Xu Hướng 3/2023 # Các Suất Học Bổng Do Chính Phủ Nước Ngoài Tài Trợ Tại Việt Nam # Top 8 View | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Suất Học Bổng Do Chính Phủ Nước Ngoài Tài Trợ Tại Việt Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Các Suất Học Bổng Do Chính Phủ Nước Ngoài Tài Trợ Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tin tức du học

Săn học bổng theo đề án

Với điều kiện kiểm tra đầu vào cực kỳ ngặt nghèo, học bổng theo các đề án của Chính phủ được coi là danh giá nhất Việt Nam hiện nay. Trước đây, Đề án 322 được xem là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, đề án này đã hết hạn và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo mới giai đoạn 2013-2020 với tổng kinh phí khoảng 2.070 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được gọi là Đề án 599.

Nhiều mục tiêu đào tạo hấp dẫn

Đề án 599 ưu tiên đào tạo trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, quản lý công, khoa học xã hội và nhân văn, nhất là đối với các ngành nghề mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo, thuộc lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực có nhu cầu cao. Mục tiêu của đề án là đào tạo khoảng 1.650 người có trình độ thạc sĩ, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đối tượng giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH chiếm khoảng 60%; đối tượng thuộc các ngành quân đội và công an chiếm khoảng 10% và đối tượng thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các bộ, ngành, cơ quan khác của Nhà nước chiếm khoảng 30%. Ngoài ra, đề án còn đào tạo trình độ ĐH đối với học sinh đạt giải Olympic quốc tế, học sinh có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù theo nhu cầu nhân lực trình độ cao với số lượng khoảng 150 người.

Tìm hiểu các suất học bổng chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

Đầu vào khắt khe : Với nhiều mục tiêu đào tạo hấp dẫn nên các suất học bổng theo đề án của Chính phủ cũng ngặt nghèo. Cụ thể:

Đối với học sinh: Phải đạt huy chương Olympic quốc tế, đạt điểm thi đại học cao nhất Đối với sinh viên: Phải tốt nghiệp ĐH loại giỏi; có hợp đồng trở thành giảng viên ĐH, CĐ và được các trường cam kết bảo lãnh về tài chính để sau khi tốt nghiệp trở về trường công tác; được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển. (theo khối thi và không tính điểm thưởng). Đối với giảng viên: Phải là cán bộ trong biên chế, hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với tổng thời gian công tác từ một năm trở lên (không chấp nhận hợp đồng thử việc); đang công tác tại các trường ĐH, CĐ, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trung tâm công nghệ cao hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển.

Ngoài ra, đối với mỗi đối tượng cụ thể thì phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định. Tham khảo thông tin chi tiết tại chúng tôi

Ngoài ra, người học sau khi về nước bắt buộc phải làm cho đơn vị cử mình đi học hoặc chịu sự phân bổ của Nhà nước về các đơn vị công tác trong năm năm. Nếu không làm thì sẽ buộc phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí cùng với lãi suất theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, nếu may mắn thì người học khi về cơ quan cũ sẽ được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, lương cũng cao hơn.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Ưu tiên ngân sách đào tạo cán bộ đầu tàu

Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn, Nhà nước vẫn ưu tiên dành một khoản tiền lớn để thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ chất lượng cao. Nhờ đó, những năm qua các trường ĐH, CĐ, các cơ quan nghiên cứu… đã được bổ sung một lực lượng cán bộ, tuy còn khiêm tốn nhưng là đầu tàu để dẫn dắt việc đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo Pháp luật TPHCM

‘Chìa Khóa’ Săn Học Bổng Chính Phủ Nước Ngoài

Sẵn sàng du học – Để nhận học bổng của đại học và chính phủ nước ngoài, ứng viên phải có quá trình chuẩn bị lâu dài về nhiều mặt, nhất là bài luận.

Theo chị Trần Thị Dung – nhận học bổng thạc sĩ ngành chính sách và thực tiễn về người khuyết tật tại ĐH Flinders, Úc, săn học bổng là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai có thể đạt được.

Người muốn xin học bổng cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu, tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về học bổng như tiêu chí lựa chọn, yêu cầu tiếng Anh…

“Ngoài những tiêu chí căn bản để xét hồ sơ ứng viên như năng lực chuyên môn, năng lực học thuật, kinh nghiệm làm việc… ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên phẩm chất cá nhân như khả năng lãnh đạo và có tiềm năng trở thành người có đóng góp và ảnh hưởng đến cộng đồng trong tương lai.

Do đó, các bạn nên tận dụng các cơ hội tham gia và các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt”, chị Dung nhắn nhủ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Dương – nhận học bổng toàn phần bậc phổ thông tại New Zealand, học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc, học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ tại ĐH Cambridge (Anh Quốc) chia sẻ: “Mẹ mình là giáo viên nên luôn quan tâm và muốn mình học tốt tất cả các môn chứ không thiên về môn học nào. Đây là điều rất quan trọng khi tìm học bổng cũng như khi học ở nước ngoài.

Các bạn hãy làm tốt những gì các bạn đang làm trong hiện tại bởi thành tích mà các bạn đạt được bây giờ sẽ là yếu tố quyết định cho ngày mai”.

Trong khi đó Phạm Ngọc Hải – nhận học bổng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển và quốc tế (ĐHQG Úc) năm 2016, lưu ý điều kiện tiếng Anh là một trong những yêu cầu khi các bạn nộp hồ sơ.

“Các bạn nên kiểm tra kỹ xem mình thuộc nhóm ứng viên nào để biết được điểm IELTS mà mình cần phải có để có được kế hoạch chuẩn bị phù hợp.

Các bạn không phải nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ cũng nên xây dựng kế hoạch ôn tập để chuẩn bị cho bài thi IELTS mà các bạn sẽ phải tham dự nếu các bạn vượt qua được vòng hồ sơ”, Hải nói.

Võ Đăng Khoa – đang theo học thạc sĩ sức khỏe tại ĐH Canterbury, cho biết mình không dưới 6 lần nộp hồ sơ học bổng nhưng đều rớt.

“Có thể kỹ năng viết bài luận của mình lúc đó chưa tốt nên bài luận chưa thể hiện được hết mong muốn cũng như mục tiêu bản thân, chưa thuyết phục được nơi cấp học bổng”, Khoa nói.

Theo Khoa, mục tiêu trong bài luận phải rõ ràng, phải nói được ý nghĩa của ngành học đối với mình, những kỹ năng bản thân, làm sao để hồ sơ mình không gượng ép.

Một số bạn vì muốn có học bổng mà “chọn đại” ngành học nào đó để nộp hồ sơ nên từ bài luận và phỏng vấn, người ta sẽ nhận ra sự không logic trong mục tiêu của bạn nên bị rớt.

Một điểm cần lưu ý khi phỏng vấn là cần trả lời thành thật, động cơ học tập, mình đã chuẩn bị những gì cho khóa học đó, người phỏng vấn sẽ nhận ra điểm sơ hở, thiếu logic nếu bạn trả lời không thật.

Theo chị Trần Thị Dung, đối với học bổng chính phủ, khi viết hồ sơ các bạn nên chọn lọc và chỉ đưa những thông tin có thể làm nổi bật được điểm mạnh của các bạn và sự cần thiết phải đi học để về đóng góp cho Việt Nam.

Ở khía cạnh trình bày bài luận, anh Phạm Ngọc Hải cho biết một số bạn có tham khảo bài luận của một số ứng viên đã được học bổng của những năm trước, điều này không nên bởi lẽ có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi lối viết, cách triển khai bài luận của họ, vô hình chung điều này sẽ hạn chế sự sáng tạo cũng như điểm khác biệt thuộc về “cá nhân” trong cách triển khai bài luận cá nhân của bạn.

“Không nên viết các ý quá chung chung. Để người đọc có thể hiểu rõ ý tưởng, mình đã triển khai ý theo mô tuýp một câu giới thiệu ý sau đó là một câu diễn giải và cuối cùng có thể là một ví dụ.

Rớt học bổng chưa hẳn không tốt

Mai Thị Thanh Chung – học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Waikato theo học bổng của chính phủ NewZealand, gợi ý: nếu kỹ năng viết hồ sơ của mình chưa tốt thì nên chọn loại học bổng có thêm phần phỏng vấn, tránh học bổng chỉ xét trên hồ sơ.

Hồ sơ viết chưa tốt nhưng khi phỏng vấn, mình sẽ có thêm cơ hội để trình bày thêm quan điểm, mục tiêu và động cơ của mình đối với học bổng.

Việc rớt nhiều học bổng cũng không hẳn là điều xấu bởi qua mỗi lần như vậy chúng ta sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như bài luận để có thể ứng tuyển vào các học bổng tốt hơn.

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Tuổi Trẻ

Chính Phủ Australia Trao Tặng 50 Suất Học Bổng Thạc Sĩ Cho Việt Nam

Đại sứ Australia Robyn Mudie chụp ảnh với các học viên chuẩn bị lên đường

Các học viên được lựa chọn dựa trên thành tích học tập, khả năng lãnh đạo và triển vọng tạo nên những thay đổi tích cực cho Việt Nam. Họ sẽ được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến tại Australia, trau dồi tri thức và xây dựng mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế, người khuyết tật, quản trị, an ninh lương thực, bình đẳng giới, y tế, nông ngư nghiệp, cơ sở hạ tầng và ổn định khu vực.

” Những nỗ lực của tôi trong thời gian qua đã mang lại kết quả. Tôi rất phấn chấn và mong chờ những thử thách và trải nghiệm thú vị ở Australia! ” – học viên Lý Sao Mai chia sẻ tại buổi hội thảo tiền du học dành cho học viên Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards).

Phản ánh cam kết thúc đẩy hòa nhập xã hội của Chính phủ Australia, một số suất học bổng Chính phủ Australia lần này được trao tặng cho các bạn học viên là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, và đến từ các vùng nông thôn khó khăn.

Học viên Nguyễn Minh Tuấn công tác tại trung tâm dành cho người khiếm thị mang tên Mái Ấm Thiên Ân tại TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: ” Học bổng này cho tôi cơ hội được học Thạc Sỹ về Giáo dục tại Đại học Flinders. Tôi tin rằng sau khi tốt nghiệp và trở về Việt Nam, tôi có thể góp phần củng cố các chương trình giáo dục hòa nhập và tìm ra giải pháp thiết thực cải thiện hoạt động giáo dục dành cho người khuyết tật tại các địa phương.”

Đại sứ Australia Robyn Mudie phát biểu tại buổi hội thảo trước khi lên đường của các bạn học viên học bổng Australia Awards

” Học bổng Chính phủ Australia trang bị cho thế hệ lãnh đạo tương lai những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo ra sự thay đổi. Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Australia, những học viên này sẽ quay trở về quê hương với những ý tưởng mới cùng năng lực chuyên môn vững vàng để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. Tôi tin rằng các bạn học viên sẽ có được những thành tích học tập xuất sắc tại Australia và xin chúc họ đạt được nhiều thành công trong tương lai! ” – Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam phát biểu.

50 học viên nhận học bổng lần này nằm trong số hơn 6.000 sinh viên Việt Nam được trao học bổng ngắn và dài hạn của Chính phủ Australia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Rất nhiều cựu sinh Học bổng Chính phủ Australia đã và đang giữ các vị trí lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân trên mọi miền của đất nước.

Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) là một phần của chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam, nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thịnh vượng và phát triển toàn diện, tính tới lợi ích của nhiều thành phần thông qua việc cung cấp các cơ hội học tập và đạo tạo kỹ năng nguồn nhân lực.

Chương trình Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) sẽ tiếp nhận hồ sơ xin học bổng niên khóa 2021 từ 01/02/2020 đến ngày 30/04/2020. Thông tin chi tiết được cập nhật trên trang web: http://www.australiaawardsvietnam.org/index.php/en/

Hà Cường

Người Nước Ngoài Muốn Định Cư Tại Việt Nam

Câu hỏi: Tôi là công dân Việt Nam có chồng là công dân Pháp. Chồng tôi về Việt Nam ở với tôi đã được 2 năm theo thời hạn của thẻ tạm trú. Để đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam tôi có thể xin cho chồng tôi định cư lâu dài tại Việt Nam được không?

Chuyên viên tư vấn: cảm ơn câu hỏi bạn đã gửi về cho chúng tôi. Với trường hợp này chúng tôi xin tư vấn như sau:

Định cư lâu dài tại Việt Nam hay còn gọi là hoạt động thường trú tại Việt Nam. Người nước ngoài muốn thường trú tại Việt Nam phải thuộc trường hợp được xét cho thường trú và phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định.

Chồng bạn muốn định cư lâu dài tại Việt Nam trước hết cần phải xem chồng bạn có thuộc trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam hay không. Tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định các trường hợp xét cho thường trú như sau:

“Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.”

Do đó, theo khoản 3 Điều này có thể thấy, chồng bạn thuộc trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, để xét cho thường trú phải đáp ứng được điều kiện quy định Điều 40 như sau:

” Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Với khoản 3 đòi hỏi người nước ngoài phải tạm trú liên tục tại Việt Nam từ 03 năm trở lên. Tuy nhiên chồng bạn mới tạm trú có 2 năm do đó không đáp ứng được điều kiện, nên không thể xin xét cho thường trú, định cư lâu dài tại Việt Nam được.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Suất Học Bổng Do Chính Phủ Nước Ngoài Tài Trợ Tại Việt Nam trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!