Xu Hướng 3/2023 # Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” # Top 3 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thứ sáu – 20/12/2019 10:53

DIC – Mục đích của cuộc thi nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới; giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống phát triển xã hội.

Theo thể lệ Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần lần thứ 49 (2020) đối tượng tham gia là tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bản quyền các bài thi tại Việt Nam sẽ thuộc về Ban Tổ chức Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 49 (2020). Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện. Phong bì thư cần ghi rõ: Bài dự thi Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU 49 (2020). Nơi nhận bài thi: Báo Thiếu niên Tiền phong, số 5, Hòa Mã, Hà Nội – 11611. Cuộc thi diễn ra từ nay đến ngày 25/02/2020.

Giải thưởng Quốc gia: 01 Giải thưởng Nhất trị giá 5.000.000đ; 03 giải Nhì, mỗi giải: 3.000.000đ; 05 giải Ba, mỗi giải:  2.000.000đ; 30 giải Khuyến khích, mỗi giải: 1.000.000đ.  Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo”. Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí đi lại, ăn nghỉ cho các thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba và kèm hai người thân (phụ huynh và nhà trường) dự Lễ tổng kết và trao giải thưởng. Ngoài ra Ban tổ chức cũng trao các giải thưởng dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số: 1.000.000đ; Giải dành cho thí sinh là người khuyết tật: 1.000.000đ; Giải “Cây bút triển vọng”, mỗi giải: 500.000đ.

Bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam sẽ được Ban Tổ chức gửi nguyên văn kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để tham dự Cuộc thi Viết thư Quốc tế. Nếu đạt giải, sẽ được tặng thưởng: Giải Nhất: 30 triệu đồng; Giải Nhì: 20 triệu đồng; Giải Ba: 15 triệu đồng; Giải Khuyến khích: 10 triệu đồng;  được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh./.

Gợi Ý Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (Năm 2022)

Năm nay, Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 có đề bài khá thú vị, đó là: “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống” (Tiếng Anh: Write a message to an adult about the world we live in). Với đề bài năm nay, dự báo sẽ có không ít bức thư hay về thế giới và góc nhìn trong thời đại của công nghệ, đồng thời vẫn bám sát vào những mối quan tâm chính của xã hội.

Theo ban tổ chức, cuộc thi viết thư UPU dành cho tất cả học sinh Việt Nam dưới 15 tuổi (tính đến 31/12/2019). Bài thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết được trình bày dưới dạng một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt. Trong đó, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).

Bài số 1 Thư gửi nhà lãnh đạo của các quốc gia Có lẽ, chúng ta đều đang nhìn thấy, số lượng người tị nạn buộc phải chạy trốn khỏi các cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng nhất là tại các quốc gia như: Syria, Iraq và Afghanistan. Người ta ước tính rằng khoảng một nửa trong số 19,5 triệu người tị nạn đã xác nhận trên toàn cầu là trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất trong các cuộc xung đột. Theo tính toán, những cuộc xung đột đã biến Syria thành một trong những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em: Syria có dân số 21,9 triệu người, trong đó hơn 9 triệu là dưới 18 tuổi. Hơn 4,29 triệu trẻ em ở Syria ở trong tình trạng nghèo đói, nay đây mai đó hay bị mắc kẹt giữa làn đạn. Tất nhiên, số phận của những đứa trẻ này sẽ chẳng ai có thể nói trước được. Nhất là khi có khoảng một triệu trẻ em tại đất nước này vẫn đang sống tại các khu vực mà nhân viên cứu trợ không thể đến thường xuyên, do đó không có được những hỗ trợ thiết yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng.

Hoàng Gia Phú

Bài số 2 Thư gửi những người lớn! Ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: Từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím lớn gây ra sự xuất hiện hàng loạt các làng ung thư, bệnh dịch…. Thông qua những con số biết nói sau đây, phần nào mỗi con người có thể thấy được phần nào hậu quả của sự ô nhiễm: 1.000.000 chim biển, 100.000 thú biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic. 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề ô nhiễm chính công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đó là chưa kể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Do đó, trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề đang đe dọa rất lớn tới sự sống còn của thế giới. Vì thế, để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu, cần có những giải pháp tổng hợp. Có thể thấy rằng ô nhiễm không khí đang đặt ra những bài toán khó cho tất cả các nước. Mỗi quốc gia bằng những cách khác nhau đang nỗ lực hành động với các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng bắt đầu tập trung đầu tư vào khai thác năng lượng sạch, tuy nhiên nó chưa thực sự cải thiện được tình hình môi trường hiện nay. Cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm. Ký tên Nguyễn Nhật Minh Hoàng Thanh Bài số 3

Thư gửi những người lớn!

Có lẽ mọi người đều biết, chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian ở Hiroshima (Nhật Bản) ngừng trôi khi quả bom “Little Boy” phát nổ. “Little Boy” đã phá hủy hai phần ba diện tích Hiroshima và trong chớp mắt giết chết 80.000 người, biến cả thành phố thành một biển chết. Ba ngày sau, quân đội Mỹ tiếp tục thả “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki, cướp đi 40.000 nhân mạng. Hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra cho đến ngày nay. Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Thảm họa ở Hiroshima và Nagasaki vẽ ra viễn cảnh về ngày tận diệt của loài người khi đại chiến thế giới lần ba xảy ra trong tương lai. Nếu thế chiến thứ 3 xảy ra bằng chiến tranh hạt nhân, nó sẽ mở ra cánh cổng địa ngục cho loài người. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều. Theo dự đoán, những vụ nổ hạt nhân làm tăng một lượng lớn mây phóng xạ, ngăn ánh sáng mặt trời tiếp xúc bề mặt Trái Đất và khiến quá trình giảm nhiệt toàn cầu diễn ra. Bầu trời sẽ bị bao trùm bởi khói, bụi và trở nên u ám. Cây cối vì vậy không thể sống được, dẫn đến lượng oxy giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn. Sự lo lắng về thế chiến thứ 3 sẽ hủy diệt Trái Đất là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, tính tới thời điểm hiện tại, 9 quốc gia tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Nga và Mỹ một mặt cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, mặt khác tìm mọi cách để hiện đại hóa chúng. Washington thậm chí còn công bố kế hoạch trị giá 348 tỷ USD nhằm duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2015-2024. Theo Ploughshares Fund, một tổ chức chống vũ khí hạt nhân, tính đến năm 2016, Nga sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn 6.800. Số đầu đạn của hai nước chiếm 93% kho hạt nhân toàn cầu. Ấn Độ và Pakistan đã công khai sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều lần tiến hành thử nghiệm trong những năm qua. New Delhi nắm trong tay hơn 100 đầu đạn hạt nhân và khoảng 500 kg plutonium, đồng thời theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa kho tên lửa hạt nhân nhằm đề phòng Trung Quốc. Bên kia biên giới, “người hàng xóm” Pakistan cũng sở hữu số lượng đầu đạn tương đương và không giấu tham vọng mở rộng kho vũ khí. Tính đến tháng 7/2017, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và bắn hàng chục tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc. Vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay P5 +1 xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran dù bế tắc hay đã đạt được thỏa thuận, đều khiến không ít quốc gia “đứng ngồi không yên”. Ông Andrey Ivanov, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO của Nga từng nhận định rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo duy nhất cho tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia”. Nếu ý tưởng của vị chuyên gia Nga được nhiều quốc gia hưởng ứng, nhân loại sẽ bị đặt vào nghịch lý đau đớn và nực cười: Thứ vũ khí được xem là “bùa hộ mệnh” của một dân tộc lại mang sức mạnh có thể hủy diệt cả Trái Đất. Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hòa bình, vì nhân loại, vì trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hòa bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ hủy diệt hết mọi thứ mà thôi. Cháu viết lá thư này là muốn nhắn nhủ: Mỗi chúng ta hãy nhớ rằng”Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hòa bình, thịnh vượng bền lâu. Ký tên Minh Đức Hoàng Thanh Bài số 4

Thư gửi những người lớn!

Hiện nay, trước tình trạng dịch bệnh do Virus corona tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Chúng ta cần có những hiểu biết rõ ràng đề phòng chống dịch bệnh và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng ngày một nhiều của đại dịch.

Chúng ta phải nắm kỹ được nguồn gốc cũng như các dấu hiệu của bệnh và cách phòng chống để đối phó với đại dịch này.

Virus corona (nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người.

Virus corona giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi.

Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Như vậy “Có 2 con đường lây lan của loại nCoV (corona) này: Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng”

Vậy triệu chứng khi mắc bệnh do virus này như thế nào? Hãy chú ý sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Do đó để phòng chống dịch bệnh, chúng ta nên chú ý một số điều như sau:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Cháu hi vọng chúng ta có những hiểu biết về dịch bệnh này để không chỉ giúp bản thân mà còn cùng cả cộng đồng chung tay chống lại đại dịch do Virus corona gây ra cho nhân loại.

Một lần nữa cháu rất hi vọng mỗi chúng ta – những người lớn hãy chung tay tự bảo vệ sức khỏe vì một một thế giới không có dịch bệnh.

Ký tên

Trần Yến

Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH

Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu

Các em học sinh Trường THCS Gia Cẩm, thành phố Việt Trì tìm hiểu tài liệu và trao đổi về Cuộc thi

Hằng năm, Liên minh Bưu chính thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư quốc tế dành cho trẻ em nhằm phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em. Qua đó giúp các em tiếp cận, nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này để bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới. Đồng thời giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng phòng Bưu chính viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông cho biết: T riển khai C uộc thi quốc tế UPU lần thứ 50 năm 2021 trên địa bàn tỉnh , Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Thanh niên, Bưu điện tỉnh và UBND các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch, thành lập Ban tổ chức ; đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về thể lệ, hình thức, nội dung Cuộc thi tới học sinh toàn tỉnh. Qua đó, động viên các em thiếu nhi tích cực tìm tòi ý tưởng để thể hiện trí tưởng tượng và khả năng văn chương của bản thân.

Có thể thấy, những năm gần đây Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU đã trở thành người bạn đồng hành với nhiều thế hệ học sinh trên quê hương Đất Tổ. Mỗi mùa thi viết thư đến, các em học sinh, thầy cô giáo và những người làm công tác tổ chức cuộc thi lại háo hức mong đợi đề tài mới của Liên minh Bưu chính Thế giới và sẵn sàng cho những cánh thư chuyên chở mọi ước mơ, thông điệp ý nghĩa đến với bạn bè quốc tế.

Trường THCS Hùng Vương, thị xã Phú Thọ là một trong những đơn vị tích cực tham gia và đạt nhiều giải thưởng tại Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU hằng năm. Phát huy thành tích đạt được trong những mùa thi trước, năm nay nhà trường tiếp tục vận động, khuyến khích các em học sinh ở tất cả các khối, lớp tham gia dự thi.

Với Thúy, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU năm nay là cơ hội để em tiếp tục thể hiện năng khiếu viết văn và bày tỏ suy nghĩ về đại dịch Covid-19

Là Cây bút triển vọng tại Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020, em Nguyễn Đoàn Minh Thúy – Học sinh lớp 9C, Trường THCS Hùng Vương tiếp tục tham gia Cuộc thi năm nay và phấn đấu đạt giải cao hơn so với năm trước. Em Thúy chia sẻ: Chủ đề viết thư UPU năm 2021 sẽ là cơ hội cho em và các bạn bày tỏ suy nghĩ, hiểu biết của mình về đại dịch Covid-19, vấn đề được toàn thế giới quan tâm . Đây cũng chính là cơ hội cho em thể hiện khả năng viết văn của mình.

Có thể khẳng định, Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không chỉ có tác dụng tích cực trong giáo dục nhân cách mà còn là cầu nối để các thế hệ thanh, thiếu nhi nói chung và thế hệ trẻ Đ ất Tổ nói riêng bày tỏ quan điểm của mình đối với các vấn đề của đời sống xã hội. Tin tưởng rằng với sự chuẩn bị chu đáo của Ban tổ chức, sự tích cực hưởng ứng của các nhà trường, mùa “UPU” năm nay Phú Thọ sẽ gặt hái được nhiều thành công, có nhiều tác phẩm chất lượng, chuyển tải những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Lễ Phát Động Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 50 (Năm 2022)

          Chiều 14/12/2020, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Bưu điện tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021). Đây là lần thứ 33 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.

          Tham dự Lễ phát động có bà Phương Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; đại diện Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 (năm 2021) cấp quốc gia; đại diện lãnh đạo các sở, ngành: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Tỉnh đoàn, UBND thành phố, Bưu điện tỉnh; đại diện Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở, Tiểu học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn cùng giáo viên và học sinh trường Trung học cơ sở Chi Lăng.

Bà Phương Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

phát biểu khai mạc Lễ phát động

Các đại biểu tham gia Lễ phát động

          Tại Lễ phát động, các em học sinh đã được nghe em Trần Thu Hằng, học sinh lớp 12D, trường THPT Chu Văn An, Thành phố Lạng Sơn, đã đạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU chia sẻ kinh nghiệm tham dự cuộc thi.

Học sinh Trần Thu Hằng chia sẻ kinh nghiệm tham gia cuộc thi

Nhà báo Đỗ Thị Thanh Bình, Phó Tổng biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng,

Phó Trưởng Ban giám khảo cuộc thi hướng dẫn kỹ năng viết thư

          Lễ phát động đã tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa và thúc đẩy phong trào tham gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU đến các em học sinh để các em biết và hưởng ứng tham gia cuộc thi. Qua cuộc thi sẽ góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi; tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ, giúp các em tiếp cận và nhận thức các vấn đề của xã hội, của thời đại và thể hiện suy nghĩ của mình đối với những vấn đề này; bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với xã hội, đất nước và thế giới.

Phạm Thảo

Trung tâm CNTT và Truyền thông

Cập nhật thông tin chi tiết về Cuộc Thi Viết Thư Quốc Tế Upu Lần Thứ 49 (2020) Với Chủ Đề: “Em Hãy Viết Thông Điệp Gửi Một Người Lớn Về Thế Giới Chúng Ta Đang Sống” trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!