Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Của Du Học Sinh Ba Lan được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những điều chân thật nhất của cuộc sống du học sinh Ba Lan sẽ đến từ những lời tự thuật của những bạn như Gia Huy – người đã có nhiều trải nghiệm ở Ba Lan. Flat World xin chia sẻ những dòng tâm sự của Gia Huy khi quay trở về Việt Nam từ Ba Lan.
Ngày tôi hạ cánh xuống sân bay Choplin ở thủ đô Warsawza là một ngày cuối thu tháng 11, gió lạnh cắt da thịt. Ngồi trong chiếc ô tô 4 chỗ của một người quen, tôi bỡ ngỡ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, hoàn toàn xa lạ, nhưng cũng đầy thích thú. Tôi đã có sẵn hình ảnh của một thành phố châu Âu ở trong trí tưởng tượng nhưng vẫn bị choáng ngợp bởi sự khác biệt giữa khung cảnh Ba Lan và Việt Nam. Trên những con phố đầu tiên tôi đi qua, hai bên đường tràn ngập lá thu vàng, nhìn quanh đâu đâu cũng là cây cối xanh mượt. Đường phố vắng vẻ, tĩnh mịch hơn rất nhiều so với sự ồn ào, náo nhiệt lúc nào cũng khoác vẻ vội vàng của phố cổ Hà Nội.
Tôi đã làm cho một quán ăn Việt được hơn một năm và những kinh nghiệm ở đó thực sự rất hữu ích. Một là tôi có thể học được rất nhiều từ vựng tiếng Ba Lan thông qua giao tiếp với những nhân viên người Ba Lan ở đây. Hai là về mức lương là khá cao nên tôi có thể chi trả cho cuộc sống hằng ngày của mình. Tôi cho rằng với việc bán thời gian thì đây là mà một khoản khá hợp lí để giúp đỡ bố mẹ và chính bản thân mình.
Đối với người Ba Lan, họ là một những người thân thiện, cởi mở, luôn nở nụ cười với bạn bất kể bạn là người bản địa hay nước ngoài (rất hiếm người kỳ thị người nước ngoài). Có một thói quen của họ khiến tôi hết sức ngạc nhiên và có lẽ là điều vô cùng đặc biệt đó là khi vào các toà nhà, dù cho là toà nhà mình vào lần đầu thi những người tôi gặp trong các toà nhà đó sẽ tự động nói ” cześć” ( một câu chào thân thiện) , dù bạn hay họ không biết lẫn nhau.
Việc đi lại ở đây vốn sử dụng các phương tiện chung và ô tô nên rất tiện và rẻ, cho nên ngoại trừ buổi sáng thì các buổi khác trong ngày đều vô cùng tiện lợi để sử dụng giao thông công cộng.
Đồ ăn thức uống ở đây khá rẻ so với mức thu nhập trung bình của người dân Ba Lan. Hơn nữa, chất lượng vệ sinh cũng được đánh giá rất cao, cho nên tôi thấy rất hài lòng về ẩm thực. Bên cạnh đó, với sự xuất hiện của rất nhiều người ngoại quốc ( Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Việt Nam, Trung Quốc), ẩm thực tại Ba Lan trở nên vô cùng đa dạng.
HỖ TRỢ TỪ FLAT WORLD
Hướng dẫn hồ sơ xin visa hoàn chỉnh và hiệu quả nhất
Hỗ trợ thi và đào tạo IELTS/TOEIC/TOEFL
Kiếm tra trình độ Anh ngữ miễn phí
Hướng dẫn cách viết thư xin học bổng, thư giới thiệu bản thân và hồ sơ cần thiết
Hỗ trợ toàn diện trước và sau du học: đưa đón sân bay, tìm nhà ở và tìm việc làm và ổn định cuộc sống
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Của Cựu Du Học Sinh Đài Loan
Chia sẻ kinh nghiệm của cựu du học sinh Đài Loan
PV: Anh có thể chia sẻ quá trình phần đấu để giành học bổng du học Đài Loan của anh được không?
ThS Mai Nguyên Cường: Du học – 2 từ nghe có vẻ xa vời khó thực hiện không phải chỉ riêng mình tôi mà còn đối với rất nhiều các bạn trẻ hiện nay. Thực ra, nếu các bạn đã xác định được hướng đi cho mình trong tương lại thì việc phấn đấu để dành học bổng đi du học không có gì là khó cả.
Vấn đề thứ hai là bằng cấp, nếu xác định đi học cao học ở Đài Loan thì bằng tốt nghiệp của bạn chắc chắn là phải đạt loại Khá trở lên, đây là quy định chung để bạn có thể giành những suất học bổng toàn phần hấp dẫn. Chính vì vậy, hãy cố gắng học tốt những môn còn lại tại trường Đại học của mình. Nếu bảng điểm đẹp và bằng loại Khá trở lên thì việc đăng ký các trường bên Đài Loan sẽ gặp thuận lợi hơn.
Vấn đề thứ ba là hồ sơ, đây là yếu tố thực ra rất quan trọng, không có đầy đủ hồ sơ thì không thể làm visa để đi học được, các bạn nên tìm hiểu thêm thủ tục hành chính qua các Website trên mạng, đặc biệt là mình đã từng tham khảo tại thông tin cẩm nang du học Đài Loan hay đến trực tiếp HYP và được các anh chị ở đây tư vấn rất nhiệt tình.
Cuối cùng nếu bạn muốn giành được 1 suất học bổng thì các bạn cần phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng. Trung bình chúng ta mất khoảng 4 tháng để ôn tập và làm giấy tờ trước khi có được visa đặt chân sang nước bạn.
PV: Khi mới bắt đầu đặt chân lên một đất nước hoàn toàn xa lạ, anh có gặp khó khăn gì không?
ThS Mai Nguyên Cường:
Đầu tiên là bỡ ngỡ, đây là vấn đề không chỉ mình mà nhiều sinh viên gặp phải khi qua Đài Loan du học. Theo kinh nghiệm bản thân nếu bạn biết thêm tiếng Trung thì bạn gặp rất nhiều thuận lợi trong cuộc sống hàng ngày. Trong công việc học tập, tiếng anh vẫn là ngôn ngữ chính vì thế các bạn phải học chắc cả giao tiếp và ngữ pháp để tham khảo tài liệu khi học dễ dàng hơn.
PV: Nghe nói rất nhiều du học sinh Đài Loan từng bị “shock văn hóa” ít nhất 1 lần khi đến đất nước mới, vậy anh có gặp phải tình trạng không?
Ths Mai Nguyên Cường:
Trước hết mình xin chia sẻ một số điểm thực sự thích thú ở Đài Loan đó là: con người, giao thông, du lịch, chợ đêm, văn hóa.
Con người – người Đài Loan rất hiền và mến khách, họ là những người rất lịch sự, văn minh và sáng tạo., họ cũng rất sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong quá trình các bạn gặp khó khăn, vì vậy, nếu có cơ hội thì chúng ta hãy kết bạn với người Đài Loan.
Giao thông – Đài Loan là vùng lãnh thổ có cơ sở hạ tầng được cho vào danh sách phát triển nhất thế giới, chính vì vậy các bạn không phải lo lắng bị kẹt xe, trễ giờ học hay bị ô nhiễm khói bụi. Ví dụ: cơ hội đi tàu siêu tốc với tốc độ 300km/h, đi tàu điện ngầm quanh thành phố Taipei là chuyện đơn giản, quan trọng là bạn có biết đường đi hay không.
Du lịch – Đài Loan vốn được mệnh danh là hòn đảo Formosa (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là xinh đẹp), thiên nhiên đã ưu đãi cho đất nước này vô số những kỳ quan thắng cảnh rất đẹp cùng khí hậu quanh năm mát mẻ. Nếu có điều kiện các bạn hãy tự khám phá sẽ rất thú vị đấy.
Chợ đêm – đây là 1 đặc sản mang đậm nền văn hóa Đài Loan. Ở Đài Loan, khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các con phố chợ đêm lên đèn. Đây chính là thiên đường của các bạn trẻ để đi mua sắm, chụp ảnh, khám phá nét ẩm thực mang đậm tính Đài Loan. Đây chính là 1 nét đặc sắc mà các bạn không nên bỏ qua.
Còn về Văn hóa – mình đã shock khi văn hóa ở đây có 1 chút, đó là vào những dịp Tết, ngày lễ… thì bên đó đúng như là 1 ngày hội, ai cũng có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt mang đậm bản sắc dân tộc, và những dịp như vậy họ tổ chức rất to và quy củ, khá lạ so với khi ở Việt Nam.
PV: Anh có thể chia sẻ một số bí quyết xin việc làm thêm cho du học sinh và kinh nghiệm chi tiêu hàng ngày sao cho tiết kiệm?
ThS Mai Nguyên Cường:
Đi làm thêm là điều bất kỳ du học sinh nào cũng thích vì nó giúp cho chúng ta có thêm một khoản thu nhập trang trải cho việc sinh hoạt cũng như học tập hàng ngày. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng cho các bạn đi làm, nếu muốn đi làm phải được nhà trường cấp giấy phép lao động.
Các bạn nên tìm hiểu trường mình có cho đi làm thêm không, nếu không khi bị phát hiện làm chui sẽ có nguy cơ bị trục xuất về nước ngay lập. Theo như kinh nghiệm của mình, một tháng có một tuần đi làm thêm là chúng ta có đủ tiền tiêu trong một tháng, nhưng lưu ý là không nên làm thêm nhiều quá, tránh bị mệt và không có thời gian học tập dẫn đến việc bị học lại hay trượt bảo vệ Thạc sĩ.
Về vấn đề chi tiêu hằng ngày, chúng ta nên tiết kiệm 1 chút nếu không đi làm thêm. Kinh nghiệm của mình là 1 ngày hãy định ra mức chi tiêu cụ thể. VD: bữa sáng 20 tệ, bữa trưa 50 tệ , bữa tối 50 tệ = 120 tệ/ngày. (tương đương 85k/ngày). Đây là số tiền cố định hằng ngày mình bị mất. Chính vì vậy, bạn nên tiết kiệm 1 cách khoa học để tránh bị “cháy túi”, và ngoài ra mình còn có thể tiết kiệm tiền để mua sắm hay du lịch.
PV: Ngoài ra, anh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm khác cho các bạn trẻ trước khi du học tại Đài Loan?
ThS Mai Nguyên Cường:
Khi đi học bên này, mình thấy kiến thức trong chương trình khá phù hợp với sinh viên Vệt Nam nên các bạn cũng không quá lo lắng. Nếu chịu khó học hỏi thì điểm số của nhận được sẽ có khả năng nằm trong Top cao nhất lớp. Quan trọng là mình phải chịu khó học tốt tiếng Anh thì khi làm bài tập sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trước khi đi du học, ta nên chuẩn bị một ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân tránh trường hợp khi sang bên đấy chúng ta lại bị mất chi phí mua đồ.
Bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về du học Đài Loan hoặc săn học bổng du học Đài Loan toàn phần? Hãy liên hệ ngay tới Hotline của Du học HYP để được tư vấn chi tiết.DU HỌC HYP30 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà NộiTel: (04) 6.260.3666Hotline: 0988.44.11.33Link nộp hồ sơ online: https://goo.gl/j2tSR5Email: hypacademy@gmail.comWebsite: http://hyp.edu.vnFacebook: https://facebook.com/duhochyp
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Làm Thêm Của Du Học Sinh Tại Úc
Công việc dành cho du học sinh tại Úc đa dạng, thời gian đi làm dài ngắn tùy ý và đồng lương được nhận cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, một điều thấy rõ là ngoài một số rất ít vẫn giữ được kết quả học tập khá giỏi, đa số sinh viên đã để cho việc phụ (đi làm thêm) ảnh hưởng không nhỏ đến việc chính yếu (đi học).
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, du học sinh Việt Nam tại Úc thường tranh thủ làm thêm để có thêm chút thu nhập. Nhìn chung, họ làm đủ việc từ chạy bàn, phụ bếp, dọn dẹp, bán hàng đến gia sư, lấy ý kiến khách hàng, thậm chí còn có việc đứng đếm xe chạy trên đường, xem lưu lượng giao thông.
Anh Tuấn, sinh viên thiết kế đồ họa Trường RMIT, cho biết: “Với một tuần hai buổi làm ở tiệm phở, tôi được 200 đô Úc (AUD), vị chi một tháng được khoảng 800 đô (1 AUD ~~ 13.700 đồng VN). Tiền nhà mất từ 300-400 đô; tiền nước rất rẻ, khoảng 20 đô; tiền điện đắt hơn một chút; tiền ăn khoảng 300 đô. Vậy một tháng cũng chưa hết 800 đô. Đó là chưa kể thu nhập từ hai chỗ làm khác nữa, tất cả tôi đều để dành”. Theo Tuấn, nếu muốn trang trải tiền học phí ở Úc, du học sinh một tuần phải làm ít nhất bốn buổi. Vào thời gian nghỉ, cả tuần phải làm đủ bảy ngày, mỗi ngày 12 giờ, có khi hơn. Tuấn cho biết trên thực tế, một số bạn đã “cày” liên tục ba tháng hè để kiếm khoảng 10.000 đô đóng học phí.
Bạn Trần Hải Yến, đang lấy bằng cao học kế toán tại Học viện kỹ thuật Swinburne ở Melbourne, cho biết: “Khi còn ở Việt Nam chỉ nghĩ đơn giản sang Úc học; nhưng lúc đổi tiền Úc sang tiền Việt Nam thì thấy nó lớn quá, với lại cũng còn phải mua sắm nhiều thứ, thuê nhà cửa, nên phải đi làm để giúp bố mẹ, chứ tôi cũng không muốn đi làm vì sợ ảnh hưởng tới việc học”.
Đỗ Thế Phong, vừa tốt nghiệp cao học công nghệ thông tin, thuật lại: “Khác với du học sinh được học bổng không phải lo tiền ăn ở, học phí; tôi đi học tự túc nên phải vừa đi học vừa đi làm vì giá sinh hoạt ở Úc đắt hơn VN nhiều”.
1. Một số công việc sinh viên có thể làm khi du học tại Úc
Có nhiều công việc mang đến nguồn thu nhập cho du học sinh tại Úc. Bạn có thể lựa chọn công việc dựa trên ngành nghề, tính chất công việc, sở thích và khả năng của bản thân.
Một số công việc được trả lương dành cho sinh viên là bán hàng (tại các siêu thị, cửa hàng quần áo), nhà hàng (phục vụ trong các quán ăn của người Việt, cửa hàng fastfood, nhà hàng, khách sạn), giáo dục (làm trợ giảng tại trường học, quản thư trong thư viện trường, gia sư riêng), nông nghiệp (làm nông trại, thu hoạch trái cây).
Những bạn có nhu cầu tìm hiểu, trau dồi các kiến thức chuyên ngành và cọ xát thực tế có thể cân nhắc những công việc thực tập tại Úc. Thực tập có thể được trả lương hoặc không tùy vào từng công ty tuyển dụng. Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thực tập thông qua các chương trình mà trường học giới thiệu.
Có nhiều công ty tuyển dụng và sắp xếp thực tập có thể giới thiệu công việc cho bạn kèm theo mức phí là $1,500.
Công việc này có vẻ rất gần gũi và tương đối dễ với các du học sinh Việt Nam. Khi mà các gia đình người Việt định cư lâu năm ở nước ngoài muốn nói tốt Tiếng Việt,các bậc cha mẹ thường quá bận rộn nên không có nhiều thời gian để dạy cho con, vì thế họ sẽ cần du học sinh đến nhà để làm việc đó. Bạn có thể vừa giao tiếp bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài với các bé.
Làm thêm ở chợ hoặc nông trại
Buổi sáng, bạn có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà bạn lại làm thêm 2-3 giờ… Và vì công việc làm ở chợ, được trả tiền mặt nên Bộ Di trú không thể kiểm tra số giờ làm việc của sinh viên. Cho nên rất ít bạn gặp vấn đề rắc rối với Bộ Di trú về việc đi làm quá 20 giờ. Mùa hè là mùa thu hoạch nông sản tại Úc nên du học sinh cũng có thể chọn công việc thu hoạch các thành phẩm với mức lương hợp lý.
Những công việc trong lĩnh vực khách sạn
Tại Úc, lĩnh vực có rất nhiều việc làm nhiều nhất dành cho sinh viên là lĩnh vực “khách sạn”. Những công việc thông thường nhất trong lĩnh vực này là: Nhân viên bồi bàn, pha chế rượu, đầu bếp, phụ bếp và dọn dẹp… Khi đang sở hữu thị thực du học hoặc thị thực du lịch, các sinh viên quốc tế và khách du lịch hoàn toàn có thể nộp đơn xin làm các công việc vừa kể trên.
Đi quanh thành phố và nộp hồ sơ là cách tốt nhất giúp bạn kiếm được công việc. Bạn nên vào hẳn các nhà hàng, quán bar và hỏi trực tiếp người quản lý. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần ghi rõ vị trí công việc cụ thể phù hợp nhất với bạn.
Riêng xin việc trong lĩnh vực này, nếu bạn tạo ấn tượng tốt, người sử dụng lao động có thể tạo cho bạn cơ hội thử việc nhưng thường không trả lương để bạn thể hiện các kỹ năng và tinh thần chuẩn bị làm việc. Nếu bạn vượt qua kỳ kiểm tra thử việc, bạn sẽ có cơ hội chinh phục công việc đầu tiên trên đất Úc!
Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của mình, bạn có thể bắt đầu với vị trí chạy bàn (cụ thể là sắp xếp bàn ăn, dọn bàn, bưng bê đồ uống và đồ ăn) hoặc làm bồi bàn. Nếu tiếng Anh của bạn khá hơn, bạn có thể tìm được các công việc tốt hơn.
Công việc này mang lại cho bạn mức lương trung bình giao động khoảng giữa mốc 15 đến 20 đô Úc/giờ chưa kể tiền bồi dưỡng.
Những công việc về bán hàng hay phục vụ
Một kinh nghiệm làm thêm đáng quý mà các bạn du học sinh tích lũy được đó chính là phục vụ tại các nhà hàng đồ ăn nhanh. Sinh viên nên chọn làm việc tại các tiệm đồ ăn tây với mức lương 12 -15 AUD/h thay vì làm tại các nhà hàng châu Á với mức chỉ 8-10 AUD/h.
Việc làm thêm không chỉ giúp du học sinh kiếm thêm tiền trang trải một phần chi phí, mà còn hỗ trợ các bạn rất nhiều trong việc học hỏi kinh nghiệm sống, hòa nhập với cộng đồng của nước sở tại, cung cấp cho bạn kỹ năng thực tế tại một nơi làm việc cụ thể.
Bên cạnh đó , để hòa nhập vào cộng đồng Úc, các bạn du học sinh tại Úc nên tham gia các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận, họ luôn luôn tim kiếm những tình nguyên viên nhiệt tình, năng nổ. Ở Úc, tình nguyện viên có thể làm bất cứ thứ gì, như trồng cây tạo mảng xanh cho thành phố, đến việc đến thăm và chăm sóc người cao tuổi ở các viện dưỡng lão. Vào các kỳ nghĩ, nhu cầu tuyển tình nguyện viên tăng cao, vì đây là thời gian mà các tình nguyện viên toàn thời gian đi nghỉ.
Đây là công việc được rất nhiều du học sinh lựa chọn vào mùa hè – mùa thu hoạch nông sản của các nông trại ở Úc. Công việc chủ yếu của du học sinh là hái trái cây như anh đào, nho, táo, lê, mận… tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cần rất nhiều sức lực mà không phải du học sinh nào cũng có thể đáp ứng được. Mỗi ngày làm việc thường bắt đầu từ 5 giờ sáng và kéo dài liên tục nhiều giờ liền dưới ánh nắng mặt trời gay gắt, thậm chí còn phải đeo những giỏ quả nặng trĩu đến hơn chục kg trên vai để đưa về nơi tập kết… Vất vả là thế, nên các du học Việt vẫn thường bảo nhau rằng công việc này không dành cho những ai chân yếu tay mềm. Bù lại, mức lương cho các du học sinh làm ở nông trại thường khá cao, dao động từ 12 – 15 AUS/giờ (1 AUS = 16.900 đồng).
Làm phục vụ bàn hay phụ bếp trong các nhà hàng, quán café… là một trong những công việc quen thuộc của du học sinh tại Úc. Dù khá vất vả và không ít áp lực nhưng vẫn có rất nhiều du học sinh mong muốn tìm được công việc này, bởi ngoài khoản lương kha khá, thì công việc này còn rèn luyện khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và sự nhanh nhẹn, tự tin… Ở Úc, các du học sinh thường tìm đến các nhà hàng của người Việt Nam, Trung Quốc…, đặc biệt là các tiệm phở để xin việc. Ở đây, không chỉ đơn giản là phục vụ bàn, du học sinh dường như phải làm tất tật những công việc “lặt vặt” khác như: lau dọn, rửa bát, đổ rác… Thông thường, du học sinh làm việc theo giờ, ca và mức lương dao động từ 8 – 10 AUS/giờ.
Công việc tình nguyện hợp với những du học sinh muốn mở rộng mối quan hệ thông qua các hoạt động có ích cho xã hội và muốn tăng thêm thành tích hoạt động ngoại khóa cho cá nhân.
Có rất nhiểu tổ chức phi chính phủ tại Úc tuyển tình nguyện viên theo từng thời kì. Tuy là tình nguyện, nhưng những công việc này cũng có yêu cầu nhất định đối với mỗi cá nhân tham gia về khả năng, thời gian, kinh nghiệm làm việc. Bạn có thể tham khảo các công việc tình nguyện tại Australia qua http://govolunteer.com.au/.
Bán hàng, thu ngân tại chợ
Nếu so với chạy bàn hay phụ bếp, bán hàng, thu ngân có lẽ là những công việc có phần nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên chỉ thật sự thích hợp với những du học nhanh nhẹn, cẩn thận. Ngoài xin việc ở các siêu thị, cửa hàng, du học sinh Việt ở Úc thường đến chợ Queen Victoria hay các chợ của người Việt như Springvale, Footscray và North Richmond ở Melbourne…
Được biết, lương cho công việc bán hàng của du học sinh thường là 10 AUS/giờ và thu ngân là 8 – 9 AUS/giờ.
Nghề làm nail ở Úc tương đối phát triển, mở ra cơ hội nghề nghiệp đầy mới mẻ với mức thu nhập cao cho các nữ du học sinh. Công việc này tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tâm lý và có kinh nghiệm về các loại mỹ phẩm. Ngoài mức lương hấp dẫn (thường là 15 AUS/giờ), các du học sinh còn thường nhận được khoản tiền tip khá hậu hĩnh của khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều bạn cũng tỏ ra lo lắng và không dám gắn bó lâu dài với công việc này vì các hóa chất độc hại trong thuốc làm móng ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe. “Làm đẹp cho người khác, nhưng mình lại ngày càng bị tàn tạ nhan sắc là điều khiến mình buộc phải từ bỏ công việc này, dù hiện tại vẫn chưa tìm được công việc nào có mức lương khá hơn” – Phương Linh (du học sinh Học viện Swinburne, Melbourne) chia sẻ.
Sinh viên khi đến Úc rất dễ dàng tìm được 1 công việc làm thêm ưng ý giúp cho các bạn không chỉ có thêm tiền trang trải cho năm học mới mà còn có thêm một khoản tiền tiết kiệm nho nhỏ. Có rất nhiều cách khác nhau để tìm việc làm ở Úc, phần lớn là tìm kiếm trên mạng từ các trang http://www.seek.com.au/ hoặc chúng tôi hoặc đến trực tiếp văn phòng sinh viên quốc tế tại trường để được tư vấn. Ngoài ra, các trang web của cộng đồng du học sinh cũng là một nguồn mách bảo việc làm đáng tin cậy.
Một nguồn thông tin quí báu mà du học sinh Việt Nam có thể trông cậy là kinh nghiệm của các anh chị đi trước. Ngoài ra cũng có một số nguồn khác như tra cứu việc làm ở trang web của trường định học, tìm kiếm ở trang web http://www.seek.com.au/, hoặc đọc báo (nếu muốn làm việc cho người Việt thì đọc báo của cộng đồng người Việt, còn nếu muốn làm cho người Úc thì đọc báo tiếng Anh, các công việc thường đăng ở trang cuối).
Bên cạnh đó, trường nào cũng có hội sinh viên và dịch vụ giúp đỡ du học sinh tìm việc làm thêm. Khi cần, du học sinh có thể đến các nơi này để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, các trang web của cộng đồng du học sinh cũng là một nguồn mách bảo việc làm đáng tin cậy.
2. Tổng hợp website giúp bạn tìm kiếm công việc làm thêm tại Úc
Bạn hoàn toàn có thể tìm các công việc trong ngành khách sạn và các công việc thông thường khác trên mạng. Nhưng bạn cần kiên trì: Càng nộp hồ sơ nhiều và nhanh chóng, bạn càng có nhiều cơ hội lớn tìm được việc.
Một trong những trang mạng tìm kiếm việc tốt nhất là trang http://www.gumtree.com.au/, qua đây bạn sẽ có tầm hiểu biết nhiều hơn về tình hình các công việc thông thường tại Úc.
3. Những điều cần lưu ý khi đi làm thêm
Chính phủ Úc qui định mỗi sinh viên trong thời gian học chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần, riêng trong các kỳ nghỉ có thể làm toàn thời gian. Về thủ tục, sau khi đến Úc, để được làm thêm sinh viên phải xin visa làm việc.
Tuy nhiên Đỗ Thế Phong tiết lộ: “Nhiều sinh viên thường tranh thủ làm thêm ở chợ Queen Victoria. Buổi sáng, họ có thể làm 2-3 giờ, sau đó đi học, và trước khi về nhà họ lại làm thêm 2-3 giờ… Và vì công việc làm ở chợ, được trả tiền mặt nên Bộ Di trú không thể kiểm tra số giờ làm việc của sinh viên. Cho nên tôi chưa hề thấy ai có vấn đề rắc rối với Bộ Di trú về việc đi làm quá 20 giờ”.
Ngoài ra theo qui định, du học sinh nhận lương qua ngân hàng với mã số thuế. Tuy nhiên, nhiều chủ sử dụng lao động và cả du học sinh đều ít khi ký hợp đồng mà dùng hình thức trả tiền mặt. Do đó, du học sinh sẽ gặp khó khăn vì nếu có tranh cãi về quyền lợi lao động thì khó khiếu nại với nhà chức trách. Hơn nữa ở Úc, nếu đã có tiền lệ vi phạm luật về thuế thì sự nghiệp trong lĩnh vực công hay trong những ngành nghề đòi hỏi tính liêm chính cao sẽ bị ảnh hưởng.
Phân biệt casual job và part-time job
Cũng như ở nhiều nước khác, công việc phổ biến nhất của các du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á. Tuy nhiên, những nơi này tuyển nhân viên theo dạng làm chui, trả bằng tiền mặt và thường không trả đúng mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Khi làm những công việc dạng này bạn cũng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động hay lương hưu mà chỉ được trả theo giờ. Đây là dạng công việc điển hình của hình thức làm thêm có tên gọi casual-job.
Trong khi đó, những công việc làm thêm đích thực (part-time job) thì sẽ cho phép người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định (khoảng 12,75 AUD).
Những địa chỉ làm thêm thông thường
Bên cạnh các quán ăn châu Á, du học sinh có thể tìm tới những tiệm bán hồng trà, tiệm thức ăn nhanh (Mc Donalds), tiệm Starbucks xin làm phục vụ. Thậm chí bạn cũng có thể tìm đến các câu lạc bộ đêm hay quán bar, café xin làm bartender (pha chế).
Một số bạn không thạo tiếng hoặc chưa đủ tự tin làm việc với người nước ngoài cũng chọn khuân vác ở các cửa hàng, chợ Việt Nam để kiếm thêm.
Những công việc làm thêm mơ ước
Dù ở bất cứ đâu, những việc làm thêm trong khu học xá cũng được liệt vào hàng những việc làm mơ ước vì khi đó bạn sẽ đảm bảo không bị “bóc lột” mà còn được tạo điều kiện học hỏi trong quá trình làm việc. Chẳng hạn như việc trợ giảng (university tutor) hay làm quản thư trong thư viện trường (university librarian).
Nên xin giấy phép làm việc hợp pháp
Sinh viên nước ngoài chỉ được đi làm 20 giờ trở xuống trong thời gian đi học (và toàn thời gian trong kỳ nghỉ). Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép làm việc (working permit) tại cơ quan Di trú (DMIA). Tại đây bạn cũng phải tiến hành đăng ký Mã số Thuế (Tax File Number).
Đối với những ai ở Úc hơn 6 tháng, bạn sẽ được miễn thuế 6.000 AUD đầu tiên của lương đi làm, như những công dân Úc khác. Lưu ý là các nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ đang chờ đánh giá luận án thì có thể đi làm không giới hạn thời gian như sinh viên còn đang đi học.
Kỹ năng tiếng Anh đặc biệt quan trọng
Kỹ năng nói tiếng Anh tốt có thể sẽ giúp bạn kiếm được việc làm một cách dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những công việc yêu cầu giao tiếp và đối đáp với khách hàng như phục vụ nhà hàng. Chính điều này là yếu tố quyết định một du học sinh có thể kiếm được việc làm ngay khi vừa mới chân bước chân ráo đến Úc hay phải mất gần năm trời mới tìm được việc đầu tiên.
Nói tốt tiếng Anh, bạn có thể thử xin việc khảo sát thị trường qua điện thoại hay khảo sát ngoài trời. Chưa kể thù lao của công việc này khá cao so với mặt bằng hiện tại (20 AUD/giờ).
Đi làm thêm là chỉ để kiếm thêm!
Đi làm thêm: trường học từ cuộc sống
Hoàng Minh Trung cho rằng lợi ích đầu tiên là kiếm thêm thu nhập nhất định. Cái lợi thứ hai là khả năng tiếp xúc với người bản xứ và cả người tứ xứ, từ đó hiểu được cách suy nghĩ của người nước khác. Tương tự, khả năng giao tiếp về ngôn ngữ, thực hành cũng được cải thiện.
Tuy nhiên, Trung nhìn nhận: “Nếu không phải đi làm, sinh viên Việt Nam học rất giỏi; nhưng vì mỗi tuần phải bỏ sức lao động từ 1-2 ngày, liên tục 12-13 giờ/ngày trong điều kiện làm việc ồn ào hoặc phải mang vác nặng nên sinh viên cảm thấy rất mệt mỏi. Để hồi phục phải mất một ngày. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học, những hôm sau tôi thường phải dậy rất muộn”.
Anh Tuấn cũng nhận định: “Đã đi làm thì tất nhiên phải chịu ảnh hưởng. Đối với những bạn mới sang, chỉ nên làm từ 1-2 buổi/tuần”.
Đỗ Thu Hà – sinh viên Đại học Victoria – nêu ra khía cạnh thiết thực hơn: “Tôi nghĩ đi làm thêm giải tỏa cho bạn những căng thẳng, khi có quá nhiều bài vở, vì nếu chỉ học không thì cũng không hiệu quả mà nên kết hợp với nhiều hoạt động khác… Thật ra mỗi nơi làm việc tôi cũng học được nhiều điều rất hay mà trước đó tôi không hề biết. Bây giờ làm ở siêu thị bán đồ nội thất, tôi học được cách quản lý công việc để sau này tôi cũng có thể mở một siêu thị… nhỏ chẳng hạn”.
CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY
Chia Sẻ Về Kinh Nghiệm Du Học Hàn Quốc Của Cựu Du Học Sinh
1. Văn hóa hiếu học tại Hàn Quốc
Người dân Hàn Quốc ngay từ bé đến khi lên cấp 3, học Đại học đã luôn nỗ lực học tập không ngừng. Trung bình các bạn học từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya mỗi ngày và hầu như các trường tại Hàn Quốc đều không có nghỉ thứ 7. Trong khi tại Việt Nam sẽ dành hầu hết thời gian học trên trường, còn lại tối về sẽ nghỉ ngơi. Còn Hàn Quốc, các phòng tự học hầu như lúc nào cũng hết chỗ, đặc biệt là mùa thi các bạn còn mang cả quần áo, chăn đến để học qua đêm. Phòng tự học dần trở thành một nét văn hóa của Hàn Quốc.
Các trường tại Hàn Quốc cũng rất nghiêm ngặt trong việc đi học đầy đủ, chuyên cần. Ngày nay, giáo dục Hàn Quốc càng phát triển mạnh và càng được đầu tư kỹ lưỡng các trang thiết bị hiện đại. Vì thế mà các trường đã áp dụng lớp học thông minh, quản lý sĩ số bằng cách quẹt thẻ sinh viên trước cửa lớp hay ghế nhận diện sinh viên. Điểm tổng kết sẽ dựa vào kết quả học lực và điểm chuyên cần để đánh giá quá trình học tập của sinh viên. Nếu như điểm chuyên cần của sinh viên không đạt thì có thể sẽ bị cấm học tiếp và phải về nước.
Các du học sinh khi sang Hàn Quốc du học không những mang kỳ vọng của cha mẹ mà còn đang từng bước xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và có nguồn thu nhập tốt hơn. Chính vì thế mà các bạn du học sinh lại càng phải nỗ lực và phấn đấu hơn ai hết. Vì chả ai muốn công sức tiền bạc bỏ ra lại phải về nước khi chưa đạt được điều gì.
Thang điểm 100 được áp dụng cho hệ thống giáo dục của Hàn Quốc. Các mức đánh giá như mức điểm cao nhất là A+ tương đương với 95-100 điểm, mức điểm thấp nhất là F tương đương với 59 điểm trở xuống. Tổng điểm trung bình các kỳ học sẽ được tính bằng cách: cộng tổng điểm số và chia cho số học trình. Để có kết quả tốt hãy ôn tập các giáo trình sau mỗi bài học.
Các sinh viên sau khi sang Hàn Quốc đều phải tham gia học sau 6 tháng mới có thể được đăng ký đi làm thêm vừa học vừa làm. Khoảng thời gian 6 tháng này các bạn nên tập trung tối đa vào việc học tập, thời gian rảnh có thể học phát âm qua youtube, ngữ điệu, trau dồi vốn từ vựng. Vì còn cả một quãng thời gian dài phía trước nên bước đầu sang hãy cố gắng thích nghi và bắt kịp mọi người ở đây rồi sau đó có thể thoải mái đi làm thêm, hay đi du lịch. Đừng vì muốn kiếm được nhiều tiền mà trốn ra ngoài làm việc trước thời gian quy định, rất có thể sẽ bị buộc thôi học và phải trở về nước.
2. Cẩm nang du học Hàn Quốc vừa học vừa làm
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc rất tạo điều kiện cho các du học sinh sang học 6 tháng là có thể đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Tuy vậy các bạn cũng cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất để việc làm thêm không ảnh hưởng đến quá trình học tập của mình.
Tại Hàn Quốc có rất nhiều công việc mà các du học sinh có thể làm, tuy nhiên việc nhẹ lương cao thì còn phải tùy thuộc vào trình độ năng lực tiếng Hàn của mỗi người. Nên tìm hiểu kỹ công việc trước khi nộp CV, đừng vì những lời dụ dỗ ngon ngọt việc nhẹ lương cao mà rước họa vào thân.
Nếu may mắn và có tiếng Hàn tốt du học sinh có thể xin việc làm tại văn phòng nhà trường, tiếp các cuộc điện thoại, phiên dịch, phân loại hồ sơ giúp các giáo sư,… Hoặc tìm kiếm việc tại hội chợ việc làm, hay như đa số các sinh viên là làm tại các quán ăn, nhà hàng, quán cafe,… Tuyệt đối không vì tiền mà làm việc lao lực. Nhiều sinh viên vì tiền mà làm việc đến kiệt sức, thành tích học tập giảm sút. Nhiều trường hợp học sinh nghỉ học để ngủ bù vì mệt mỏi sau khi làm việc, một số khác thì làm việc lấn cả vào thời gian học trên trường. Rất nhiều du học sinh đã bị trục xuất về nước vì nghỉ quá số buổi quy định.
Cho nên các bạn khi đã quyết định du học Hàn Quốc để là tiền đề cho bước nhảy vọt sau này thì nãy đặt mục tiêu quan trọng nhất là việc học, học tốt bạn vẫn có thể săn được học bổng để có thêm thu nhập. Còn việc làm thêm hãy làm vào thời gian rảnh rỗi để có thêm kinh nghiệm, hòa nhập và thích nghi với nhịp sống, cải thiện vốn tiếng Hàn của mình. Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa để có thể nhiều bạn bè, các kỹ năng cần thiết.
3. Thời tiết và đồ ăn tại Hàn Quốc
Khi sang đến Hàn Quốc có rất nhiều vấn đề mà các bạn du học sinh sẽ gặp phải trong đó là phải kể đến thời tiết và đồ ăn, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các bạn.
Ẩm thực Hàn Quốc cũng rất phong phú và là một nét văn hóa đặc sắc riêng, tuy nhiên nó cũng có thể không hợp khẩu vị của các bạn du học sinh mới đến vì nó rất cay. Các bạn du học sinh nên chuẩn bị một ít thuốc như cảm cúm, sốt, thuốc đau bụng,… để đề phòng. Một số sinh viên tự nấu ăn thay vì ăn ngoài để tiết kiệm chi phí và cũng có thể chủ động trong việc ăn uống hơn.
4. Một số kinh nghiệm du học Hàn Quốc khác
Cập nhật thường xuyên các thông tin trên trang web của trường:
Sau khi nhập học hãy tạo cho mình thói quen cập nhật các thông tin trên web trường. Điều này sẽ rất hữu ích và giúp bạn không bỏ lỡ bất cứ thông tin quan trọng nào. Tại website của trường ngoài các thông tin cơ bản chung, giáo viên tiêu biểu, sinh viên xuất sắc,… nhà trường còn cập nhật các hoạt động ngoại khóa như: hội chợ giảm giá, lễ hội, hoạt động ngoài trời,… hoặc các phần học bổng.
Nếu bạn là một người năng động, thích giao lưu, kết bạn và các hoạt động ngoại khóa thì việc tham gia vào một câu lạc bộ là rất hợp lý. Thông qua các câu lạc bộ bạn sẽ tìm thấy được một cộng đồng có cùng sở thích, quen được nhiều bạn mới hơn, cuộc sống du học sinh sẽ thú vị hơn.
Tại Hàn Quốc cũng có các hội sinh viên Việt Nam, cộng đồng người Việt. Vì vậy đừng tự cô lập bản thân mà hãy mạnh dạn tham gia và làm quen với mọi người. Bạn có thể sẽ học được nhiều thứ từ các bạn mới, hoặc những người anh chị khóa trên trong cộng đồng.
Điều quan trọng nhất là khi gặp khó khăn thay vì im lặng tự tìm cách giải quyết hãy mở lòng và nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh. Bởi vì đây là một đất nước hoàn toàn mới, và bạn chỉ có một mình rất khó để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, nhưng chắc chắn những người xung quanh sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu như bạn chịu mở lòng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Của Du Học Sinh Ba Lan trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!