Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Sở Giao Thông Vận Tải Quảng Nam được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Object reference not set to an instance of an object.
Cổng Thông Tin Điện Tử Quận Thanh Xuân
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẶNG TRẦN CÔN
Địa chỉ: Số 9 phố Nguyễn Qúy Đức, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024.38541457 – 024.35542069
Email: c1dangtrancona-tx@hanoiedu.vn
Website: http://thdangtrancon.pgdthanhxuan.edu.vn/
Hiệu trưởng:
Nguyễn Thúy Hiếu
Hiệu phó:
Đỗ Thị Bích Phượng
Nguyễn Thị Mai Anh
1. Chức năng – Nhiệm vụ
– Giáo dục – Đào tạo
– Nhà trường có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
– Trường Tiểu học Đặng Trần Côn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định Luật Giáo dục, Điều lệ Trường tiểu học và Quy chế tổ chức và hoạt động các trường công lập.
2. Thành tích nổi bật
Trường Tiểu học Đặng Trần Côn tiền thân là trường PTCS Hữu Nghị Việt Nam – Angiêri được thành lập năm 1985. Trường đã trải qua một lần tách học để thành lập trường THCS Việt Nam Angiêri và trường TH Đặng Trần Côn (Năm 1990), nằm trên khuôn viên rộng, khang trang sạch đẹp thuộc số 9 phố Nguyễn Quí Đức phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Tổng diện tích nhà trường là 7345 m2 với 45 lớp học và đầy đủ các phòng học chức năng, khu làm việc của Ban Giám hiệu, khu nhà bếp phục vụ cho gần 2000 học sinh học bán trú tại trường.
Trong suốt gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường liên tục đạt “Tập thể lao động tiên tiến” cấp Quận và trường Tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao và công tác y tế, chữ thập đỏ cấp Thành Phố; Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh; Công đoàn, chi đoàn, Đội TNTP HCM luôn đạt vững mạnh và vững mạnh xuất sắc
- Năm học 2011 – 2012: Đạt “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố”
- Năm học 2012 – 2013: Được nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ GD&ĐT
Có nhiều thành tích đóng góp trong công tác tổ chức Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng GD các nước Đông Nam Á lần thứ 4
- Giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên với trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ. Trong các năm học, đã có nhiều giáo viên tham gia các cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố và đạt nhiều giải cao. Đặc biệt năm học 2005-2006, cô giáo Nguyễn Thị Ngân Bình đạt giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia
- Học sinh: Nhà trường đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh giỏi, không chỉ về các môn văn hóc mà giỏi trong mọi lĩnh vực. Đã tham gia các cuộc thi cấp Quận, cấp Thành Phố, cấp Quốc gia. Đặc biệt đã có một số học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi:
+ Năm học 2003-2004: Các em Hoàng Diệu Ngân, Đào Hữu Thịnh được Huy chương vàng môn cờ trướng; em Hoàng Lệ Thủy giành được Huy chương Đồng môn Karate cấp Thành Phố;
+ Năm học 2004-2005: em Nguyễn Thùy Linh giành được huy chương Bạc môn Karate cấp Thành Phố;
+ Năm học 2009-2010: em Nguyễn Bằng Thanh Lâm giành Huy chương cấp Quốc gia về môn giải Toán trên Internet (GVCN Nguyễn Thúy Nga).
+ Năm học 2010-2011:
– Em Đỗ Thị Hải An, Lê Thành Trung giành giải Nhì Quốc gia về thi Olympic Tiếng Anh trên Internet(GVCN Vũ Thị Hòa).
– Em Cao Phương Duy giành được huy chương Bạc môn cờ tướng, các em Giáp Long Trường, Lưu Nguyễn Ngọc Bách giành được Huy chương Đồng môn bóng bàn cấp Thành Phố.
+ Năm học 2011-2012: : em Đặng Thu Hương đạt giải Nhất, em Đỗ Thị An Bình, Đỗ Linh Chi đạt giải Nhì và em Võ Kim Ngân đạt giải Ba thi viết chữ đẹp cấp TP và đạt nhiều giải cấp TP về thi giải Toán và Tiếng Anh trên mạng internet.
+ Năm học 2012-2013: Các em Hoàng Minh Ánh, Đinh Quang Minh đạt giải Nhì thi giải Toán trên mạng internet cấp T. ,Đặc biệt em Phạm Anh Vũ đạt Bằng Danh dự cấp toàn quốc cuộc thi Olympic Tiếng anh trên mạng internet.
+ Năm học 2013-2014: :
– Em Đặng Quang Huy đạt Huy chương Bạc môn Karatedo cấp TP, các em Đỗ Huệ An, Đinh Bảo Ngọc giành được Huy chương Đồng môn Điền kinh cấp Thành Phố; em Nguyễn Đỗ Minh Hiếu giành được Huy chương Đồng môn Bơi tự do cấp Thành Phố
– Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi giải Toán và Tiếng Anh trên mạng internet cấp TP. Đạc biệt em Nguyễn Ngọc Anh Tú đạt Huy chương Bạc cấp toàn quốc cuộc thi Olympic Tiếng anh trên mạng internet.
Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Lao Động
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Công cuộc đổi mới đất nước đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế và xã hội, trong đó có việc củng cố và hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội. Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống chính sách an sinh xã hội cũng bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập cần được khắc phục và hoàn thiện. Để các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi đối tượng tầng lớp nhân dân, đòi hỏi cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp trong thời gian tới.
Quan điểm, chủ trương của Đảng ta về an sinh xã hội an sinh xã hội là hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức tối thiểu về thu nhập, có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin,… thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, chính sách an sinh xã hội cần tập trung vào 4 nội dung chính như sau: Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động. Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro, ốm đau, tai nạn lao động, tuổi già. Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát (mất mùa, thiên tai, động đất, chiến tranh, đói nghèo,…) thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm. Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin. Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị – xã hội, phát triển bền vững. An sinh xã hội được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Tiếp tục phát triển quan điểm, chủ trương đó của Đảng, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020” đã đặt ra yêu cầu: Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ…; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn; coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm người dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo,…); bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Một số thành tựu quan trọng và những thách thức mới về an sinh xã hội hiện nay Trong gần 30 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân. Cụ thể: Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xã hội, với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường. Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ phát triển dân sinh trong mối tương quan hài hòa và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo, theo đó nhiều chính sách về an sinh xã hội được ban hành. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc gia đã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, nhất là xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, Việt Nam là một trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, nhận được những đánh giá tích cực của cộng đồng quốc tế. Dù còn có những hạn chế và bất cập so với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng kết quả, thành tích mà Việt Nam đạt được về phát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế cho người dân, khám, chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc các bà mẹ và trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống và điều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội, quan tâm tới các đối tượng yếu thế… là những minh chứng về những tiến bộ đáng kể thực hiện an sinh xã hội. Thứ hai, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện để bảo đảm quyền an sinh xã hội cho mọi người dân. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định quyền an sinh xã hội cơ bản cho người dân (Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”; Điều 59: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”). Bộ Luật Lao động sửa đổi (năm 2012) tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiện hoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức môi giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ tạo việc làm. Luật Việc làm (ban hành lần đầu, năm 2013) lần đầu tiên Việt Nam có Bộ Luật hướng đến khu vực kinh tế phi chính thức; tiếp tục mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (mọi lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đều bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp). Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao phủ toàn dân sang bảo hiểm y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự tham gia của người dân vào bảo hiểm y tế (hoàn thiện chế độ đóng, chế độ hưởng và điều kiện hưởng bảo hiểm y tế); mở rộng đối tượng được Nhà nước bảo hộ một phần và toàn phần để tham gia bảo hiểm y tế. Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (năm 2014) mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động làm việc có hợp đồng từ 1 tháng trở lên; tăng cường chế tài đối với việc trốn đóng bảo hiểm xã hội; hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp với điều kiện về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức; đề xuất giải pháp khuyến khích người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội; hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Thứ ba, đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng. Nếu như năm 2012 tổng chi cho an sinh xã hội bằng 5,88% GDP thì đến năm 2015 con số này tăng lên khoảng trên 6,6% GDP. Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước không giảm đi bất cứ một chính sách, khoản chi nào dành cho an sinh xã hội mà còn tăng lên; thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội từ nhiều nguồn lực trong đó các nguồn lực chính là nguồn lực nhà nước, nguồn lực từ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ không hoàn lại của nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn lực từ trong nhân dân. Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dưới 6%; đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế được cải thiện và nâng cao. Đa số người dân có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dưới 2%; tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 20%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 17%. Đa số người lao động đã tiếp cận được y tế cơ sở, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 71,6%; khoảng 3% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền mặt hằng tháng và các hình thức khác; cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, cấp tiểu học và trung học cơ sở; tình trạng nhà ở, nước sạch và thông tin được cải thiện đáng kể. Hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện hành còn phân tán, manh mún, thiếu sự gắn kết, chưa khuyến khích người dân tích cực tham gia… Hiệu quả chính sách còn hạn chế. Các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn chưa gắn với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu sản xuất; chất lượng lao động chưa cao, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt gần 20% (năm 2014). Giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao; tỷ lệ nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn trên 50%, cá biệt có nơi còn trên 70%; chênh lệch giàu – nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, nhất là giữa khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với các vùng còn lại; giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh/Hoa. Đa số lao động phi chính thức chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết năm 2014, cả nước có gần 4.415 triệu người từ 55 tuổi trở lên hưởng an sinh tuổi già (gồm 2,2 triệu người hưởng chế độ hưu trí, 1,6 triệu người già trên 80 tuổi và 670 nghìn người cao tuổi thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp tuổi già). Tỷ lệ người hưởng trợ cấp tiền mặt hằng tháng khoảng 3% dân số, nhưng đời sống của họ còn khó khăn do mức trợ cấp thấp; công tác trợ giúp đột xuất có phạm vi hẹp, huy động nguồn lực xã hội khó khăn, điều phối còn bất cập. Chênh lệch về thụ hưởng giáo dục giữa các vùng, miền, giữa các nhóm dân tộc có xu hướng gia tăng. Mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân còn nhiều thách thức, vẫn còn gần 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chậm; chất lượng chăm sóc y tế ở nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thấp. Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn chậm; vấn đề nhà ở cho các nhóm dân cư (lao động di cư, học sinh, sinh viên; dân tộc thiểu số) còn bất cập. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia còn thấp, việc lồng ghép với các chương trình chưa thực hiện tốt. Bố trí ngân sách cho các chương trình thông tin cho vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật thông tin còn thấp,… Nguyên nhân của những thách thức trên, theo các chuyên gia và nhiều nhà quản lý, là do: – Nhận thức về vai trò của an sinh xã hội ở không ít cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp và người dân chưa đúng và chưa đầy đủ, còn coi an sinh xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước, tư tưởng trông chờ vào Nhà nước, vào Trung ương còn nặng nề. – Năng lực xây dựng chính sách an sinh xã hội còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật pháp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách an sinh xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Quản lý nhà nước về an sinh xã hội chưa tốt do quá nhiều chính sách, lại được ban hành ở nhiều giai đoạn khác nhau, áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau nên chồng chéo, thiếu tính hệ thống, gây khó khăn cho việc quản lý chính sách an sinh xã hội và đối tượng thụ hưởng các chính sách đó. – Việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn yếu. Nguồn lực cho thực hiện chính còn hạn hẹp, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước còn thấp, phân tán, chưa đúng đối tượng; thiếu sự phối hợp, lồng ghép trong việc thực hiện các chính sách; chưa huy động hết sự tham gia từ cộng đồng, thiếu chính sách khuyến khích người dân tự an sinh, người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Định hướng hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong thời gian tới Một là, tiếp tục bảo đảm mục tiêu, định hướng an sinh xã hội đến năm 2020. Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, người lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần xã hội hóa, tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm các điều kiện sống của họ. Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân là một chủ trương đúng đắn và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Phát triển an sinh xã hội là chính sách cơ bản để giảm nghèo, bảo đảm đời sống của nhân dân, góp phần quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạo sự đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. Do vậy, đến năm 2020 chúng ta cần cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm cho người dân tiếp cận đến các chính sách việc làm, giảm nghèo, tham gia bảo hiểm xã hội, hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu thập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo…), tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng của nhân dân. Hai là, hoàn thiện hệ thống lý luận về an sinh xã hội phù hợp bối cảnh của nước vừa bước vào ngưỡng thu nhập trung bình, hội nhập kinh tế ASEAN, gắn chính sách an sinh xã hội với chính sách phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế. Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia, tạo nên nguồn lực to lớn của toàn xã hội vì mục tiêu bảo đảm an sinh cho người dân, đồng thời có cơ chế phát huy sự tham gia của xã hội và người dân trong việc thực hiện. Ba là, hoàn thiện thị trường lao động, phát triển việc làm, bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Hiện đại hóa thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động; phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu việc làm; tăng cường đối thoại lao động, bảo đảm tiêu chuẩn lao động; tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động; tập trung phát triển các chương trình về “An toàn và vệ sinh lao động”, “việc làm đàng hoàng”,… Bốn là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, các chính sách và giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể là: – Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật về an sinh xã hội, trong đó cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Cứu trợ xã hội, Luật Ưu đãi xã hội; nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người tàn tật, Luật Người cao tuổi…; nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về an sinh xã hội cộng đồng, nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả các quy định, chính sách, chế độ an sinh xã hội. – Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành về an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, hệ thống hỗ trợ tích cực… – Phối hợp đồng bộ chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế – xã hội khác, như chính sách việc làm, chính sách tiền lương và thu nhập, thực hiện các chương trình hỗ trợ tích cực, các chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững…, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng và vùng đặc thù. Năm là, tăng cường huy động các nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội. Tăng chi ngân sách nhà nước về an sinh xã hội đạt mức trung bình khu vực Đông Nam Á (7% GDP) kết hợp với huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp và xã hội cho an sinh xã hội. Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các nhóm sở thích, nghiệp đoàn, gia đình, dòng họ, cá nhân…) trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội./.
Nguyễn Trọng Đàm Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Cổng Thông Tin Điện Tử Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế
4. Mức xét cấp học bổng:
Được xét theo các mức của các hệ như sau:
– Hệ Cao đẳng và Cao đẳng liên thông:
+ Mức học bổng loại Khá: 350.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Khá và điểm rèn luyện đạt từ loại Khá trở lên).
+ Mức học bổng loại Giỏi: 420.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Giỏi và điểm rèn luyện đạt loại từ Tốt trở lên).
+ Mức học bổng loại Xuất sắc: 500.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại Xuất sắc).
– Hệ Trung cấp:
+ Mức học bổng loại Khá: 300.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Khá và điểm rèn luyện đạt từ loại Khá trở lên).
+ Mức học bổng loại Giỏi: 360.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Giỏi và điểm rèn luyện đạt loại từ Tốt trở lên).
+ Mức học bổng loại Xuất sắc: 430.000đ/tháng (có điểm học tập đạt loại Xuất sắc và điểm rèn luyện đạt loại Xuất sắc).
5. Mức xét cấp khen thưởng:
5.1. Khen thưởng năm học:
– Đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc:
+ Xếp loại học tập và xếp loại rèn luyện đạt loại Xuất sắc.
+ Mức khen thưởng: 500.000đ/suất.
– Đạt danh hiệu HSSV Giỏi:
+ Xếp loại học tập loại Giỏi và xếp loại rèn luyện đạt loại Tốt trở lên.
+ Mức khen thưởng: 450.000đ/suất.
– Đạt danh hiệu HSSV Khá:
+ Xếp loại học tập loại khá và xếp loại rèn luyện đạt loại Khá trở lên.
+ Mức khen thưởng: 350.000đ/suất.
5.2. Khen thưởng toàn khóa:
– Đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc:
+ Xếp loại học tập và xếp loại rèn luyện đạt loại Xuất sắc.
+ Mức khen thưởng: 600.000đ/suất + giấy khen.
– Đạt danh hiệu HSSV Giỏi:
+ Xếp loại học tập loại Giỏi và xếp loại rèn luyện đạt loại Tốt trở lên.
+ Mức khen thưởng: 500.000đ/suất + giấy khen.
– Đạt danh hiệu HSSV Khá:
+ Xếp loại học tập loại khá và xếp loại rèn luyện đạt loại Khá trở lên.
+ Mức khen thưởng: 400.000đ/suất.
III. Thành phần Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền).
2. Thường trực Hội đồng: Trưởng (hoặc phó) Phòng Đào tạo – Công tác sinh viên (ĐT).
3. Các uỷ viên:
– Trưởng (hoặc phó) phòng Đào tạo – Công tác sinh viên
– Bí thư (hoặc Phó Bí thư) Đoàn TN
– Trưởng (hoặc phó) khoa và Thư ký khoa có HSSV được xét học bổng, khen thưởng.
IV. Các bước và điều kiện xét:
Căn cứ vào điểm tổng kết học kỳ (Điểm thi lần 1) và điểm rèn luyên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập lập danh sách những HSSV lớp mình đề nghị xét cấp học bổng, khen thưởng (lấy 15% theo tổng số HSSV đã hoàn thành học phí tại thời điểm xét) và nộp cho Thư ký khoa. Khoa họp xét và tổng hợp danh sách HSSV đề nghị xét cấp học bổng, khen thưởng và gửi về Phòng ĐT-CTSV đúng thời gian quy định.
Phòng ĐT-CTSV tổng hợp, kiểm tra, lên danh sách gửi về cho các Khoa để kiểm tra, nếu phát hiện có những trường hợp sai, phản hồi kịp thời để Phòng ĐT-CTSV xem xét điều chỉnh trước khi ra Hội đồng Trường.
Thông qua Hội đồng xét cấp Trường, những trường hợp cần được xem xét (nâng hoặc hạ) sẽ do chủ tịch Hội đồng quyết định.
2. Điều kiện xét:
– HSSV vi phạm kỷ luật không xét.
– Các học phần có chứng chỉ riêng không xét điều kiện khi làm học bổng, khen thưởng (Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Kỹ năng mềm……..).
– HSSV có môn học, học phần học lại, thi lại không xét.
– HSSV học tín chỉ có học phần tổng kết điểm D, F không xét.
– Thứ tự ưu tiên được chọn khi xét học bổng, khen thưởng.
+ Ưu tiên mức xếp loại học bổng và khen thưởng từ cao xuống thấp.
+ Trường hợp có nhiều HSSV có chung mức xếp loại, ưu tiên cho HSSV có điểm TBC học tập cao hơn.
+ Trường hợp nhiều HSSV có điểm TBC học tập bằng nhau thì ưu tiên HSSV có điểm rèn luyện cao hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Sở Giao Thông Vận Tải Quảng Nam trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!