Bạn đang xem bài viết Bài Luận Đầy Xúc Cảm Chinh Phục Ban Tuyển Sinh Của Harvard, Stanford Và Princeton được cập nhật mới nhất trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài luận về tuổi thơ sóng gió bị bắt nạt này đã giúp Soa Andrian nhận được thư mời nhập học từ 14 trường đại học top đầu, bao gồm Harvard, Stanford và PrincetonTrong bài luận của mình, Soa Andrian kể lại kí ức về thăm Madagascar và bị nhóm trẻ con địa phương bắt nạt. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại là một hồi ức tuổi thơ,câu chuyện của Soa Andrian chính là chìa khoá gợi mở những suy nghĩ sâu sắc của cô về cuộc sống và thông điệp cô muốn chia sẻ : 1, Học tập là một cơ hội, không phải là gánh nặng và 2, Chúng ta luôn có đủ để cho đi. Có lẽ chính góc nhìn rất trưởng thành và nhân văn ấy đã giúp Soa Andrian chinh phục được phòng tuyển sinh khắt khe của những trường đại học top đầu thế giới.
” Four boys stood above me on a pile of garbage. Their words, “Bota, bota, matava” – “chubby”, “fatty” suffocated me:
A familiar sensation of frustration and hurt gripped me. Looking for defense I only saw a cinderblock at my feet, impossible for my eight year old body to heave, so, I screamed in English:
“You are just jealous that you are poor and I am American!”
As the words flew out of my mouth, I knew I was wrong – there was no sense of triumphant satisfaction. I abruptly turned and ran into the refuge of my aunt’s home.
Upon finishing a tearful narrative to my aunt and father, I preferred the comfort of the former’s arms. I avoided my father’s disappointment: I knew as well as he did, that I was not the victim.
Later, my hysteria subdued and guilt temporarily forgotten, I ventured outside to explore the crevices of Antananarivo. The boys were still playing atop the rubbish, then seeing me, scrambled off their mountain and ran in the opposite direction.
It’s okay, I thought, I wouldn’t be a fan of me either.
As I began walking up the street, I heard shouts:
“Wait, wait!”
The boys caught up to me and proudly waved hundred ariary bills in my face. In their broken English, they said in earnest and without malice,
“Look! We are not poor! We have money! We are Amreekan too!”
I agreed they were right and smiled sadly: one US dollar was the equivalent to seven thousand Malagasy ariary.
I was made sharply aware of what separated me from these children: oceans, experience, money. Politics, ignorance, the apathy of millions. Ironically, it was also the first time I belonged to my “motherland”. I could share in the simple joy of relishing what “is”, be proud of the sense of resourcefulness engendered by scarcity.
This memory has woven itself into my philosophy and my dreams. The very personal knowledge that millions live in a way such that electric toothbrushes are an unfathomable luxury (my cousin, Aina), has given me the following personal rules:
Education is an opportunity, not a burden;
You always have enough to share.
While I may not be certain of my future, I know for certain that I want to serve. I realize that service is as important an aspect of education as is academic work. I know this passion will follow me throughout my life and manifest itself in my actions at Harvard. This memory is a mandate to serve indiscriminately and without prejudice towards those I work with. I am all the more willing to cooperate to bring improvement to the community within the College and beyond the campus. I can bring innovation in problem solving born out of the deep desire to help others. I work for these boys, for all the proud Malagasy (and even those who are not proud to be Malagasy), and the children who cherish “what is” instead of mourning “what could be”.”
Làm Thế Nào Để Chinh Phục Học Bổng Mba Của Đh Harvard Danh Tiếng?
Khi theo đuổi bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) là bạn muốn học kinh doanh, mà trọng tâm của làm kinh doanh là tạo ra giá trị. Muốn tạo nhiều giá trị cho cộng đồng, bạn phải trở thành người lãnh đạo… Sẽ thế nào nếu “binh đoàn” theo sau bạn không biết bạn muốn gì, sẽ đi về đâu? Nguyên liệu tốt chưa đủ, hãy tìm “điểm ngọt ngào”
Bởi thế, theo diễn giả Bùi Quang Minh (Sinh năm 1983, thạc sĩ chương trình Quản trị Kinh doanh trường ĐH Harvard, Mỹ), việc bạn “hiểu bản thân mình” sẽ làm nên linh hồn của bộ hồ sơ MBA. Nó không chỉ đơn thuần giúp giải quyết tốt hồ sơ MBA các trường Mỹ tìm kiếm mà còn là cả cuộc đời bạn đằng sau đó.
Góp mặt tại Hội thảo “You Can Do It” do tổ chức phi lợi nhuận USGuide tổ chức tại Hà Nội, anh Bùi Quang Minh, đã “bật mí” chi tiết cách xây dựng bộ hồ sơ xin học bổng ấn tượng bằng chính trải nghiệm chinh phục thành công chương trình MBA của trường Harvard Business School (Trường Kinh doanh Harvard).
Anh Minh đã tốt nghiệp hạng ưu Đại học Sydney (Úc), được cấp học bổng Fulbright và đã hoàn tất bằng MBA Đại học Harvard (Mỹ) vào năm ngoái, sau đó về nước khởi nghiệp.
Theo học chương trình MBA (Master of Business Administration – Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) danh tiếng trường Harvard nói riêng và tại Mỹ nói chung là giấc mơ của rất nhiều người.
Khác với các bằng thạc sĩ khác, MBA đa số đều yêu cầu bạn có kinh nghiệm làm việc một vài năm. Không nói đến các trường Ivy League với tỷ lệ được nhận vào trường chỉ khoảng 10-20%, các trường tốt trong top 100 đều rất cạnh tranh với ứng viên đến từ khắp thế giới và bộ hồ sơ chính là thước đo duy nhất của trường đối với bạn.
Cũng như vậy, phần học thuật với điểm GMAT, GPA, công việc, thành tựu bạn làm sau khi tốt nghiệp, những điểm thú vị của con người bạn… mới chỉ là những nguyên liệu tốt. Quan trọng hơn, bạn phải biết cách phối kết hợp chúng với nhau để nói lên một câu chuyện mà khi đọc câu chuyện đó, hội đồng tuyển sinh Mỹ hiểu được bạn là ai, đến từ đâu, muốn làm gì…
Giải quyết câu hỏi “Bạn là ai?”, “Muốn làm gì” không chỉ để trả lời mục đích công việc bạn theo đuổi mà là nhận diện ước mơ của cuộc đời bạn, bạn muốn dành nó để làm điều gì quan trọng. “Ngoài việc điểm phẩy cao, học xuất sắc thế nào, ứng viên bắt buộc phải chuyển tải được mục đích sống cốt lõi của bản thân”, diễn giả Bùi Quang Minh nhấn mạnh.
Nếu chưa tìm được thì phải tự vấn: Tại sao bạn muốn đi học MBA? Sau MBA bạn sẽ muốn làm gì? Và muốn trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải hỏi đam mê, sở thích, công việc bạn yêu nhất là gì. Công việc đó giúp bạn tận hưởng cuộc sống từng ngày chứ không phải nói đến cụm từ “tôi phải đi làm” một cách khổ sở.
Thạc sĩ Bùi Quang Minh ví cốt lõi của các câu hỏi trên giúp chúng ta là “điểm ngọt ngào”. Đó là điểm giao thoa thỏa mãn 3 yếu tố: Enjoy it (thích thú, tận hưởng công việc đó), Master it (có kỹ năng để làm tốt) và With impact (có ảnh hưởng, có ích với cộng đồng). Những người thành công thường là người tìm được 3 yếu tố này và viết nên câu chuyện giấc mơ của cuộc đời mình.
Tại sao mục đích quan trọng đến vậy?
Giải thích tầm quan trọng của việc thể hiện tính mục đích rõ ràng, anh Minh cho hay: Khi theo đuổi MBA là bạn muốn học kinh doanh, mà trọng tâm của làm kinh doanh là tạo ra giá trị. Muốn tạo nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng, bạn phải trở thành người lãnh đạo vì sức một người có hạn. Bạn phải tổ chức các nhóm dưới mình, chung sức chạy kế hoạch đã định hướng, tức là bạn phải lãnh đạo tổ chức lớn (càng lớn càng tốt) và ngày càng tạo ra nhiều giá trị. Làm sao bạn có thể đi xa, có thể tạo ra nhiều ra trị nếu “binh đoàn” theo sau bạn không biết bạn muốn gì, sẽ đi về đâu… Mục đích của mình không chỉ đơn thuần giải quyết hồ sơ MBA tốt mà còn cả cuộc đời của bạn đằng sau đó nữa.
– Ý thức được bản thân: Mục tiêu cuộc sống của mình là gì? Từng hoạt động bạn tham gia, công việc quá khứ, ước mơ tương lai… sẽ thể hiện bạn hiểu về chính mình và muốn đi đâu.
– Bộ hồ sơ phải trọn vẹn: Hội đồng sẽ đánh giá toàn bộ chứ không chỉ mình điểm số. Các yếu tố đó vừa là kỹ năng học, vừa là đam mê của bạn, ước mơ của bạn có tốt đẹp và có thực hiện được hay không.
– Quyết tâm chinh phục ước mơ: Bạn nên thể hiện quyết tâm đó qua các câu chuyện trong bài luận…
– Dùng MBA làm tương lai: Đánh giá một con người là “nhìn vào tiểu sử của họ”. Hội đồng tuyển sinh cũng như chúng ta chỉ có thể sử dụng những thứ trong quá khứ của một con người để nhìn nhận họ. Bộ hồ sơ của bạn cũng phải thể hiện được những gì đã làm trong quá khứ, hứa hẹn bạn sẽ thành công trong tương lai. Và, bạn có thể dùng MBA để làm nên tương lai…
Ở phần Career (kinh nghiệm làm việc), ứng viên nên tập trung vào những lá thư giới thiệu, kể câu chuyện về hướng đi của bạn, những gì đã qua, sai lầm tuổi trẻ, khát khao theo đuổi đam mê.
Bạn cũng cần trả lời, tại sao bạn lại học MBA, tại sao là thời điểm này? Giám khảo muốn thấy bạn dùng MBA như một cú hích, giúp thay đổi tốc độ sự nghiệp của bạn (đẩy bạn lên đỉnh cao và tạo nhiều giá trị hơn nữa). Do vậy, thời điểm rất quan trọng, bạn nên sử dụng MBA vào 1 lần trong đời để bù đắp thiếu hút và tăng tốc sự nghiệp.
Đáng chú ý, những yếu tố giúp bạn trở thành con người thực sự trong bộ hồ sơ sẽ không chỉ nằm ở các con số. Anh Bùi Quang Minh chia sẻ: “Con người là thực thể có cảm xúc, ước mơ, động lực, sai lầm chứ không đơn thuần là GMAT, GPA, thành tích… Không chỉ là những con số mà là độ hiểu bản thân của bạn”.
Tin Giáo Dục : Trò Chuyện Với Nữ Sinh Việt Chinh Phục Đh Harvard
Thứ hai, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Gặp Lã Hồ Thị Minh Khuê (lớp 12 toán 1 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam), cô nữ sinh vừa giành học bổng ĐH Harvard, bất ngờ vì tài năng của Khuê không chỉ ở môn toán…
Với học bổng toàn phần từ Harvard, Minh Khuê được hỗ trợ tiền học và tiền ăn ở là 69.000 USD/năm, ngoài ra, trường còn hỗ trợ chi phí đi lại về thăm gia đình (2 lần/năm), bảo hiểm y tế và nhiều phụ phí sinh hoạt cá nhân khác.
PV Infonet đã có cuộc trò chuyện với cô nữ sinh đầy tài năng này:
Xuất phát điểm của Khuê là một “dân chuyên Anh” của trường THCS Giảng Võ, để có thể thi được vào lớp chuyên Toán của Ams, Khuê có gặp nhiều khó khăn?
Do được làm quen Tiếng Anh với người bản ngữ từ năm lên 5 tuổi, đến năm lớp 5, em đã đoạt giải Olympic tiếng Anh toàn TP Hà Nội, trước ban giám khảo là người Anh. Từ nền tảng ấy, lên lớp 6 em đã thi vào lớp chuyên Anh của THCS Giảng Võ, và cho đến tận bây giờ em thấy đó vẫn là một quyết định đúng đắn.
Em được nhen nhóm niềm yêu thích toán học từ nhỏ, qua những anh chị sinh viên Toán tài năng được mẹ cho làm quen. Một điều may mắn là em luôn được học với những thầy cô giỏi và yêu nghề. Thực sự, các thầy cô và anh chị đó đã “gieo” cho em niềm đam mê với toán và chuẩn bị cho em hành trang tốt để bước vào THPT, nên em thấy không quá khó khăn để bắt nhịp.
Mẹ luôn ở bên và động viên Khuê theo đuổi những niềm đam mê: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công ắt sẽ đến”
Để vào được chuyên toán 1 của Ams, các em phải là những người học “khủng khiếp” lắm, Khuê nghĩ sao?
Lúc đầu, em chỉ vào được lớp toán 2, đến đầu năm lớp 11 em mới thi lên toán 1 của Ams. Bản thân em rất thích học môn toán, vì em hiểu toán học là chiếc chìa khóa khoa học cho em hiểu nhiều quy luật tự nhiên, chứ không chỉ là những hằng đẳng thức khô khan. Đặc biệt, trong lớp chuyên toán, có nhiều bạn thông minh, tài năng không kém những anh chị sinh viên từng đoạt giải quốc tế toán học mà em từng được quen, nên em thấy rất thú vị. Tục ngữ có câu “Học thày không tày học bạn” – em học được ở bạn bè rất nhiều và rất trân trọng điều đó.
Về con đường lập nghiệp sắp tới, Khuê có tiếp tục theo đuổi toán học?
Em nghĩ không chỉ ngành toán cơ bản, mà nhiều ngành học cũng đòi hỏi tư duy toán học. Vì vậy, khi được học chuyên Toán em trưởng thành lên rất nhiều trong khả năng tư duy ở nhiều lĩnh vực khoa học khác, kể cả nghệ thuật. Trường Đại Học Harvard sẽ cho em rất nhiều cơ hội để em tìm tòi và khám phá những lĩnh vực khác nhau, ở đó em sẽ nhận thấy lĩnh vực nào là phù hợp nhất với thế mạnh của bản thân.
Ngoài việc học, Khuê có tham gia những hoạt động ngoại khóa?
Em bắt đầu học nghệ thuật (piano cổ điển và hội họa) từ lúc 5 tuổi, và hai môn nghệ thuật đó luôn đồng hành với em từ đó đến nay. Sau gần 2 năm khổ luyện, em đã có được hai dự án nghệ thuật diễn ra vào hè 2013 (đêm hòa nhạc Giai điệu mùa hè với bản Piano Concerto số 3 của Beethoven với dàn nhạc giao hưởng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam mà em là pianist; và một triển lãm nghệ thuật mang tên Tình yêu của tôi, với 22 bức tranh sơn dầu và lụa…). Nguồn quỹ thu được từ hai dự án không nhiều, nhưng cũng đủ để em xây dựng 22 tủ sách tri thức-nghệ thuật, thực hiện dự án Sách hóa nông thôn các tỉnh Thái Bình, Sóc Trăng, Tây Nguyên… cho nhiều em nhỏ không có điều kiện đọc sách.
Niềm đam mê piano đã góp phần giúp Khuê gây được quỹ mua sách cho nhiều trẻ em nghèo
Bắt đầu từ khi nào Khuê có ước mơ du học?
Câu hỏi của anh rất thú vị nhưng để trả lời được một thời điểm cụ thể thì thật khó. Bởi ngay từ bé, em đã có mơ ước trở thành một công dân toàn cầu khi thường xuyên được tiếp cận những tác phẩm nghệ thuật của các nhà soạn nhạc như Beethoven, Chopin,… hay những tiểu thuyết của các nhà văn thế giới.
Với mục tiêu du học, em hoàn toàn có thể thi chuyên Anh hay “an phận” với toán 2 để dồn tâm sức vào những thứ cần thiết cho bản hồ sơ du học, tại sao Khuê vẫn theo đuổi toán ở giai đoạn THPT?
Em đã học nhiều bộ môn khác nhau theo triết lý mà mẹ dạy em từ bé: “Hãy học tập và lao động theo đam mê, thành tựu tự khắc sẽ đến”. Những tiêu chí của du học dường có sự đồng nhất với những gì em đã và đang khổ luyện. Em cũng không phải đứng trước bất cứ một sự lựa chọn nào giữa việc học tập và nộp hồ sơ. Trong quá trình làm những điều mình thực sự đam mê, thì tự nhiên em cảm thấy hạnh phúc.
Có một cuốn sách “Em phải đến Havard để học kinh tế”, tức nhiều người cho rằng đến Harvard để theo học về kinh tế, nhưng dường như Khuê không như vậy?
Không chỉ riêng anh, mà rất nhiều người đã hỏi em về điều này. Và chính em cũng đã tự đặt ra câu hỏi đấy cách đây 3 năm. Câu trả lời của mẹ em là: “Vậy con hãy tự tìm hiểu đi”. Từ đó, em bắt đầu tìm hiểu về trường Harvard. Trong hiểu biết của em, Harvard là một đỉnh cao về tri thức nhân loại, tạo những điều kiện tốt nhất để có thể tiếp cận tinh hoa của nhân loại. Nhưng trên hết, em chọn Havard bởi triết lý của trường phù hợp với những gì mà em được dạy, đó là: “Chúng ta học để phát triển tố chất, chứ không phải vì có sẵn tố chất mới được học”.
Cảm ơn Minh Khuê và chúc em luôn thành công!
Nữ Sinh Đạt Học Bổng 7 Tỷ Của Harvard Nhờ Viết Bài Luận Về Tên Mình
Với mức hỗ trợ học phí 100% lên đến 7 tỷ đồng cho 4 năm học, Tôn Nữ vui sướng đến mức đã bật khóc ngay khi nhận kết quả. Bài luận viết về cái tên cùng với những thành tựu khác đã giúp cô bạn theo học ngành Nhân văn tại Đại học Harvard.
Một mùa tuyển sinh nữa lại đến, các học sinh Việt đang hồi hộp đón đợi tin vui từ những tập hồ sơ gửi gắm ước mơ được chuyển đi khắp thế giới. Và không để chúng ta đợi lâu, chân dung nữ sinh Việt đầu tiên được nhận vào Harvard năm nay đã lộ diện.
Đó là Nguyễn Đình Tôn Nữ (sinh năm 1999, tại Hà Nội). Tôn Nữ đang là học sinh lớp 12 Anh1 của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Với mức hỗ trợ học phí 100% lên đến 7 tỉ đồng cho 4 năm học, Tôn Nữ vui sướng đến mức đã bật khóc ngay khi nhận kết quả. Đây là lần hiếm hoi trong 18 năm qua cô gái Hà Nội xúc động đến vậy.
Gửi đến Harvard bài luận: Vì sao tôi tên Nguyễn Đình Tôn Nữ?
Hạnh phúc đến bật khóc khi được học bổng 7 tỷ của Harvard nhưng thật bất ngờ khi Tôn Nữ tiết lộ đây không phải là giấc mơ của mình.
“Mình không mơ được vào Harvard, cái mình mơ là một môi trường giáo dục tiên tiến, cởi mở, nơi có thể giao lưu với bạn bè từ đủ mọi nơi trên thế giới, đủ mọi hoàn cảnh xuất thân, khác nhau về gần như tất cả mọi mặt trừ việc đều chia sẻ một niềm hứng thú với nhân loại và sự ham học hỏi, đam mê tri thức”, Tôn Nữ chia sẻ.
Trong đợt tuyển sinh này, ngoài Harvard, Tôn Nữ còn nộp hồ sơ đến các trường khác như Stanford, các trường Ivy League như là Yale, Princeton, Columbia vài trường Liberal Arts gồm Swarthmore và Williams. Cô bạn được Harvard, Williams và Swarthmore gọi tên trong khi những trường khác đều trượt, kể cả trường Tôn Nữ đinh ninh mình sẽ đậu.
Vào Harvard với mức học bổng “khủng”, dĩ nhiên là Tôn Nữ phải thuyết phục ban tuyển sinh. Điều đó được thể hiện phần nào qua bài luận gửi đến trường.
9X Việt đã kể cho các vị giáo sư tại đại học Harvard nghe một câu chuyện khá thú vị, đó là vì sao cô mang tên “Nguyễn Đình Tôn Nữ”.
“Nguyễn Đình là họ, Tôn Nữ là cháu gái. Tên mình nghĩa là người con gái của dòng họ Nguyễn Đình. Trong bài luận gửi đến Harvard mình viết về việc bố đặt tên mình là Tôn Nữ, không phải chỉ vì nó là một cái tên lạ, mà hơn thế, bố muốn gửi gắm mong ước rằng mình sẽ nối nghiệp của gia đình có nhiều đời là giáo viên và người có học. Suốt cuộc đời mình, mỗi lần tên “Nguyễn Đình Tôn Nữ” vang lên, mình sẽ được nhắc nhở rằng bất kể học được cái gì, đạt được cái gì, nó chỉ có ý nghĩa khi mình có thể phục vụ cộng đồng và đất nước”, Tôn Nữ giải thích.
Trong phần luận tự chọn gửi đến đại học Harvard, ngoài việc bàn về cái tên, Tôn Nữ còn nhắc đến “Cộng Hưởng”. Đây là một dự án về giáo dục được cô bạn thực hiện năm lớp 10 và cũng là sản phẩm đầu tay của nữ sinh.
“Để ấn tượng với hội đồng tuyển sinh, nhiều người sẽ chọn viết về thành công của mình nhiều hơn; nhưng bài luận của mình về “Cộng Hưởng” lại là một bài luận nói về việc mình đã thất bại như thế nào, đã phải đánh đổi những gì cho lý tưởng mà mình tin. Đến cuối cùng, mình học được những gì!”.
Đối với Tôn Nữ, việc viết bài luận này không chỉ đơn thuần là để xin học bổng ở các trường mà cô nhắm đến và càng không phải để được đậu vào Harvard. Cô bạn viết luận để nhìn lại chặng đường mình đã đi và rút ra những bài học mà không ai có thể dạy mình, những bài học mà chỉ có kinh nghiệm mới có thể chỉ ra.
Chọn học Nhân văn để hiểu thêm về nhân loại
Tôn Nữ nộp hồ sơ vào Harvard ngày 31/12 thì đến 31/3 cô bạn nhận phản hồi. 9X thi SAT (1560/1600), TOEFL (118/120), 3 môn SAT Subject Test (Hoá: 800, Toán 2: 740, Văn: 690) và viết một số bài luận.
Lựa chọn học ngành Nhân văn tại Harvard, Tôn Nữ bộc bạch lý do: “Mình muốn hiểu thêm về nhân loại. Những lớp mình học trong thời gian tham gia đội tuyển quốc gia đã tạo cho mình hứng thú với bộ môn triết học và các loại hình nghệ thuật khác nhau như thơ hay phim.
Đọc thơ của Chiyo-ni trong lớp của cô Phùng Hà Thanh, hay xem “video essay” của Slavoj Zizek trong giờ của thầy Trung T. Lê đã mở ra cho mình cả một thế giới mới. Với nguồn cảm hứng về các triết học, văn học hay nghệ thuật ngoài giờ lên lớp ấy, mình đã quyết định nộp hồ sơ vào Harvard ngành Nhân văn”.
Để có được thành công hôm nay, Tôn Nữ đã lên kế hoạch rất kỹ càng để bất cứ khi nào cơ hội đến, cô đều có thể nắm bắt. Khởi đầu từ việc nỗ lực học thật nhiều trong hai năm đầu học cấp 3. Tôn Nữ nỗ lực đầu tiên là vì dự án “Cộng Hưởng”, sau đó là đến đội tuyển quốc gia, chứ không hẳn là vì Harvard.
Tôn Nữ cảm thấy biết ơn. Cô bạn nói: “Mình bắt đầu chuẩn bị hồ sơ vào tháng 10/2016. Từ lúc đó cho đến tận bây giờ, thầy Luke Taylor của trung tâm Spark Prep đã sát cánh bên mình trong mọi thứ, từ chiến thuật viết các bài luận, đến những cụộc nói chuyện vu vơ lúc nửa đêm về Thiền, hay đồ ăn ngon ở Sài Gòn. Trong tất cả, em biết ơn thầy Luke Taylor nhất vì đã chịu đựng mình. Nhờ thầy, mình đã có một kì “apply” hết sức vui vẻ và thành công”.
Lớn lên trong gia đình có bố mẹ là những tấm gương sáng về vượt khó học giỏi và thành đạt, Tôn Nữ học được nhiều điều hay từ họ. Cô luôn thầm cảm ơn bố mẹ vì đã cho mình một môi trường có đầy đủ các yếu tố để có thể phát triển đúng định hướng mà không hề cảm thấy bị áp đặt.
Tôn Nữ hãnh diện nói: “Bố mình là nhà báo, mẹ là kỹ sư. Họ làm nên mọi điều khác biệt và là người có vai trò quan trọng nhất trong mọi thành công của mình, không phải chỉ lần này”.
Mượn câu phát biểu của nữ ca sĩ nổi tiếng Rihanna trong lễ nhận giải thưởng nhân đạo của ĐH Harvard vào tháng 3 năm nay, Tôn Nữ khép lại cuộc trò chuyện: “So I made it to Harvard!” (tạm dịch: Vậy là tôi đã đến Harvard rồi nè!).
NGUYỄN ĐÌNH TÔN NỮ
Năm sinh: 1999
Quê quán: Hà Nội
Học sinh lớp 12Anh1 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Sở thích: xem phim, nghe nhạc, đọc sách, chụp ảnh, làm phim, lái xe lòng vòng, tán dương cuộc đời
Nhất Thành phố Học sinh giỏi Tiếng Anh 2016
Nhất Quốc gia Học sinh giỏi Tiếng Anh 2017
Ban Chấp Hành Đoàn trường năm học 2016 – 2017
Trường ban PR Ngày Hội Anh Tài 2016
Chủ tịch câu lạc bộ Ams Media
Chủ tịch Debate Club
Founder dự án Cộng Hưởng
Thành viên nhóm Onion Cellar
Tham gia Parliamentary Debate World Congress tại Nhật năm 2016 và 2017
Tham gia Trường Teen VTV7
(Theo Tri thức trẻ)
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Luận Đầy Xúc Cảm Chinh Phục Ban Tuyển Sinh Của Harvard, Stanford Và Princeton trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!