Xu Hướng 10/2023 # Chàng Thủ Khoɑ Giành Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ # Top 16 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chàng Thủ Khoɑ Giành Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chàng Thủ Khoɑ Giành Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngᴜyễn Hoàng Linh, 23 tᴜổi, qᴜê Hưng Yên biết tin trở thành thủ khoɑ ngành Toán – Tin, Đại học Bách khoɑ Hà Nội khi vừɑ đặt chân đến Mỹ học tiến sĩ.

Tới New York hôm 18/8 sau gần một ngày trên máy bay, khi đang mở valy xếp đầy mì tôm, muối vừng, ruốc chuẩn bị cho 14 ngày tự cách ly thì Linh nhận được tin nhắn chúc mừng từ một số thầy cô trong trường. Hai hôm sau, thông tin thủ khoa đầu ra được đăng tải trên Fanpage của Đại học Bách khoa Hà Nội, Linh nhận được nhiều lời chúc mừng hơn nữa.

Với điểm tổng kết học tập 3.78/4, điểm rèn luyện 92/100, Linh trở thành kỹ sư xuất sắc ngành Toán – Tin. Trước đó đầu năm 2023, nam sinh nhận thông báo giành học bổng toàn phần học PhD ngành Toán ứng dụng và thống kê tại Đại học Stony Brook – một trong những trường công lập lớn nhất New York, thời gian học 5 năm.

Yêu thích học Toán từ nhỏ, Linh được bố mẹ khuyên học ngành Toán – Tin để có nền tảng tốt, hiểu sâu bản chất vấn đề, những lý thuyết cốt lõi, kinh điển nhằm thích ứng với môi trường công nghệ biến đổi đến chóng mặt. Khi lựa chọn đại học, Linh chỉ đặt nguyện vọng vào Toán – Tin của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Được hơn 25 điểm, đỗ vào trường nhưng Linh không có cơ hội tham gia bài thi vào lớp tài năng. Có phần thất vọng, chàng trai dặn lòng phải cố gắng nhiều hơn.

“Đại học khác với THPT”, Linh thấm dần điều đó ngay năm nhất, khi ngồi giữa 200 sinh viên trên giảng đường rộng lớn với một thầy giáo đứng lớp, 6 tấm bảng ken đặc chữ thầy xóa đi viết lại tới 3-4 lần, nghe giảng hết cả một chương sách chỉ trong một ngày học. Những trải nghiệm chưa từng trải qua khiến chính Linh không hiểu nổi bản thân đã làm gì để đạt 3.6 điểm sau khi kết thúc năm nhất.

Giữa lúc đó, trường có đợt tuyển bổ sung vào lớp tài năng. Với điểm trung bình cao hơn kỳ vọng rất nhiều, Linh được chuyển lớp từ năm hai. Cũng nhờ kết quả này, Linh lần đầu tiên nhận được học bổng của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học – học bổng mà em còn giành liên tiếp ba năm sau đó. “Em ngạc nhiên với kết quả học tập năm nhất, nhưng rồi nó trở thành bàn đạp giúp em có động lực trong những năm tiếp theo”, Linh nói.

Nói về dấu ấn thời sinh viên, Linh nhắc đến trải nghiệm tham gia kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường. Chỉ cần trong top 5 môn Giải tích, em sẽ được tham dự kỳ thi Olympic cấp quốc gia. Nhưng năm đầu tiên, Linh đứng thứ 6. Năm hai, em thi lại lần nữa và ngậm ngùi tiếc nuối. Quyết thi lần thứ ba vào năm ba, Linh đã vào đến vòng quốc gia và ẵm huy chương vàng.

Đam mê Toán, từ cuối năm hai Linh đa tham gia nghiên cứu cùng các thầy cô về lý thuyết đồ thị và việc áp dụng nó vào giải các bài toán về an ninh mạng xã hội. Đến năm tư, em tiếp tục làm một nghiên cứu khác về giải tích. Hai đề tài này giúp Linh có một bài báo đăng trên tạp chí trong nước, một bài báo quốc tế và một báo cáo ở hội nghị quốc tế.

Ấp ủ giấc mơ du học bậc sau đại học, được thầy chủ nhiệm từng học tiến sĩ tại Mỹ chia sẻ thông tin, Linh biết các trường ở Mỹ có nhiều học bổng toàn phần dành cho ứng viên học PhD. Quyết tâm giành suất học bổng du học, Linh hoạt động tích cực hơn để hoàn thiện bản thân và làm đẹp hồ sơ.

“Chỉ học ở trường liệu có đủ”, Linh tự hỏi rồi tự trả lời bằng cách tìm việc làm thêm ở các doanh nghiệp. Em từng làm cho 5 doanh nghiệp với thời gian 3 tháng đến hơn một năm trong bộ phận nghiên cứu và phát triển, chủ yếu nghiên cứu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm và quy trình sản xuất. Điều này giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu, học hỏi quy tắc làm việc và được áp dụng kiến thức ở trường vào thực tế.

Nhờ khả năng chơi piano, organ và guitar, không ít lần Linh xuất hiện trên sân khấu Đại học Bách khoa Hà Nội trong vai trò thành viên của các ban nhạc. Em là thành viên chủ chốt của câu lạc bộ hỗ trợ học tập cho sinh viên và từng là lớp trưởng của Trung tâm Tài năng trẻ FPT – lâu lạc bộ dành cho sinh viên ở Hà Nội.

Những tưởng ôm đồm nhiều việc sẽ khiến Linh không có thời gian cho sở thích cá nhân. Thế nhưng nam sinh vẫn sắp xếp được để chơi bóng đá, bơi lội hay đi đây đi đó. “Sau một tuần hay một tháng làm việc cật lực, em lại cho mình 2-3 buổi xả hơi. Vì thế, em vẫn có thể chơi thể theo, đi chinh phục những đỉnh núi khó như Bạch Mộc Lương Tử”, Linh nói và cho biết tất cả đem đến cho em nhiều trải nghiệm để thể hiện được chính mình trong hồ sơ xin học bổng du học.

Thầy Lê Chí Ngọc, giảng viên Viện Toán ứng dụng và Tin học (Đại học Bách khoa Hà Nội), cố vấn học tập chương trình đào tạo tài năng Toán – Tin mà Linh theo học, cho rằng Linh xứng đáng nhận học bổng học PhD tại Mỹ. “Em nổi trổi về mọi mặt, có ý thức tốt, chăm chỉ, tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động ngoại khóa”, thầy Ngọc nói. Chính thầy Ngọc đã hướng dẫn và hỗ trợ Linh xin học bổng PhD ở Mỹ theo chương trình VEF 2.0 bởi nhận thấy đây là cơ hội tốt để em theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, có những phát triển xa hơn trong sự nghiệp.

Với học bổng học PhD tại Mỹ cùng danh hiệu thủ khoa đầu ra, Linh mãn nguyện với 5 năm đại học. Hiện, nam sinh tự cách ly ở Mỹ, hoàn thành một số thủ tục để nhập học vào ngày 24/8 và tham gia một số khóa huấn luyện online dành cho sinh viên cao học muốn làm trợ giảng ở trường. Chàng trai hy vọng học tập, nghiên cứu tốt để được nhận bằng tiến sĩ sớm nhất có thể.

Dương Tâm

Chàng Thủ Khoa Giành Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ

Tới New York hôm 18/8 sau gần một ngày trên máy bay, khi đang mở valy xếp đầy mì tôm, muối vừng, ruốc chuẩn bị cho 14 ngày tự cách ly thì Linh nhận được tin nhắn chúc mừng từ một số thầy cô trong trường. Hai hôm sau, thông tin thủ khoa đầu ra được đăng tải trên Fanpage của Đại học Bách khoa Hà Nội, Linh nhận được nhiều lời chúc mừng hơn nữa.

Với điểm tổng kết học tập 3.78/4, điểm rèn luyện 92/100, Linh trở thành kỹ sư xuất sắc ngành Toán – Tin. Trước đó đầu năm 2023, nam sinh nhận thông báo giành học bổng toàn phần học PhD ngành Toán ứng dụng và thống kê tại Đại học Stony Brook – một trong những trường công lập lớn nhất New York, thời gian học 5 năm.

Yêu thích học Toán từ nhỏ, Linh được bố mẹ khuyên học ngành Toán – Tin để có nền tảng tốt, hiểu sâu bản chất vấn đề, những lý thuyết cốt lõi, kinh điển nhằm thích ứng với môi trường công nghệ biến đổi đến chóng mặt. Khi lựa chọn đại học, Linh chỉ đặt nguyện vọng vào Toán – Tin của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Được hơn 25 điểm, đỗ vào trường nhưng Linh không có cơ hội tham gia bài thi vào lớp tài năng. Có phần thất vọng, chàng trai dặn lòng phải cố gắng nhiều hơn.

“Đại học khác với THPT”, Linh thấm dần điều đó ngay năm nhất, khi ngồi giữa 200 sinh viên trên giảng đường rộng lớn với một thầy giáo đứng lớp, 6 tấm bảng ken đặc chữ thầy xóa đi viết lại tới 3-4 lần, nghe giảng hết cả một chương sách chỉ trong một ngày học. Những trải nghiệm chưa từng trải qua khiến chính Linh không hiểu nổi bản thân đã làm gì để đạt 3.6 điểm sau khi kết thúc năm nhất.

Giữa lúc đó, trường có đợt tuyển bổ sung vào lớp tài năng. Với điểm trung bình cao hơn kỳ vọng rất nhiều, Linh được chuyển lớp từ năm hai. Cũng nhờ kết quả này, Linh lần đầu tiên nhận được học bổng của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học – học bổng mà em còn giành liên tiếp ba năm sau đó. “Em ngạc nhiên với kết quả học tập năm nhất, nhưng rồi nó trở thành bàn đạp giúp em có động lực trong những năm tiếp theo”, Linh nói.

Nói về dấu ấn thời sinh viên, Linh nhắc đến trải nghiệm tham gia kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường. Chỉ cần trong top 5 môn Giải tích, em sẽ được tham dự kỳ thi Olympic cấp quốc gia. Nhưng năm đầu tiên, Linh đứng thứ 6. Năm hai, em thi lại lần nữa và ngậm ngùi tiếc nuối. Quyết thi lần thứ ba vào năm ba, Linh đã vào đến vòng quốc gia và ẵm huy chương vàng.

Đam mê Toán, từ cuối năm hai Linh đa tham gia nghiên cứu cùng các thầy cô về lý thuyết đồ thị và việc áp dụng nó vào giải các bài toán về an ninh mạng xã hội. Đến năm tư, em tiếp tục làm một nghiên cứu khác về giải tích. Hai đề tài này giúp Linh có một bài báo đăng trên tạp chí trong nước, một bài báo quốc tế và một báo cáo ở hội nghị quốc tế.

Ấp ủ giấc mơ du học bậc sau đại học, được thầy chủ nhiệm từng học tiến sĩ tại Mỹ chia sẻ thông tin, Linh biết các trường ở Mỹ có nhiều học bổng toàn phần dành cho ứng viên học PhD. Quyết tâm giành suất học bổng du học, Linh hoạt động tích cực hơn để hoàn thiện bản thân và làm đẹp hồ sơ.

“Chỉ học ở trường liệu có đủ”, Linh tự hỏi rồi tự trả lời bằng cách tìm việc làm thêm ở các doanh nghiệp. Em từng làm cho 5 doanh nghiệp với thời gian 3 tháng đến hơn một năm trong bộ phận nghiên cứu và phát triển, chủ yếu nghiên cứu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm và quy trình sản xuất. Điều này giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu, học hỏi quy tắc làm việc và được áp dụng kiến thức ở trường vào thực tế.

Nhờ khả năng chơi piano, organ và guitar, không ít lần Linh xuất hiện trên sân khấu Đại học Bách khoa Hà Nội trong vai trò thành viên của các ban nhạc. Em là thành viên chủ chốt của câu lạc bộ hỗ trợ học tập cho sinh viên và từng là lớp trưởng của Trung tâm Tài năng trẻ FPT – lâu lạc bộ dành cho sinh viên ở Hà Nội.

Những tưởng ôm đồm nhiều việc sẽ khiến Linh không có thời gian cho sở thích cá nhân. Thế nhưng nam sinh vẫn sắp xếp được để chơi bóng đá, bơi lội hay đi đây đi đó. “Sau một tuần hay một tháng làm việc cật lực, em lại cho mình 2-3 buổi xả hơi. Vì thế, em vẫn có thể chơi thể theo, đi chinh phục những đỉnh núi khó như Bạch Mộc Lương Tử”, Linh nói và cho biết tất cả đem đến cho em nhiều trải nghiệm để thể hiện được chính mình trong hồ sơ xin học bổng du học.

Thầy Lê Chí Ngọc, giảng viên Viện Toán ứng dụng và Tin học (Đại học Bách khoa Hà Nội), cố vấn học tập chương trình đào tạo tài năng Toán – Tin mà Linh theo học, cho rằng Linh xứng đáng nhận học bổng học PhD tại Mỹ. “Em nổi trổi về mọi mặt, có ý thức tốt, chăm chỉ, tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học cũng như hoạt động ngoại khóa”, thầy Ngọc nói. Chính thầy Ngọc đã hướng dẫn và hỗ trợ Linh xin học bổng PhD ở Mỹ theo chương trình VEF 2.0 bởi nhận thấy đây là cơ hội tốt để em theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học, có những phát triển xa hơn trong sự nghiệp.

Với học bổng học PhD tại Mỹ cùng danh hiệu thủ khoa đầu ra, Linh mãn nguyện với 5 năm đại học. Hiện, nam sinh tự cách ly ở Mỹ, hoàn thành một số thủ tục để nhập học vào ngày 24/8 và tham gia một số khóa huấn luyện online dành cho sinh viên cao học muốn làm trợ giảng ở trường. Chàng trai hy vọng học tập, nghiên cứu tốt để được nhận bằng tiến sĩ sớm nhất có thể.

Dương Tâm

Chàng Thủ Khoa Xuất Sắc Nhận Học Bổng Toàn Phần Tiến Sĩ Tại Mỹ

Linh sinh ra và lớn lên tại Hưng Yên. Với niềm yêu thích môn Toán học từ nhỏ nên Linh được bố mẹ định hướng theo học Toán – Tin của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đỗ vào ngôi trường này với số điểm 25 nên Linh không có cơ hội tham gia thi vào lớp tài năng. Nhưng không nản lòng, Linh dặn lòng mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để có kết quả học tập thật tốt.

Học ĐH, lượng kiến thức rất nhiều, có khi cả chương sách chỉ học trong một ngày. Kết thúc năm đầu ĐH, Linh đạt điểm tổng kết 3.6 và được chuyển vào lớp tài năng của trường từ năm thứ hai. Nhờ kết quả này, Linh được nhận được học bổng của chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học và giữ vững thành tích này những năm sau đó.

Một trong những kỷ niệm sâu sắc của Linh trong thời gian ngồi trên ghế giảng đường ĐH là khi cậu tham gia kỳ thi Olympic Toán sinh viên cấp trường. Nếu lọt vào trong top 5 môn Giải tích, Linh sẽ được tham dự kỳ thi Olympic cấp quốc gia nhưng đáng tiếc là năm đầu tiên, Linh chỉ đứng vị trí thứ 6. Năm thứ hai, Linh thi lại lần nữa nhưng không đạt kết quả như kỳ vọng. Không đầu hàng, năm thứ ba, Linh nỗ lực cao độ cho lần thi thứ 3 và lọt vào vòng thi quốc gia, đồng thời “ẵm” luôn HCV.

Hai đề tài nghiên cứu quan trọng khi còn là sinh viên của Linh là nghiên cứu về lý thuyết đồ thị và việc áp dụng nó vào giải các bài toán về an ninh mạng xã hội và nghiên cứu về giải tích. Hai đề tài này giúp chàng trai đất nhãn có một bài báo đăng trên tạp chí trong nước, một bài báo quốc tế và một báo cáo ở hội nghị quốc tế.

Với mong muốn sau khi tốt nghiệp ĐH, sẽ được đi du học nước ngoài để có cơ hội được học hỏi, nâng cao kiến thức, Linh đã quyết tâm giành suất học bổng du học tại Mỹ. Cậu nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo chủ nhiệm, cũng là người từng có thời gian du học tiến sĩ tại Mỹ. Để có hồ sơ đẹp chinh phục hội đồng tuyển sinh tại Mỹ, Linh đã tìm việc làm thêm tại 5 DN với thời gian từ 3 tháng cho tới một năm để tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, kiến thức.

Bài luận đóng vai trò quan trọng có tính quyết định đến kết quả trúng học bổng tại nước ngoài nên để đạt kết quả cao ở phần này, Linh đã viết về niềm đam mê nghiên cứu, mục tiêu, những dự định,… của cậu. Những trải nghiệm thu lượm được trong quá trình học ĐH cũng như làm thêm tại các DN được Linh đưa vào bài luận một cách sinh động.

Cuối cùng, “trái ngọt” đến với chàng trai nghị lực này khi cậu nhận thông báo giành học bổng toàn phần ngành Toán ứng dụng và thống kê tại ĐH Stony Brook trong 5 năm. Đây là một trong những trường công lập uy tín nhất New York. Niềm hạnh phúc nữa của Linh là sau khi đặt chân đến Mỹ ít ngày đã nhận được tin vui trở thành thủ khoa đầu ra của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Với điểm tổng kết học tập 3.78/4, điểm rèn luyện 92/100, Linh trở thành kỹ sư xuất sắc ngành Toán – Tin.

Không chỉ tài năng trong học tập, Linh còn có khiếu văn nghệ khi có thể chơi nhiều nhạc cụ như ghi-ta, piano,…Trong nhiều chương trình nghệ thuật của trường, Linh tham gia là thành viên của ban nhạc, cống hiến cho các bạn sinh viên nhiều tiết mục hay.

Ngoài việc học tập, Linh rất say mê các công tác Đoàn, hội. Cậu là thành viên chủ chốt của CLB hỗ trợ học tập cho sinh viên và từng là lớp trưởng của Trung tâm Tài năng trẻ FPT (CLB dành cho sinh viên ở Hà Nội). Một trong những bí quyết học tập tốt của Linh là sắp xếp thời gian khoa học. Cậu cũng dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể thao và làm những điều mình thích.

Sở thích của Linh là chinh phục những thử thách nên đứng trước những cơ hội, thách thức sự kiên trì, rèn luyện của bản thân, Linh luôn cảm thấy hứng thú và tự tin theo đuổi chúng. Linh cho biết những việc mình làm trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bản thân trưởng thành, bản lĩnh hơn. Đó là lý do cậu không bao giờ từ chối cơ hội vượt qua chính mình.

Được biết, sau thời gian cách ly dịch Covid-19 tại Mỹ, Linh sẽ chính thức nhập học. Cậu sẽ tham gia một số khóa huấn luyện online dành cho sinh viên cao học muốn làm trợ giảng ở trường. Mong ước của Linh là sẽ hoàn thành chương trình học tiến sĩ tốt nhất có thể.

Với những thành tích đạt được trong học tập, thủ khoa Nguyễn Hoàng Linh chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ về tinh thần học tập, quyết tâm theo đuổi ước mơ. Dù con đường đi nhiều khó khăn, thử thách nhưng cứ nỗ lực, quyết tâm thì thành công ngọt ngào luôn ở phía trước.

An Nhiên

Kinh Nghiệm Giành Học Bổng Tiến Sĩ Của Chàng Trai Lâm Đồng Tại Úc – Du Học Âu Mỹ Úc

Xuất phát từ một học sinh trường làng ở Lâm Đồng, anh Lê Anh Linh giành học bổng toàn phần của Đại học Adelaide (Australia) và tốt nghiệp loại xuất sắc.

Anh Linh nhận học bổng toàn phần Beacon of Enlightenment Scholarship của Đại học Adelaide dành cho sinh viên quốc tế trị giá 215.000 AUD trong 3 năm (khoảng 3,4 tỷ đồng) gồm học phí, chi phí sinh hoạt và bảo hiểm cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Ngoài ra, anh còn nhận được học bổng tiến sĩ AUN/SEED-Net Thái Lan – Nhật Bản, học bổng ở Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Quốc gia Singapore (Singapore).

Nhờ luận án tốt nghiệp xếp loại xuất sắc và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, anh Linh trở thành người cầm trượng và phát biểu trong lễ tốt nghiệp vào tháng 9 tại Đại học Adelaide. Từ trải nghiệm cá nhân, anh Linh chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia.

Chuẩn bị càng sớm càng tốt

Khi trở thành sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM, mình dành phần lớn thời gian cho việc học với hy vọng trở thành kỹ sư khi ra trường. Nhưng đến năm ba, khi tình cờ xem một video về du lịch và văn hóa ở một số nước tiên tiến, mọi thứ trong mình thay đổi hoàn toàn. Mình bắt đầu tìm kiếm thông tin và nuôi hy vọng đi ra nước ngoài để có những trải nghiệm đó.

Vì điều kiện kinh tế, mình quyết định chỉ đi nước ngoài nếu tìm được học bổng toàn phần (học phí và chi phí sinh hoạt) bất kể là học thạc sĩ hay tiến sĩ. Từ các anh chị đi trước, mình biết được những điều kiện cần có để du học.

Những thứ quan trọng như chứng chỉ tiếng Anh, bảng điểm tốt hay kinh nghiệm làm nghiên cứu đều cần chuẩn bị từ đầu. Nếu làm tốt tất cả cùng lúc là tốt nhất, nếu không (như của mình) thì cần có sự đầu tư, phân chia hợp lý về thời gian và công sức để đạt được những điều kiện này khi làm hồ sơ xin học bổng.

Mình thấy có nhiều bạn phải bỏ việc đang làm để học tiếng Anh hay chuẩn bị hồ sơ. Điều này đôi khi là cần thiết tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng theo mình thì nên tránh và hoàn toàn có thể tránh được nếu có sự chuẩn bị trước.

Tương tự, vì làm thạc sĩ hay tiến sĩ ở nước ngoài (từ khối kỹ thuật, khoa học đến kinh tế) đều chủ yếu là làm nghiên cứu, việc chuẩn bị kỹ năng làm nghiên cứu khoa học (tự tìm tòi, tự học, tư duy phản biện) là cần thiết. Hơn nữa, những sự chuẩn bị này, nếu đổi ý không đi du học nữa, thì cũng vẫn là những hành trang hữu ích cho bất kỳ công việc nào ở Việt Nam.

Lời khuyên đầu tiên của mình là nên chuẩn bị mọi thứ cần thiết, càng sớm càng tốt, chắc chắn thời gian bỏ ra sẽ không bị lãng phí đi đâu cả.

Lê Anh Linh đại diện cầm trượng trong ngày tốt nghiệp bậc tiến sĩ tại Đại học Adelaide. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tiếng Anh không thể thiếu

Tiếng Anh không chỉ mở ra cơ hội du học mà còn mang đến rất nhiều cánh cửa khác trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày. Mình thấy sinh viên, đặc biệt là những bạn học khối kỹ thuật thường rất ít quan tâm đến tiếng Anh. Cá nhân mình khi bắt đầu có ý định du học vào năm ba cũng mới nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh và bắt đầu học.

Mình nghĩ nên học tiếng Anh theo cách giống với một đứa trẻ khi biết nói: Học nghe và phát âm từng từ một cách chính xác trước, sau đó xây dựng vốn từ rồi mới để tâm đến ngữ pháp.

Trải nghiệm của mình với tiếng Anh cho thấy càng dùng nhiều thì việc phát âm chính xác từng từ càng trở nên quan trọng và dễ khơi dậy niềm vui khi học. Mình nghĩ nhờ “bí kíp” này mà điểm viết trong 2 lần thi TOELF iBT của mình đạt 29 và 30/30, trong khi rất nhiều bạn e ngại phần này.

Nhiều bạn vẫn phân vân nên học IELTS hay TOELF iBT, mình thấy cả hai đều tốt và được hầu hết trường chấp nhận. Các kỹ năng của TOELF iBT, đặc biệt là kỹ năng nghe, đọc hiểu và viết, rất gần với những thứ sinh viên phải làm khi du học. Nhìn chung các trường khối châu Âu và Australia vẫn ưu tiên và có tỷ lệ quy đổi điểm có lợi hơn cho IELTS, ngược lại Mỹ ưu tiên TOELF iBT hơn.

Chọn giáo viên hướng dẫn

Hơn cả thứ hạng của trường hay số tiền nhận được từ học bổng, mình nghĩ chọn thầy hướng dẫn là quan trọng nhất khi làm tiến sĩ, đặc biệt là những ai muốn theo đuổi con đường học thuật (academic career).

GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia) cũng cho rằng thầy hướng dẫn sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của một tiến sĩ 5-10 năm sau khi tốt nghiệp. Ra trường, sinh viên có thể không còn làm chung với giáo viên hướng dẫn, nhưng dấu ấn về hướng nghiên cứu, kỹ năng và đặc biệt là phong cách làm việc của họ sẽ đi theo và phần nào quyết định sự thành công của sinh viên sau đó.

Tất cả thông tin này đều có thể tìm thấy trên mạng và đều nên được cân nhắc đến khi quyết định. Thậm chí, bạn có thể tìm đọc các công bố khoa học của họ để xem phẩm chất khoa học ở trong đó và mình có thích hướng nghiên cứu mà họ đang làm hay không.

Một khi chọn được thầy hướng dẫn (và thầy hướng dẫn chọn mình) thì việc nộp hồ sơ xin học bổng loại nào, quy trình ra sao sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thông tin về học bổng và yêu cầu thường được các trường công khai rõ ràng trên website. Một số trang web hay Facebook page như Scholars4dev, vietPhD cũng có thông kê lại thông tin này. 

Lê Anh Linh phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuẩn bị kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học

Kinh nghiệm làm nghiên cứu thường được đánh giá thông qua công bố khoa học. Ở một số ngành phát triển nhanh như công nghệ thông tin, khoa học máy tính thì bài báo khoa học ở một hội nghị uy tín trong ngành (Conferences) là quan trọng. Ngược lại, ở phần lớn ngành khác thì bài báo ở tạp chí khoa học (Peer-reviewed Journals) là tiêu chí hàng đầu để đánh giá ứng viên. Tác giả chính của 1-2 công bố chất lượng tốt là đủ để có thể có được học bổng tốt.

Biết được điều này, mình đã tham gia nghiên cứu khoa học vào năm cuối đại học. Nhờ kinh nghiệm đó cùng với sự chuẩn bị về tiếng Anh, mình đã nhận được học bổng kết hợp thạc sĩ và tiến sĩ 5 năm ở Đại học Nanyang (Singapore) nhưng mình từ chối để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. 

Cuối cùng mình chọn ở lại TP HCM và làm ở Viện Khoa học Tính toán sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy là thay vì bỏ tiền đi học thạc sĩ, mình có thể vừa làm nghiên cứu để cải thiện hồ sơ mà vẫn có thu nhập khá tốt so với bạn bè lúc mới ra trường. Sau một năm rưỡi, khi có được một vài công bố ở hội nghị và tạp chí khoa học, việc có được học bổng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Mình nhận được học bổng làm tiến sĩ ở Đại học Adelaide mà không cần học qua thạc sĩ. Điều này không hiếm ở Australia, nhưng họ thường chỉ nhận sinh viên từng học đại học ở đây hoặc các nước tiên tiến khác. Kinh nghiệm làm nghiên cứu là điểm khác biệt lớn nhất trong hồ sơ của mình.

Một vài lưu ý khác

Có lẽ ai cũng thấy “giáo dục là khoản đầu tư có lãi nhất”, nhưng cách nuôi dưỡng khoản đầu tư này để nó sinh lợi như thế nào thì mỗi người sẽ có cách riêng. Theo cảm nhận của mình, các bạn trẻ nên tìm cách sang nước ngoài để trải nghiệm và “đầu tư” khi có cơ hội.

Từ những thứ đơn giản như cách bố trí lối đi cho người khuyết tật, cầu thang, chỗ ngồi xe buýt đến những điều lớn hơn như cách quy hoạch thành phố, lối sống trong xã hội cũng có nhiều điều mình có thể học hỏi. Những thứ này, bất kể sau đó mình ở lại hay trở về Việt Nam, cũng đều là những bài học giúp mình trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân mà chẳng ai có thể dạy mình cả.

Làm thạc sĩ hay tiến sĩ, đặc biệt là chọn theo đuổi con đường học thuật, là chặng đường rất gian nan và dựa chủ yếu vào chính mình. Vì vậy, các bạn nên cố gắng tìm học bổng toàn phần để xem như “tiền lương” cho công việc của mình chứ đừng chấp nhận học bổng bán phần hoặc phải bỏ tiền ra để được làm tiến sĩ. Và điều đó khó hay không, theo mình là hoàn toàn khả thi.

Với một chút may mắn, mình từ một học sinh trường làng đã bước đến THPT chuyên Thăng Long (Đà Lạt), Đại học Bách khoa TP HCM, Viện Khoa học Tính toán rồi đến Đại học Adelaide. Mình nghĩ mình mà làm được thì ai cũng sẽ làm được, và chắc chắn là có nhiều người đã và sẽ làm tốt hơn mình. Điều duy nhất mình muốn nhấn mạnh là đôi khi mình phải tự tạo ra may mắn cho chính mình, bằng cách xắn tay lên và bắt đầu bằng “sự chuẩn bị”.

Lê Anh Linh

Vnexpress

Kinh Nghiệm Giành Học Bổng Tiến Sĩ Của Chàng Trai Lâm Đồng

Anh Linh nhận học bổng toàn phần Beacon of Enlightenment Scholarship của Đại học Adelaide dành cho sinh viên quốc tế trị giá 215.000 AUD trong 3 năm (khoảng 3,4 tỷ đồng) gồm học phí, chi phí sinh hoạt và bảo hiểm cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Ngoài ra, anh còn nhận được học bổng tiến sĩ AUN/SEED-Net Thái Lan – Nhật Bản, học bổng ở Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Quốc gia Singapore (Singapore).

Nhờ luận án tốt nghiệp xếp loại xuất sắc và các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, anh Linh trở thành người cầm trượng và phát biểu trong lễ tốt nghiệp vào tháng 9 tại Đại học Adelaide. Từ trải nghiệm cá nhân, anh Linh chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia.

Chuẩn bị càng sớm càng tốt

Khi trở thành sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM, mình dành phần lớn thời gian cho việc học với hy vọng trở thành kỹ sư khi ra trường. Nhưng đến năm ba, khi tình cờ xem một video về du lịch và văn hóa ở một số nước tiên tiến, mọi thứ trong mình thay đổi hoàn toàn. Mình bắt đầu tìm kiếm thông tin và nuôi hy vọng đi ra nước ngoài để có những trải nghiệm đó.

Vì điều kiện kinh tế, mình quyết định chỉ đi nước ngoài nếu tìm được học bổng toàn phần (học phí và chi phí sinh hoạt) bất kể là học thạc sĩ hay tiến sĩ. Từ các anh chị đi trước, mình biết được những điều kiện cần có để du học.

Những thứ quan trọng như chứng chỉ tiếng Anh, bảng điểm tốt hay kinh nghiệm làm nghiên cứu đều cần chuẩn bị từ đầu. Nếu làm tốt tất cả cùng lúc là tốt nhất, nếu không (như của mình) thì cần có sự đầu tư, phân chia hợp lý về thời gian và công sức để đạt được những điều kiện này khi làm hồ sơ xin học bổng.

Mình thấy có nhiều bạn phải bỏ việc đang làm để học tiếng Anh hay chuẩn bị hồ sơ. Điều này đôi khi là cần thiết tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng theo mình thì nên tránh và hoàn toàn có thể tránh được nếu có sự chuẩn bị trước.

Tương tự, vì làm thạc sĩ hay tiến sĩ ở nước ngoài (từ khối kỹ thuật, khoa học đến kinh tế) đều chủ yếu là làm nghiên cứu, việc chuẩn bị kỹ năng làm nghiên cứu khoa học (tự tìm tòi, tự học, tư duy phản biện) là cần thiết. Hơn nữa, những sự chuẩn bị này, nếu đổi ý không đi du học nữa, thì cũng vẫn là những hành trang hữu ích cho bất kỳ công việc nào ở Việt Nam.

Lời khuyên đầu tiên của mình là nên chuẩn bị mọi thứ cần thiết, càng sớm càng tốt, chắc chắn thời gian bỏ ra sẽ không bị lãng phí đi đâu cả.

Tiếng Anh không thể thiếu

Tiếng Anh không chỉ mở ra cơ hội du học mà còn mang đến rất nhiều cánh cửa khác trong nghề nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày. Mình thấy sinh viên, đặc biệt là những bạn học khối kỹ thuật thường rất ít quan tâm đến tiếng Anh. Cá nhân mình khi bắt đầu có ý định du học vào năm ba cũng mới nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh và bắt đầu học.

Mình nghĩ nên học tiếng Anh theo cách giống với một đứa trẻ khi biết nói: Học nghe và phát âm từng từ một cách chính xác trước, sau đó xây dựng vốn từ rồi mới để tâm đến ngữ pháp.

Trải nghiệm của mình với tiếng Anh cho thấy càng dùng nhiều thì việc phát âm chính xác từng từ càng trở nên quan trọng và dễ khơi dậy niềm vui khi học. Mình nghĩ nhờ “bí kíp” này mà điểm viết trong 2 lần thi TOELF iBT của mình đạt 29 và 30/30, trong khi rất nhiều bạn e ngại phần này.

Nhiều bạn vẫn phân vân nên học IELTS hay TOELF iBT, mình thấy cả hai đều tốt và được hầu hết trường chấp nhận. Các kỹ năng của TOELF iBT, đặc biệt là kỹ năng nghe, đọc hiểu và viết, rất gần với những thứ sinh viên phải làm khi du học. Nhìn chung các trường khối châu Âu và Australia vẫn ưu tiên và có tỷ lệ quy đổi điểm có lợi hơn cho IELTS, ngược lại Mỹ ưu tiên TOELF iBT hơn.

Chọn giáo viên hướng dẫn

Hơn cả thứ hạng của trường hay số tiền nhận được từ học bổng, mình nghĩ chọn thầy hướng dẫn là quan trọng nhất khi làm tiến sĩ, đặc biệt là những ai muốn theo đuổi con đường học thuật (academic career).

GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan, Australia) cũng cho rằng thầy hướng dẫn sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của một tiến sĩ 5-10 năm sau khi tốt nghiệp. Ra trường, sinh viên có thể không còn làm chung với giáo viên hướng dẫn, nhưng dấu ấn về hướng nghiên cứu, kỹ năng và đặc biệt là phong cách làm việc của họ sẽ đi theo và phần nào quyết định sự thành công của sinh viên sau đó.

Tất cả thông tin này đều có thể tìm thấy trên mạng và đều nên được cân nhắc đến khi quyết định. Thậm chí, bạn có thể tìm đọc các công bố khoa học của họ để xem phẩm chất khoa học ở trong đó và mình có thích hướng nghiên cứu mà họ đang làm hay không.

Một khi chọn được thầy hướng dẫn (và thầy hướng dẫn chọn mình) thì việc nộp hồ sơ xin học bổng loại nào, quy trình ra sao sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thông tin về học bổng và yêu cầu thường được các trường công khai rõ ràng trên website. Một số trang web hay Facebook page như Scholars4dev, vietPhD cũng có thông kê lại thông tin này.

Chuẩn bị kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học

Kinh nghiệm làm nghiên cứu thường được đánh giá thông qua công bố khoa học. Ở một số ngành phát triển nhanh như công nghệ thông tin, khoa học máy tính thì bài báo khoa học ở một hội nghị uy tín trong ngành (Conferences) là quan trọng. Ngược lại, ở phần lớn ngành khác thì bài báo ở tạp chí khoa học (Peer-reviewed Journals) là tiêu chí hàng đầu để đánh giá ứng viên. Tác giả chính của 1-2 công bố chất lượng tốt là đủ để có thể có được học bổng tốt.

Biết được điều này, mình đã tham gia nghiên cứu khoa học vào năm cuối đại học. Nhờ kinh nghiệm đó cùng với sự chuẩn bị về tiếng Anh, mình đã nhận được học bổng kết hợp thạc sĩ và tiến sĩ 5 năm ở Đại học Nanyang (Singapore) nhưng mình từ chối để tìm kiếm cơ hội tốt hơn.

Cuối cùng mình chọn ở lại TP HCM và làm ở Viện Khoa học Tính toán sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy là thay vì bỏ tiền đi học thạc sĩ, mình có thể vừa làm nghiên cứu để cải thiện hồ sơ mà vẫn có thu nhập khá tốt so với bạn bè lúc mới ra trường. Sau một năm rưỡi, khi có được một vài công bố ở hội nghị và tạp chí khoa học, việc có được học bổng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Mình nhận được học bổng làm tiến sĩ ở Đại học Adelaide mà không cần học qua thạc sĩ. Điều này không hiếm ở Australia, nhưng họ thường chỉ nhận sinh viên từng học đại học ở đây hoặc các nước tiên tiến khác. Kinh nghiệm làm nghiên cứu là điểm khác biệt lớn nhất trong hồ sơ của mình.

Có lẽ ai cũng thấy “giáo dục là khoản đầu tư có lãi nhất”, nhưng cách nuôi dưỡng khoản đầu tư này để nó sinh lợi như thế nào thì mỗi người sẽ có cách riêng. Theo cảm nhận của mình, các bạn trẻ nên tìm cách sang nước ngoài để trải nghiệm và “đầu tư” khi có cơ hội.

Từ những thứ đơn giản như cách bố trí lối đi cho người khuyết tật, cầu thang, chỗ ngồi xe buýt đến những điều lớn hơn như cách quy hoạch thành phố, lối sống trong xã hội cũng có nhiều điều mình có thể học hỏi. Những thứ này, bất kể sau đó mình ở lại hay trở về Việt Nam, cũng đều là những bài học giúp mình trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân mà chẳng ai có thể dạy mình cả.

Làm thạc sĩ hay tiến sĩ, đặc biệt là chọn theo đuổi con đường học thuật, là chặng đường rất gian nan và dựa chủ yếu vào chính mình. Vì vậy, các bạn nên cố gắng tìm học bổng toàn phần để xem như “tiền lương” cho công việc của mình chứ đừng chấp nhận học bổng bán phần hoặc phải bỏ tiền ra để được làm tiến sĩ. Và điều đó khó hay không, theo mình là hoàn toàn khả thi.

Với một chút may mắn, mình từ một học sinh trường làng đã bước đến THPT chuyên Thăng Long (Đà Lạt), Đại học Bách khoa TP HCM, Viện Khoa học Tính toán rồi đến Đại học Adelaide. Mình nghĩ mình mà làm được thì ai cũng sẽ làm được, và chắc chắn là có nhiều người đã và sẽ làm tốt hơn mình. Điều duy nhất mình muốn nhấn mạnh là đôi khi mình phải tự tạo ra may mắn cho chính mình, bằng cách xắn tay lên và bắt đầu bằng “sự chuẩn bị”.

Thái Hải (SSDH) – Theo VnExpress

Chàng Trai 9X Việt Giành Học Bổng Tiến Sĩ Trường Đại Học Luật Harvard

Hoàng Khánh là một trong số ít ứng cử viên Việt Nam tham gia và trúng tuyển chương trình Cử nhân Luật (Juris Doctor) tại Harvard. Vượt qua nhiều “cửa ải”, chàng trai Việt Nguyễn Hoàng Khánh (23 tuổi) đã nhận được học bổng hỗ trợ tài chính 80% cho chương trình Juris Doctor (Tạm dịch: Tiến sĩ Luật) tại Harvard Law School (ĐH Luật Harvard, Hoa Kỳ).

Thông tin cá nhân

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Khánh

Sinh năm 1993

Tốt nghiệp cấp 3 tại trường Phổ thông Liên cấp Olympia (Hà Nội)

Tốt nghiệp ĐH St. John’s (New York, Mỹ), chuyên ngành tâm lí học, ngành phụ triết học và kinh tế học

Đang học Thạc sĩ tại ĐH St. John’s.

Thành tích và hoạt động nổi bật:

Học bổng 80% theo học chương trình Juris Doctor ở ĐH Luật Harvard

Tốt nghiệp Đại học loại Ưu – chương trình vinh danh với điểm trung bình tốt nghiệp GPA 3.93/4.0 tại ĐH St. John’s, Mỹ

Học bổng Presidential Scholarship trị giá 100% học phí tại ĐH St. John’s

Được nhận vào vị trí trợ lý cao học tại Văn phòng đa văn hóa và được cấp học bổng 100% cho chương trình thạc sĩ tại ĐH St. John’s.

1 trong 3 sinh viên năm cuối xuất sắc của khoa Tâm lí học được nhận bằng khen của hiệu trưởng trường ĐH.

Được vinh danh Student Coordinator in Excellence by Division of Student Affairs (sinh viên có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của trường)

Chủ tịch hội đồng đánh giá sự kiện Hội học sinh ở ĐH St. John’s (Chair of Events Review Committee – Student Government)

4 năm liền tham gia và quản lí chương trình giúp đỡ học sinh quốc tế (Peer mentoring for International student), và tổ chức các sự kiện đa văn hóa trong trường ĐH

Tham gia trợ giúp nghiên cứu về trẻ em chậm phát triển

Tham gia giúp đỡ và phiên dịch cho 2 nghiên cứu xã hội về Việt Nam của khoa tâm lí học đại học St. John’s.

Thể hiện bản thân toàn diện

Là chủ tịch học sinh ở trường cấp 3 tại Việt Nam, khi giành học bổng toàn phần ĐH St. John’s, Nguyễn Hoàng Khánh tiếp tục tham gia tranh cử vào hội sinh viên của trường.

Trong 2 năm, anh chàng 9X giữ vị trí Chủ tịch hội đồng đánh giá sự kiện trong hội học sinh ở ĐH St. John’s (Chair of Events Review Committee – Student Government). Cùng với đó là những hoạt động tích cực trong các chương trình nghiên cứu về xã hội và giúp đỡ sinh viên quốc tế, tổ chức các sự kiện đa văn hóa trong trường.

Khánh cho biết, Đại học St. John’s là đại học của nhà thờ cơ đốc giáo nên việc tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội là những trải nghiệm mà nhà trường rất khuyến khích học sinh.

Phân phát thức ăn cho người vô gia cư ở New York; giúp đỡ sửa nhà cho người thu nhập thấp ở Philadelphia; tham gia tình nguyện ở trại dưỡng lão, trại trẻ mồ côi; phân phát quần áo ở trung tâm giúp đỡ gia đình thu nhập thấp; đi bộ gây quỹ phòng chống ung thư… là những trải nghiệm quý đối với 9X Việt trong thời gian học đại học tại Mỹ. Khánh được vinh danh là sinh viên có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của trường.

Bắt đầu học đại học, chàng trai Việt đã mơ ước được đặt chân vào trường Luật Harvard. Cũng chính vì chương trình Juris Doctor (Tạm dịch: Tiến sĩ Luật) của ĐH Luật Harvard yêu cầu ứng viên phải có một bằng đại học trước khi nộp đơn vào trường nên anh chàng đã chọn theo học ngành tâm lí học, ngành phụ là triết học và kinh tế học – những ngành phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu về Triết học.

Không những thế, bắt đầu từ năm thứ 2 đại học, Khánh đã bắt đầu xin đi thực tập ở các công ty tư vấn Luật ở cả Việt Nam và Mỹ.

Trong suốt 4 năm, Khánh tận dụng mọi cơ hội có thể để thể hiện tốt trong tất cả những môn mà mình theo học vì nhận thấy trường luật rất coi trọng thành tích và khả năng của các thí sinh ở đại học.

Kết quả, anh chàng xuất sắc Tốt nghiệp Đại học loại Ưu – chương trình vinh danh với điểm trung bình tốt nghiệp GPA 3.93/4.0 tại ĐH St. John’s, Mỹ. Thành tích học tập nổi bật và những hoạt động xã hội phong phú tạo nền giúp Khánh thực hiện giấc mơ Harvard từ lâu.

Vượt qua nhiều “cửa ải”, Hoàng Khánh đã chiến thắng trong mục tiêu đặt chân vào Harvard Law School (ĐH Harvard, Hoa Kỳ) với học bổng tiến sĩ.

Các “cửa ải” để được vào trường Luật Harvard

Anh chàng tiết lộ, “cửa ải” vào trường Luật Harvard khá gian nan. Để chinh phục học bổng này, ngoài thành tích và điểm chuẩn hóa thông thường, Khánh còn phải chinh phục bài thi đánh giá đầu vào dành riêng cho ứng viên ngành Luật (Law School Admission Test – LSAT).

Bài thi này kéo dài 4 tiếng rưỡi, kiểm tra khả năng đọc hiểu nhanh của sinh viên về tất cả các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, xã hội và pháp luật, khả năng tư duy logic, và khả năng phân tích, đánh giá các lập luận.

Khánh tâm sự : “Mình tự học và chuẩn bị trong kì thi này trong gần 7 tháng (có một số chương trình luyện thi LSAT nhưng mà đắt quá nên quyết định tự tìm tài liệu và ngồi luyện thi với các tài liệu cũng những năm trước). Tổng số sách và tài liệu luyện thi xếp chồng lên nhau chắc cũng cao gần nửa mét (cười)”. Kết quả, 9X Việt đạt điểm số cao hơn 98% thí sinh tham gia bài thi này.

Trong bài luận chính (vì trường yêu cầu 2-3 bài luận khác nhau), Hoàng Khánh viết về những thách thức và cơ hội của hệ thống pháp luật Việt Nam khi tham gia vào TPP và thể hiện mong muốn tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lí trong nước để không mất lợi thế và có thể đứng bình đẳng với các quốc gia tiên tiến khác trên thế giới, giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ở “cửa ải” phỏng vấn trước khi được nhận vào trường Harvard, Khánh cho biết các câu hỏi không quá khó nhưng yêu cầu thí sinh phải thể hiện sự tự tin cũng như tính chuyên nghiệp để thuyết phục văn phòng tuyển sinh của trường.

“Mình phải chuẩn bị kĩ những câu hỏi có thể bị phỏng vấn cũng như nghiên cứu qua và lí lịch của từng thành viên trong hội đồng phỏng vấn của trường và phong cách của từng người.

Mình nghĩ ngoài tất cả những yếu tố trên, các ứng viên cũng cần có một sự hiểu biết chung nhất định về nhiều vấn đề như chính trị, xã hội, tình hính thế giới, v.v… và thể hiện được điều này qua bài luận cũng như qua vòng phỏng vấn”, Khánh chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện tại, anh chàng đang hoàn thành chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh về Tài Chính tại Đại học St. John’s. Graduate trước khi sẽ tới Harvard để theo đuổi chương trình Juris Doctor vào tháng 9 tới.

Chương trình Juris Doctor (Tạm dịch: chương trình Tiến sĩ Luật) kéo dài 3 năm, là chương trình mà đa phần các luật sư ở Mĩ phải học qua trước khi được thi Bar Exam (bài thi cấp chứng nhận hành nghề luật sư).

Juris Doctor không hoàn toàn tương đương với Doctor of Philosophy (PhD) – bằng tiến sĩ về nghiên cứu học thuật, mất 5 năm để hoàn thành, mà sát với nghĩa “tiến sĩ” ở trong tiếng Việt hơn.

Theo Dân Trí

Cập nhật thông tin chi tiết về Chàng Thủ Khoɑ Giành Học Bổng Tiến Sĩ Tại Mỹ trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!