Xu Hướng 6/2023 # Cấu Trúc Đề Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu N1 Và Dạng Câu Hỏi Thường Gặp # Top 7 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cấu Trúc Đề Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu N1 Và Dạng Câu Hỏi Thường Gặp # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cấu Trúc Đề Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu N1 Và Dạng Câu Hỏi Thường Gặp được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giữa phần đọc hiểu N1 và các cấp độ còn lại có một số khác biệt nhất định không chỉ trong độ khó mà còn trong kết cấu bài thi nữa. Nếu nắm được cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu N1 sẽ giúp bạn định hướng được cách làm bài nhanh chóng và chính xác hơn.

Bài viết lần này sẽ giới thiệu đến các bạn cấu trúc phần đọc hiểu trong đề thi JLPT, hi vọng các bạn sẽ có những sự chuẩn bị tốt hơn cho những kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT sắp tới.

Cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu N1

Tổng thời gian các bạn có cho phần đọc hiểu sẽ là khoảng 65 đến 67 phút. Cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu N1 gồm 6 phần sau:

内容理解ないようりかい(中文ちゅうぶん)

: 4 câu (Đọc và hiểu nội dung của một bài khoảng 500 chữ. Thường là văn giải thích, khoa học, tự luận… Cần hiểu được lý do, mối quan hệ nhân quả trong bài…

内容理解ないようりかい(長文ちょうぶん)

: 3 câu (Đọc và hiểu nội dung của một bài khoảng 1000 chữ. Thường viết về giải thích, tự luận, xã luận… Cần nắm khái quát, quan điểm, suy nghĩ của tác giả.

Cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu N1 gồm 6 phần

統合理解とうごうりかい

: 4 câu (Đọc và hiểu nội dung của 2-3 bài, cần nắm bắt điểm chung, điểm riêng và quan điểm, nhận định của mỗi bài).

主張理解しゅちょうりかい(長文ちょうぶん)

: 4 câu. (Đọc nội dung bài khoảng 1000 chữ. Thường mang tính lý luận, trừu tượng, xã luận… Cần nắm được ý kiến, quan điểm tổng thể của bài.

Các bạn nên giải thật nhiều đề luyện thi JLPT N1, đó chính là cách tốt nhất để nâng cao khả năng đọc hiểu cũng như phân phối thời gian làm bài tốt hơn trước khi thi bước vào kỳ thi chính thức.

Các dạng câu hỏi thường gặp

対比たいひ

: so sánh

言いい換かえる

: nói cách khác (cùng một sự vật)

比喩ひゆ

: tỷ dụ, ẩn dụ

疑問提示文ぎもんていじぶん

: đặt vấn đề (sử dụng nghi vấn từ)

主張表現しゅちょうひょうげん

: cách nói thể hiện quan điểm của tác giả.

Khi làm bài thi bạn cần phân phối thời gian cho hợp lý

指示語しじごを問とう

: hỏi chỉ thị từ (

その、この

…)

だれが、なにが、なにを

下線部かせんぶの意味を問う

: hỏi ý nghĩa phần có gạch dưới

理由りゆうを問とう

: hỏi lý do, nguyên nhân

例れいを問とう

: hỏi ví dụ

全体的ぜんたいてきな内容ないようを問とう

: hỏi nội dung tổng quát của bài

部分的ぶぶんてきな内容ないようを尋たずねる問とい

: hỏi một nội dung nào đó trong bài.

Thi JLPT phần đọc hiểu là phần khó nhằn nhất trong hầu hết tất cả các bài thi, mà bài thi N1 cũng không phải ngoại lệ, thậm chí còn đưa nó lên một tầm cao mới. Vì thế, trong lúc thi cũng cần dành một sự tập trung tối đa để có thể làm tốt phần này, vì đôi khi bài quá khó làm chúng ta buồn ngủ và có tâm lý bỏ cuộc. Nhưng mà các bạn hãy cố gắng.

Cấu Trúc Đề Thi Jlpt N3

CẤU TRÚC BỘ ĐỀ THI N3

_ Phần 1: Kiến thức ngôn ngữ (gồm chữ Hán và từ vựng) – Thời gian 30 phút _ Phần 2: Đọc hiểu (ngữ pháp và đọc hiểu) – Thời gian 70 phút. _ Phần 3: Nghe – Thời gian 60 phút.

1.1. Cách đọc Kanji Kiểm tra cách đọc của 1 từ được viết bằng chữ kanji ( Khoảng 8 câu )

1.2. Chuyển sang Kanji Chuyển một chữ Hiragana sang viết bằng chữ kanji ( Khoảng 6 câu )

c. Điền từ theo mạch văn Kiểm tra khả năng hiểu từ trong một văn cảnh ( Khoảng 11 câu )

d. Thay đổi cách nói Diễn tả lại một câu, thay đổi cách nói nhưng không làm thay đổi ý nghĩa của câu ( Khoảng 5 câu )

1.5. Ứng dụng Kiểm tra khả năng dùng từ trong tình huống thực tế (Khoảng 5 câu)

Phần 2: Đọc hiểu

2.1. Ngữ pháp

2.1.1. Ngữ pháp của câu Lựa chọn dạng ngữ pháp phù hợp với nội dung của câu (Khoảng 13 câu)

2.1.2. Lắp ghép câu Xếp từ thành một câu đúng ngữ pháp và có ý nghĩa (Khoảng 5 câu)

2.1.3. Ngữ pháp theo đoạn văn Lựa chọn từ, câu theo mạch văn của một đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu)

2. Phần 2: Đọc hiểu

2.2.2. Đọc hiểu đoạn văn vừa Tương tự như trên nhưng với một đoạn văn dài hơn, khoảng 350 từ (Khoảng 6 câu)

2.2.3. Đọc hiểu đoạn văn dài Đọc hiểu 1 đoạn văn dài, khoảng 550 từ. Lý giải được nội dung khái lược, sự triển khai lý luận của 1 bài luận, 1 bài văn giải thích hay 1 bức thư (Khoảng 4 câu)

2.2.4. Tìm thông tin Tìm và lấy thông tin cần thiết từ 1 tài liệu thông tin (khoảng 600 từ) (Khoảng 2 câu)

3. Phần 3: Nghe hiểu

3.2. Nghe hiểu điểm cốt lõi Nghe hiểu một đoạn hội thoại ngắn, có tóm lược (cho biết trước điều cần phải nghe, yêu cầu lấy thông tin đó sau khi nghe) (Khoảng 6 câu)

3.3. Nghe hiểu nội dung khái lược Nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn, có tóm lược (kiểm tra khả năng hiểu được ý đồ, chủ trương của tác giả sau khi nghe tổng thể) (Khoảng 3 câu)

3.4. Nghe hiểu đối thoại Nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn nêu tình huống, yêu cầu lựa chọn câu nói phù hợp với tình huống đã cho (Khoảng 4 câu)

3.5. Nghe hiểu ứng đáp Nghe hiểu 1 đoạn hội thoại ngắn, yêu cầu lựa chọn câu nói đáp lại phù hợp với tình huống đã cho (Khoảng 9 câu)

CÁCH TÍNH ĐIỂM THI JLPT N3

Đề thi năng lực tiếng nhật N3 sẽ có cách tính điểm của từng phần như hình sau đây :

Tự Luyện Thi Jlpt N4 (P1): Cấu Trúc Đề Thi

JLPT N4 bao nhiêu điểm thì đỗ?

Cũng như N5, để đỗ được trình độ này, các bạn phải qua được hai phần kiểm tra:

Phần 1 là kiểm tra về kiến thức ngôn ngữ. Phần này được tách làm hai mục khi thi, đó là Từ vựng – Kanji và Ngữ pháp – Đọc hiểu. Tổng số điểm tối đa của phần này là 120.

Phần 2 là kiểm tra về khả năng nghe hiểu. Tổng số điểm tối đa của phần này là 60.

Để đỗ N5, các bạn cần đạt được ít nhất là 90/180 điểm, đồng thời Phần 1 (từ vựng – đọc) phải từ 38/120 trở lên và Phần 2 (nghe) là trở lên.

Theo thống kê thì tỷ lệ đỗ hằng năm của trình độ N4 dao động từ 37 ~ 41%, nghĩa là khoảng hơn 1/3 số thí sinh tham gia sẽ đậu.

Lượng kiến thức cần để đạt N4

Để thi được N4 thì các bạn cần học hết 50 bài của sách Minna-no-Nihongo, tức là hoàn thành cả hai bộ Sơ cấp I và Sơ cấp II của giáo trình này.

Lượng chữ Hán (Kanji) là khoảng 200 từ.

Cấu trúc đề thi JLPT N4 và căn thời gian

Thời gian làm bài: 30 phút

Các bạn sẽ có 3 dạng bài tập cho phần này:

(2) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: 2 câu

(3) Chọn câu văn có ý nghĩa gần nhất với câu văn cho trước: 4 câu

Phần này không thật sự cần thiết phải căn thời gian cho lắm. Tuy nhiên khi làm bài Chọn câu có ý nghĩa gần nhất với câu văn cho trước thì các bạn nên cẩn thận loại tất cả các đáp án khác mà mình cho là sai trước khi chọn đáp án đúng.

Phần 1.2: Ngữ pháp – Đọc hiểu

Thời gian làm bài: 60 phút

Đối với phần ngữ pháp, các bạn chỉ nên làm trong tối đa 20 phút.

(1) Chọn từ thích hợp: 2 câu (khoảng 2 phút)

(2) Sắp xếp các từ để thành câu có nghĩa: 2 câu (khoảng 6 phút)

(3) Điền vào chỗ trống cho bài văn: 5 câu (khoảng 10 phút)

Đối với phần đọc hiểu, bài đọc ở N4 sẽ phức tạp hơn kha khá so với N5, do đó cũng lấy đi của các bạn nhiều thời gian. Nên làm bài đọc tìm thông tin trước.

(1) Bài đọc ngắn: 1 câu (10 phút)

(2) Bài đọc vừa: 1 câu (15 phút)

(3) Bài đọc tìm thông tin: 1 câu (10 phút)

Thời gian làm bài: 35 phút

Bài nghe hiểu của N4 cũng có 4 dạng:

(1) Nội dung bài nghe thường được đọc theo thứ tự đáp án: 2 câu

(2) Nội dung bài nghe không theo thứ tự đáp án, đòi hỏi kỹ năng tự tổng hợp: 2 câu

(3) Nghe xem người được chỉ mũi tên, trong trường hợp này nên nói như nào: 2 câu

(4) Đối đáp, để xem trong trường hợp đó bạn sẽ trả lời như nào cho hợp lý: 2 câu

Mẹo Làm Bài Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu Từ N5

CÁCH LÀM BÀI THI JLPT PHẦN ĐỌC HIỂU

 

 

 

Tham khảo nhanh cách làm bài Đọc hiểu từ N5 – N1:

Cấu trúc đề thi JLPT phần đọc hiểu từ N5 – N1:

Kỹ năng

Mondai

Yêu cầu đề bài

Số lượng câu hỏi N1 N2 N3 N4 N5

Đọc hiểu

Mondai 1 Lý giải nội dung đoản văn ngắn 4 5 4 4 4 Mondai 2 Lý giải nội dung trung văn 9 9 6 4 2 Mondai 3 Lý giải nội dung trường văn 4 - 4 - - Mondai 4 Bài trung văn tổng hợp 3 2 - - - Mondai 5 Lý giải quan điểm trường văn 4 3 - - - Mondai 6 Tìm kiếm thông tin 2 2 2 2 1

1.1. Mondai 1: Bài đoản văn ngắn

Dạng bài đọc hiểu đầu tiên của Đọc hiểu Sơ cấp là bài đoản văn gồm 4 bài đọc hiểu, mỗi bài khoảng 80 chữ và 1 câu hỏi, mỗi đoạn sẽ có 1 câu hỏi xoay quanh các kiểu như: 1 mẩu ghi nhớ, 1 e-mail, 1 đoạn lưu ý, 1 đoạn giải thích, 1 đoạn xã luận.

 Với những bài đọc ngắn này:

 Bạn nên đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc đoạn văn để xác định đối tượng được hỏi. Sau khi đã xác định được đối tượng được hỏi thì tìm thông ở đoạn văn trên.

 Chỉ cần tìm thông tin trọng tâm trong bài hay đọc sơ lược qua đoạn văn để tiết kiệm thời gian làm. Tuy nhiên, sẽ có những bài bạn phải đọc kỹ mới tìm ra đáp án.

1.2. Mondai 2: Bài trung văn 

Mondai 5 là một bài trung văn khoảng 250 chữ và 2 câu hỏi. Kiểu văn bản sử dụng thường là 1 bài giải thích hoặc 1 bài xã luận về đời sống, sinh hoạt thường ngày.

Bước 1:  Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) , bước này khá ngắn chỉ tốn của bạn rất ít thời gian thôi.

Bước 2:  Sau đó đọc khái quát một lượt văn bản (gặp từ không hiểu bỏ qua)

Bước 3: Cuối cùng mới đọc câu hỏi và đọc kỹ những nội dung chứa đáp án đúng.

 Các câu hỏi sẽ thường hỏi thông tin, nội dung từ trên xuống dưới. Ví dụ như câu 1 thì thường nội dung sẽ nằm ở đoạn đầu của văn bản, câu 2 thì thường nội dung sẽ nằm ở đoạn đoạn sau. Biết được điều này cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được đoạn văn bản có chứa thông tin nhanh hơn, đặc biệt trong trường hợp không còn nhiều thời gian.

1.3. Mondai 3: Tìm kiếm thông tin

Mondai này là dạng tìm kiếm thông tin xuất hiện ở mọi trình độ. Bạn cần tìm kiếm thông tin trong một bản thông báo, hướng dẫn, chú ý,…

Đây là bài đọc dễ lấy điểm nên bạn có thể cân nhắc bài này trước khi làm bài đọc dài nha.

2. Các dạng bài và cách làm Đọc hiểu của đề thi JLPT N3

2.1. Mondai 1: Bài đọc đoản văn:

Mondai này gồm 4 đoạn văn ngắn khoảng 150 – 200 chữ

Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ.

Có 2 loại về định nghĩa:

 Một là định nghĩa theo từ điển, dùng để giải thích một cụm từ nào đó.

 Hai là cách định nghĩa theo quan điểm của tác giả. 

2.2. Mondai 2: Bài đọc trung văn

Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…), bước này khá ngắn chỉ tốn của bạn rất ít thời gian thôi. Sau đó đọc khái quát 1 lượt văn bản (gặp từ không hiểu bỏ qua). Cuối cùng mới đọc câu hỏi và đọc kỹ những nội dung chứa đáp án đúng.

 Lưu ý những đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, thực ra thì, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

Câu hỏi xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ “tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là đáp án.

 Với các câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án (phương pháp loại suy)

Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả. Vì vậy chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

 

2.3. Mondai 3: Bài đọc trường văn:

Chỉ có N3 và N1 có dạng bài này, đây là loại bài đọc dài yêu cầu bạn cần giải thích nội dung bài.

Bài đọc dài thường là bài đọc các bạn ngại làm nhất. 

Bạn có thể ưu tiên làm bài đọc dài trước vì lúc này bạn vẫn tỉnh táo, khả năng xử lý thông tin vẫn tốt. 

Một kinh nghiệm nhỏ nữa cho bạn khi làm dạng bài này đó là đọc dài có 4 câu, thường mỗi câu sẽ tương ứng với một đoạn trong bài đấy. 

Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới. Đối với câu hỏi này rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Do đó bạn nên đọc kỹ qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, sẽ có đáp án cho bạn.

 

2.4. Mondai 4: Bài đọc tìm kiếm thông tin

Đây là bài đọc dễ lấy điểm nên bạn có thể cân nhắc bài này trước khi làm bài đọc dài.

 

3. Các dạng bài và cách làm Đọc hiểu của đề thi JLPT N2:

 

3.1. Mondai 1: Bài đoản văn

Mondai này có 5 đoạn văn ngắn (mỗi đoạn khoảng 200 chữ). Nhiệm vụ của ta là lí giải nội dung của chúng một cách nhanh chóng và chọn câu trả lời cho câu hỏi bên dưới. Những câu hỏi rất hay gặp ở phần này có thể là “Với tác giả thì điều đó có nghĩa là gì?” hay “Tại sao tác giả lại nghĩ như vậy?”,…

 Đọc trước câu hỏi sẽ giúp bạn có thể mường tượng sơ qua bài đọc này có thể nói về vấn đề gì. Đến khi đọc bài sẽ rất nhanh để nắm được điểm mình cần chú ý để trả lời câu hỏi. 

3.2. Mondai 2: bài trung văn:

Về cách làm của bài này, chúng ta có thể đọc lướt qua để nắm bắt nội dung bài viết, mọi người đừng quá đi sâu vào việc dịch cẩn thận từng câu, hãy chú ý vào những từ khóa và lướt hết một lượt. Bước 2 mình sẽ nhìn câu hỏi và đọc ngược lại, tìm thông tin phần đó trong bài, hãy chú ý các keywords tùy theo dạng câu hỏi như ai, cái gì, tại sao, như thế nào… để tập trung vào phần đó thôi

Với câu hỏi cho phần gạch chân, nếu là các từ chỉ thị như 「これ」「それ」thì hãy chú ý đọc những câu văn trước xem đại ý và mạch văn là gì để tìm ra các từ chỉ thị là gì và so sánh với đáp án.

 Nếu phần gạch chân là cả câu như hỏi về ý nghĩa của cụm từ đó là gì, ai, cái gì thực hiện phần gạch chân… thì hãy nhìn và thử suy luận về thứ tự tiếp theo, nhìn phần trước và thử thay đổi cách nói phần gạch chân

Riêng với phần hỏi quan điểm của tác giả, bạn có thể để ý xem những chỗ có “~と思う、~と考えられる….”.  

 

3.3. Mondai 3: Bài trung văn tổng hợp nội dung:

Dạng bài này chỉ có ở N2 và N1, dạng bài lý giải nội dung tổng hợp, Đây là dạng bài sẽ cho bạn đọc từ hai văn bản trở lên (khoảng 600 chữ) và đề bài sẽ đưa ra những câu hỏi để kiểm tra xem bạn có lý giải được chủ ý hay quan điểm mà tác giả muốn truyền đạt hay không. Hai đến ba văn bản đó sẽ nói lên suy nghĩ hay quan điểm của tác giả về một điều gì đó. Hãy đọc và chú ý vào những điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Đề thi sẽ có 1 bài cho dạng bài này, với 2 câu hỏi.

Đầu tiên, hãy đọc một trong hai văn bản. Vừa đọc vừa chú ý kĩ xem nó thể hiện quan điểm của tác giả về điều gì, hay ý kiến ấy như thế nào. Sau đó, hãy đọc văn bản còn lại và so sánh với văn bản trước. Bạn có thể vừa đọc vừa gạch chân để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Hướng dẫn giải ví dụ:  

Hai văn bản trên đều viết về “Tuyển dụng nhân viên”.

Công ty A viết là những người sang năm tốt nghiệp đại học, người có kinh nghiệm, hay chuyện tuổi tác đều không có vấn đề gì. Ngược lại, công ty B chỉ tuyển những người sang năm sẽ tốt nghiệp đại học.

Điểm chung của hai văn bản này là “tuyển dụng nhân viên” và tuyển những người sang năm tốt nghiệp đại học.

Tiếp đến, tại sao công ty A lại tuyển những người có kinh nghiệm hay những người tuổi cao? Và tại sao công ty B chỉ tuyển những người sang năm tốt nghiệp đại học? Vừa đọc vừa suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ tìm ra được điểm khác nhau.

Ở công ty B có viết rằng “học phương châm hay cách làm từ số 1”. Đây là điều kiện tuyển dụng đối với nhân viên mới, nên đáp án của câu hỏi 1 sẽ là 2. Và đáp án của câu hỏi 2 sẽ là 3.

3.4. Mondai 4: Bài trường văn

Chỉ có ở N1 và N2:

Đề thi sẽ có 1 văn bản khá dài cho dạng này (khoảng 900 chữ), với 3 câu hỏi. Bạn sẽ phải đọc các bài luận dài, những bài dạng như quan điểm về mặt tốt và không tốt của sự vật sự việc, hay những văn bản đưa ra quan điểm của tác giả một cách rõ ràng. Và câu hỏi sẽ yêu cầu bạn phải lý giải đại ý, điều tác giả muốn truyền đạt hay quan điểm của tác giả. Có thể câu hỏi là nêu ý nghĩa của từ trong văn bản, hay điều mà tác giả muốn nói thông qua văn bản.

Do văn bản dài, nhiều thông tin và nhiều bạn cũng đã thấm mệt, cộng thêm tâm lý lo sợ hết giờ, do vậy mondai này lại trở thành một bài khó, cho dù những câu hỏi của dạng bài này thường không có tính đánh đố.

Mong bạn sẽ giữ được sự tập trung và tỉnh táo khi làm bài đọc dài này!

3.5. Mondai 5: Bài tìm kiếm thông tin

Bạn hãy chú ý vào những phần có chứa keywords của câu hỏi, những phần được in đậm, hay in nghiêng. Tùy vào câu hỏi mà xác định các đối tượng như: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, giá tiền… và các lưu ý nếu có sự thay đổi.

Đề thi sẽ có 1 văn bản cho dạng này, với 2 câu hỏi.

 

Hướng dẫn giải ví dụ:

Đầu tiên, hãy đọc qua một lượt toàn bộ văn bản.

Đây là tờ rơi về việc tổ chức một sự kiện, nó trình bày một cách khá dễ hiểu các thông tin như ngày giờ, địa điểm, phí tham dự.

Sau khi đọc qua một lượt, hãy thử đọc qua câu hỏi.

Ở đây có câu hỏi là “Họ sẽ làm những gì?”, do đó hãy đọc một cách cẩn thận phần “nội dung” của tờ rơi. Hãy đọc lại tất cả một lần nữa để chắc chắn xem ngoài ra còn có thông tin gì khác không. Sau đó, đọc bốn đáp án và chọn đáp án phù hợp với nội dung của tờ rơi. Ở đây, chúng ta sẽ chọn đáp án chứa thông tin được viết ở phần “nội dung”. Do đó, đáp án đúng là 3.

Câu hỏi tiếp theo là về chi phí. Ở đây có tiền phí nguyên liệu cho nhạc cụ và phí tham quan triển lãm trưng bày nhạc cụ, hãy tính tổng hai loại phí đó. Nếu vội thì có thể sẽ bỏ qua thông tin nào đó, do vậy hãy thật chú ý. Ở đây, chúng ta cần tính tổng hai loại phí đó nên đáp án đúng là 3.

 

Vậy là JLPT – Test đã đi qua hết các dạng bài của Đọc hiểu sẽ xuất hiện trong kỳ thi JLPT và các mẹo, hướng dẫn cách làm của từng dạng bài. Đây chỉ dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của chúng mình nên sẽ còn nhiều thiếu sót, nhưng mong rằng, vài tips nhỏ này sẽ giúp các bạn ôn thi tốt hơn và vứng tâm hơn khi đi thi.

 

 

Cập nhật thông tin chi tiết về Cấu Trúc Đề Thi Jlpt Phần Đọc Hiểu N1 Và Dạng Câu Hỏi Thường Gặp trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!