hiện nỗi buồn ảo não, cô đơn của mình trước cuộc đời, thiên nhiên và vũ trụ
+ Ba câu đầu: hình ảnh tràng giang mang màu sắc cổ điển.
++ Câu đầu: Hình ảnh “sóng”, cụm từ “gợn tràng giang”, từ láy “điệp điệp” diễn tả những con sóng liên tiếp vỗ vào nhau, nối đuôi nhau, lan ra rộng dần, xa dần, gợi nỗi buồn triền miên như những con sóng.
++ Câu hai: Hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, từ láy “song song”: thuyền và nước không đi liền với nhau mà “song song”, gợi cảm giác rời rạc, buồn tẻ.
++ Câu ba: Hình ảnh “thuyền về nước lại”, cụm từ “sầu trăm ngả” . Thuyền và nước chia lìa, nỗi buồn tăng cấp thành nỗi sầu, nỗi sầu lan tỏa khắp không gian, trăm ngả nước là trăm nỗi sầu. Cảnh tràng giang gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
– Bàn luận
+ Câu cuối : mang màu sắc hiện đại. Phép đảo đưa hình ảnh “củi” lên đầu câu gợi ấn tượng về sự nhỏ nhoi; phép đối giữa “một”cành củi khô với “mấy” dòng nước nhấn mạnh sự cô đơn, lạc lõng, gợi liên tưởng đến thân phận những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
+ Giống nhau: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam. Ngôn ngữ đậm chất dân tộc, gần gũi, thân quen
+ Khác nhau:
++ Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Huy Cận đẹp nhưng thấm thía nỗi buồn khi đất nước chìm trong nô lệ. Sông nước mênh mông đối lập với con thuyền, cành củi khô lẻ loi, cô độc, lạc lõng gợi kiếp người trôi nổi, không biết đi về đâu. Đó cũng chính là cái tôi lãng mạn, cô đơn của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung sử dụng thể thơ 7 tiếng, mang âm hưởng cổ điển và hiện đại;
++ Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu đẹp trong nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ kháng chiến khi về xuôi. Nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho ta những vần thơ đẹp về thiên nhiên nhiên và con người Việt Bắc mà cũng là cảnh trí, con người Việt Nam. Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình giúp ta cảm nhận thấm thía hơn tình yêu thiên nhiên và con người lao động của tác giả, trong đó cảnh hoà quyện với người, người làm chủ hoàn cảnh. Cái tôi của nhà thơ gắn với cái ta chung, thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt ngào tha thiết. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ đậm đà tính dân tộc.
– Nguyên nhân sự khác biệt :
+ Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện hình ảnh thiên nhiên và con người;
+ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc về thiên nhiên và con người của mỗi tác giả.
c3. Khẳng định lại vấn đề
Kết luận về nội dung, nghệ thuật hình tượng thiên nhiên và con người ở 2 đoạn thơ. Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng.
0,25
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,50
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
đề thi thử THPT quốc gia ngữ văn, việt bắc
Đề Thi Thử Thpt Quốc Gia Môn Văn 2023 Chuyên Lê Quý Đôn
Phần I. Đọc Hiểu( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1) Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo về dịch ái kỉ sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.
(2) Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh và selfie có hôm dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp 200 tấm ảnh của mình trên iPhone. Có người giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh mình bất cứ lúc nào và đăng lên Facebook mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc cạnh. Danny nhận ra mình không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm ảnh hoàn hảo. Thậm chí một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, nhưng may mắn mẹ cứu kịp. Tiến sĩ David Veal, một nhà tâm thần học phụ trách chữa cho Danny cho biết trường hợp của Danny khiến ta không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của vấn đề:” Đây không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. Đây là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”.
(3) Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không con xa lạ với giới trẻ ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội…?
Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?(nhận biết)
Câu 2. Theo tác giả, như thế nào được gọi là bệnh ái kỉ?(thông hiểu)
Câu 3. Theo anh/chị vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.(thông hiểu)
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? (vận dụng)
Phần II. Làm văn Câu 1:
Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình của đại dịch ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
Câu 2:
Từ bài thơ Sóng hãy nêu quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh.
Đáp án chi tiết đề thi thpt Quốc Gia môn văn 2023 chuyên Lê Quý ĐônLuyện Giải Hoàn Chỉnh Bộ Đề Thi Nat
Luyện Giải Hoàn Chỉnh Bộ Đề Thi NAT-TEST N5 Chính Thức
Luyện Giải Hoàn Chỉnh Bộ Đề Thi NAT-TEST N5 Chính Thức
Luyện Giải Hoàn Chỉnh Bộ Đề Thi NAT-TEST N5 Chính Thức 10 6 99
Có một xu hướng chung là các bạn học sinh, sinh viên mong muốn du học Nhật Bản và những đối tượng mong muốn dự thi Nat-Test đều tìm hiểu qua đề thi NAT-TEST N5 trên Internet, nhưng lại không biết bộ đề thi Nat-Test nào là chuẩn cho kỳ thi năng lực Nhật ngữ.
Cấu trúc khung của đề thi NAT-TEST N5Một bộ đề thi NAT-TEST N5 hoàn chỉnh gồm có 4 phần sau đây:
Nếu bạn muốn sở hữu 1 bộ đề thi NAT-TEST N5 đầy đủ nhất (bao gồm cả script của phần nghe) hãy làm theo hướng dẫn khá đơn giản mà không cần phải đăng ký tài khoản rắc rối như sau:
Bấm vào đây rồi điền tất cả các thông tin cá nhân của bạn như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện tại, số điện thoại di động, và địa chỉ email.
Sau đó cho chúng tôi biết mục đích bạn tìm kiếm bộ đề thi Nat-Test N5 để làm gì? Vui lòng chọn một hoặc nhiều hơn trong số các lựa chọn trong form mẫu.
Cuối cùng nhấn gửi, chúng tôi ngay tức khắc sẽ gửi đến bạn bộ đề thi NAT-TEST N5 chuẩn và hoàn chỉnh nhất.
Vậy là các bạn đã có thể sở hữu cho mình 1 bộ đề thi Nat-Test N5 chuẩn kỳ thi Nat-Test rồi đấy! Thật đơn giản phải không nào? Nhanh tay và làm theo hướng dẫn như trên để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi năng lực Nhật ngữ sắp đến gần.
Mọi thông tin liên hệ lịch thi NAT-TEST năm 2013.
ĐĂNG KÝ GHI DANH khóa luyện thi NAT-TEST tại địa chỉ luyện thi NAT-TEST uy tín TP. HCM.
CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION Địa chỉ: Lầu 2, 76 Cách mạng tháng 8, P. 6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (08) 6681 7575 – (08) 2203 0229 – Hotline: 090 666 4229 Email: mai@goldenway.edu.vn Website: http://goldenway.edu.vn/
Kỳ Thi Tuyển Sinh Lớp 1 Thpt Chuyên Lê Quý Đôn Năm 2013 Môn Thi: Hóa Học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN NĂM - 2013 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 1 trang) Câu 1: (1,50 điểm) Có các hỗn hợp bột mỗi hỗn hợp gồm hai chất: Ba và Al; Na và MgSO4; NaHSO3 và KHSO4. Cho lần lượt các hỗn hợp vào nước dư. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Hòa tan hỗn hợp A gồm Fe2(SO4)3; FeSO4; CuSO4, trong đó %S = 21,875% theo khối lượng. Lấy 102,4 gam hỗn hợp A hòa tan trong nước dư, sau đó cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi. Lượng oxit sinh ra được khử hoàn toàn bằng CO dư, thu được m gam kim loại. Tính m. Câu 2. (1,25 điểm) Hỗn hợp X gồm Na, K, Ba tác dụng với H2O dư thu được dung dịch Y và khí H2. Cho toàn bộ lượng khí H2 trên tác dụng với CuO dư, nung nóng lượng H2O hấp thụ hết vào 73,8 gam dung dịch H2SO4 98% thì thu được H2SO4 82%. Dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch chứa 76,95 gam Al2(SO4)3 thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m. Câu 3. (1,5 điểm) Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm Cu và kim loại M tác dụng hết với HCl dư thu được 3,136 lit khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 5,88 lit khí SO2 (đktc sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M và tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp. Câu 4. (1,25 điểm) Trình bày các điều chế và thu khí clo khô trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa Cho một mẩu quặng apatit (chứa 77,5% khối lượng Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng với H2SO4 đặc (vừa đủ), làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được phân lân super photphat đơn. Tính hàm lượng P2O5 trong loại phân bón này. Câu 5. (1,25 điểm) X là hỗn hợp khí chứa 2 hiđrôcacbon mạch hở A và B, trong đó A không làm mất màu dung dịch nước brom, B tác dụng với Br2 theo tỉ lệ 1:1. Cho 5,6 lit khí H2 ở đktc vào X rồi dẫn hỗn hợp qua ống sứ đựng Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y chứa 2 khí. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y này rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 16,92 gam và có 18 gam kết tủa tạo thành. Xác định công thức phân tử của các hiđro trong X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết viết phương trình phản ứng hóa học điều chế B. Câu 6. (1,50 điểm) Trình bày cách tiến hành thí nghiệm chứng tỏ dung dịch glucozơ có phản ứng tráng gương và trình bày cách làm sạch ống nghiệm có tráng lớp Ag thu được sau khi làm thí nghiệm. Hỗn hợp M gồm ancol X (CnH2n+2O) và axit cacbonxylic Y (CnH2nO2), tổng số mol của hai chất là 0,45 mol. Nếu đốt cháy hoan toàn M thì thu được 30,24 lit khí CO2 (đktc) và 27,9 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để phản ứng este hóa hiệu suất 75% thì thu được m gam este. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và tính m. Câu 7. (1,75 điểm) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử cần dùng 54,88 lit khí O2, thu được 47,04 lit khí CO2 và 37,8 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 16gam ancol Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 64,2 gam chất rắn khan. các chất khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức cấu tạo của 2 chất hữu cơ này và tính phần trăm khối lượng của chúng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Nguồn Thi Hsg Duyên Hải Bắc Bộ Ngữ Văn 11 Năm 2023 Chuyên Lê Quý Đôn Bình Định trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!