Xu Hướng 5/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Uk # Top 13 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Uk # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Uk được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều “members” của SP rất băn khoăn và hỏi bọn mình rằng:

Có phải khoảng cách giữa việc nhận được học bổng UK và năng lực thực tế là cả một độ chênh rất lớn?

Làm thế nào để sớm xác định đúng đắn “một con đường” và theo đuổi những ước mơ, lí tưởng của mình, để được đến Luân Đôn, để có dịp thưởng ngoạn các kiến trúc cổ Westminster Abbey, The White Tower hay The house of Parliament xinh đẹp?

Học bổng/ Du học UK bằng con đường học bồng có là một điều xa vời hay không?

“Chào bạn, mình là Thơ, là thành viên đã follow page SP từ rất lâu và nhờ các bài viết đc chia sẻ trên page mà mình đã học hỏi đc rất nhiều kinh nghiệm và đã thành công trong việc apply học bổng toàn phần làm Nghiên cứu sinh (PhD) tại Anh. Mình cũng có đọc cmt của rất nhiều bạn thắc mắc về việc chắc hẳn CV của các bạn săn học bổng thành công phải “hoành tráng” lắm. Và với cá nhân mình thì việc CV “hoành tráng” ko phải là điều giúp mình giành đc học bổng (bởi vì thực sự CV của mình rất bình thường). Vậy nên mình mong muốn đc chia sẻ 1 chút kinh nghiệm thực tế của chính bản thân mình với các bạn đang có mục tiêu săn học bổng (đặc biệt là học bổng PhD) ở Anh.

Sơ qua về CV của mình:

– Undergraduate: BA in International Economics, Học viện Ngoại Giao Việt Nam (2:1)

– Kinh nghiệm làm việc: không đáng kể, vì mình chưa có 1 permanent job nào, chỉ là các job trong khoảng thời gian vài tháng giữa các bậc học (mình tốt nghiệp ĐH xong là học Ths, giờ là TS luôn).

– Về học bổng: Full PhD scholarship (full tuition fees + annual maintenance stipend + research training support grant) awarded by Sheffield University Management School.

Nhìn qua CV của mình thì có thể thấy đó là 1 CV rất bình thường, nếu đặt cạnh CV của các ứng viên khác thì nguy cơ chìm nghỉm rất cao ^^ Vậy nên theo cá nhân mình, lí do mình thành công trong apply học bổng là vì:

1. Chọn trường: ở Anh thì có 2 cách để có admission vào chương trình PhD. 1 là có ý tưởng cho 1 research của riêng mình, viết proposal rồi gửi đi các trg, Giáo sư nào thấy interest in topic của mình thì sẽ hẹn lịch phỏng vấn, ok thì sẽ có offer. Cách 2 là apply trực tiếp vào các funded projects. Trường hợp của mình thì mình làm theo cách 1, tức là viết 1 proposal rồi gửi đi các trg mà có giáo sư có research interests tương tự và trg có offer học bổng cho international students (mình đã lọc danh sách các trường qua web findaphd.com).

2. Chuẩn bị sớm: mình chuẩn bị hồ sơ, tập trung vào viết research proposal khá sớm, từ tháng 8/2014. Đến tháng 10 thì mình đã hoàn thành xong hồ sơ và gửi đi các trường, đến tháng 11 mình bắt đầu phỏng vấn với profs các trg và đến tháng 12 thì có offer. Sau khi có offer thì tiến hành apply học bổng. Việc chuẩn bị sớm đã giúp mình có nhiều thời gian chau chuốt cho bài luận xin học bổng và chuẩn bị cho buổi interview học bổng hơn.

3. Chuẩn bị research proposal: về research topic thì mình khuyên là các bạn nên nghĩ 1 vài topic và research methods, sau đấy liên hệ với các thầy đã từng dạy mình để tham khảo ý kiến xem topic và methods của mình có khả thi không trước khi bắt tay vào viết proposal. Việc viết proposal cũng sẽ tốn kha khá thời gian để hoàn thành và chỉnh sửa. 1 lưu ý nhỏ nhưng nhiều bạn hay quên đó là bên cạnh check lỗi chính tả, ngữ pháp, các bạn cần chú ý check cả citation và references (để cho chắc chắn thì nên dùng citation và references theo Harvard style).

Full PhD scholarship – Sheffield University Management School

Nghiên Cứu Sinh Tiến Sĩ Harvard Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng

Bài viết này, mình dành riêng cho các em học sinh tỉnh lẻ đang suy nghĩ về nộp đơn xin học bổng United World College (UWC) ở Mỹ.

Mình xin bắt đầu bằng câu nói của nhân vật nổi tiếng – Steve Jobs: ‘Bạn không thể nối liền các dấu chấm khi nhìn lên phía trước. Bạn chỉ có thể nối chúng thành đường khi nhìn lại đằng sau. Do đó, bạn phải đặt niềm tin rằng, những dấu chấm đó sẽ bằng cách nào đó nối liền bạn đến tương lai. Bạn phải tin vào điều gì đó: Linh tính, số phận, cuộc sống, luật nhân quả, bất cứ điều gì. Bởi vì, chỉ có niềm tin những dấu chấm sẽ kết nối với nhau khi đi về trước mới cho bạn đủ can đảm để nghe theo trái tim, ngay cả khi nó dẫn bạn ra khỏi con đường quen thuộc’ .

Năm lớp 11, khi chuẩn bị nộp đơn xin học bổng United World College (UWC), mình cũng không biết ‘dấu chấm’ này sẽ nối đến đâu. Lúc đó, sau 2 năm rèn luyện, mình chỉ nghĩ nếu ở lại Việt Nam, sẽ có thể tiếp tục cố gắng để đi xa hơn giải nhì quốc gia (năm ấy mình không đủ điểm dự thi vòng chọn đổi tuyển quốc tế).

Phương án còn lại, mình có thể thử sức với học bổng này, nếu được sẽ đi đến nước nào đó trong 2 năm. Tuy nhiên, lúc đó, mình không biết có thực sự thích môi trường UWC hay không; sau UWC sẽ làm gì?

Nếu may mắn, mình sẽ vào được đại học nào đó của Mỹ. Nếu không được nhận với học bổng toàn phần, mình sẽ phải về Việt Nam (vì điều kiện gia đình không cho phép du học với học bổng bán phần), và học lại phổ thông. Khả năng xảy ra điều này rất lớn.

Sự hoang mang, lo lắng của cậu học sinh lớp 11 khi đó là có cơ sở. Thế nhưng, từ vị trí bây giờ nhìn lại, mình không nghĩ có thể đi con đường nào khác tốt hơn. Bữa trước nói chuyện với cô bạn người Thụy Điển, bạn học ở UWC và bây giờ cũng đang học ở Princeton, khoa Kỹ sư Tài Chính (full: Operation Research and Financial Engineering), cả hai đều đồng ý rằng, có rất nhiều sự tiến bộ trong cuộc sống hàng ngày khi so sánh giữa hôm nay và hôm qua.

Đôi khi, chúng ta sẽ không nhận ra điều đó. Cô bạn này, khi mới sang UWC, không biết một hàm số f có nghĩa gì (vì chương trình toán phổ thông các nước Scandinavia không nặng như ở Việt Nam). Khi đó, mình có dạy thêm cho bạn ấy ngoài giờ học, đôi lúc cũng thấy nản vì ngay cả những phương trình và bất phương trình siêu cơ bản cũng có vẻ khó với bạn ấy.

Hai năm sau, bạn ấy thi Tú tài Quốc tế đạt điểm cao nhất của thế giới (tuyệt đối – 45/45), hơn cả mình (ba hay nói đùa mình toàn dạy cho bạn thi cao điểm hơn). Bạn ấy cũng được chọn vào Đại học Princeton với học bổng toàn phần như mình, học ở một trong những khoa nặng về Toán học nhất.

Rõ ràng, chỉ khi nhìn lại, cả hai đứa mới nhận ra rằng, mình đã làm được điều mà cách đây vài năm tưởng như không thể. Nói đến đây không phải để khoe với mọi người chúng mình đã làm những điều tưởng như không thể. Vẫn có nhiều điều không thể khác mà mình không biết bao giờ mới thực hiện được.

Tuy nhiên, sau khi đã đi một chặng đường dài, thử sức bản thân với những điều lạ, mình nhận ra đúng là mỗi cá nhân đều có giới hạn cho khả năng của mình. Tuy nhiên, chúng ta không biết giới hạn của mình ở đâu, và sẽ có nhiều thời điểm chúng ta rất muốn nghĩ đã đạt tới giới hạn.

Sai! Chính những suy nghĩ như thế khiến chúng ta đầu hàng ngay trước khi cố gắng. Đối với học bổng UWC cũng thế, đừng nhìn vào nó như một nguy cơ, một gánh nặng, một nỗi lo gì cả. Đơn giản cứ nghĩ về UWC như một cơ hội mà nếu nắm được các bạn sẽ không có gì để hối tiếc.

Tốt nghiệp cấp hai tại mảnh đất Phan Rang nắng gió, Thanh Vũ chuyển lên học trường phổ thông năng khiếu tại TP HCM. Năm lớp 11, Vũ nhận học bổng của trường United World College (UWC), bang New Mexico, Mỹ.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Mỹ

Lúc săn học bổng du học Mỹ, bạn cần có những “thành tích” quan trọng sau đây:

GPA (Điểm trung bình học tập tại trường THPT/ĐH đạt ở mức hoàn hảo.

Vượt điểm chuẩn SAT/GRE/GMAT của trường đề ra.

Với những thành tích trong hoạt động ngoại khóa khác.

Đầu tư thời gian và công sức để viết một bản essay thật tốt

Bạn với thể tham khảo danh sách những trường tốt trên các bảng xếp hạng như US News, Princeton Review.

Học bổng thường là 1 khoản tiền cố định và chỉ dựa vào điểm trung bình trong lớp, điểm TOEFL hoặc SAT chính vì vậy học sinh cũng nên chú ý đến năng lực tài chính của gia đình mình trước lúc quyết định chọn trường.

Hệ thống trường đại học Mỹ bao gồm rất nhiều loại trường khác nhau. Tương ứng, mỗi trường sẽ đề nghị 1 mức điểm TOEFL khác nhau. Nếu như mục tiêu của bạn là vào những trường đại học công lập loại trung ở Mỹ, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho TOEFL ở mức điểm 70-80. Giả dụ mục tiêu của bạn là vào các trường đại học tư thục nức tiếng trong top 50, mức điểm TOEFL yêu cầu là trong khoảng 90 điểm trở lên (mức điểm tối đa của TOEFL là 120 điểm)

Để nhận được hỗ trợ tài chính cao từ các truờng đại học ở Mỹ, ngoài điểm thi TOEFL cao, sinh viên còn cần điểm SAT cao, thành tích học tập phổ thông xuất xắc và hoạt động ngoại khóa nổi bật.

Vì vây, Khi đã xác định chọn Mỹ là điểm đến du học, bạn nên dành thời gian chuẩn bị từ sớm cho các loại bằng SAT, TOEFL hoặc SSAT. Tuy nhiên, bạn nên hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng để mang lại kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, điều giúp bạn có một bài luận chinh phục được hội đồng tuyển sinh đại học Mỹ.

Viết bài luận (ESSAY) luôn là một trong các thử thách khó nhằn của hầu hết các bạn. Bởi lẽ người thợ săn giỏi ko phải là người với phương tiện tân tiến mà là người có kĩ năng đi săn giỏi và biết cách săn trúng mục tiêu.

PHƯƠNG PHÁP SĂN HỌC BỔNG MỸ

Bạn là người đi tìm học bổng, do đó phải hết sức chủ động trong việc tìm kiếm và tự giải đáp các câu hỏi trong khi săn học bổng. Thông thường các quốc gia và các trường đại học luôn muốn quảng bá hình ảnh giáo dục của nước và trường mình nên họ sẽ xây dựng các trang web về giáo dục nước đó hoặc về trường đó. Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu.

Nếu bạn cũng chưa biết bắt đầu từ đâu nữa thì tốt nhất các bạn nên đến đại sứ quán nước bạn dự định đi học để tìm hiểu thông tin. Bạn hãy yên tâm, thông tin ở đó rất nhiều và hoàn toàn miễn phí, lại còn được chỉ dẫn tận tình.

Ngoài ra, các triển lãm du học cũng là một kênh thông tin rất bổ ích, ở đó bạn có thể có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với đại diện trường định nộp hồ sơ, hiểu biết về nền giáo dục một nước nào đó, được thể hiện và thực hành ngoại ngữ …

Bạn phải tự xác định khả năng của mình thông qua tiêu chí của các tổ chức cấp học bổng để tìm được học bổng phù hợp. Nếu không, có thể bạn sẽ nộp hồ sơ vào những học bổng có yêu cầu cao hơn khả năng của bạn, dẫn đến giảm cơ hội nhận được học bổng.

Còn nếu như bạn nộp hồ sơ xin học bổng vào những nơi mà yêu cầu thấp hơn so với khả năng của bạn thì có thể nó sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. Do đó tự đánh giá khả năng của bạn sẽ là rất quan trọng.

CHUẨN BỊ VÀ NỘP HỒ SƠ

Đây là bước rất quan trọng, nó khẳng định thành quả công việc của bạn, nếu bạn tìm hiểu học bổng mà không làm hồ sơ thì coi như thành quả lao động của bạn chưa có.

Thời gian chuẩn bị:

Thông thường là 2 năm (tính từ ngày chuẩn bị đến ngày lên đường đi học). Năm đầu tiên bạn chuẩn bị ngôn ngữ (thi một số chứng chỉ cần thiết như TOEFL, GRE … ) và chuyên môn (đọc tài liệu để có ý tưởng viết SOP và research proposal). Năm thứ 2 bạn chính thức làm hồ sơ và sau khi có kết quả chính thức bạn sẽ làm các thủ tục tiếp theo.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Du Học Nhật

Bạn yêu đất nước Nhật Bản, bạn muốn sang Nhật học tập và làm việc… Hãy tham gia chương trình du học Nhật Bản với cơ hội lĩnh trọn học bổng của Nhật

Kinh nghiệm săn học bổng du học Nhật Bản

Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học): đối tượng được cấp học bổng này là những nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, học sinh học tiếng Nhật

Theo kinh nghiệm của những du học sinh khóa trước, có 2 cách xin học bổng là: xin học bổng trước khi qua Nhật và sau khi nhập học tại các trường rồi mới xin học bổng.

Học bổng du học Nhật Bản được chia làm 2 loại là học bổng trước khi qua Nhật và học bổng sau khi đến Nhật. Thông tin về các loại học bổng ngày càng công khai, nhưng không phải lúc nào cũng theo những kênh mà bạn có thể chủ động nắm bắt được. Bạn nên cố gắng tự xây dựng cho mình những cách tiếp cận chủ động bằng những cách: thu thập đầy đủ tư liệu và thông tin hướng dẫn cho sinh viên, nghiên cứu sinh của trường; về cách thức xin học bổng của các tổ chức và tận dụng mọi cơ hội để liên lạc với những trường, những giáo sư mà bạn biết thông qua các tạp chí khoa học, các bài báo khoa học mà bạn có được. Trường hợp không tìm được một học bổng nào trước khi du học, bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội nhận học bổng sau khi tới Nhật.

1. Học bổng trước khi qua Nhật

Từ Việt Nam, bạn có thể xin nhiều loại học bổng với nhiều hình thức và trị giá học bổng khác nhau.

Có 4 loại chủ yếu:

– Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học): đối tượng được cấp học bổng này là những nghiên cứu sinh, thực tập sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp, học sinh học tiếng Nhật, sinh viên tu nghiệp văn hóa Nhật Bản và sinh viên của chương trình “Những nhà lãnh đạo trẻ”. Các sinh viên hay nghiên cứu sinh này có thể do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hoặc trường đại học mà sinh viên đó đang theo học tiến cử. Hàng tháng, số tiền học bổng các sinh viên sẽ nhận được thấp nhất là 134.000 yên và cao nhất là 258.000 yên. Để biết thông tin về học bổng này, các sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học hoặc Đại sứ quán Nhật Bản hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.

– Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng là sinh viên đã tham dự kỳ thi du học Nhật Bản EJU, muón học chính quy tại các trường đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp (khóa nghiệp vụ). Hàng tháng, mỗi sinh viên sẽ được nhận học bổng trị giá 50.000 yên. Thông tin về những học bổng này có thể tìm thấy trên trang web: jasso.go.jp

– Học bổng của các đoàn thể tư nhân Nhật Bản: hiện nay có 11 đoàn thể tự trị địa phương cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Trị giá học bổng bình quân khoảng 149.000 yên.

– Ngoài ra, bạn có thể qua Nhật du học dưới hình thức trao đổi sinh viên giữa trường bạn đang học với một trường đại học khác tại Nhật. Mức học bổng cho một tháng trị giá 80.000 yên. Thông tin về việc trao đổi sinh viên, bạn có thể tìm hiểu ngay tại trường đang theo học.

Đây là cách lựa chọn của rất nhiều sinh viên quốc tế. Có nhiều loại học bổng và hỗ trợ tài chính.

– Học bổng chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục & Khoa học) xét tuyển tại Nhật: đối tượng được cấp học bổng là nghiên cứu sinh hoặc sinh viên đại học. Học bổng từ 134.000 yên – 172.000 yên/tháng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với trường mình đang theo học tại Nhật.

– Học bổng khuyến học dành cho du học sinh đi học tự túc (của JASSO): đối tượng mở rộng hơn so với các học bổng khác, từ sinh viên đại học, cao đẳng cho tới thạc sĩ, tiến sĩ. Học bổng trị giá 50.000 yên/tháng cho hệ đại học và 70.000 yên /tháng cho khóa sau đại học. Bạn nên liên hệ trực tiếp với trường đang học để biết thông tin.

– Học bổng của các đoàn thể tự trị địa phương hoặc đoàn thể tư nhân: hiện nay tại Nhật có 63 đoàn thể tự trị địa phương và 156 tổ chức cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Học bổng trị giá khoảng 27.222 yên – 72.322 yên/tháng.

– Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin được học bổng hoặc chế độ giảm học phí của chính trường mình đang học.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Uk trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!