Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra Vật Lý 10 Học Kì I Có Đáp Án được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I.
Phần trắc nghiệm
Đề kiểm tra vật lý 10 chương 1 phần trắc nghiệm
1.
Đề kiểm tra vật lý 10 chương 1
phần trắc nghiệm
Câu 1: Chuyển động cơ là gì ?
A. Chuyển động cơ là sự thay đổi về hướng của vật này so với một vật khác theo thời gian.
B. Chuyển động cơ là sự thay đổi về chiều của vật này so với một vật khác theo thời gian.
C. Chuyển động cơ là sự thay đổi về vị trí của vật này so với một vật khác theo thời gian.
D. Chuyển động cơ là sự thay đổi về phương của vật này so với một vật khác theo thời gian.
Câu 2: Nhận xét nào là nhận xét sai trong những nhận xét sau đây?
A. Tốc độ trung bình trên sẽ là như nhau trên mọi quãng đường trong chuyển động thẳng đều.
B. Công thức để tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều là: s = vt.
C. Công thức vận tốc trong chuyển động thẳng đều là : v = v0 + at.
D. Phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.
Câu 3: Một ô tô di chuyển từ A và đến B trong 5 giờ, trong đó, 2 giờ đầu di chuyển với tốc độ 50km/h và 3 giờ tiếp theo sau di chuyển với tốc độ 30km/h. Tính vận tốc trung bình trên toàn đoạn đường AB của ô tô ?
A. 45 km/h.
B. 38 km/h.
C. 47 km/h.
D. 32 km/h.
Câu 4: Tính chất của gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều là tính chất nào sau đây ?
A. Có phương, chiều và độ lớn luôn cố định theo thời gian. .
B. Tăng dần đều theo thời gian.
C. Luôn luôn lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn giữ nguyễn. Mọi thứ khác đều thay đổi
Câu 5: Một xe đang di chuyển với tốc độ 36km/h thì gia tốc và sau 2s xe lên tới tốc độ 54km/h. Tính gia tốc của xe trong 2s ?
A. 1 m/s²
B. 2,5 m/s²
C. 1,5 m/s²
D. 2 m/s²
Câu 6: Điều nào sau đây đúng khi nói về sự rơi tự do ?
A. Sự rơi tự do là sự chuyển động khi không có lực tác dụng.
B. Sự rơi tự do là sự chuyển động khi bỏ qua lực cản.
C. Sự rơi tự do là một dạng chuyển động thẳng đều.
D. Sự rơi tự do là chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Câu 7: Một giọt nước rơi tự do xuống đất từ sân thượng tòa nhà có độ cao 45m . Cho g = 10 m/s². Thời gian từ lúc rơi tới lúc giọt nước tới mặt đất là bao nhiêu?
A. 4,5 s.
B. 2,0 s.
C. 9,0 s.
D. 3,0 s.
Câu 8: Các công thức dùng để thể hiện sự liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là gì ?
A. ω = 2π/T và ω = 2πf.
B. .ω = 2π/T và ω = 2πf.
C. ω = 2πT và ω = 2πf.
D. ω = 2πT và ω = 2π/f.
Câu 9: Một bánh xe ôtô có bán kính vành ngoài là 25cm. Xe di chuyển với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là bao nhiêu ?
A. 30 rad/s
B. 10 rad/s
C. 20 rad /s
D. 40 rad/s.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi xét về trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau ?
A. vật có thể có vật tốc khác nhau trong 2 hệ quy chiếu khác nhau .
B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau trong 2 hệ quy chiếu khác nhau.
C. vật có theå có hình dạng khác nhau trong 2 hệ quy chiếu khác nhau.
D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động trong 2 hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 11: Một chiếc thuyền di chuyển ngược dòng trên sông theo một đường thẳng, sau đúng 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một thanh củi khô cũng trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 9 km/h.
B. 6 km/h.
C. 3 km/h.
D. 12 km/h.
Câu 12: Kích thước của vật như thế nào thì được xem là chất điểm ?
A. Vật có kích thước rất nhỏ so với con người.
B. Vật có kích thước rất nhỏ so với độ lớn chiều dài quỹ đạo.
C. Vật có kích thước rất nhỏ so với vật mốc.
D. Vật có kích thước rất lớn so với quãng đường ngắn.
2.
Đề kiểm tra vật lý 10 chương 1
phần tự luận .
Câu 1 (1,50 điểm): Một ca nô di chuyển thẳng đều xuôi theo dòng từ bến A đến bến B cách nhau, AB = 36km trong khoảng thời gian là 1h30 phút. Tốc độ của dòng chảy là 6 km/h. Tính xem thời gian mà ca nô chạy ngược dòng từ B đến A là bao nhiêu?
Câu 2 (2.00 điểm): Một bánh xe hình tròn đang quay đều với tốc độ góc là 2π (rad/s). Biết rằng, bánh xe có bán kính là 30cm. Tính chu kỳ, tần số cũng như tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của một điểm bất kì thuộc vành ngoài bánh xe. Giả sử rằng : π² = 10.
Câu 3 (2,50 điểm):
Cho một sợi dây không dãn có chiều dài L = 0,5 m, bỏ qua khối lượng của dây, Dây treo một viên nặng, đầu còn lại giữ cố định và cách mặt đất 10m. Khi viên bi quay tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng với 1 đầu cố định là tâm O với tốc độ góc ω = 10 rad/s. Dây bị đứt viên bi đang theo chiều đi xuống và tại thời điểm dây nằm ngang . Giả sử lấy g = 10 m/s2. Tính vận tốc của viên bi khi viên bi chạm đất.
Câu 4 (1.00 điểm): Trong lúc tính gia tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều, có một học sinh đã sử dụng đồng hồ bấm giờ và thước mét để xác định thời gian t và đo quãng đường L, sau đó xác định gia tốc bằng công thức .Kết quả cho thấy . .Xác định gia tốc a của vật và sai số tuyệt đối của phép tính.
II. Phần đáp án của đề kiểm tra vật lý 10
1. Đáp án phần trắc nghiệm đề kiểm tra vật lý 10
2. Đáp án phần tự luận đề kiểm tra vật lý 10
Câu 1 (1,50 điểm):
Lời giải:
Vận tốc của canô so với bờ khi chạy xuôi dòng là :
Vận tốc của canô so với mặt nước là :
Khi canô chạy ngược dòng thì vận tốc canô so với bờ là
Thời gian canô chạy ngược dòng là :
Câu 2 (2,00 điểm):
Lời giải:
Tốc độ góc của bánh xe khi quay đều : ω = 2π (rad/s).
Từ đó suy ra một điểm M thuộc vành ngoài bánh xe cũng quay đều với cùng tốc độ góc ω = 2π (rad/s).
Ta có chu kỳ quay của M: T = 2π/ω = 1 (s).
Cũng có tần số quay của M: f = 1/T = 1 Hz.
Khi đó tốc độ dài của M: v = R.ω = 0,3.2π = 0,6π (m/s) ≈ 1,9 (m/s).
Vậy gia tốc hướng tâm của M: an = R.ω2 = 0,3.(2π)2 = 12 m/s2.
Câu 3 (2,50 điểm):
Lời giải:
Tốc độ dài của viên bi lúc dây đứt là: v0 = ω.L = 10.0,5 = 5 m/s
Chọn trục Ox thẳng đứng hướng xuống gốc O tại vị trí viên bi khi bị đứt dây, gốc thời gian là lúc dây bị đứt.
Sau đó bi chuyển động như vật được thẳng đứng hướng xuống. Phương trình chuyển động của viên bi là:
Khi viên bi chạm đất thì: x = 10 m → v0.t + 0,5.g.t2 = 10
Giải phương trình ta được: t = 1s (loại nghiệm âm)
Vận tốc viên bi lúc chạm đất là: v = v0 + g.t = 15 m/s
Câu 4 (1,00 điểm):
Lời giải:
Đề Kiểm Tra Học Kỳ I Môn Vật Lý Lớp 12
Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng pha với tần số 40 Hz. Biết trên đoạn AB, hai điểm có biên độ dao động cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A. 1,2 m/s. B. 0,6 m/s. C. 2,4 m/s. D. 0,3 m/s.
Câu 2: Trong dao động điều hòa, vận tốc biến đổi
A. ngược pha với li độ.
B. trễ pha p/2 rad so với li độ.
C. cùng pha với li độ.
D. sớm pha p/2 rad so với li độ.
Câu 3: Chuyển động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương. Hai dao động này có phương trình lần lượt là (cm) và (cm). Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là
A. 100 cm/s. B. 50 cm/s. C. 10 cm/s. D. 80 cm/s.
Câu 4: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang.Lực kéo về tác dụng vào vật luôn
A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.
B. hướng về vị trí cân bằng.
C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.
D. hướng về vị trí biên.
Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5 cm và vận tốc có độ lớn cực đại là 10π cm/s. Chu kì dao động của vật nhỏ là
A. 3 s. B. 1 s. C. 2 s. D. 4 s.
Câu 6: Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Khi dòng điện xoay chiều có tần số góc w chạy qua thì tổng trở của đoạn mạch là
Câu 7: Máy biến áp là thiết bị
A. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
B. biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều.
C. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
D. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều.
Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Toán 11 Mới Nhất Có Đáp Án
Để các em có thể chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra học kì 1 toán 11, Kiến Guru đã tổng hợp và chọn lọc các đề kiểm tra học kì 1 toán 11 mới nhất kèm đáp án chi tiết của các trường THPT và sở Giáo dục – Đào tạo trên toàn quốc. Bộ đề kiểm tra học kì toán 11 là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các bạn học sinh lớp 11, giúp các em ôn tập và nâng cao kiến thức toán 11 hiệu quả nhất.
I. Hệ thống kiến thức cần nắm để làm đề kiểm tra học kì 1 toán 11
Đề kiểm tra học kì 1 trong chương trình toán 11 sẽ bao gồm toàn bộ kiến thức các em được học trong học kì 11 và đại số – giải tích và hình học, cụ thể như sau:
1. Về kiến thức
– Hiểu được khái niệm về hàm số lượng giác
– Biết được phương trình lượng giác cơ bản và công thức tính nghiệm
– Biết các dạng và cách giải phương trình: bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác, asinx + bcosx = c, phương trình thuần nhất, một số phương trình lượng giác cơ bản
– Biết được quy tắc cộng, quy tắc nhân, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, công thức nhị thức Newton
– Biết được các khái niệm về biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối, biến cố độc lập
– Biến định lý cộng, nhân xác suất
– Biết các khái niệm về biến ngẫu nhiên rời rạc, phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc. Kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn
– Định nghĩa về phép biến hình
2. Về kỹ năng
- Xác định được: tập xác định, tập giá trị, tính chẵn lẻ của hàm số, khoảng đồng biến, nghịch biến, tính tuần hoàn, chu kỳ của các hàm số lượng giác.
– Vẽ được các đồ thị của hàm số lượng giác
– Giải được các phương trình lượng giác cơ bản
– Bước đầu vận dụng được các hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
– Tính được số các hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
– Biết khai triển nhị thức Newton với một số mũ cụ thể cho trước
– Vận dụng các quy tắc cộng và quy tắc nhân trong bài tập
– Vận dụng dụng được phép dời hình và các liên hệ về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.
II. Ma trận đề kiểm tra học kì 1 toán 11
Đề kiểm tra học kì 1 thường gồm có 2 phần trắc nghiệm và tự luận
1. Phần trắc nghiệm
Phần trắc nghiệm thường chiếm 4 – 7 điểm bao gồm các câu hỏi lý thuyết và bài tập vận dụng nhanh của cả phần đại số – giải tích và hình học. Một số ví dụ về phần trắc nghiệm như sau:
Bài 1: Tất cả các nghiệm của phương trình sinx = -1 là:
A. x = π /2 + k, k ∈ Z
B. x = π/2 + k2π, k ∈ Z
C. x = kπ, k ∈ Z
D. x = -π/2 + k2π, k ∈ Z
Hướng dẫn: Vẽ đường tròn lượng giác, xác định nghiệm của phương trình sinx = -1 là
x= -π/2 + k2π, k ∈ Z. Chọn đáp án: D
Bài 2: Từ một thực đơn có sẵn của nhà hàng có 5 món khai vị, 6 món chính và 4 món tráng miệng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 3 món ăn cho một bữa tiệc bao gồm cả ba món khai vị, món chính và món tráng miệng?
A. 60
B. 120
C. 100
D. 90
Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc nhân, ta có số cách chọn 3 món ăn cho bữa tiệc bao gồm cả ba món khai vị, món chính, món tráng miệng là: 5*6*4 = 120 (cách chọn). Chọn đáp án: B
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nếu phép tịnh tiến biến điểm A(3,2) thành điểm A1(1,6) thì nó biến điểm B(-1,4) thành điểm B1 có tọa độ
A. (-3,8)
B. (-2,4)
C. (2,-4)
D. (1,0)
Hướng dẫn: Từ điểm A và A1 ta xác định được phép tịnh tiến này theo vecto v→ = (-2,4). Từ đó tính được B’(-3,8). Chọn đáp án: A
2. Phần tự luận
Phần tự luận của đề kiểm tra học kì 1 toán 11 thường sẽ chiếm 3 – 6 điểm, thường gồm 2 – 3 bài tập có đại số giải tích về lượng giác và tổ hợp xác suất, phần hình học sẽ có 1 bài tập về hình học không gian. Phần này yêu cầu học sinh trình bày và lý luận chặt chẽ để giải bài tập.
Ví dụ: Giải phương trình lượng giác: cos2x – 3sinx= 2
Hướng dẫn:
Ta có phương trình:
cos2x – 3sinx= 2
⇒ 2sin2x+ 3sinx+1=0 ( Do cos2x = 1 – 2sin2x)
⇒ sinx=-1 hoặc sinx=-1/2
⇒ x= π+ k2π hoặc x= -/6 +k2π hoặc x=7π/6 +k2π (k∈Z)
Vậy phương trình có nghiệm: x= π+ k2π hoặc x=V-π/6 +k2π hoặc x=7π/6 +k2π (k∈Z)
III. Tổng hợp đề kiểm tra học kì 1 toán 11
1. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam
a. Đề bài
2. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng
3. Đề kiểm tra học kì 1 toán 11 của trường Chuyên Amsterdam – Hà Nội
Tài liệu trên là tổng hợp các đề kiểm tra học kì 1 toán 11. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả nhất để chuẩn bị cho kì thi học kì 1. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất.
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 6 Môn Vật Lý Có Đáp Án
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn vật lý là đề thi đầu tiên của môn học này, tổng quan những kiến thức đã được giới thiệu trong khoảng thời gian đầu làm quen với bộ môn Vật lý. Vì vậy, những câu hỏi trong đề sẽ nhằm mục đích kiểm tra trình độ nhận thức về môn học này của các em học sinh
Chương trình Vật lý lớp 6 có gì?
Chương trình Vật lý lớp 6 bao gồm 2 chương: Chương Cơ học và Chương Nhiệt học. Đây là 2 trong 4 mảng quan trọng nhất của bộ môn Vật lý. Xuất hiện nhiều trong các đề thi, bao gồm cả đề thi đại học.Tham khảo Bài tập Vật lý lớp 6 có đáp án
Chương Cơ học:– Kiến thức về đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thể tích chất lỏng, chất rắn không thấm nước, đơn vị đo khối lượng. Làm quen với các thiết bị, công cụ đo lường– Lực, hai lực cân bằng. Trong lực, lực đàn hồi– Khối lượng riêng, trọng lượng riêng– Làm quen với các máy cơ đơn giản: đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng.
Chương Nhiệt học: – Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng, chất khí. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt– Nhiệt kê, nhiệt giai. Thực hành về đo nhiệt độ– Sự nóng chảy và sự đông đặc. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. Sự sôi
Các dạng bài tập thường gặp trong đề thi học kì 1 lớp 6 môn vật lý
Trong đề thi thương sẽ có 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Những câu hỏi trắc nghiệm nhanh thường sẽ chiếm 30% tổng số điểm toàn bài bao gồm các câu hỏi về lý thuyết, hoặc đổi đơn vị đo lường, hoặc có thể là bài toán chứa một phép tính đơn giản.
Phần thi Tự luận bao gồm các câu hỏi tính toán về lưc, trọng lực, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng hoặc cũng có thể có bài tập về ròng rọc.Chúc các em thi tốt!
Tải tài liệu miễn phí ở đây
Sưu tầm: Lê Anh
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra Vật Lý 10 Học Kì I Có Đáp Án trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!