Bạn đang xem bài viết Chàng Trai Hà Thành Nhận Học Bổng Tiến Sĩ Lớn Nhất Tại Nhật được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sinh ra trong gia đình có bố là tiến sĩ, mẹ là phó giáo sư, Quang Huy ngay từ nhỏ đã được định hướng ra nước ngoài học tập.
Không giống như nhiều du học sinh khác, hành trình của 9X bắt đầu từ khá sớm. Thi đỗ vào lớp chuyên Anh, trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ Hà Nội, hết lớp 10, Huy nhận học bổng A-Level 2 năm (tương đương với lớp 12 & 13 theo hệ giáo dục của Anh) tại Bellerbys College, Cambridge, Anh Quốc và bắt đầu xa nhà từ đó.
Phấn đấu học tập tại nơi xa lạ
Kể về những khó khăn của một cậu học trò chập chững đặt chân tới đất nước xa lạ, Quang Huy nhớ lại: “Nhờ cha mẹ định hướng và chuẩn bị cho từ sớm nên mình không có quá nhiều bỡ ngỡ. Nếu nói về khó khăn, có lẽ khi mới sang Anh, mình không nghe quen giọng Anh – Anh nên nhiều lúc không hiểu người khác nói gì”.
Sau nhiều cố gắng, thành tích học tập của chàng trai sinh năm 1992 tại xứ người khiến gia đình và bạn bè từ hào. Sau hai năm du học, 9X có bằng IELTS 8.0.
Quang Huy từng đạt giải Vàng Olympic Toán quốc gia của tổ chức UK Maths Trust năm 2009 và đạt điểm A cho tất cả môn học (Toán, Toán nâng cao, Lý, Hóa, Kinh tế) khóa A-level vào những năm trung học.
Chàng trai Hà thành không chỉ khiến người khác nể phục vì thành tích học tập mà còn bởi sự năng nổ trong những hoạt động ngoại khóa. Theo Quang Huy, đó chính là một cách học tập hiệu quả của riêng anh.
Huy từng là thành viên trong ban nhạc của trường Bellerbys College hồi còn học A-level (chơi keyboard). Đ ồng thời, 9X cũng được biết đến nhờ tài chơi piano từ lúc còn nhỏ.
Trong những năm ở Anh, Huy cùng đội bóng London 1 đã tham gia giải SVUK Cup thường niên dành cho sinh viên Việt Nam. Kết quả lần lượt là vô địch năm 2011 và đạt giải ba năm 2012.
Đặc biệt, năm 2012, 9X và một số người bạn thành lập hội tình nguyện “A Helping Hand”, góp phần vào việc mang lại ánh sáng cho những người dân nghèo, không có điện của tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
Chia sẻ về hoạt động này, Huy cho hay: “Đó là kỷ niệm mang ý nghĩa lớn trong cuộc đời mà mình không bao giờ quên. Chỉ là một việc nhỏ nhưng mình đã học hỏi và thay đổi suy nghĩ rất nhiều từ đó”.
Gần đây nhất, những nghiên cứu của Quang Huy được báo nước bạn ghi nhận.
“Kết quả đạt được đến từ n ỗ lực và cố gắng không ngừng. Mình tin, ai chăm chỉ sẽ có được may mắn cùng sự ghi nhận”, 9X nói.
Nói về quá trình xin học bổng, Huy kể lại: “Quy trình tuyển chọn tại Đại sứ quán bao gồm xét hồ sơ, thi ngoại ngữ và phỏng vấn.
Mình nghĩ phỏng vấn là bước quan trọng nhất đối với bậc tiến sĩ. Vì đây là lúc mình sẽ phải thuyết trình về đề tài đã nghiên cứu trước đây và đề tài muốn nghiên cứu sau này”.
Sau khi được chọn, Huy chủ động liên lạc với giáo sư và có thêm một vòng phỏng vấn riêng.
Nhờ sự cố gắng, anh hiện là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại Tokyo Insitute of Technology (tiếng Nhật hay gọi tắt Tokodai – Đại học Công nghệ Tokyo). Chuyên ngành của Huy là Hóa công nghiệp và đề tài nghiên cứu là Xử lý nước thải.
Seiji Shinoda – một người bạn của Quang Huy – cho biết: “Trong mắt bạn bè chúng tôi, Huy khá vui tính và luôn tham gia vào những hoạt động cùng mọi người.
Trong nghiên cứu, tôi nghĩ bạn ấy có tiềm năng trở thành nhà nghiên cứu giỏi và thông minh. Huy cũng bắt đầu công việc sớm hơn những bạn học khác và luôn thể hiện sự năng động của mình”.
Một ngày làm việc của Quang Huy thường bắt đầu từ 9h sáng, kết thúc vào 9h tối. Trong khoảng thời gian này, công việc chính của chàng trai Hà thành là thực hiện các thí nghiệm hóa học ở nhiệt độ và áp suất cao, sử dụng nhiều hóa chất như axit hay cồn nên cần đòi hỏi sự tập trung cao độ.
“Bên cạnh đó, hàng ngày mình đều phải gặp giáo sư hướng dẫn để báo cáo và phân tích kết quả thí nghiệm hôm trước. Chính vì áp lực công việc cao nên lúc mới đầu, mình không biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, thi thoảng cũng bị giáo sư hướng dẫn… cho ăn mắng”, 9X chia sẻ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sinh như Huy luôn được nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất từ việc học tập cho đến ăn uống, thể thao. Do đó, không khí làm việc cũng dần thoải mái hơn.
Hiện tại, Quang Huy mới là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ năm đầu nhưng đạt được khá nhiều thành tích. 9X thường xuyên được tham dự những buổi hội thảo thuyết trình đề tài của mình tới các vị giáo sư nước ngoài.
Điển hình, trong Hội thảo hàng năm của Hiệp hội Hoá công nghiệp Nhật Bản lần thứ 81 vào tháng 5 vừa qua, đề tài nghiên cứu của Huy lọt top 10 đề tài hóa học thông minh nhất. Tháng 10 tới, chàng trai sinh năm 1992 cũng có buổi thuyết trình với giáo sư trong những buổi hội thảo tương tự mang tầm quốc tế.
Bước đầu khá thuận lợi nhưng Quang Huy không ngần ngại chia sẻ những suy nghĩ thú vị của mình khi mới nghiên cứu tiến sĩ.
“Ban đầu, mình nghĩ đây chỉ là học vị mang nặng tính ‘mọt sách’, tốn nhiều thời gian và cần quyết tâm cao. Khi đã quen với công việc, mình nhận ra làm tiến sĩ dạy cho mình rất nhiều kỹ năng quan trọng và có ích.
Hy vọng các bạn đang phân vân có nên theo tiến sĩ hay không hãy cân nhắc điều này”, chàng trai đưa ra gợi ý với các bạn trẻ.
Về dự định tương lai, Quang Huy cho biết sẽ tập trung vào nghiên cứu của mình. Sau khi tốt nghiệp, 9X mong có thể tìm được một cơ hội làm việc tốt tại Việt Nam, có thể là tập đoàn nước ngoài hay tập đoàn trong nước nhưng có môi trường làm việc chủ động, khách quan và lành mạnh.
Chàng Trai Nhận Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Đh Harvard Thành Lập Trường Hè Nghiên Cứu Tại Việt Nam
Nhắc đến cái tên Châu Thanh Vũ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một “con nhà người ta” điển hình với danh sách thành tích dài dằng dặc khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Từ một cậu bé vùng quê nắng gió, anh khiến nhiều người ngưỡng mộ với bảng thành tích học tập và trở thành nghiên cứu sinh theo học Tiến sĩ ngành Kinh tế của ĐH Harvard khi chỉ mới 24 tuổi.
Mỗi năm, Harvard chỉ tiếp nhận 30-35 nghiên cứu sinh theo học ngành Kinh tế, và Thanh Vũ là một trong số ngót ba chục người đó. Thậm chí, anh còn nhận được học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ ở ngôi trường này.
Những lĩnh vực anh nghiên cứu ở trường ĐH Harvard bao gồm kinh tế vĩ mô, tài chính quốc tế và kinh tế học hành vi. Ngoài công việc nghiên cứu, Thanh Vũ còn đồng sáng lập và vận hành Trường hè Nghiên cứu Việt Nam (VSSR) và cũng làm thành viên Ủy ban Quốc gia Việt Nam của quỹ học bổng UWC, hàng năm lựa chọn và trao học bổng cho 15 bạn học sinh THPT du học nước ngoài.
Thành tích học tập của Thanh Vũ kéo dài từ những năm trung học cho đến tận bây giờ: HCV Olympic Tin học 30/4 cho khối lớp 11, giải nhì HSG Tin học Quốc gia năm 2023, Học bổng toàn phần 7 trường ĐH của Mỹ – 1 ở Đức – 1 ở Canada, học bổng toàn phần của trung tâm nghiên cứu quốc tế và các khu vực của Priceton để tham gia một khóa học về kinh tế – chính trị tại Nhật năm 2012…
Ở con người Thanh Vũ có một sự tự tin rõ rệt cho quyết định bản thân và tính liều không phải ai cũng dám thử thách. Thanh Vũ từng chọn theo học 2 năm trung học ở UWC bất chấp việc nếu không nhận học bổng toàn phần vào 1 trường ĐH ở Mỹ thì anh chàng sẽ phải về Việt Nam học lại phổ thông. Hay sau biết bao thời gian và công sức học Tin, Thanh Vũ lại đột ngột chuyển hướng từ IT sang Kinh tế.
Thanh Vũ chỉ đơn giản làm mọi thứ bởi anh quan niệm “lối rẽ vẫn dưới chân mình” và chúng ta nếu tự tin có thể hoàn toàn tự chủ với mọi quyết định. Nghĩ lại quyết định chuyển ngành, anh tâm sự: “Mình bắt đầu suy nghĩ công nghệ cao có ý nghĩa gì đối với những gia đình còn phải lo toan miếng ăn cho từng ngày và những em học sinh mà học hết cấp 2 còn là một điều xa xỉ? Không chấp nhận được sự miễn cưỡng và những lý luận suông, mình đã viết lại những bài luận để cảm xúc và suy nghĩ thật hơn với bản thân. Mình viết ước mơ trở thành nhà Kinh tế”.
Thanh Vũ luôn ý thức sâu sắc về việc giúp đỡ và phát triển cộng đồng. Anh là đồng sáng lập Trường hè nghiên cứu VSSR với toàn bộ số tiền lợi nhuận sẽ dùng để mua thiết bị máy móc và hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện nhi Trung ương. Sau 2 năm, số tiền quyên góp lên đến 150 triệu đồng.
Trường hè mở ra cơ hội cho sinh viên, nghiên cứu sinh và cộng đồng yêu thích kinh tế học Việt Nam tiếp cận những phương pháp nghiên cứu từ nền giáo dục hàng đầu thế giới. Chủ đề mỗi năm tập trung vào chuyên ngành và lĩnh vực khác nhau, từ kiến thức vĩ mô đến những ứng dụng cụ thể trong quản lý kinh tế, kinh doạnh cho đến những lý thuyết mô hình áp dụng vào khoa học xã hội.
Theo Thanh Vũ, có 3 điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt của trường hè VSSR. Thứ nhất, VSSR nhấn mạnh vào sự ứng dụng vào thực tế, nghĩ là số liệu và không gian nghiên cứu đều lấy từ thực tế và học viện sẽ là người góp phần giải quyết câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Thứ 2, VSSR nhấn mạnh khả năng tự hỏi, tự trả lời và tự thực hành của học viên. Cuối cùng, VSSR đặc biệt vì quan hệ nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau của giảng viên và học sinh.
Các giảng viên VSSR được lựa chọn với hai tiêu chí quan trọng nhất là giỏi về chuyên môn và nhiệt thành trong việc trao đổi kiến thức và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn theo ngành nghiên cứu ở Việt Nam. Những khóa học này cũng đều đã được giảng dạy thành công ở các trường và quốc gia khác nhau như Mỹ, Anh và Italy trước khi được giảng viên mang tới cho học viên Việt Nam. Đây hứa hẹn sẽ là nơi học tập hữu ích với các bạn trẻ trong thời gian hè sắp tới.
Kinh Nghiệm Giành Học Bổng Tiến Sĩ Của Chàng Trai Lâm Đồng
Anh Linh nhận học bổng toàn phần Beacon of Enlightenment Scholarship của Đại học Adelaide dành cho sinh viên quốc tế trị giá 215.000 AUD trong 3 năm (khoảng 3,4 tỷ đồng) gồm học phí, chi phí sinh hoạt và bảo hiểm cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Ngoài ra, anh còn nhận được học bổng tiến sĩ AUN/SEED-Net Thái Lan – Nhật Bản, học bổng ở Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Quốc gia Singapore (Singapore).
Nhờ luận án tốt nghiệp xếp loại xuất sắc và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, anh Linh trở thành người cầm trượng và phát biểu trong lễ tốt nghiệp vào tháng 9 tại Đại học Adelaide. Từ trải nghiệm cá nhân, anh Linh chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia.
Chuẩn bị càng sớm càng tốt
Khi trở thành sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM, mình dành phần lớn thời gian cho việc học với hy vọng trở thành kỹ sư khi ra trường. Nhưng đến năm ba, khi tình cờ xem một video về du lịch và văn hóa ở một số nước tiên tiến, mọi thứ trong mình thay đổi hoàn toàn. Mình bắt đầu tìm kiếm thông tin và nuôi hy vọng đi ra nước ngoài để có những trải nghiệm đó.
Vì điều kiện kinh tế, mình quyết định chỉ đi nước ngoài nếu tìm được học bổng toàn phần (học phí và chi phí sinh hoạt) bất kể là học thạc sĩ hay tiến sĩ. Từ các anh chị đi trước, mình biết được những điều kiện cần có để du học.
Những thứ quan trọng như chứng chỉ tiếng Anh, bảng điểm tốt hay kinh nghiệm làm nghiên cứu đều cần chuẩn bị từ đầu. Nếu làm tốt tất cả cùng lúc là tốt nhất, nếu không (như của mình) thì cần có sự đầu tư, phân chia hợp lý về thời gian và công sức để đạt được những điều kiện này khi làm hồ sơ xin học bổng.
Mình thấy có nhiều bạn phải bỏ việc đang làm để học tiếng Anh hay chuẩn bị hồ sơ. Điều này đôi khi là cần thiết tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng theo mình thì nên tránh và hoàn toàn có thể tránh được nếu có sự chuẩn bị trước.
Tương tự, vì làm thạc sĩ hay tiến sĩ ở nước ngoài (từ khối kỹ thuật, khoa học đến kinh tế) đều chủ yếu là làm nghiên cứu, việc chuẩn bị kỹ năng làm nghiên cứu khoa học (tự tìm tòi, tự học, tư duy phản biện) là cần thiết. Hơn nữa, những sự chuẩn bị này, nếu đổi ý không đi du học nữa, thì cũng vẫn là những hành trang hữu ích cho bất kỳ công việc nào ở Việt Nam.
Lời khuyên đầu tiên của mình là nên chuẩn bị mọi thứ cần thiết, càng sớm càng tốt, chắc chắn thời gian bỏ ra sẽ không bị lãng phí đi đâu cả.
Tiếng Anh không thể thiếu
Tiếng Anh không chỉ mở ra cơ hội du học mà còn mang đến rất nhiều cánh cửa khác trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày. Mình thấy sinh viên, đặc biệt là những bạn học khối kỹ thuật thường rất ít quan tâm đến tiếng Anh. Cá nhân mình khi bắt đầu có ý định du học vào năm ba cũng mới nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh và bắt đầu học.
Mình nghĩ nên học tiếng Anh theo cách giống với một đứa trẻ khi biết nói: Học nghe và phát âm từng từ một cách chính xác trước, sau đó xây dựng vốn từ rồi mới để tâm đến ngữ pháp.
Trải nghiệm của mình với tiếng Anh cho thấy càng dùng nhiều thì việc phát âm chính xác từng từ càng trở nên quan trọng và dễ khơi dậy niềm vui khi học. Mình nghĩ nhờ “bí kíp” này mà điểm viết trong 2 lần thi TOELF iBT của mình đạt 29 và 30/30, trong khi rất nhiều bạn e ngại phần này.
Nhiều bạn vẫn phân vân nên học IELTS hay TOELF iBT, mình thấy cả hai đều tốt và được hầu hết trường chấp nhận. Các kỹ năng của TOELF iBT, đặc biệt là kỹ năng nghe, đọc hiểu và viết, rất gần với những thứ sinh viên phải làm khi du học. Nhìn chung các trường khối châu Âu và Australia vẫn ưu tiên và có tỷ lệ quy đổi điểm có lợi hơn cho IELTS, ngược lại Mỹ ưu tiên TOELF iBT hơn.
Chọn giáo viên hướng dẫn
Hơn cả thứ hạng của trường hay số tiền nhận được từ học bổng, mình nghĩ chọn thầy hướng dẫn là quan trọng nhất khi làm tiến sĩ, đặc biệt là những ai muốn theo đuổi con đường học thuật (academic career).
GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia) cũng cho rằng thầy hướng dẫn sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của một tiến sĩ 5-10 năm sau khi tốt nghiệp. Ra trường, sinh viên có thể không còn làm chung với giáo viên hướng dẫn, nhưng dấu ấn về hướng nghiên cứu, kỹ năng và đặc biệt là phong cách làm việc của họ sẽ đi theo và phần nào quyết định sự thành công của sinh viên sau đó.
Tất cả thông tin này đều có thể tìm thấy trên mạng và đều nên được cân nhắc đến khi quyết định. Thậm chí, bạn có thể tìm đọc các công bố khoa học của họ để xem phẩm chất khoa học ở trong đó và mình có thích hướng nghiên cứu mà họ đang làm hay không.
Một khi chọn được thầy hướng dẫn (và thầy hướng dẫn chọn mình) thì việc nộp hồ sơ xin học bổng loại nào, quy trình ra sao sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thông tin về học bổng và yêu cầu thường được các trường công khai rõ ràng trên website. Một số trang web hay Facebook page như Scholars4dev, vietPhD cũng có thông kê lại thông tin này.
Chuẩn bị kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học
Kinh nghiệm làm nghiên cứu thường được đánh giá thông qua công bố khoa học. Ở một số ngành phát triển nhanh như công nghệ thông tin, khoa học máy tính thì bài báo khoa học ở một hội nghị uy tín trong ngành (Conferences) là quan trọng. Ngược lại, ở phần lớn ngành khác thì bài báo ở tạp chí khoa học (Peer-reviewed Journals) là tiêu chí hàng đầu để đánh giá ứng viên. Tác giả chính của 1-2 công bố chất lượng tốt là đủ để có thể có được học bổng tốt.
Biết được điều này, mình đã tham gia nghiên cứu khoa học vào năm cuối đại học. Nhờ kinh nghiệm đó cùng với sự chuẩn bị về tiếng Anh, mình đã nhận được học bổng kết hợp thạc sĩ và tiến sĩ 5 năm ở Đại học Nanyang (Singapore) nhưng mình từ chối để tìm kiếm cơ hội tốt hơn.
Cuối cùng mình chọn ở lại TP HCM và làm ở Viện Khoa học Tính toán sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy là thay vì bỏ tiền đi học thạc sĩ, mình có thể vừa làm nghiên cứu để cải thiện hồ sơ mà vẫn có thu nhập khá tốt so với bạn bè lúc mới ra trường. Sau một năm rưỡi, khi có được một vài công bố ở hội nghị và tạp chí khoa học, việc có được học bổng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Mình nhận được học bổng làm tiến sĩ ở Đại học Adelaide mà không cần học qua thạc sĩ. Điều này không hiếm ở Australia, nhưng họ thường chỉ nhận sinh viên từng học đại học ở đây hoặc các nước tiên tiến khác. Kinh nghiệm làm nghiên cứu là điểm khác biệt lớn nhất trong hồ sơ của mình.
Có lẽ ai cũng thấy “giáo dục là khoản đầu tư có lãi nhất”, nhưng cách nuôi dưỡng khoản đầu tư này để nó sinh lợi như thế nào thì mỗi người sẽ có cách riêng. Theo cảm nhận của mình, các bạn trẻ nên tìm cách sang nước ngoài để trải nghiệm và “đầu tư” khi có cơ hội.
Từ những thứ đơn giản như cách bố trí lối đi cho người khuyết tật, cầu thang, chỗ ngồi xe buýt đến những điều lớn hơn như cách quy hoạch thành phố, lối sống trong xã hội cũng có nhiều điều mình có thể học hỏi. Những thứ này, bất kể sau đó mình ở lại hay trở về Việt Nam, cũng đều là những bài học giúp mình trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân mà chẳng ai có thể dạy mình cả.
Làm thạc sĩ hay tiến sĩ, đặc biệt là chọn theo đuổi con đường học thuật, là chặng đường rất gian nan và dựa chủ yếu vào chính mình. Vì vậy, các bạn nên cố gắng tìm học bổng toàn phần để xem như “tiền lương” cho công việc của mình chứ đừng chấp nhận học bổng bán phần hoặc phải bỏ tiền ra để được làm tiến sĩ. Và điều đó khó hay không, theo mình là hoàn toàn khả thi.
Với một chút may mắn, mình từ một học sinh trường làng đã bước đến THPT chuyên Thăng Long (Đà Lạt), Đại học Bách khoa TP HCM, Viện Khoa học Tính toán rồi đến Đại học Adelaide. Mình nghĩ mình mà làm được thì ai cũng sẽ làm được, và chắc chắn là có nhiều người đã và sẽ làm tốt hơn mình. Điều duy nhất mình muốn nhấn mạnh là đôi khi mình phải tự tạo ra may mắn cho chính mình, bằng cách xắn tay lên và bắt đầu bằng “sự chuẩn bị”.
Thái Hải (SSDH) – Theo VnExpress
Chàng Trai “Tuổi Hợi” Nhận Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ Của Chính Phủ Nhật
Hồ sơ cá nhân ấn tượng
Bùi Cảnh Thái hiện đang học Thạc sĩ tại trường Đại học Nagoya – là một trong số những trường giành được nhiều giải thưởng Nobel nhất của Nhật Bản với 4 giải và được đánh giá là trường đại học chất lượng thứ 79 trên thế giới, thứ 7 ở châu Á (theo Times Higher Education 2023).
9X Việt đã được nhận học bổng toàn phần MEXT của Chính phủ Nhật trong hai năm học thạc sĩ (2023 – 2023).
Bùi Cảnh Thái tốt nghiệp tại ĐH Kyushu năm 2023.Không chỉ từng là Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nhiệm kì 2011 – 2012, đạt danh hiệu học sinh, sinh viên xuất sắc được khen thưởng hàng năm, Thái còn là một người truyền cảm hứng cực tốt dẫu tuổi đời còn rất trẻ.
Hồi cấp ba, chàng trai 9X dù bận rộn với công việc học hành ở lớp chuyên Tin nhưng cậu vẫn lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức vô số hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Lên Đại học, Thái tập trung dành thời gian cho học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, giao lưu trao đổi văn hóa quốc tế và phát triển dự án của bản thân.
Trong bốn năm đại học, Cảnh Thái cũng được nhận khá nhiều các học bổng khác nhau như MEXT (2013), học bổng trường Đại học Kyushu (2013 – 2023), học bổng từ quỹ trao đổi quốc tế của tỉnh Fukuoka (2023 – 2023) và JASSO (2023).
Cảnh Thái đại diện du học sinh chia sẻ cảm nghĩ trong lễ tốt nghiệp Đại học.Đặc biệt, nam sinh 24 tuổi này đã công bố đề tài khoa học quốc tế khi mới là sinh viên năm thứ tư. Đây cũng chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất cho tới hiện tại của Thái trong quãng thời gian du học.
“Đây là một việc khá là hiếm đối với học sinh ở bậc học đại học, nhất là ở châu Á. Nhiều nơi nghiên cứu sinh tiến sĩ còn không cần công bố để được tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ không trở thành hiện thực nếu như em không được động viên bởi một người thầy người Hàn Quốc sang công tác ngắn hạn tại trường mình vào đúng thời điểm em nghiên cứu đề tài.
Mối quan hệ này sau đó còn được mở rộng đến cả nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới, đưa em vào một mạng lưới nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp và thay đổi em rất nhiều”, Thái cho biết.
Giáo dục thay đổi con người
Trước đây, ở lựa chọn đầu tiên, Mỹ mới là điểm đến du học mà Thái dự định. Việc Cảnh Thái đến với Nhật Bản lại từ chính ấn tượng thời thơ bé. Từ nhỏ, chàng trai này đã yêu mến “đất nước mặt trời mọc” qua truyện tranh, phim ảnh.
Cựu Bí thư Đoàn trường Ams chia sẻ: “Việc đi du học Nhật như thể là đến xứ sở diệu kỳ trong mơ vậy. Sau nhiều năm tại Nhật, em trở nên bản lĩnh, tự chủ hơn rất nhiều.
Giáo dục Nhật Bản cho em sự tự tin làm điều mình muốn với tâm huyết, bất kể yếu tố bên ngoài có thế nào. Em trân trọng cái đẹp, sự giúp đỡ của người khác hơn, điều này khiến em rất hạnh phúc”.
Thái (bên trái) trong trang phục kimono truyền thống của Nhật Bản.Do Thái độc lập tài chính từ năm 18 tuổi nên nó có ý nghĩa và tác động rất lớn đến cách em ứng xử và nhìn nhận thế giới xung quanh. Điều đó cũng giúp em ham học hỏi và đưa ra quyết định học ngành mới ở bậc Thạc sĩ mà không chần chừ.
Thời điểm đó cũng là bước ngoặt để Thái suy nghĩ nghiêm túc về các ý tưởng kinh tế nói chung chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế nông nghiệp.
Dự án “Bão” mà Thái tham gia năm 2013 chính là tiền đề cho em triển khai những dự án cá nhân của mình sau này. “Bão” là một hội trại hướng nghiệp cho các em học sinh THCS và THPT, giới thiệu tới các em về các ngành nghề trong tương lai một cách hấp dẫn, dễ hiểu.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2023, sinh viên ưu tú 9X mở một lớp kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm cho gần 30 em học sinh cấp 3, sử dụng những tài liệu do chính Thái chọn lọc từ những nguồn có uy tín và chất lượng hàng đầu trên thế giới như Harvard Business Review, MIT Open Courseware, London School of Economics, TED.
Chương trình dạy học sử dụng format ở các trường đại học, lớp học quốc tế nhằm mang đến cho các em học sinh cái nhìn bao quát về môi trường học tập khi du học nước ngoài.
Tết nghĩa là hi vọng
Nhắc về Tết nguyên đán của Việt Nam thì đến nay, Cảnh Thái đã “lỡ” bốn cái Tết. Dịp Tết cổ truyền rơi vào tuần thi cuối kỳ hoặc đầu kỳ nghỉ ở Nhật nên Thái thường bận ôn thi và đi thi.
Hội du học sinh Việt Nam tại Nhật liên hoan.Nhìn lại một năm đã qua, Cảnh Thái nhận rõ sự trưởng thành và có được những chiêm nghiệm cho bản thân. Dự định trong năm nay của chàng trai tài năng này là tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp sắp tới.
“Đối với em, Tết có ý nghĩa là để tri ân quá khứ, tự hào ở hiện tại và tin tưởng vào tương lai. Điều quan trọng nhất với em hiện nay là hoàn thành luận án xuất sắc, chuẩn bị tốt việc học tiến sĩ và thực hiện được nhiều dự án giáo dục cho cộng đồng”, Cảnh Thái chia sẻ.
Chàng Trai Tài Năng “Ẵm” 8 Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Mỹ
“Ôm trọn” 8 học bổng tiến sĩ toàn phần danh giá của Mỹ, chàng trai Ninh Thuận khiến nhiều người phải “ngả mũ” thán phục.
Châu Thanh Vũ (sinh năm 1992, quê Ninh Thuận) là chàng trai có dáng vẻ ngông nghênh, nụ cười lộ rõ vẻ sôi nổi, nhiệt tình. Ít ai biết được chàng trai này vừa nhận được 8 học bổng tiến sĩ toàn phần danh giá Mỹ, trong đó có trường đại học Harvard, ngôi trường là niềm mơ ước của bao thế hệ trẻ.
Thanh Vũ từng theo đuổi giấc mơ trở thành kỹ sư phần mềm nhưng sau chuyến du học thời cấp 3 tại Mỹ, chàng trai lại nhận ra niềm đam mê lớn nhất của mình là kinh tế. Cũng từ đó, một trang mới mở ra trong cuộc đời Thanh Vũ và theo năm tháng, chàng trai vùng quê nghèo Ninh Thuận dần dần viết kín lên đó những thành tích lớn, đáng nể phục.
Cùng trò chuyện với Thanh Vũ để hiểu rõ thêm hành trình tìm thấy niềm đam mê của chàng trai Ninh Thuận: Cùng lúc “ẵm” 8 học bổng tiến sỹ toàn phần của 8 trường đại học danh giá Mỹ, bạn đã hài lòng chưa?
Lúc đầu, khi biết được một trường đại học nhận là mình đã rất vui rồi. Về sau thêm những trường top đầu như Harvard, Princeton, MIT… gọi mời mình lại càng vui hơn nữa.
Bạn có thể giải thích rõ hơn về những học bổng tiến sĩ toàn phần này?
Học bổng bao gồm toàn bộ học phí (khoảng $40.000/năm) và chi phí ăn, ở, đi lại, bảo hiểm y tế, tiêu vặt (khoảng gần $40.000/năm).
Bạn đã phải chuẩn bị và vượt qua những vòng thi nào để giành được 8 học bổng tiến sĩ toàn phần danh giá như vậy?
Hầu hết các chương trình tiến sĩ của Mỹ chỉ đòi hỏi nộp hồ sơ và xét tuyển chứ không cần gì khác. Tuy nhiên, để hoàn thành hồ sơ phải chuẩn bị rất nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là (1) thư giới thiệu của giáo sư ở trường, (2) bài nghiên cứu mẫu và (3) điểm số học tập ở trường đại học.
Được biết, tiêu chí lựa chọn cấp học bổng tiến sĩ của trường Đại học Harvard khác hẳn với các trường khác, vậy bạn đã đáp ứng như thế nào?
Tiêu chí quan trọng nhất của trường Đại học Harvard là thư giới thiệu của giáo sư và đó cũng là cái khó lấy được nhất.
Đặc biệt, các giáo sư ở trường Đại học Princeton (ngôi trường mình theo học) đều là những người nổi tiếng trong giới nên họ rất thận trọng trong việc giới thiệu sinh viên bởi, một khi giới thiệu ai đó là họ phải có trách nhiệm cho quyết định của mình.
Vì vậy, để nhận được những lá thư giới thiệu tốt từ giáo sư của trường, mình phải đạt thành tích học tập tốt, đồng thời trải qua quá trình nghiên cứu cùng các giáo sư để chứng minh với họ khả năng của bản thân.
Trước đó, mình cũng từng học qua một số lớp của chương trình tiến sĩ ở trường Princeton, đạt số điểm cao và từng viết một số bài nghiên cứu được các giáo sư thích. Vì vậy, các giáo sư cũng yên tâm mà viết thư giới thiệu tốt cho mình.
Được biết, trước đây Thanh Vũ cũng từng giành 7 học bổng toàn phần đại học danh giá ở các nước Mỹ và Canada?
7 hay 8 gì đó, mình cũng không nhớ nữa (cười).
Mình cũng nhận được khá nhiều học bổng toàn phần, trong đó có học bổng tại trường Học viện Công nghệ MIT (trường công nghệ số 1 thế giới). Chưa bao giờ, cái đích bố mẹ đặt ra lại ở gần mình đến thế. Nhưng cuối cùng mình lại chọn hướng đi khác… Chắc mọi người cũng hiểu bố mẹ mình đã thất vọng thế nào.
Năm lớp 11, mình nhận được học bổng toàn phần học hai năm cuối THPT của trường UWC (United Word College – trường Liên kết Thế giới). Trong suốt 2 năm học ở đây, sống cùng 200 học sinh khác đến từ 80 quốc gia khác nhau, mình được nghe rất nhiều câu chuyện về lý tưởng sống của các bạn. Dù là thiết thực hay xa vời, ước mơ của họ đều có ý nghĩa lớn hơn lợi ích của bản thân và gia đình. Từ đó, tiêu chí duy nhất để mình chọn học công nghệ thông tin hay kinh tế là công việc nào có thể giúp ích xã hội nhiều hơn. Và mình đã chọn kinh tế.
Vùng quê Ninh Thuận nơi bạn sinh ra và lớn lên liệu có tác động gì đến quyết định của bạn?
Ninh Thuận là một tỉnh nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Có nhiều gia đình ở quê ngoại mình vì hoàn cảnh khó khăn mà phải để con cái nghỉ học, đi biển đánh cá, làm phụ hồ hoặc cho đi “ở đợ” (giúp việc) để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Vậy cùng lúc nhận được 8 học bổng tiến sĩ toàn phần, bạn đã quyết định theo học trường nào chưa?
Mình đã chọn học ở Harvard từ hồi 15/4 rồi. Thực ra mình cũng chỉ phân vân giữa Harvard, MIT, và Princeton thôi.
Lý do bạn chọn Harvard là…?
Harvard và MIT là 2 trường hàng đầu, còn Princeton tuy là trường đứng thứ 3 nhưng mình đã quen với nhiều giáo sư của khoa. Cuối cùng mình quyết định chọn Harvard vì mình muốn theo chuyên ngành kinh tế vĩ mô quốc tế, mà chuyên ngành đó thì Harvard có vẻ nhỉnh hơn và đặc biệt ở trường Đại học Harvard có một vị giáo sư mà mình quý mến.
Ngoài đam mê kinh tế, bạn còn đam mê gì khác không?
Mình rất thích âm nhạc. Mình học guitar cổ điển trong 4 năm ở Princeton với một nghệ sĩ guitar cổ điển tên là Laura Oltman. Ngoài ra, trong thời gian rảnh mình còn viết nhạc.
Bạn có dự định gì cho tương lai của mình?
Trước hết, mình có chương trình tiến sĩ 5 năm phải vượt qua. Tất nhiên, dự định trước mắt là chăm chỉ học tập, nghiên cứu. Còn trong tương lai, sau khi học xong chương trình tiến sĩ, mình muốn được trở về Việt Nam làm việc càng sớm càng tốt.
Chàng Trai Hà Tĩnh Chuẩn ‘Con Nhà Người Ta’: Hcb Toán Quốc Tế, Nhận Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Khi Mới Học Năm 3
HCB Toán quốc tế, nhận học bổng toàn phần tại ĐH Southampton, được cấp học bổng lên thẳng nghiên cứu sinh tiến sĩ ở năm 3 đại học với tổng giá trị gần 9 tỷ đồng, Đinh Lê Công, chàng trai đến từ Hà Tĩnh được gọi là người “dành cả thanh xuân để săn học bổng”.
Nghệ An, Hà Tĩnh từ trước đến nay vẫn luôn được biết đến là mảnh đất của nhân tài, và chàng trai dưới đây cũng không phải là một ngoại lệ. Sở hữu profile khủng với rất nhiều thành tích, đồng thời còn rất điển trai, đây chắc chắn là “con nhà người ta” mà bố mẹ vẫn thường nhắc rồi!
Từ HCB Olympic Toán Quốc tế đến nhận học bổng tiến sỹ toàn phần khi mới năm 3Đinh Lê Công (1995), đến từ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, cựu học sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh, hiện đang học tập tại đại học Southampton, Vương quốc Anh (ngành Toán kinh tế). Công là hội phó hội sinh viên Việt Nam tại Southampton.
Năm 2013, xuất sắc giành giải nhất trong kì thi học sinh giỏi Toán quốc gia, Lê Công tiếp tục là một trong 6 chàng trai mang về vinh quang cho Việt Nam tại Olympic Toán quốc tế Colombia khi đạt HCB với 30 điểm, chỉ thiếu 1 điểm nữa là “giật” HCV.
Thành tích này đã mang về cho Công quỹ học bổng toàn phần học tập tại ĐH Southampton, Anh. Đây là học bổng dành cho sinh viên Việt Nam có thành tích cao trong các kì thi Olympics. Ngoài học bổng này, năm 2023 Công cũng nhận thêm 1 học bổng toàn phần: học bổng Asean của chính phủ Singapore để theo học ngành toán kinh tế bậc đại học, tuy nhiên anh từ chối vì không thể song song học hai trường đại học ở hai quốc gia.
Tháng 7/2023 này Công sẽ tốt nghiệp đại học, chàng trai này tiếp tục nhận thêm học bổng toàn phần bậc tiến sĩ khoa Điện tử và Công nghệ thông tin, đại học Southampton. Công là một trong những sinh viên ít ỏi nhận học bổng tiến sĩ ở năm 3 đại học mà không cần học qua Thạc sĩ.
Đối với sinh viên quốc tế, mỗi năm các khoa Điện tử và Công nghê thông chỉ cấp tối đa 1 học bổng toàn phần. Do đây là khoa thế mạnh của trường Southampton, những nghiên cứu, ứng dụng của khoa những năm gần đây đều xếp top 5 các trường đại học ở UK nên rất nhiều hồ sơ từ khắp nơi muốn tiếp tục nghiên cứu ở khoa này, kể cả sinh viên từ trường danh giá trên thế giới như Oxford, Stanford.
Tính ra, tổng kinh phí học bổng mà chàng trai này nhận cho cả bậc đại học và tiến sĩ lên đến gần 9 tỷ đồng.
“Nếu không nhận được học bổng tiến sỹ toàn phần, lỗi không phải ở cậu mà ở môi trường không phù hợp với cậu”Công chia sẻ: “Vấn đề đầu tiên mình đối mặt để apply học bổng đại học là nâng cao trình độ Tiếng Anh. Mình nhắm vào các nước có trình độ đào tạo đại học cao như Singapore, Anh, Mỹ để làm hồ sơ vì thông thường trình độ đào tạo càng cao, các trường sẽ càng cần những học sinh giỏi và do đó sẽ có nhiều gói học bổng toàn phần hơn để bạn có thể theo đuổi.”
Ngay từ khi bắt đầu học đại học, Công đã xác định là sẽ làm nghiên cứu sinh để phát triển khả năng của bản thân. Cậu bạn không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ của mình với các thầy cô, bạn bè cũng như tìm kiếm thông tin và cơ hội ngay từ năm nhất của bậc đại học. Kết thúc năm 2 của bậc đại học, do thành tích vượt trội trong 1 số môn học (đạt được điểm số tuyệt đối cho 2 môn học), một số thầy cô trong trường đã để ý đến Công.
Ngay sau đó, Công nhận được 4 đề nghị làm nghiên cứu sinh cho các lĩnh vực khác nhau từ những thầy cô này, nhưng mức học bổng khá thấp – chỉ tương đương với học bổng cho sinh viên người Anh. Công không dừng lại ở đó mà tiếp tục tìm kiếm những cơ hội tốt hơn và đến giữa kì 1 năm 3 của khóa học đại học, anh đã được đề nghị một gói học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế từ khoa Điện tử và Công nghệ thông tin tại trường đại học Southampton.
Để apply học bổng tiến sĩ, Công phải đối mặt với 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, nước Anh có chính sách đặc thù khuyến khích sinh viên theo học khóa học tiến sĩ, nhưng chỉ dành riêng cho sinh viên bản địa ở đây. Vì thế, dù có rất nhiều gói học bổng nhưng với sinh viên quốc tế, nhưng cơ hội xin học bổng toàn phần để học tập ở đây là rất hạn chế.
Thứ hai, lúc làm hồ sơ xin học bổng, Công mới chỉ là sinh viên năm 2 theo học một bằng đại học. Thông thường, khi muốn học tiến sĩ, đa số sinh viên sẽ phải học qua một khóa học thạc sĩ để làm quen dần môi trường nghiên cứu học thuật trước khi bước vào con đường nghiên cứu sinh. Khi nộp thẳng hồ sơ từ bậc đại học lên tiến sĩ, độ cạnh tranh hồ sơ của bạn so với những hồ sơ khác sẽ bị giảm xuống rất nhiều trong quá trình xét duyệt.
Giáo sư Huifu, giảng dạy môn tối ưu hóa tại đại học Southampton nhận xét về Lê Công: “Cậu là học sinh giỏi nhất của tôi trong vòng 25 năm qua. Nếu không nhận được học bổng toàn phần này, lỗi không phải ở cậu mà là do môi trường đó không phù hơp với cậu.”
Công theo học ngành Toán ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế, trí tuệ nhân tạo nên trong bài luận apply học bổng sẽ liệt kê rất cụ thể về các thành tích trong học tập cũng như hoạt động cộng đồng. Công là hội phó hội sinh viên Việt Nam ở Southampton và là người tổ chức sự kiện cho câu lạc bộ kiểm toán của trường nên những điều đó giúp bài luận phong phú hơn.
Đối với bài luận để xin học bổng tiến sĩ, điều then chốt là định hướng nghiên cứu trong tương lai. Định hướng không chỉ phải tốt, mà còn đáp ứng nhu cầu của nhà trường cũng như những cá nhân cung cấp học bổng. Do đó, để tiếp cận định hướng này là tiếp xúc trực tiếp những giáo sư, ban quản lý về các đề tài, định hướng có khả năng phát triển trong những năm tới tại trường đó. Sau đó, kết hợp với định hướng vốn có của bản thân để đưa ra một bài luận có sức thuyết phục cao.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chàng Trai Hà Thành Nhận Học Bổng Tiến Sĩ Lớn Nhất Tại Nhật trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!