Xu Hướng 6/2023 # Cẩm Nang Du Học Nhật Bản Lớp 10 Từ A # Top 12 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cẩm Nang Du Học Nhật Bản Lớp 10 Từ A # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cẩm Nang Du Học Nhật Bản Lớp 10 Từ A được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chương trình học tại Nhật Bản Khóa THPT 1.5 năm

Đây là khoá dành cho học sinh chuẩn bị học xong lớp 11. Học sinh sẽ nhập học vào tháng 10 hàng năm và tốt nghiệp vào tháng 3 năm sau nữa. Yêu cầu về trình độ tiếng Nhật phải từ N4 trở lên. Thời gian lâu hơn học lớp 12 ở trường trong nước vì học sinh sẽ học bổ sung tiếng Nhật và các bài học không có trong chương trình học trong nước.

Khóa THPT 3 năm Khóa THPT 3.5 năm

Dành cho học sinh đã tốt nghiệp THCS , học sinh đang học lớp 10, lớp 11. Học sinh sẽ học tiếng Nhật trong vòng 6 tháng, tiếp đến là các khóa học tiếng Anh, rồi cùng nhập học chương trình THPT như những học sinh Nhật Bản khác. Yêu cầu trình độ tiếng Nhật để nhập học phải từ N5 trở lên.

Cơ hội và thách thức khi du học Nhật Bản từ lớp 10 Cơ hội học tập tại Nhật

Theo cẩm nang du học Nhật Bản cho du học sinh, Nhật Bản là một đất nước được thế giới công nhận có nền giáo dục chuyên nghiệp và tiên tiến, cùng với nền công nghiệp phát triển, mạnh về công nghệ – kỹ thuật và kinh tế đứng hàng thứ 3 thế giới. Đó là lý do mà Nhật Bản là một điểm đến du học nổi tiếng với học sinh trên khắp thế giới. Đến Nhật bạn sẽ nhận được nền giáo dục tốt hơn cũng như cơ sở vật chất đầy đủ nhất để có thể phát triển khả năng của cá nhân. Bên cạnh đó học hỏi được những phong cách sống và làm việc của người Nhật đáng ngưỡng mộ như làm việc không mệt mỏi, sự nghiêm túc – kỷ luật và cách làm việc nhóm.

Thách thức

Thách thức lớn nhất của du học sinh khi đến Nhật là thích nghi, với nếp sống, văn hoá, ẩm thực, thời tiết và khó khăn trong giao tiếp. Tài chính cũng là một gánh nặng với những học sinh du học sinh vừa học vừa làm thêm để trả học phí và sinh hoạt phí, vừa là áp lực học tập về phía nhà trường và gia đình.

Tiềm năng khi về nước

Thông thường các du học sinh chọn con đường học tiếp đại học ở Nhật do cơ hội được nhận ở các trường đại học lớn Nhật Bản sẽ nhiều hơn so với những du học sinh đến Nhật sau tốt nghiệp THPT. Nhưng nếu học sinh quyết định về nước cũng có nhiều tiềm năng. Bằng vốn kĩ năng sống có được khi sống ở Nhật, kiến thức học được, học sinh có thể học tốt ở một trường trong nước, vừa có thể làm thêm công việc tư vấn du học . Du học sinh Nhật vì đã trải qua nhiều khó khăn, biết kiên trì và chịu được cực khổ, những học sinh này chắc chắn sẽ thành công dù đến bất cứ nơi đâu.

Hồ sơ du học Nhật Bản lớp 10

Cẩm nang kinh nghiệm du học Nhật Bản sẽ giới thiệu cho các học sinh và quý bậc phụ huynh những loại giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ du học Nhật.

Hồ sơ cá nhân

Bản trích lục giấy khai sinh

Chứng minh thư nhân dân

Giấy chứng nhận/ bằng tốt nghiệp THCS

Học bạ cấp 2 / cấp 3 nếu đang học chương trình cấp 3 trong nước.

Hồ sơ người bảo lãnh Sự khác biệt về du học cấp 3 và du học sau khi tốt nghiệp cấp 3 Ưu điểm khi du học Nhật cấp 3 Ưu điểm khi du học Nhật sau khi tốt nghiệp cấp 3

Tiết kiệm tiền bạc, vì chi phí trước khi đi Nhật và sinh sống ở Nhật khá cao.

Tuổi đời càng lớn càng có kinh nghiệm ứng xử, sự từng trải và sức chịu đựng cao hơn, nhưng bù lại sức tiếp thu không bằng khi du học sớm vào đầu cấp 3, việc học tiếng Nhật từ đó sẽ khó khăn và lâu dài hơn.

Tập 1: Cẩm Nang Từ A

Trên trang này chúng tôi đã thu thập cho bạn tất cả các thông tin về Sách Vàng Du Học Mỹ – Tập 1: Cẩm Nang Từ A-Z Đăng Ký Dự Tuyển Và Săn Học Bổng Hệ Đại Học Mỹ sách, nhặt những cuốn sách, bài đánh giá, đánh giá và liên kết tương tự để tải về miễn phí, những độc giả đọc sách dễ chịu. Thông tin tác giảNguyễn Hữu QuangNguyễn Hữu QuangVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảGiáo dục Mỹ luôn được coi là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới, và du học Mỹ là ước mơ của số đông học sinh/sinh viên trên thế giới, trong đó các bạn trẻ Việt Nam. Tính tới cuối năm 2023, Việt Nam có 30.182 du học sinh theo học tại Mỹ, với mức tăng khoảng 4,5% so với năm 2023.Với các rào cản về chi phí và học lực, dường như du học Mỹ chỉ dành cho các học sinh siêu giỏi hoặc có điều kiện kinh tế tốt. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu về hệ thống giáo dục Mỹ, bạn sẽ nhận ra rằng du học Mỹ không khó như bạn tưởng, và để thực hiện được giấc mơ này, mấu chốt là bạn phải có định hướng và kế hoạch từ sớm. Cuốn sách này là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu kế hoạch chinh phục giấc mơ du học Mỹ.Mời bạn đón đọc. Cổng thông tin – Thư viện Sách hướng dẫn hy vọng bạn thích nội dung được biên tập viên của chúng tôi thu thập trên Sách Vàng Du Học Mỹ – Tập 1: Cẩm Nang Từ A-Z Đăng Ký Dự Tuyển Và Săn Học Bổng Hệ Đại Học Mỹ và bạn nhìn lại chúng tôi, cũng như tư vấn cho bạn bè của bạn. Và theo truyền thống – chỉ có những cuốn sách hay cho bạn, những độc giả thân mến của chúng ta.

Sách Vàng Du Học Mỹ – Tập 1: Cẩm Nang Từ A-Z Đăng Ký Dự Tuyển Và Săn Học Bổng Hệ Đại Học Mỹ chi tiết

Tác giả: Nguyễn Hữu Quang

Nhà xuất bản: Nxb Thế giới

Ngày xuất bản:

Che: Bìa mềm

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

ISBN-10: 9786047736072

ISBN-13:

Kích thước: 19 x 26 cm

Cân nặng: 462.00 gam

Trang: 212

Loạt:

Cấp:

Tuổi tác:

Cẩm Nang Du Học Hàn Quốc Tự Túc Từ A Đến Z

1. Xét điều kiện du học Hàn Quốc tự túc

Về cơ bản, du học Hàn Quốc yêu cầu học sinh, sinh viên đáp ứng các tiêu chuẩn sau, không phân biệt du học tự túc hay thông qua các đơn vị tư vấn du học:

Tốt nghiệp THPT

Điều kiện sức khỏe bình thường, không mắc các bệnh truyền nhiễm

Gia đình không có người định cư bất hợp pháp tại Hàn, không bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc

Học lực trung bình từ 6.0 trở lên

Chứng chỉ tiếng Hàn hoặc tiếng Anh (tùy thuộc vào chương trình đăng ký du học)

2. Chuẩn bị vốn ngôn ngữ và chi phí trước khi du học Hàn Quốc tự túc

Dù bạn đăng ký chương trình học bằng tiếng Anh hay tiếng Hàn khi đi du học Hàn Quốc tự túc thì vốn tiếng Hàn giao tiếp cơ bản là yếu tố cần thiết cho bạn thuận lợi hơn trong quá trình phỏng vấn visa và hoà nhập bắt nhịp với cuộc sống du học.

Chi phí du học tự túc tại Hàn Quốc cũng rất quan trọng và cần sự chuẩn bị chu đáo ngay từ ban đầu. Bạn cần tìm hiểu cụ thể, chi tiết và ước chừng các khoản chi phí từ học phí, sinh hoạt phí đến chi phí làm hồ sơ, thủ tục, không chỉ trong năm học đầu tiên mà cho toàn bộ thời gian du học Hàn Quốc. Thông thường, chi phí du học Hàn Quốc tự túc cần đóng trước khi nhập học vào khoảng 180 đến 220 triệu.

3. Chuẩn bị hồ sơ xin thư mời và Visa 3.1. Các giấy tờ nhất định phải có

Bản gốc học bạ 12 năm học

Bản gốc bằng tốt nghiệp, bảng điểm cấp 3, Đại học (nếu có)

Các giấy tờ đánh giá thành tích học tập xuất sắc, bằng khen trong quá trình học tập tại Việt Nam.

Hộ khẩu gia đình.

Chứng minh nhân dân của Bố, mẹ- người bảo lãnh, và của bạn.

Hộ chiếu của bạn (còn hạn trên 6 tháng)

Ảnh 3,5 x 4,5cm: số lượng 8-12 cái, phông nền trắng, chụp gần đây (nên chụp ngay trước khi làm hồ sơ .

Giấy bảo lãnh của Bố mẹ

Giấy xác nhận nghề nghiệp, thu nhập của bố mẹ

Lưu ý, tất cả các giấy tờ trên cần được dịch sang ngôn ngữ Anh hoặc Hàn và có công chứng đóng dấu xác nhận.

3.2. Các giấy tờ cơ bản khác cần có (không cần công chứng)

Chứng chỉ thi Topik (nếu có).

Giấy giới thiệu bản thân (viết tay bằng tiếng Hàn).

Kế hoạch học tập tại Hàn (viết tay bằng tiếng Hàn).

Sổ tiết kiệm ngân hàng: số dư tối thiểu 15.000-20.000USD (khoảng 350-450.000.000 VND).

4. Xác thực hồ sơ, dán tem và đóng dấu tím của cơ quan đại diện chính phủ Hàn Quốc tại Việt Nam

Để xác thực hồ sơ, các bạn đến tại địa chỉ Tầng 7, 117 Trần Duy Hưng, tòa nhà Charmvit, để nhận giấy hẹn. Trên đó có ghi ngày hẹn muộn nhất để mang hồ sơ lên nộp xác thực, trong thời gian đó Đại sứ quán có thể liên lạc yêu cầu bạn mang hồ sơ tới để Hợp pháp hoá.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại Giao Việt Nam ở 40 Trần Phú, Hà Nội để xin dán tem xác thực hợp pháp hóa.

5. Nộp hồ sơ cho các trường Hàn Quốc để đăng ký và nhận thư mời

Để gửi hồ sơ đăng ký đã chuẩn bị ở trên, có 2 hình thức: qua email bằng bản scan online cho trường xét duyệt; hoặc gửi hồ sơ gốc theo đường bưu điện tới địa chỉ trường. Nói chung, bạn cần liên hệ trước với trường để được hướng dẫn và gửi hồ sơ theo thời hạn tuyển sinh của nhà trường.

Sau khi xem xét hồ sơ, nếu trường nhận bạn họ sẽ gửi cho bạn 1 bản Invoice ( hóa đơn nộp học phí) và bạn ra ngân hàng đóng tiền qua trường theo tên và số tài khoản của trường gửi cho bạn.

Nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận, nhà trường sẽ gửi cho bạn bản Invoice thông báo học phí và thời gian nộp học phí, số tài khoản tại Hàn Quốc của nhà trường. Bạn có trách nhiệm đóng tiền cho trường qua ngân hàng Việt Nam theo Invoice đó. Sau từ 1 đến 2 tuần, nhà trường sẽ gửi thư mời nhập học qua bưu điện để bạn bổ sung vào hồ sơ xin visa.

6. Thủ tục xin Visa khi du học Hàn Quốc tự túc

Bước tiếp theo và cũng là một trong những bước quan trọng quyết định kết quả tự làm hồ sơ du học Hàn Quốc của bạn, đó là xin visa du học. Thông thường thủ tục xin visa sẽ mất khoảng 4 tuần, do đó bạn cần chuẩn bị giấy tờ và sắp xếp thời gian hợp lý.

Giấy nhập học bản gốc

Bằng tốt nghiệp, bảng điểm Trung học phổ thông hoặc Đại học/ Cao đẳng (dịch thuật tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng kèm bản gốc)

Thư tự giới thiệu về bản thân (viết tay bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)

Kế hoạch học tập khi sang du học Hàn Quốc (viết tay bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh)

Sơ yếu lý lịch (dịch thuật tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng kèm bản gốc)

Giấy khai sinh và Hộ khẩu (dịch thuật tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng kèm bản gốc)

Chứng minh tài chính bao gồm Chứng minh nghề nghiệp và thu nhập hợp pháp của bản thân hoặc người bảo lãnh (dịch thuật tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng)

Sổ tiết kiệm bao gồm bản gốc, 1 bản sao và xác nhận số dư tiền gửi bằng tiếng Anh của ngân hàng trong vòng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ.

Cam kết bảo lãnh tài chính. Bản cam kết này do người bảo lãnh tài chính viết và được chứng thực từ địa phương.

7. Có nên du học tại Hàn Quốc tự túc không?

Tự làm hồ sơ du học Hàn Quốc sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho các trung tâm tư vấn nhưng đổi lại có thể gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian không mong muốn nếu như gặp trở ngại ở bất kỳ khâu nào.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng ngay từ khi bắt đầu muốn du học tự túc tại Hàn Quốc. Để có được sự hỗ trợ, kinh nghiệm tốt nhất, bạn hãy tìm đến các công ty tư vấn du học uy tín và trách nhiệm. Điều này có thể giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trong hành trình du học mà không mất thêm nhiều khoản chi phí phát sinh.

Cẩm Nang Du Học Nhật Bản: Làm Thế Nào Để Định Cư Tại Nhật?

Du học sinh muốn định cư tại Nhật Bản cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Định cư nói đến vấn đề sẽ sinh sống dài lâu tại đâu đó, vì vậy với mỗi quốc gia đặc biệt là những nước phát triển việc xét cho người nước ngoài định cư tại đất nước mình phải được xem xét hồ sơ xin visa rất kỹ lưỡng. Không thể phủ nhận Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong nhiều năm trở lại đây và luôn thu hút được du học sinh cũng như lao động Việt đến học tập, làm vệc tại Nhật. Tuy nhiên dù chính sách giáo dục và môi trường ở Nhật rất hấp dẫn nhưng thủ tục để định cư dài hạn hay còn gọi là vĩnh trú tại Nhật thì khá là phức tạp, khó khăn. Khó nhưng không phải không thể, nhất là khi bạn đến Nhật theo hình thức du học bạn hoàn toàn có thể định cư tại Nhật khi làm hồ sơ xin visa vĩnh trú lâu dài.

Thông thường có 2 cách để bạn sống lâu dài tại Nhật, một là xin vĩnh trú hoặc bạn có thể nhập Quốc tịch. Cả 2 tư cách này hầu như không khác nhau mấy về quyền lợi như vay ngân hàng để mua nhà, thành lập công ty, làm người bảo lãnh … Tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là vĩnh trú vẫn là người nước ngoài, còn nhập Quốc tịch rồi thì bạn sẽ là công dân Nhật, mang hộ chiếu Nhật, đổi sang tên Nhật (phải bỏ quốc tịch Việt Nam vì Nhật chỉ cho phép mang 1 Quốc tịch).

Có điều kiện về hành vi tốt, không vi phạm pháp luật, không gây rắc rối, tổn hại nào khi sống tại Nhật.

Sống liên tục tại Nhật trên 10 năm, trong đó trên 5 năm sống với tư cách visa lao động (人文知識・国際業務 (Specialist in Humanities/International Services), 技術 (Engineer).

Visa hiện tại phải có thời hạn dài nhất trong các mức cho phép (Ví dụ nếu là Engineer thì visa này phải có giá trị là 3 năm). Nghĩa là phải đi làm tại Nhật, gia hạn visa đúng thời hạn.

Đặc biệt, trong quá trình du học Nhật Bản, nếu kết hôn với người Nhật thì hoàn toàn có thể định cư vĩnh viễn, xin visa vĩnh trú khi đã sống trên 3 năm kể từ ngày kết hôn. Hoặc nếu là con đẻ hoặc con nuôi của người Nhật thì chỉ cần sinh sống trên 1 năm ở Nhật. Trường hợp này rất dễ dàng bởi thường khi du học Nhật Bản, các bạn du học sinh ở trọ theo hình thức Homestay vì thế mà có rất nhiều gia đình Nhật neo người muốn nhận con nuôi nếu bạn ngoan ngoãn và chân thành. Khả năng định cư tại Nhật cũng dễ hơn rất nhiều.

Điểm khác nhau giữa xin visa vĩnh trú và nhập Quốc tịch Nhật Bản

Hồ sơ xin visa vĩnh trú bạn có thể nộp tại Cục quản lý nhập cảnh. Khi nộp hồ sơ cần có người bảo lãnh và phải nộp giấy chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.Thực tế giấy tờ xin vĩnh trú đơn giản hơn chỉ cần Giấy chứng minh thu nhập, đóng thuế của 3 năm…đơn giản hơn giấy tờ xin nhập quốc tịch rất nhiều.

Khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch bạn cần đến Bộ Tư pháp. Tuy không cần người bảo lãnh nhưng giấy tờ lại cần nhiều. Ví dụ như bản sao Giấy khai sinh của mình, của anh chị em, giấy kết hôn của bố mẹ. Giấy kê khai thu chi của 1 tháng, vẽ bản đồ khu vực sinh sống, viết lý lịch từ lúc sinh ra cho tới hiện tại học ở đâu, làm gì, địa chỉ thế nào…, kê khai tên thành viên gia đình sống ở Việt Nam và Nhật (nếu có), giấy lý do xin nhập Quốc tịch trong đó có phần xin đổi tên thành tên Nhật.

Về thời gian chờ kết quả: Với hồ sơ xin vĩnh trú, từ sau khi nộp đơn bạn sẽ phải chờ 6-8 tháng đến 1 năm. Bình thường thì khoảng 6-8 tháng. Có trường hợp đặc biệt thì 3-4 tháng nhưng rất hiếm.Với trường hợp xin nhập Quốc tịch, sau khi nộp đơn tới lúc có kết quả chính thức là mất khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi, có người mất 2 năm.

Thông thường, khi nộp đơn được 1-2 tháng thì phía cơ quan thẩm quyền của Nhật sẽ gọi bạn tới phỏng vấn. Để phía Nhật đồng ý cho bạn nhập Quốc tích thì mất khoảng 8 đến 10 tháng nữa, trong trường hợp đối với vợ/ chồng người Nhật có thể nhanh chóng hơn một chút.

Sau khi phía Nhật đồng ý cho bạn nhập Quốc tịch, thì bạn phải tới ĐSQ hay TLSQ Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch. Thời gian chờ phía Việt Nam ký cho thôi Quốc tịch cũng mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm, có người 1 năm rưỡi. Nếu nhận đc quyết định cho thôi Quốc tịch bạn cần đến Ủy ban quận, huyện,.. nơi bạn sinh sống để đưa Chứng nhận nhập tịch và trả lại Thẻ ngoại kiều/ Thẻ cư trú cho Cục XNC đồng thời làm thủ tục đổi tên tài khoản ngân hàng hay các thủ tục cần thiết khác.

Lệ phí: Nếu có kết quả bạn xin được Vĩnh trú thì phải nộp 8000 yên còn ko được thì ko phải nộp. Xin nhập Quốc tịch bạn không mất đồng nào, tuy nhiên khâu thôi quốc tịch tại Việt Nam thì bạn sẽ phải mất một khoản.

Tư cách lưu trú của 2 hình thức này cũng có ít điểm khác nhau. Với visa vĩnh trú người nước ngoài định cư ở Nhật không bị giới hạn việc làm tuy nhiên cần gia hạn Thẻ lưu trú 7 năm 1 lần tại Cục QLNQ. Trong trường hợp nếu rời nước Nhật quá 1 năm sẽ bị mất quyền vĩnh trú.

Khi bạn xin được nhập quốc tịch bạn sẽ là người Nhật, mang hộ chiếu Nhật, có hộ khẩu tại Nhật. Dù có phạm pháp cũng không bị trục xuất khỏi nước Nhật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cẩm Nang Du Học Nhật Bản Lớp 10 Từ A trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!