Bạn đang xem bài viết Đề Cương Ôn Tập – Học Kì 2 Môn Khoa Học Lớp 5 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Môn : Khoa học Lớp: 5 Câu 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất Muốn tạo ra dung dịch cần: A) Phải có ít nhất hai chất . B) Phải có chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau. C) Phải có hai chất hoà tan vào nhau. Câu 2:Tìm từ để diền vào chỗ trống cho phù hợp : Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ . . . . . . . . . . . . , còn lại muối. Câu 3: Khoanh vào trước những câu trả lời đúng . Có sự biến đổihoá học khi nào? A. Hoà tan đường vào nước . B.Thả vôi sống vào nước C. Ngâm sỏi vào giấm D. Đốt cháy giấy. E.Trộn xi măng với cát và nước. G. Trộn xi măng với cát. Câu 4: Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai,. A. Dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do tay ta cung cấp làm cặp sách dịch chuyển lên cao. B. Cặp sách có thể tự di chuyển . C. Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và tỏa nhiệt. D. Một vật đang đứng yên có thể tự di chuyển ma không cần năng lượng. E. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng lamø ô tô đồ chơi hoạt động. G. Để các vật biến đổi, hoạt động cần cung cấp năng lượng cho vật. Câu 5: Khoanh vào những câu trả lơì đúng. Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con ngươì là: A. Cơm B. Sữa C. Nước D. Rau E. Pin G. Cá H. Oâ tô K. Hoa quả Câu 6: Tìm từ để điền vào chỗ trống cho phù hợp. Hoa là cơ quan . . . . . . . . . . . . cuả những loài thực vật có hoa.Cơ quan sinh dục đực gọi là . . . . . . . .Cơ quan sinh dục cái gọi là . . . . . . . . . . một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng.Ở đa số cây khác, trên cùng một hoa có cả . . . . . . . và . . . . . . . . . . Câu 7: Hãy vẽ các mũi tên để tạo ra sơ đồ cho biết quá trình phát triển của hạt. Kết quả Cây con Hạt Ra hoa Gieo hạt Câu 8 : Hãy vẽ các mũi tên để tạo ra sơ đồ cho biết quá trình phát tiển của ếch. Ếch trưởng thành Nòng nọc có 2 chân sau Nòng nọc con Nòng nọc có thêm 2 chân trước Ếch con có đuôi ngắn dần Trứng Câu 9: Tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp. Trong tự nhiên chim sống theo . . . . . . . hay . . . . . . . .Chúng thương biết làm . . . . . . . Chim mái . . . . . . . . . . . . . và ấp trứng ; sau một thời gian, trứng nở thành . . . . . . . . . . . Chim non được bố mẹ nuôi cho đến khi có thể tự . . . . . . . . . . . . . . . . Câu10:Đánh dấu x vào ô trống trước sự lựa chọn của em. Môi trường bao gồm những thành phần tự nhiên và những thành phần do con người làm ra. Đúng Sai Câu 11: Hãy chọn trong số các từ, cụm từ sau : phát triển của, có xung quanh, cho sự sống, sự ảnh hưởng, tác động, cho phát triển vào chỗ trống cho phù hợp. Môi trường là tất cả những gì . . . . . . . . . . . . . . . . . . chúnh ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì. . . . . . . . . . . .. . lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết . . . . . . . . . . . . . . và nhuwng yếu tố ảnh hưởng đén sự tồn tại, . . . . . . . . . . . . .sự sống. Câu 12: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Tài nguyên thiên nhiên nào cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong nhà máy nhiệt điện, chế tạo ra than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp, . . . ? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Mặt trời. D.Nước. Câu 13: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. A. Mèo B. Bò. C. Chó. D. Lợn. Câu 14 : Đáng dấu x vào trước câu đúng. a. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận , con người cứ việc sử dụng thỏai mái. b. Tài nguyên trên Trái Đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. Câu 15: Hãy nối những nội dung ở cột A cho phù hợp với những nội dung ở cột B. A B Vị trí Tài nguyên thiên nhiên 1. Dưới lòng đất a. Không khí 2. Trên mặt đất b.Các loại khóang sản 3. Bao quanh Trái Đất c. Sinh vật, đất trồng, nước
Đề Cương Ôn Tập Học Kì I Môn Sinh Lớp 10
— ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 10 – Câu 1: Trình bày đặc điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Trả lời: ¶ Giống nhau: Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Sống ở tế bào vi khuẩn Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân. Không có hệ thống nội màng và các bào quan bao bọc. Kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực. Không có khung xương định hình tế bào. Có ở tế bào động vật, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật. Nhân được bao bọc bởi lớp màng chứa NST và nhân con. Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt. Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ. Có khung xương định hình tế bào. Câu 2: Phân biệt con đường vận chuyển qua các màng. Trả lời: ¶ Các con đường vận chuyển qua màng sinh chất: Vận chuyển thụ động (bị động). Vận chuyển chủ động (sự vận chuyển tích cực). Xuất bào, nhập bào. ¶ Phân biệt vận chuyển thụ động và chủ động: Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động 1. Nguyên nhân Do sự chênh lệch về nồng độ. Do nhu cầu của tế bào. 2. Nguyên lí Vận chuyển các phần tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cùng chiều với gradien nồng độ. Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ. 3. Năng lượng Không tiêu tốn năng lượng. Tiêu tốn năng lượng và cần Prôtêin đặc hiệu. 4. Prôtêin màng Không cần. Cần có. 5. Kết quả Làm cân bằng nồng độ. Không làm cần bằng nồng độ. 6. Tính chất phổ biển Thứ yếu. Là phương thức vận chuyển chủ yếu. ¶ Phân biệt xuất bào và nhập bào: - Giống nhau: + Là phương thức vận chuyển chủ động. + Đều là hình thức vận chuyển chất lớn ra vào tế bào bằng cách biến đổi hình dạng của màng sinh chất và tiêu thụ năng lượng. - Khác nhau: + Nhập bào: là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào. + Xuất bào: Là phương thức tế bào vậ chuyển các chất ra khỏi tế bào. Câu 3: Khái niệm về chuyển hóa vật chất - chuyển hóa năng lượng qua tế bào. ATP - đồng tiền năng lượng. Trả lời: ¶ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống. ¶ ATP - đồng tiền năng lượng: * Cấu trúc: Gồm 3 thành phần: Bazơ nitơ Ađênin, Đường Ribôzơ và 3 nhóm Photphat. Có 2 liên kết cao năng photphat ngoài cùng. * Chức năng: Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào (75%). Vận chuyển các chất qua màng. Sinh công cơ học. Câu 4:Enzim và vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất. Trả lời: Chuyển hóa vật chất là phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong cơ thể gồm quá trình đồng hóa và dị hóa. 1. Enzim và cơ chế tác động của enzim: ¶ Khái niệm: Chất xúc tác sinh học được sinh ra trong cơ thể sống, tăng tốc độ phản ứng và không bị biến đổi sau phản ứng. ¶ Cấu trúc: Bản chất: Prôtêin. Mỗi enzim có một trung tâm hoạt động: Khe lõm vào trên mặt của enzim. + Cấu trúc tương thích với cơ chất. + Mối liên kết với cơ chất (là chất xúc tác bởi enzim). ¶ Cơ chế tác động: Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩn + enzim. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa (năng lượng khởi động phản ứng xảy ra) → Tạo các sản phẩm trung gian. ¶ Đặc tính enzim: Hoạt hóa mạnh. Tính chuyên hóa cao: Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một chất nhất định. Ví dụ: Urêaza chỉ phân hủy urê mà không phân hủy chất khác. Có sự phối hợp hoạt động của các enzim.0 ¶ Các nhân tố ảnh hưởng: Nhiệt độ. Độ pH. Nồng độ cơ chất. Nồng độ enzim. Chất ức chế và chất hoạt hóa. 2. Vai trò: Xúc tác cho quá trình chuyển hóa. Điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất bằng cơ chế: + Chất ức chế đặc biệt. + Chất hoạt hóa. + Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩn của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa. Câu 5: Hô hấp tế bào là gì? Phân biệt các giai đoạn hô hấp tế bào. Trả lời: ¶ Hô hấp tế bào là quá trình ôxi hóa các nguyên liệu hữu cơ tạo thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. ¶ Các giai đoạn của hô hấp tế bào: 2 hình thức. Hô hấp hiếu khí (có oxi). Hô hấp kỵ khí (không có oxi). *Hô hấp hiếu khí: Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyển electron hô hấp Vị trí Xảy ra ở tế bào chất. Chất nền ti thể. Màng trong ti thể. Nguyên liệu Glucôzơ 2 phân tử axit piruvic. 2 axêty CoA. Điện tử được chuyển từ NADH và FADH2. Sản phẩm 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3). 2 ATP. 2 NADH. 2 axêty CoA. 4 CO2. 6 NADH. 2 ATP. 2 FADH2. 10 NADH 2 FADH2. £ ATP = 2ATP + 2 ATP + 34 ATP = 38 ATP. * Hô hấp kỵ khí (lên men rượu, lên men lactic). Câu 6: Quang tổng hợp là gì? Cơ chế 2 pha của quang tổng hợp. Trả lời: ¶ Quang tổng hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ, lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời đã được sặc tố quang hợp hấp thụ. ¶ Cơ chế 2 pha: Pha sáng Pha tối ü Bản chất. ü Điều kiện. ü Sản phẩm. - Ôxi hóa nước. - Ánh sáng. - O2, ATP, NADP. F Là pha oxi hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng → tạo O2, giải phóng vào khí quyển và ATP, NADP cho pha tối. - Khử CO2. - Không cần ánh sáng, nhiệt độ. - Chất hữu cơ. F Là quá trình khử CO2 nhờ năng lượng ATP và lực khử NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp chất hữu cơ. * Pha sáng: Vị trí: Hạt grana. 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Quang lí. + Giai đoạn 2: Quang hóa. ž Quang phân ly nước: ž Tạo chất khử: ž Tổng hợp ATP: * Pha tối: Vị trí: Chất nền stroma. Xảy ra theo chu trình Cavin của thực vật C3. 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cố định CO2. + Giai đoạn 2: Khử. + Giai đoạn 3: Tái sinh chất nhận, tạo sản phẩm. Câu 7: Hãy nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. Trả lời: Quang hợp và hô hấp có chung nhiều sản phẩm trung gian (ATP, NADH, CO2) và nhiều hệ enzim. Sản phẩm của quá trình quang hợp là Oxi và chất hữu cơ cũng cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2 và H2O cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp. ð Quang hợp là tiền đề của quá trình hô hấp và ngược lại. Câu 8: So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào. Đều phân thành 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. NST đều trải qua sự biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, Đều có thoi phân bào. Hình thành thoi vô sắc. Đều tạo ra NST con. Màng nhân và nhân con đều biến mất cho đến gần cuối. ¶ Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Một lần phân bào tạo thành 2 tế bào con. Số NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n cho ra 2 tế bào 2n. Một lần sao chép ADN, một lần chia. Các nhiễm sắc thể tương đồng không bắt cặp. Không trao đổi chéo. Tâm động chia ở kì giữa. Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen của tế bào mẹ. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. 2 lần phân bào tạo thành 4 tế bào con. Số NST giảm một nữa: 1 tế bào 2n cho ra 4 TB n. Một lần sao chép ADN, hai lần chia. Các NST tương đồng bắt cặp ở kì trước I. Ít nhất 1 lần trao đổi chéo cho 1 cặp tương đồng. Tâm động chia ở kì giữa II. Tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm của giảm phân. { VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG { Câu 1: Tại sao khi rửa rau sống, cho nhiều muối thì rau thường bị ê? Trả lời: Nếu khi rửa rau sống ta cho một lượng vừa phải thì rau sẽ diệt được vi khuẩn (vì nồng độ muối cao hơn nồng độ rau, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách thì muối từ bên ngoài đi vào bên trong làm cho vi khuẩn từ trong rau đi ra, vi khuẩn đi ra gặp môi trường muối, VK chưa tiếp thu kịp thời ® VK chết). Còn nếu ta cho quá nhiều muối vào thì nồng độ chất tan môi trường ngoài cao hơn bên trong tế bào rau , gọi là môi trường ưu trương, chất tan sẽ nhanh chóng khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao (bên ngoài) vào bên trong tế bào rau, đồng thời nước trong tế bào rau cũng khuyếch tán từ trong tế bào rau ra ngoài để đảm bảo đủ thể tích khi lượng chất tan bên ngoài vào chiếm trong tế bào. Do đó, rau bị mất nước nên héo đi nhanh chóng. Câu 2: Vì sao bón phân cho cây quá nhiều, cây sẽ bị héo và chết? Trả lời: Nếu ta bón phân cho cây với mực độ phù hợp thì cây sẽ sống nhưng nếu ta bón quá nhiều phân cho cây thì nồng độ chất tan ở đất sẽ cao hơn ở rễ và thế nước ở rễ cao hơn thế nước trong đất, theo cơ chế thẩm thấu và thẩm tách nước trong rễ sẽ đi ra và chất tan trong đất sẽ đi vào do đó cây không hút nước được ® cây héo và chết. Câu 3: Vì sao ngâm mơ, mận trong đường sau một thời gian mơ nhỏ lại có vị ngọt còn nước có vị chua thanh? Trả lời: Khi ngâm mơ, mận vào đường, theo cơ chế khuếch tán thì sau một thời gian nước vận chuyển từ trong mơ, mận đi ra; đường từ ngoài đi vào trong; các axit trong mơ, mận có nồng độ cao hơn ngoài nên vận chuyển từ trong ra ngoài. Câu 4: Loại tế bào nào không có nhân?Vì sao? Trả lời: ¶ Tế bào hồng cầu không có nhân vì: Hồng cầu vận động nhiều, vận chuyển O2 và CO2. Cung cấp năng lượng. Lõm hai mặt ® tăng diện tích tiếp xúc. Liên tục được thay thế các hồng cầu mới hoạt động mạnh hơn. Câu 5: So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật. Trả lời: ¶ Giống nhau: Đều là tế bào nhân thực. Gồm 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoặc vùng nhân. ¶ Khác nhau: Tế bào động vật Tế bào thực vật Không có thành xenlulôzơ, dị dưỡng. Không có lục lạp. Có trung thể. Không có không bào. - Có thành xenlulôzơ, tự dưỡng. Có lục lạp. Không có trung thể. Không bào lớn giữ vai trò quan trọng. Câu 6: Tại sao tinh bột và xenlulôzơ đều có cấu tạo từ các đơn phân là glucôzơ những chúng lại khác nhau về tính chất? Hãy giải thích sự khác nhau đó. Trả lời: Vì tinh bột chưa được chuyển hóa thành đường đa nên có cấu trúc phức tạp còn xenlulôzơ là đường đa và có dạng mạch thẳng. Câu 7: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Trả lời: ATP có liên kết cao năng giữa nhóm photphat ngoài cùng → Dễ dàng phá vở và giải phóng một lượng lớn năng lượng. ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào. Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không được cung cấp oxi? Trả lời: Nếu tế bào không được cung cấp oxi → phản ứng cuối cùng tạo thành nước không thực hiện được → tế bào bị ức chế → cơ thể thực hiện được quá trình đường phân → lên men tạo axit lactic gây đau cơ. Câu 9: Tại sao NST co xoắn cực đại ở kì giữa và tháo xoắn tối đa ở kì sau ở nguyên phân? Trả lời: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại để dễ dàng di chuyển. Tháo xoắn tối đa ở kì sau để dễ tiếp xúc với enzim → nhân đôi ADN. Câu 10: Tại sao bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu trong nguyên phân? Trả lời: Vì nhiễm sắc thể nhân đôi ở kì trung gian và phân chia đồng đều ở kì sau. Câu 11: Điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật được thể hiện như thế nào trong nguyên phân? Trả lời: Tế bào động vật hình thành rãnh phân cắt tại mặt phẳng xích đạo của tế bào chất thắt sâu dần từ ngoài vào trong cho đến khi đứt làm đôi. Tế bào thực vật do có thành xenlulôzơ cứng, chắc nên xuất hiện vách ngăn từ trong ra ngoài.
Đề Cương Ôn Tập Học Kì Ii Môn: Vật Lí Lớp 6
MÔN: VẬT LÍ LỚP 6 ———————-@&?——————— I. Phần trắc nghiệm: 1. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất. 2. Trong các câu sau đây, câu nào sai? Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi. 3. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai? Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng khác nhau C. Có khối lượng riêng khác nhau D. Có trọng lượng khác nhau 4. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây? Một cái cân và một lực kế B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ C. Một lực kế và một bình chia độ D. Một bình chia độ và một cái cân 5. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào? Lực lớn hơn trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật 6. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì: A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật 7. Chọn kết luận đúng: Máy cơ đơn giản là những thiết bị dùng để biến đổi lực về: A. Điểm đặt B. Điểm đặt, hương, chiều C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn D. Độ lớn 8. Chọn kết luận sai: Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau Khi co dãn vì nhiệt, cắc chất rắn có thể gây ra lực lớn 9. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn. Khối lượng của vật tăng B. Thể tích của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Thể tích của vật tăng 10. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây? Hơ nóng cổ chai B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai C. Hơ nóng đáy chai D. Hơ nóng nắp chai 11. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? A. Tăng lên hoặc giảm xuống B. Tăng lên C. Giảm xuống D. Không thay đổi 12. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do? Để tôn không bị thủng nhiều lỗ B. Để tiết kiệm đinh C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt D. Cả A- B và C đều đúng 13. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng? Để dễ thoát nước B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai 14. Chọn phát biểu sai: Chất lỏng nở ra khi nóng lên B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau 15. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? Làm bếp bị đẹ nặng B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài C. Tốn chất đốt D. Lâu sôi 16. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng của chất lỏng giảm C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm D. Khối lượng của chất lỏng tăng 17. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng? Thể tích của chất lỏng giảm B. Khối lượng của chất lỏng không đổi C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 18. Chọn câu trả lời đúng: Tại 40C nước có: A. Trọng lượng riêng lớn nhất B. Thể tích lớn nhất C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất D. Khối lượng lớn nhất 19. Chọn câu trả lời chưa chính xác: Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra B. Nước co dãn vì nhiệt C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại D. Ở 00C nước sẽ đóng băng 20. Các chất rắn, lỏng và khí đều dãn nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở nhiều nhất? Rắn B. Lỏng C. Khí D. Dãn nở như nhau 21. Nước ở thể nào có khối lượng riêng lớn nhất? Thể rắn B. Thể lỏng C. Thể hơi D. Khối lượng riêng ở cả 3 thể giống nhau 22. Ở điều kiện bình thường, nhận xét nào sau đây là sai? Nước có thể là chất lỏng, rắn hoặc khí B. Không khí, ôxi, nitơ là chất khí C. Rượu, nước, thuỷ ngân là chất lỏng D. Đồng, sắt, chì là chất rắn 23. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng lại phòng lên như cũ? Vì võ quả bóng gặp nóng nên nở ra B. Vì nước nóng thấm vào trong quả bóng C. Vì không khí bên trong quả bóng dãn nở vì nhiệt D. Vì võ quả bóng co lại 24. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được cấu tạo bằng: Một thanh đồng và một thanh sắt B. Hai thanh kim loại khác nhau C. Một thanh đồng và một thanh nhôm D. Một thanh nhôm và một thanh sắt 25. Chọn câu trả lời đúng: Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng: Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau B. Chất rắn nở ra khi nóng lên C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau D. Chất rắn co lại khi lạnh đi 26. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn? Để tiết kiệm thanh ray B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt D. Để dễ uốn cong đường ray 27. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng: dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. dãn nở vì nhiệt của chất khí D. dãn nở vì nhiệt của các chất 28. Chọn kết luận sai: Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ của người Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ không khí trong phòng Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo của một lò luyện kim Nhiệt kế kim loại dùng để đo nhiệt độ của bàn là 29. Hai nhiệt kế thuỷ ngân có óng quản giống nhau nhưng bầu to nhỏ khác nhau. Mực thuỷ ngân đang ở mức ngang nhau, nhúng chúng vào một cốc nước nóng thì: Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một nhiệt độ Mực thuỷ ngân của hai nhiệt kế dâng lên tới cùng một độ cao Mực thuỷ ngân của nhiệt kế có bầu lớn dâng lên cao hơn Nhiệt kế có bầu lớn cho kết quả chính xác hơn 30. Chọn câu trả lời đúng: Nhiệt kế y tế dùng để đo: Nhiệt độ của nước đá B. Thân nhiệt của người C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi D. Nhiệt độ của môi trường 31. Chọn câu trả lời sai: Thân nhiệt của người bình thường là: 370C B. 690F C. 310 K D. 98,60F 32. Hãy tính 1000F bằng bao nhiêu 0C? 500C B. 320C C.180C D. 37,770C Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 34. Trường hợp nào cục nước đá tan nhanh hơn khi được thả vào: Nước ở nhiệt độ 300C B. Nước ở nhiệt độ 00C C. Nước ở nhiệt độ -300C D. Nước ở nhiệt độ 100C 35. Chọn câu trả lời đúng: Khi đúc đồng, gang, thép người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào? Hoá hơi và ngưng tụ B. Nóng chảy và đông đặc C. Nung nóng D. Tất cả các câu trên đều sai 36. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng đông đặc là hiện tượng: Một khối chất lỏng biến thành chất rắn B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng D. Một khối chất khí biến thành chất rắn 37. Nhận định nào sau đây là đúng? Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình ngược nhau Đông đặc và nóng chảy là 2 quá trình giống hệt nhau Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng 38. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây? Chất lỏng biến thành hơi B. Chất rắn biến thành chất khí C. Chất khí biến thành chất lỏng D. Chất lỏng biến thành chất rắn 39. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: Mặt thoáng lọ càng nhỏ B. Lọ càng nhỏ C. Lọ càng lớn D. Mặt thoáng lọ càng lớn 40. Nước bên trong lọ thuỷ tinh bay hơi càng nhanh khi: Nhiệt độ càng cao và gió càng yếu B. Nhiệt độ càng thấp và gió càng yếu C. Nhiệt độ càng cao và gió càng mạnh D. Nhiệt độ càng thấp và gió càng mạnh 41. Khi sản xuất muối từ nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng vật lí nào? Đông đặc B. Bay hơi C. Ngưng tụ D. Cả A- B và C đều đúng 42. Các loại cây trên sa mạc thường có lá nhỏ, có lông dày hoặc có gai để: A. Hạn chế bốc hơi nước B. Vì thiếu nước C. Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá D. Vì đất khô cằn 43. Hiện tượng ngưng tụ là hiện tượng: A. Chất khí biến thành chất lỏng B. Chất lỏng biến thành chất khí C. Chất rắn biến thành chất khí D. Chất lỏng biến thành chất rắn 44. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước. Tại sao? Do nước thấm ra ngoài B. Do hơi nước không khí ở bên ngoài cốc ngưng tụ lại C. Do không khí bám vào D. Do nước bốc hơi ra và bám ra ngoài 45. Tại sao về mùa lạnh, ta thường thở ra “khói”? Do hơi nước ngưng tụ lại B. Do trong không khí có hơi nước C. Do hơi thở ra nóng hơn D. Do hơi ta thở ra có hơi nước gặp không khí lạnh nên ngưng tụ 46. Sương động trên cây cối vào ban đêm, nguyên nhân từ đâu? A. Do ban đêm có mưa B. Do sự bay hơi của nước ở xung quanh Do ban đêm trời lạnh D. Do sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí 47. Các đám mây hình thành la do: A. Nước bốc hơi B. Hơi nước ngưng tụ C. Khói D. Nước bốc hơi bay lên cao gặp hơi lạnh ngưng tụ thành mây A. ngưng tụ B. đông đặc C. bay hơi D. nóng chảy 49. Chưng cất nước hoặc chưng cất rượu là ứng dụng vào các hiện tượng vật lí nào? nóng chảy B. đông đặc C. bay hơi và ngưng tụ D. bay hơi 50. Khi chất lỏng sôi, hiện tượng nào sau đây là đúng? Sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng B. Sự bay hơi xảy ra trong lòng chất lỏng C. Sự bay hơi xảy ra cả trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng D. Sự bay hơi của các bọt khí vỡ ra trên mặt thoáng. 51. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? Tăng dần lên B. Không thay đổi C. Giảm dần đi D. Có lúc tăng, có lúc giảm 52. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh 53. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? Sương đọng trên lá B. sương mù C. hơi nước D. mây Đúc một cái chuông đồng B. Đốt một ngọn nến C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước 55. Trong các so sánh sau đây, câu nào đúng? Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc Nhiệt độ nóng chảy bằng hơn nhiệt độ đông đặc II. Phần tự luận: Câu 1: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? Ví dụ? Và ứng dụng trong thực tế? Câu 2: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? Ví dụ? Và ứng dụng trong thực tế? Câu 3: Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? Ví dụ? Và ứng dụng trong thực tế? Câu 4: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí? Câu 5: Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí? Câu 6: Em hãy nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế? Câu 7: Em hãy nêu kết luận về sự bay hơi và sự ngưng tụ? lấy ví dụ và ứng dụng trong thực tế? Câu 8: Em hãy so sánh sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ? Câu 9: Em hãy so sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy ví dụ? Câu 10: Tính ra 0C và 0F trong các nhiệt độ sau: a. 370C b. 860F c. 450C d. 1260F ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÍ 6 I. Phần trắc nghiệm: 1. C 2. B 3. C 4. B 5. B 6. D 7. C 8. A 9. D 10. D 11. A 12. D 13. C 14. D 15. B 16. C 17. C 18. A 19. D 20. C 21. A 22. A 23. C 24. B 25. A 26. B 27. A 28. B 29. A 30. B 31. A 32. D 33. C 34. A 35. B 36. A 37. A 38. A 39. D 40. C 41. D 42. A 43. A 44. B 45. D 46. D 47. D 48. A 49. C 50. D 51. B 52. C 53. C 54. C 55. D II. Phần tự luận: Câu 1: Chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: quả cầu bằng thép khi đốt nóng thì thể tích của nó tăng lên. Vận dụng: gắn các đường ray của xe lửa. làm cầu. làm tôn lợp nhà … Câu 2: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Ví dụ: khi đun nước nếu ta đỗ đầy nước thì khi sôi nó sẽ tràn ra ngoài, Vận dụng: để ta đóng các chai nước ngọt không quá đầy, nấu nước không nên đỗ thật đầy, Câu 3: Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. Ví dụ: khi quả cầu bị dẹp ta để vào trong cốc nước nóng thì nó sẽ phìn ra. Vận dụng: Câu 4: – Giống nhau: các chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. – Khác nhau: + Chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn Câu 5: – Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. – Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. Câu 6: -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. – Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. – Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Lỏng Rắn Nóng chảy (ở nhiệt độ xác định) Đông đặc (ở nhiệt độ xác định) Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, chuông đồng, rèn dao, cuốc Câu 7: – Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. – Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích của mặt thoáng của chất lỏng. Ví dụ: Vận dụng sự bay hơi và sự ngưng tụ để người ta chưng cất rượu, nước, Câu 8: So sánh sự nóng chảy và sự đông đặc: – giống nhau: Đối với một chất nhất định thì nhiệt độ đông đặc và nhiệt độ nóng chảy bằng nhau. – Khác nhau: + Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng. + Sự đông đặc là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn. – Ví dụ: Đốt nóng băng phiến thì băng phiền sẽ nóng chảy còn khi ta để nó nguội thì nó sẽ đông đặc. Câu 9: So sánh sự bay hơi và sự ngưng tụ: Sự bay hơi sự ngưng tụ – Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự – Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi. ngưng tụ Ví dụ: ta nấu nước nóng thì hơi nước được bốc Ví dụ: ban ngày hơi nước bốc lên ban đêm gặp hơi lên. lạnh ngưng tụ lai thành các giọt sương động lại trên các là cây. Câu 10: a. 370C = 00C + 370C b. 860F = (860F – 320F) : 1,8 = 320F + 37 . 1,80F = 540F : 1,8 = 320F + 66,60F = 98,60F = 300C Câu c và d làm tương tự như câu a và b ———————————————@&?——————————————– Đề cương lưu hành nội bộ Trường: THPT Đạ Tông Chúc các em học sinh lớp 6 có một học kì đạt kết quả cao. Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Hữu Hanh
Đề Cương Ôn Tập Môn Địa Lí Lớp 9 Học Kì I
HỌC KÌ I PHẦN I: LÝ THUYẾT. Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Câu 1: Cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc. Những nét riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống về nghề gì là chủ yếu, cho ví dụ? – Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8% – Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc. – Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa học kỹ thuật. Ví dụ : Học sinh tự cho ví dụ đúng (về tiếng nói, trang phục, lễ hội) Câu 2: Em hãy trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ? -Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta: – Dân tộc kinh: phân bố rộng khắp nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng – trung du và duyên hải. –Dân tộc ít người: – Trung du và miền núi Bắc Bộ: có trên 30 dân tộc cư trú đan xen nhau: Người Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, – Trường Sơn và Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc gồm người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho, Bana, Mnông, – Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có các dân tộc Hoa, Chăm, Khơ-me cư trú đan xen với người Việt. Câu 3: Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích vì sao? Đặc điểm phân bố dân cư nước ta không đồng đều: – Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và duyên hải. – Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. – Các đô thị lớn đông dân tập trung ở miền đồng bằng và ven biển. – Dân cư nông thôn chiếm 76%, dân cư thành thị 24%. * Giải thích: – Do ảnh hưởng địa hình đồi, núi, giao thông khó khăn. – Khí hậu khắc nghiệt. – Tập quán canh tác trồng lúa nước ở đồng bằng. Câu 4: Sự phân bố dân tộc nước ta hiện nay có gì thay đổi ? Hiện nay một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động định cư, định canh gắn với xoá đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của một số dân tộc miền núi đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện, một số dân tộc vùng hồ thuỷ điện Hoà Bình, Y-a-ly, Sơn La, Tuyên Quang sống hoà nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư. ————————————————— Bài 2: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ Câu 1: Kết cấu dân số theo độ tuổi chia ra mấy nhóm? Kể ra? – Kết cấu dân số theo độ tuổi gồm 3 nhóm: + Độ tuổi dưới tuổi lao động ( từ 0 – 14 tuổi) + Độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi) + Độ tuổi trên lao động (60 tuổi trở lên) Câu 2: Dân số nước ta đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? *Hậu quả của dân số nước ta đông và tăng nhanh: – Về kinh tế: Thiếu lương thực thực phẩm, nhà ở, trường học, nghèo đói. – Về xã hội: khó khăn ổn định trật tự, tệ nạn xã hội phát triển, ùn tắc giao thông. – Về môi trường: đất – nước – không khí bị ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, động vật – thực vật suy giảm. Câu 3: Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta là gì? – Phân bổ lại dân cư, lao động. – Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn. – Tăng cường hoạt động công nghiệp – dịch vụ ở thành thị. – Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. Câu 4: Hãy cho biết dân cư nước ta tập trung ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao? – Dân cư nước ta tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển. – Thưa thớt ở miền núi – cao nguyên. – Nguyên nhân: + Vùng đồng bằng, ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn miền núi, cao nguyên. + Là khu vực khai thác lâu đời, có trình độ phát triển lực lượng sản xuất. ——————————————– Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Câu 1: Nước ta có mấy loại hình quần cư? Nêu đặc điểm và các chức năng của loại hình quần cư ? – Nước ta có hai loại hình quần cư. * Quần cư nông thôn: Dân cư thường tham gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Đây là hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư nông thôn. Tư liệu sản xuất chính trong nông nghiệp là đất đai, nên các làng, bản ở nông thôn thường được phân bố trãi rộng theo không gian. * Quần cư thành thị: Dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật quan trọng. -Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng, mỗi địa phương có các kiểu quần cư và chức năng khác nhau Câu 2: Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm gì ? – Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. – Thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về nông thôn. – Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. – Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. – Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá. – Tiến hành không đồng đều giữa các vùng. Câu 3:Đô thị hoá là gì? Nước ta có bao nhiêu đô thị? Kể tên những đô thị đặc biệt và đô thị loại 1? – Đô thị hoá : là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phài đô thị thành đô thị. – Cả nước ta có 689 đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5 (năm 2004). – Có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh. – Có 3 độ thị loại 1 là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. ———————————————————— Bài 4: LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Câu 1: Em hãy nhận xét về sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ở nước ta. Giải thích? v Phân bố: Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch. Thành thị chỉ chiếm có 24,2%, trong khi đó nông thôn có tới 75,8% (2003). v Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang phát triển, nhưng chưa cao so với quy mô diện tích và dân số, đồng thời việc phát triển các ngành nghề ở thành thị còn nhiều hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc nông nghiệp còn ít nên cần nhiều lao động chân tay. Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? -Việc làm đang là vấn đề gay gắt lớn ở nước ta là do: Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, tạo nên sức ép rất lớn đối với việc làm. – Đặc điểm vụ mùa của nông nghiệp và sự phát triển nghề ở nông thôn còn hạn chế, nên tình trạng thiếu việc làm lớn (năm 2003 tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước là 22,3%). – Ở các khu vực thành thị của cả nước tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao. – Đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây đã tăng cao trong khi số việc làm không tăng kịp. ————————————————————— Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Câu 1: Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào ? Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt: – Chuyển dịch cơ cấu ngành : nông – lâm- ngư nghiệp giảm , công nghiệp – xây dựng tăng – Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : có 7 vùng kinh tế , 3 khu vực kinh tế trọng điểm , nhiều khu công nghiệp , nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn . – Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :các cơ sở kinh tế quốc doanh , tập thể , chuyển sang kinh tế nhiều thành phần . Câu 2: Em hãy nêu những thành tựu và thách thức trong việc phát triển nền kinh tế nước ta ? a) Thành tựu: – Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc. – Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. – Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. b) Thách thức: – Sự phân hóa giàu – nghèo còn chênh lệch cao. – Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. – Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập. —————————————— Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Trình bày đặc điểm tài nguyên đất trong nông nghiệp của nước ta ? – Đất là tài nguyên rất quí giá trong sản xuất nông nghiệp, không có gì thay thế được. Đất nông nghiệp nước ta gồm hai nhóm đất cơ bản: a) Đất phù sa: tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung. Đất phù sa có diện tích 3 triệu ha, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. b) Đất Feralit: tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi. Các loại đất Feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm (cafe, chè, cao su), cây ăn quả và 1 số loại cây ngắn ngày (sắn, ngô, đậu tương). Câu 2: Em hãy nêu những thuận lợi của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ? -Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit. – Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao. – Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp. – Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường. Câu 3: Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? * Thuận lợi: – Nước ta có khí nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt và độ ẩm phong phú giúp cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ trong năm. – Khí hậu nước ta phân hoá nhiều theo chiều Bắc-Nam; theo mùa và theo độ cao nên có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, một số cây cận nhiệt và ôn đới. * Khó khăn: – Khí hậu nước ta nhiều bão lũ, gió Tây nóng khô. Trong điều kiện nóng ẩm dễ phát sinh sâu bệnh, bệng dịch. – Khí hậu còn nhiều thiên tai khác như sương muối, mưa đá, rét hại.. – Tất cả những hiện tượng trên gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nước ta. Câu 4: Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp nước ta hiện đã có những tiến bộ gì ? – Cả nước ta có hàng chục ngàn công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp.Số lượng công trình và năng lực tưới tiêu đang tăng lên đáng kể. – Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp. —————————————— Bài 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP Câu 1: Nông nghiệp nước ta gồm những ngành nào ? Đặc điểm chính của mổi ngành hiện nay? – Nôn … Tiêu chí Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích lúa (nghìn ha) 3834,8 7504,3 Sản lượng lúa (triệu tấn) 17,7 34,4 Hãy tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long ? Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng s. Cửu Long so với cả nước ? Nhận xét biểu đồ. v Trả lời: a) Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: -Tỉ lệ diện tích lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,1% -Tỉ lệ sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long = 51,5% b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ diện tích lúa 2002 Biểu đồ sản lượng lúa 20002 b) Nhận xét: – Diện tích và sản lượng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cao nhất nước. – Là vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực lớn nhất nước. Bài tập 11: Dựa vào bảng thống kê: Tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn) Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 493,8 54,8 1189,6 Cá nuôi 283,9 110,9 486,4 Tôm nuôi 142,9 7,3 186,2 Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100 %). Nhận xét? v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới. Sản lượng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cả nước Cá biển khai thác 41,5 4,6 100 Cá nuôi 58,4 22,8 100 Tôm nuôi 76,7 3,9 100 0 20 40 60 80 % Cá nuôi Tôm nuôi 100 KT cá biển Tiêu chí ĐBSH ĐBSCL Cả nước Biểu đồ thể hiện tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (năm 2002) 41,5 58,4 76,7 4,6 22,8 3,9 *Vẽ biểu đồ: Bài tập 12: Dựa vào bảng thống kê sau: Tiêu chí ĐBSCL (%) ĐBSH (%) Cả nước (%) Diên tích lúa (nghìn ha) 51,1 15,9 100 Dân số (triệu người) 21,0 22,0 100 Sản lượng lúa (triệu tấn) 51,5 19,5 100 Vẽ biểu đồ cột chồng giới thiệu diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước? v Hướng dẫn học sinh: 0 40 60 80 100 % Diện tích Dân số SL lúa Tiêu chí 51,1 22,0 21,0 ĐBSH 15,9 33,0 57,0 51,5 19,5 29,0 ĐBSCL Biểu đồ thể hiện diện tích lúa, dân số và sản lượng lúa Đồng bằng sông Cửu Long, và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước – Vẽ biểu đồ: Các vùng khác 20 Bài tập 13: Dựa vào bảng số liệu sau: Tiêu chí Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) GDP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 28,0 12,3 188,1 Ba vùng kinh tế trọng điểm 71,2 31,3 289,5 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002. Nhận xét ? a.Hướng dẫn học sinh:Tính tỉ lệ %, lập bảng thống kê mới. Tiêu chí Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) GDP Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 % 39,3 % 65 % Ba vùng kinh tế trọng điểm 100 % 100 % 100 % *Vẽ biểu đồ: 0 % Tiêu chí Diện tích Dân số GDP 39,3 65 39,3 Diện tích GDP Dân số 100 Ba vùng KT trọng điểm 80 60 40 20 Biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng KT trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 Sản lượng (nghìn tấn) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cá biển khai thác 1189,6 493,8 54,8 Cá nuôi 486,4 283,9 110,9 Tính tỉ trọng cá biển khai thác và cá nuôi ở 2 vùng đồng bằng so với cả nước. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước ? Nhận xét biểu đồ. v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: Sản lượng (%) Cả nước Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Cá biển khai thác 100 41,5 4,6 Cá nuôi 100 58,4 22,8 b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tỉ trọng cá biển, cá nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 c) Nhận xét: Tỉ trọng cá biển, cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long cao và vượt xa đồng bằng sông Hồng. Bài tập 15: Dựa vào bảng số liệu phân bố diện tích vùng nước lợ năm 2000: Vùng kinh tế Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước Mặt nước lợ (ha) 84650 39700 33600 23500 437480 618930 Tính tỉ trọng diện tích mặt nước lợ của các vùng ? Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ trọng mặt nước lợ các vùng năm 2000. Nhận xét vị trí của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nuôi trồng hải sản cả nước. v Hướng dẫn học sinh: Tính tỉ lệ %: Vùng kinh tế Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải NTB Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Cả nước Mặt nước lợ % 13,7 6,4 5,4 3,8 70,7 100 b) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tỉ trọng diện tích nước lợ các vùng năm 2000 c) Nhận xét: – Vùng Tây Nam Bộ có diện tích nước lợ cao nhất chiếm 70,7%. – Tây Nam Bộ có vị trí quan trọng nhất nước trong việc nuôi trồng hải sản. Bài tập 16: Dựa vào bảng thống kê sau: Năm Tiêu chí 1999 2000 2001 2002 Dầu thô khai thác 15,2 16,2 16,8 16,9 Dầu thô xuất khẩu 14,9 15,4 16,7 16,9 Xăng dầu nhập khẩu 7,4 8,8 9,1 10,0 a/ Vẽ biểu đồ cột giới thiệu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu (triệu tấn) b/ Dựa vào biểu đồ đã vẽ, em hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: -Trong giai đoạn từ 1999 đến 2002. sản lượng dầu thô khai thác, xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu . . . . . .(a) . . . . . . . . . Tuy nhiên sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu tăng khoảng. . . . (b). . còn xăng dầu nhập khẩu tăng tới. . . . .(c). . . . . . . ..Hầu như toàn bộ dầu thô khai thác đều được xuất khẩu ở dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp . . . . .(d). . . . .chưa phát triển. a/ Vẽ biểu đồ: 0 10 15 20 2002 Năm Dầu thô KT 5 Triệu tấn 1999 2000 2001 Dầu thô xuất khẩu Xăng dầu nhập khẩu 7,4 16,2 15,4 8,8 16,8 16,7 9,1 15,2 14,9 16,9 10,0 16,9 Biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2003 b/Các cụm từ: a. Tăng nhanh. b. Tăng khoảng 1,7 đến 2 triệu tấn / năm c. 2,6 triệu tấn / năm. d. Chế biến dầu khí. Bài tập 17 : Dựa vào bảng số liệu của ngành dầu khí sau đây: Năm Sản lượng 2000 (triệu tấn) 2001 (triệu tấn) 2002 (triệu tấn) Dầu thô xuất khẩu 15,4 16,7 16,9 Xăng dầu nhập khẩu 8,8 9,1 10 a) Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 – 2002. b) Nhận xét biểu đồ. Trả lời: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ sản lượng dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta b) Nhận xét: – Sản lượng dầu thô xuất khẩu cao, thể hiện công nghiệp hóa dầu chưa phát triển. – Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng, thị trường ảnh hưởng giá xăng dầu thế giới. – Cần phát triển công nghiệp hóa dầu ở nước ta. ( Niên giám thống kê năm 2004): Cấp học Năm học Tiểu học (HS) Trung học cơ sở (HS) Trung học phổ thông (HS) 2002 – 2003 108659 75006 22413 2004 – 2005 101652 76857 24676 a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh ? b)Nhận xét biểu đồ. *Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ: Biểu đồ tình hình phát triển số lượng học sinh của Tây Ninh b) Nhận xét: – Số học sinh tiểu học giảm, số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng. – Thể hiện: + Dân số giảm nhờ chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. + Trình độ dân trí ngày càng phát triển. Bài tập 19: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999: Ngành Nông, lâm , ngö nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ Tỉ lệ lao động (%) 75,08 6,67 18,25 Em hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh năm 1999. Nhận xét biểu đồ. Trả lời: Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành của Tây Ninh 1999 b) Nhận xét: – Ngành nông ,lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lao động lớn 75,08%. – Công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 6,67%. – Cần chuyển dịch cơ cấu lao động nông -lâm nghiệp giảm xuống, công nghiệp xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng lên. Bài tập 20: Dựa vào bảng số liệu giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh (Theo niên giám thống kê Tây Ninh 2004): Năm 2001 2002 2003 2004 Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng) 1731.064 1940.072 1908.959 3230.650 Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004 ? Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp của Tây Ninh ? Trả lời: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp Tây Ninh giai đoạn 2001 – 2004 b) Nhận xét: – Giá trị sản xuất công nghiệp có tăng thể hiện công nghiệp phát triển. – Tăng nhanh nhất là giai đoạn 2002 – 2003, tăng 968877 triệu đồng. Bài tập 21: Dựa vào bảng số liệu các thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994: Dân tộc Kinh Khơ me Hoa Dân tộc khác Tỉ lệ (%) 98,4 0,65 0,62 0,33 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần dân tộc của Tây Ninh năm 1994 ? Nhận xét biểu đồ. Các dân tộc khác gồm những dân tộc nào ? Trả lời: a) Vẽ biểu đồ tròn: Biểu đồ cơ cấu các dân tộc ở Tây Ninh năm 1994 b) Nhận xét: – Thành phần dân tộc Tây Ninh đa dạng, gồm nhiều dân tộc khác nhau. – Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 98,4%. c) Các dân tộc khác gồm có người: Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Diện tích rừng trồng (ha) 475 672 539 906 880 Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng trồng của Tây Ninh. Nhận xét biểu đồ. TL: a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ diện tích rừng trồng của Tây Ninh b) Nhận xét:-Vấn đề bảo vệ rừng, trồng rừng được quan tâm ở Tây Ninh. -Diện tích rừng trồng có tăng qua các năm. Nhưng chưa phát triển ổn định, còn giảm diện tích ở các năm 2002 và 2004 so với năm trước. Bài tập 23: Qua bảng số liệu cơ cấu ngành kinh tế của Tây Ninh: Năm Ngành (%) 1995 1996 1997 1998 Nông – lâm – ngư nghiệp 51,6 52,18 49,52 48,5 Công nghiệp – xây dựng 16,64 17,18 19,05 18,7 Dịch vụ – du lịch 31,76 30,64 31,43 32,8 Em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998 ? Nhận xét biểu đồ. Trả lời: a) Vẽ biểu đồ miền: Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế Tây Ninh giai đoạn 1995-1998 b) Nhận xét: – Ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng. – Thể hiện kinh tế Tây Ninh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Môn: Hoá Học Lớp 8
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: Hoá học 8 A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm : - Hạt nhân tạo bởi proton(p) và nơtron - Trong mỗi nguyên tử : p(+) = e (-) - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. - Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ? - Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ : khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri, - Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ : Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O. 3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất : + Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C ) + Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 ) + Hợp chất : AxBy ,AxByCz - Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất A ) và cho biết : + Nguyên tố tạo ra chất. + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối. 4. Phát biểu quy tắc hóa trị . Viết biểu thức. - Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử ), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị - Quy tắc hóa trị : Trong công thức hóa học,tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. - Biểu thức : à x × a = y × b . B có thể là nhóm nguyên tử,ví dụ : Ca(OH)2 ,ta có 1 × II = 2 × 1 Vận dụng : + Tính hóa trị chưa biết : biết x,y và a ( hoặc b) tính được b (hoặc a) + Lập công thức hóa học khi biết a và b : - Viết công thức dạng chung - Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ : à Lấy x = b hoặc b’ và y = a hay a’ ( Nếu a’,b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a,b) 6.Sự biến đổi của chất : - Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý. - Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học. 7.Phản ứng hóa học : - Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác. - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác. - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng. 8. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D - Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. - Biếu thức : mA + mB = mC + mD 9. Phương trình hóa học : biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. - Ba bước lấp phương trình hóa học : Viết sơ đồ phản ứng,Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. 8. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N - Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó - Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó. m = n × M (g) rút ra - Thể tích khí chất khí : + Ở điều kiện tiêu chuẩn : = (l) + Ở điều kiện thường : V = n × 24 = (l) 9. Tỷ khối của chất khí. - Khí A đối với khí B : - Khí A đối với không khí : B. BÀI TẬP Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo. Dạng bài tập 2: Hóa trị Bài tập mẫu: a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 Ta có: a II N2O5 a*2 = 5*II a = a = V Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V) Bài tập mẫu: b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 Ta có: a II SO2 a*1 = 2*II a = a = IV Vậy trong CT hợp chất SO2 thì S(IV) Bài tập mẫu: c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II) Ta có: II b Ca3(PO4)2 3*II = 2*b b = b = III Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2 Câu 2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi: P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca và NO3; Ag và SO4, Ba và PO4; Fe (III) và SO4, Al và SO4; NH4 (I) và NO3 Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra. Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu? Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học 11/ Fe(0H)3 Fe203 + H20 12/ Fe(0H)3 + HCl FeCl3 + H20 13/ CaCl2 + AgN03 Ca(N03)2 + AgCl 14/ P + 02 P205 15/ N205 + H20 HN03 16/ Zn + HCl ZnCl2 + H2 17/ Al + CuCl2 AlCl3 + Cu 18/ C02 + Ca(0H)2 CaC03 + H20 19/ S02 + Ba(0H)2 BaS03 + H20 20/ KMn04 K2Mn04 + Mn02 + 02 Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau: 1/ Al + O2 Al2O3 2/ K + 02 K2O 3/ Al(0H)3 Al203 + H20 4/ Al203 + HCl AlCl3 + H20 5/ Al + HCl AlCl3 + H2 6/ Fe0 + HCl FeCl2 + H20 7/ Fe203 + H2S04 Fe2(S04)3 + H20 8/ Na0H + H2S04 Na2S04 + H20 9/ Ca(0H)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(0H)3 10/ BaCl2 + H2S04 BaS04 + HCl Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Câu 1: Hãy tính : Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc) Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc) Có bao nhiêu mol oxi? Có bao nhiêu phân tử khí oxi? Có khối lượng bao nhiêu gam? Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số phan tử gấp 4 lần số phân tử có trong 3.2 g khí oxi. Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2. Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc. Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên. Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học: Bài tập mẫu: a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH Ta có: M= 23+16+1= 40 (g) è %Na = 100% = 57,5 (%) ; %O = 100% = 4O (%) ; %H = 100% = 2,5 (%) Bài tập mẫu: b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3 Ta có: M = 56+(16+1)*3 = 107 (g) è %Fe = 100% = 52,34 (%) ; %O = 100% = 44,86 (%) ; %H = 100% = 2,80 (%) Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3. Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5) Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 ) Câu 4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3) Câu 5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Tính MX (ĐS: 64 đvC) Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2) Dạng bài tập 7: Tính toán và viết thành công thức hóa học Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(S04)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học? Ta có: PTK của Crx(S04)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2 Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(S04)3 Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau: 1) Hợp chất Fe2(S04)x có phân tử khối là 400 đvC. 2) Hợp chất Fex03 có phân tử khối là 160 đvC. 3) Hợp chất Al2(S04)x có phân tử khối là 342 đvC. 4) Hợp chất K2(S04)x có phân tử khối là 174 đvC. 5) Hợp chất Cax(P04)2 có phân tử khối là 310 đvC. 6) Hợp chất NaxS04 có phân tử khối là 142 đvC. 7) Hợp chất Zn(N03)x có phân tử khối là 189 đvC. 8) Hợp chất Cu(N03)x có phân tử khối là 188 đvC. 9) Hợp chất KxP04 có phân tử khối là 203 đvC. 10) Hợp chất Al(N03)x có phân tử khối là 213 đvC. Dạng bài tập 8: Tính theo phương trình hóa học Câu 1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính: a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít) b. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g) c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g) Câu 2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 à 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng. a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.( ĐS: 0,672 lít; 3,36 lít) b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.(ĐS: 2.04 g) Câu 3: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 SO2 . Hãy cho biết: a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ? b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.(ĐS: 33.6 lít) c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ?
Đề Cương Ôn Tập Học Kì 1 Lớp 6 Môn Địa Lý
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Địa lý Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 1 – Địa lý 6
Câu 1: Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.
– Trái Đất có hình cầu.
– Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương
– Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời
Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm như thế nào?
* Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng nhau.
– Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin- Uyt (ngoại ô Luân Đôn – nước Anh)
– Kinh tuyến đối diện vớ kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180
*Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.
– Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 0 còn được gọi là đường xích đạo
* Quả địa cầu
– 181 vĩ tuyến
– 360 kinh tuyến
Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10 o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10 o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
– Nếu cứ 10 o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.
– Nếu cứ 10 o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:
+ Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.
+ Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam.
Câu 4: Tỷ lệ bản đồ là gì?
– Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất.
* Bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
5 cm x 1.000.000 cm = 5.000.000 cm
5.000.000 cm = 50 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/6.000.000 thì 4 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
4 cm x 6.000.000 cm = 24.000.000 cm
24.000.000 cm = 240 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/4.000.000 thì 2 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
2 cm x 4.000.000 cm = 8.000.000 cm
8.000.000 cm = 80 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
5 cm x 2.000.000 cm = 10.000.000 cm
10.000.000 cm = 100 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/2.000.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
3 cm x 2.000.000 cm = 6.000.000 cm
6.000.000 cm = 60 km
Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ
– Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.
* Kinh tuyến: Đầu phía trên chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam.
* Vĩ tuyến: Đầu bên trái chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông.
Câu 6: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất?
– Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24 giờ.
– Chia bề mặt TĐ làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng là giờ khu vực
– Một khu vực giờ: 150
– Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7.
Câu 7: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
– Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm
– Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt có ngày và đêm
Câu 8: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào?
– TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.
– Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời trọn 1 vòng hết 365 ngày 6 giờ.
– Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về 1 phía, nên 2 nửa cầu bắc và nam luân phiên nhau chúc và ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa.
– Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
* Mùa Xuân: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6
* Mùa Hạ: Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9
* Mùa Thu: Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12
* Mùa Đông: Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3
Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Lớp vỏ có vai trò gì đối với đời sống và hoạt động của con người?
* Cấu tạo của vỏ trái đất: Gồm 3 lớp
+ Lớp vỏ
+ Lớp trung gian
+ Lớp lõi
* Lớp vỏ có vai trò quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như: Nước, không khí, sinh vật… và của xã hội loài người
Câu 10: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ?
* Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m
– Có hai loại đồng bằng:
+ Đồng bằng bồi tụ ở của các con sông lớn gọi là châu thổ
+ Đồng bằng bào mòn
– Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm
Ngoài đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Những đề thi học kì 1 lớp 6 này được ra từ các trường THCS trên toàn quốc. Với việc ôn thi học kì 1 qua đề thi cũ, các em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các em học tốt.
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Cương Ôn Tập – Học Kì 2 Môn Khoa Học Lớp 5 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!