Xu Hướng 10/2023 # 9 Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Nhật Dành Cho Người Nước Ngoài Bên Cạnh Jlpt # Top 15 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 9 Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Nhật Dành Cho Người Nước Ngoài Bên Cạnh Jlpt # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 9 Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Nhật Dành Cho Người Nước Ngoài Bên Cạnh Jlpt được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhắc đến chứng chỉ năng lực tiếng Nhật, chắc hẳn những người học tiếng Nhật đều nghĩ ngay đến chứng chỉ của Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) vốn đã phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bạn có biết rằng ở Nhật ngoài JLPT, còn rất nhiều kỳ thi năng lực tiếng Nhật khác dành cho người nước ngoài không? Nhiều kỳ thi trong số đó có tính ứng dụng cao trong đời sống và được nhiều cơ sở giáo dục cũng như doanh nghiệp Nhật Bản chấp nhận. Để giúp các bạn hiểu hơn về các kỳ thi năng lực tiếng Nhật, trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin về 9 kỳ thi năng lực tiếng Nhật phổ biến ở Nhật cũng như mức độ khó, hình thức thi và so sánh tương quan với JLPT. Tất cả các chứng chỉ này đều đã được Bộ Tư pháp và Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản công nhận, có địa điểm tổ chức thi ở cả Nhật Bản và Việt Nam nên những ai đang có ý định du học, lao động hoặc đơn giản là muốn kiểm tra năng lực của mình có thể cân nhắc đăng ký dự thi.

1. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại BJT (Business Japanese Proficiency Test)

BJT là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật sử dụng trong môi trường làm việc do Hiệp hội kiểm định năng lực Hán Tự Nhật Bản (Japan Kanji Aptitude Testing Foundation) tổ chức. Đúng như tên gọi của nó, đây không chỉ là một bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật thông thường mà chú trọng vào tiếng Nhật trong kinh doanh, giao tiếp thông qua các tình huống thương mại giả định mang tính thực tế cao. Kỳ thi này phù hợp với những người đang hoặc sắp đi làm tại các doanh nghiệp Nhật Bản, những người đã có vốn tiếng Nhật cơ bản và muốn nâng cao trình độ hơn nữa. Nếu bạn có chứng chỉ JLPT kèm theo chứng chỉ BJT này nữa, bạn sẽ được các nhà tuyển dụng ở Nhật Bản đánh giá cao hơn, cơ hội vượt qua vòng hồ sơ cũng sẽ cao hơn so với những ứng viên chỉ có chứng chỉ JLPT. 

Bài thi BJT được tiến hành theo hình thức trắc nghiệm, bao gồm 2 phần là đọc và nghe tập trung kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Nhật thông qua các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp; kiểm tra kiến thức về xã hội, văn hóa, doanh nghiệp Nhật Bản thông qua các câu hỏi xử lý tình huống. Kết quả bài kiểm tra không có trượt hay đỗ mà chỉ đánh giá năng lực thí sinh thông qua 6 cấp độ là J5, J4, J3, J2, J1 và J1+. Thông thường các thí sinh có chứng chỉ JLPT N1 khi thi BJT sẽ đạt J2 hoặc J1. Chi tiết về so sánh tương quan với JLPT sẽ có ở bảng bên dưới.

Ngoài ra một số ưu điểm của kỳ thi như thi trên máy tính, thời gian đăng ký linh hoạt có thể đăng ký 1 ngày trước kỳ thi rất phù hợp với những người đang đi làm bận rộn.

Lệ phí dự thi: tại Việt Nam: 670.000 VNĐ, tại Nhật Bản: 7.000 yên (đã bao gồm thuế)

Thời gian tổ chức thi: Tất cả các ngày trong tuần trừ thứ Bảy, Chủ nhật

Trang web (tiếng Nhật): https://www.kanken.or.jp/bjt/

Trang web (tiếng Anh): https://www.kanken.or.jp/bjt/english/

2.  Kỳ thi tiêu chuẩn tiếng Nhật thương mại STBJ (Standard Test for Business Japanese)

Kỳ thi tiêu chuẩn tiếng Nhật thương mại STBJ là kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Nhật tổng hợp trong công việc dành cho người nước ngoài đang học tiếng Nhật và có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra, đây cũng là một chứng chỉ để đánh giá năng lực tiếng Nhật thực tế của những người đang có nguyện vọng du học đến Nhật Bản, hoặc thi lên các trường chuyên môn, đại học, cao đẳng ở Nhật.

Kỳ thi STBJ được chia thành 5 cấp độ từ BJ5 đến BJ1 với mức điểm và độ khó tương quan với kỳ thi JLPT như bảng bên dưới

3. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật PJC – PJC Bridge

PJC (Practice Japanese Communication Exam) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật tương đương trình độ N1 và N2 của JLPT dành cho người nước ngoài sử dụng tiếng Nhật không phải tiếng mẹ đẻ. Điểm khác biệt là kỳ thi này tập trung đánh giá kỹ năng giao tiếp tiếng Nhật và cách ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản. Chính vì vậy PJC rất có ích đối với những người chuẩn bị xin việc làm hoặc đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Cấu trúc bài thi gồm 2 phần là đọc hiểu và nghe hiểu với thời lượng 80 phút tập trung vào các câu hỏi về kiến thức làm việc nơi công sở như giao tiếp với đồng nghiệp, cách viết email,… và các bài tập tình huống thực tế.

PJC Bridge (Practical Japanese Communitcation Exam Bridge) là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật tương đương trình độ từ N5 đến N3 của JLPT dành cho sinh viên nước ngoài sử dụng tiếng Nhật không phải tiếng mẹ đẻ. PJC Bridge đã được Bộ Tư pháp và Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản sử dụng làm cơ sở đánh giá năng lực tiếng Nhật của du học sinh khi nộp hồ sơ sang Nhật Bản du học. Cấu trúc bài thi gần giống với JLPT bao gồm các phần từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu. Tuy nhiên, so với JLPT, PJC Bridge có lịch thi và cách thức tổ chức thi đơn giản, thuận tiện hơn khi chỉ cần đăng ký trước ngày thi tối thiểu 3 ngày. Ngoài ra, việc thi trên máy tính và có kết quả ngay sau khi thi cũng giúp nhiều thí sinh tiết kiệm thời gian chờ đợi trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học.

Kết quả của PJC và PJC Bridge không có đánh giá đỗ hay trượt mà phân loại dựa trên số điểm mà thí sinh đạt được. Các cấp độ của chứng chỉ PJC và PJC Bridge được phân chia cụ thể như sau:

Lệ phí dự thi: tại Việt Nam: 650.000 VNĐ, tại Nhật Bản (thi trên giấy: 5.000 yên, thi trên web: 4,400 yên) *Chi phí này đã bao gồm thuế

Thời gian tổ chức thi: Chủ nhật hàng tuần (tại Việt Nam), tại Nhật Bản lịch thi sẽ được cập nhật trên trang web

Trang web (tiếng Nhật): https://www.sikaku.gr.jp/c/pjc/

Trang web (tiếng Việt): http://pjc.vn/

4. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật chúng tôi (Test of Practical Japanese)

J.TEST là kỳ thi đo lường, đánh giá năng lực tiếng Nhật thực dụng của người nước ngoài trong môi trường học tập, làm việc và đời sống. Kỳ thi chúng tôi đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản vào năm 1991, sau 29 năm phát triển đã có mặt tại 13 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối tượng dự thi đa phần là nhân viên công ty, du học sinh, sinh viên nước ngoài tại các trường tiếng Nhật. Tại Việt Nam, kỳ thi này cũng khá phổ biến, chủ yếu là những người có nhu cầu xin visa, định cư làm việc tại Nhật, sinh viên có nhu cầu đi du học Nhật Bản đăng ký thi.

Cấu trúc bài thi bao gồm 50% viết và 50% nghe với hai phần đọc và viết gần giống với kỳ thi TOEIC trong tiếng Anh. Phạm vi câu hỏi đa dạng và có câu hỏi yêu cầu viết câu trả lời chứ không chỉ có trắc nghiệm như JLPT. 

Khi đăng ký dự thi, thí sinh có thể lựa chọn cấp độ thi phù hợp với năng lực theo 3 cấp độ từ cao đến thấp là AC, DE và FG. Căn cứ vào điểm số đạt được, thí sinh sẽ biết được trình độ của mình đang ở cấp độ nào trong 3 cấp độ trên. Ngoài ra, chúng tôi còn có mức điểm A+ (cấp độ Business J.TEST) được đánh giá cao hơn N1 của JLPT.

5. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST (Japanese Language NAT-TEST)

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST là kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật dành cho những người sử dụng tiếng Nhật không phải tiếng mẹ đẻ. NAST-TEST được tổ chức lần đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1988 và hiện đã có mặt ở 15 quốc gia trên thế giới.

Tiêu chuẩn và cấu trúc bài thi NAT-TEST gồm các phần nghe, đọc hiểu và từ vựng gần giống với kỳ năng lực tiếng Nhật JLPT. Kỳ thi này cũng được chia thành 5 cấp độ từ 5 đến 1 tương đương với N5-N1 của kỳ thi JLPT. 

Đề thi NAT-TEST được xây dựng trên cơ sở Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT, với mục đích để đánh giá năng lực tiếng Nhật của những thí sinh có nguyện vọng thi vào các trường đại học hoặc xin cấp visa du học. Tuy nhiên, ưu điểm của NAT-TEST là thí sinh có thể nhận được thông báo kết quả trong vòng 3 tuần sau khi thi và kỳ thi được tổ chức 6 lần/năm, nên với những ai không có điều kiện để dự thi JLPT có thể cân nhắc đăng ký thi NAT-TEST nếu cần một chứng chỉ tiếng Nhật để hoàn thiện hồ sơ du học.

Lệ phí dự thi: tại Việt Nam: 740.000 VNĐ(đây là mức giá rẻ nhất, giá tiền có thể khác nhau tùy vào cách bạn đăng ký hồ sơ), tại Nhật Bản: 5.500 yên

Thời gian tổ chức thi: 1 lần vào các tháng 2, 4, 6, 8, 10, 12

Trang web (tiếng Nhật): http://www.nat-test.com/

Trang web (tiếng Việt): http://nat-test.net/

6. Kỳ thi năng lực vận dụng tiếng Nhật thực tế TOP J (TOP Japanese)

Kỳ thi năng lực vận dụng tiếng Nhật thực tế TOP J là kỳ thi do Quỹ giao lưu quốc tế châu Á đăng cai tổ chức dành cho những người sử dụng tiếng Nhật như ngôn ngữ thứ hai. TOP J hiện có mặt tại 7 quốc gia bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanka, Nepal, Myanmar và Đài Loan. Nội dung bài thi tập trung đánh giá khả năng hiểu biết về văn hóa và phong tục của các công ty Nhật hay xã hội Nhật Bản thông qua các câu hỏi trong giao tiếp về sinh hoạt, công việc,… dựa trên các bài kiểm tra kỹ năng nghe, đọc, từ vựng và ngữ pháp. 

Kỳ thi chứng chỉ TOP J bao gồm 3 cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Chứng chỉ cao cấp tương đương với trình độ JLPT N1, N2. Chứng chỉ trung cấp tương đương trình độ N3 và chứng chỉ sơ cấp tương đương trình độ N4, N5. Chứng chỉ TOP J từ trung cấp trở lên có thể được chấp nhận ở nhiều cơ sở giáo dục tiếng Nhật và doanh nghiệp Nhật Bản. Ví dụ, trong trường hợp đạt được chứng chỉ Trung cấp loại B thí sinh coi như đã đủ năng lực để đáp ứng việc du học ở các cơ quan giáo dục tiếng Nhật tại Nhật Bản. Trong trường hợp đạt chứng chỉ cao cấp loại A có thể phụ trách được việc dịch thuật tại các công ty Nhật hay chứng nhận có khả năng thích ứng một cách ổn định tại công ty Nhật hay xã hội Nhật Bản.

Kết quả của kỳ thi cũng có giá trị như chứng chỉ JLPT khi làm hồ sơ du học.

7. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLCT (Japanese Language Capability Test)

JLCT là kỳ thi đánh giá năng lực giao tiếp tiếng Nhật của những người sử dụng tiếng Nhật không phải ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây là chứng chỉ tiếng Nhật phù hợp với những ai muốn đi lao động, làm việc ở Nhật Bản theo diện kỹ sư, visa kỹ năng đặc định và đi du học tại Nhật Bản. JLCT hiện có mặt ở 26 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là các nước ở châu Á.

Cấu trúc bài thi bao gồm các phần từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và nghe, về cơ bản gần giống với JLPT. Dựa trên điểm số thí sinh cần đạt được ở mỗi cấp độ sẽ đánh giá kết quả đỗ hay trượt.

Kỳ thi được chia thành 5 cấp độ từ JCT5 đến JCT1 tương đương với trình độ N5 đến N1 của JLPT. Vào năm 2023, Bộ Tư pháp và Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản đã công nhận những người có chứng chỉ JCT5 trở lên đủ điều kiện để xin cấp thị thực (visa). Sau hai tuần, kết quả của kỳ thi sẽ được thông báo trên trang web và 3 tuần tiếp theo, chứng chỉ và bảng điểm sẽ được gửi về cho thí sinh.

Lệ phí dự thi: tại Việt Nam: 700.000 VNĐ, tại Nhật Bản: 6,000 yên

Thời gian tổ chức thi: 1 lần vào các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11

Trang web (tiếng Nhật): https://www.jlct.jp

Trang web (tiếng Anh): https://www.jlct.jp/e/index.html

8. Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JPT (Japanese Proficiency Test)

Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JPT là kỳ thi đánh giá năng lực giao tiếp tiếng Nhật dành cho các doanh nhân sử dụng tiếng Nhật không phải là tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế mà nội dung bài thi cũng tập trung vào các tình huống giao tiếp trong đời sống hàng ngày và trong công việc để đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh. Kỳ thi hiện tại được tổ chức tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Đặc trưng của kỳ thi này là chỉ có 1 bài thi duy nhất bao gồm mọi trình độ được thiết kế cho tất cả các thí sinh từ sơ cấp đến cao cấp. Ngoài ra, kết quả của bài thi sẽ không có đỗ hay trượt mà chỉ thông báo số điểm mà thí sinh đạt được trong kỳ thi với thang điểm từ 10-990 điểm. Các câu hỏi trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật JPT thường yêu cầu câu trả lời ngay để dựa vào đó đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh. Để được công nhận tại các cơ sở giáo dục tiếng Nhật ở Nhật Bản, bạn phải đạt 315 điểm trở lên trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật JPT

Ưu điểm của kỳ thi chứng chỉ JPT là được tổ chức mỗi tháng một lần và biết kết quả sau hai tuần. Cấu trúc ra đề của JPT và cách thức chấm điểm cũng giống như kỳ thi TOEIC của tiếng Anh với 100 câu đọc hiểu và 100 câu nghe hiểu. 

9. Kỳ thi kiểm định năng lực tiếng Nhật J-Cert (Certificate of Japanese as a foreign language)

Kỳ thi kiểm định năng lực tiếng Nhật J-Cert là kỳ thi do “Cơ quan nghiên cứu phát triển nhân tài quốc tế pháp nhân tập đoàn tài chính công” chính thức tổ chức. Chứng chỉ của kỳ thi này sử dụng tiêu chuẩn quốc tế đánh giá và là chứng chỉ năng lực tiếng Nhật được Chính phủ Nhật Bản, Tổ chức Quốc Tế, Đoàn thể doanh nghiệp công nhận. J-Cert là thước đo đánh giá không chỉ tiếng Nhật, mà còn cả khả năng giao tiếp trong công việc và đời sống, cũng như sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản của thí sinh.

Kỳ thi J- Cert được phân thành 6 cấp độ bao gồm Sơ cấp, Chuẩn trung cấp, Trung cấp, Chuẩn cao cấp, Cao cấp và cấp Chuyên nghiệp (MASTER). Các cấp độ từ Sơ cấp đến Cao cấp tương đương với trình độ từ N5 đến N1 của JLPT, cấp độ Chuyên nghiệp được đánh giá cao hơn JLPT N1. Nội dung thi ngoài phần chữ Hán, Ngữ pháp, Từ vựng, Nghe và đọc hiểu như JLPT còn có nội dung về văn hóa xã hội. Đặc biệt với những người đăng ký thi cấp độ Chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành bài thi trên giấy sẽ phải tiếp tục tham gia một vòng phỏng vấn và một bài viết luận nữa. Nghe qua thì có thể thấy trình độ này cao hơn JLPT N1 rất nhiều.

Những được đạt thành tích cao trong kỳ thi này có thể được tặng bằng khen và có cơ hội đến Nhật tham gia các hoạt động giao lưu hữu nghị. Ngoài ra, tùy theo nguyện vọng của cá nhân, các thí sinh sẽ được “Cơ quan nghiên cứu phát triển nhân tài quốc tế pháp nhân tập đoàn tài chính công” giới thiệu vào làm tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Nhật tại Nhật Bản cũng như các nước sở tại.

Sau khi tìm hiểu xong về 9 kỳ thi năng lực tiếng Nhật trong bài viết này bạn sẽ nhận thấy một điều là đa phần các kỳ thi đều được thi dưới hình thức trắc nghiệm và gồm các phần thi nghe hiểu, đọc hiểu, từ vựng + ngữ pháp. Cấu trúc này không khác kỳ thi JLPT là mấy, điểm khác biệt chỉ nằm ở nội dung câu hỏi và cách tính điểm mà thôi. Ngoài ra, những kỳ thi này đều được tổ chức khá thường xuyên trong năm giúp những người học tiếng Nhật có thêm nhiều lựa chọn trong việc thi lấy chứng chỉ cũng như đánh giá năng lực tiếng Nhật của bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ có thêm động lực trên con đường chinh phục thứ ngôn ngữ “khó nhằn” này!

Ảnh tiêu đề: Juan Ci/Shutterstock.com

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Cấu Trúc Đề Thi Đánh Giá Năng Lực 2023 – Kỳ Thi Đgnl Đh Quốc Gia Tphcm – Đánh Giá Năng Lực

Ngày 12/12/2023, ĐH Quốc Gia TPHCM đã công bố lịch thi và cấu trúc đề thi của Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023. Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 sẽ được tổ chức ở nhiều địa phương đem lại sự thuận lợi cho các thí sinh.

Ngay từ bây giờ thí sinh có thể đăng ký tham gia kỳ thi tại trang đăng ký của ĐH Quốc Gia TPHCM.

Thí sinh có thể tham gia rèn luyện các đề thi đánh giá năng lực biên soạn dành cho luyện thi đánh giá năng lực để có được trải nghiệm và chuẩn bị kiến thức, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi này.

Cấu trúc đề thi Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2023 – Kỳ thi ĐGNL ĐH Quốc Gia TPHCM như sau:

Cấu trúc của đề thi được tích hợp các kỹ năng đọc hiểu, phân tích vấn đề để đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh bao gồm sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Nội dung bài thi được bao gồm đầy đủ về mặt kiến thứ và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Đề thi gồm 120 câu với thời gian làm bài là 150 phút, bao gồm 3 phần:

Phương pháp đánh giá

Đề thi được đánh giá theo phương pháp trắc nghiệm.

Điểm thi của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tuỳ thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi.

Điểm số tối đa của bài thi: 1.200 điểm

Điểm số tối đa của phần 1 – Ngôn ngữ: 400 điểm

Điểm số tối đa của phần 2 – Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu: 300 điểm

Điểm số tối đa của phần 3 – Giải quyết vấn đề: 500 điểm

Hãy tham gia rèn luyện các đề thi đánh giá năng lực biên soạn dành cho luyện thi đánh giá năng lực để có được trải nghiệm và chuẩn bị kiến thức, tâm lý tốt nhất cho kỳ thi này!

Bộ Tiêu Chuẩn Và Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Việt Cho Học Viên Nước Ngoài: Đánh Giá Toàn Diện Và Khách Quan Hơn

Trường ĐHKHXHNV là nơi có truyền thống giảng dạy tiếng Việt từ rất sớm, ý tôi muốn nói là từ những năm mới thành lập của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đến nay, mà hiện nay, số người học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ ở trong và ngoài Việt Nam cũng như tại trường càng ngày càng tăng nhiều, nên việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá, xác định năng lực tiếng Việt của học viên đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, cần phải làm.

Chính vì thế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&VN đã chỉ đạo, giao trách nhiệm và tạo điều kiện cho chúng tôi tổ chức thực hiện đề án xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá và các đề thi kiểm tra đánh giá này.

Thứ nữa, trước nay cách mà chúng ta thường làm là: kiểm tra đánh giá trình độ nào thì ra đề ở trình độ ấy, để biết học viên có đạt được trình độ ấy hay không; còn theo cách mới này thì đánh giá được căn cứ trên hệ thống 10 tiêu chuẩn, gồm 51 tiêu chí, mỗi đề thi là một “phổ” các câu hỏi, các yêu cầu trải dài từ trình độ đầu tiên đến trình độ cuối cùng (theo thang đo 6 mức, 3 trình độ của khung tham chiếu châu Âu); người dự kiểm tra đánh giá sẽ tự do thể hiện năng lực ngôn ngữ của mình; cuối cùng thì việc chấm điểm tự động nhờ công nghệ sẽ cho biết người thi được bao nhiêu điểm, đạt trình độ nào.

Về mặt tổ chức và cách thức kiểm tra đánh giá thì chắc chắn là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, công việc sẽ được thực hiện tiện lợi hơn về rất nhiều mặt, từ không gian tổ chức đến nhân lực tổ chức, cách chấm điểm, tính điểm… Cái đích mà chúng ta tiến đến là: ai, ở đâu, lúc nào cũng có thể làm thủ tục đăng ký và dự thi kiểm tra đánh giá được, miễn là họ muốn và họ ngồi bên một máy tính có nối mạng internet.

Sinh viên người nước ngoài đang trong phòng thi tiếng Việt – Ảnh: Thiên Bình

Một trong những công việc cần làm để đổi mới toàn diện giáo dục của chúng ta hiện nay là đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Đổi mới là đổi mới ở cái phương thức tổ chức thực hiện để có được sự đánh giá đúng hơn, tốt hơn về năng lực, kiến thức và kỹ năng, chứ không phải chỉ là ở chỗ có dùng máy tính và công nghệ thông tin để kiểm tra đánh giá hay không. Trong việc mà chúng ta đang nói ở đây, máy tính và công nghệ thông tin là công cụ, là phương tiện công nghệ hỗ trợ rất đắc lực, rất hữu hiệu cho việc thực hiện một phương thức kiểm tra đánh giá hoặc thực thi công việc giảng dạy, học tập.

– Xin cảm ơn thầy về những trao đổi trên.

Thông Tin Về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Của Đhqg

Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực nhằm đa dạng hóa hình thức tuyển sinh tại ĐH Quốc gia chúng tôi (ĐHQG-HCM), tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường thành viên của ĐHQG-HCM.

Trường ĐH Công nghệ Thông tin dành tối đa 15% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM.

2. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ 3. NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN 4. CÁC MỐC THỜI GIAN

Đăng ký thi đánh giá năng lực

Thời gian đăng ký dự thi: 02/05/2023 đến 10/06/2023.

Gửi giấy báo dự thi: 25/06/2023

Ngày thi: 07/07/2023 ( Buổi sáng)

Công bố kết quả: trước ngày 15/07/2023

Đăng ký xét tuyển vào các trường thành viên:

Đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ: 15/05/2023 đến 15/06/2023.

Các trường xét tuyển: 15/07/2023 đến 17/07/2023

Công bố kết quả xét tuyển: trước 17h00 ngày 17/07/2023

Thí sinh xác nhận nhập học bằng cách nộp bản chính phiếu báo kết quả thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐHQG-HCM và bản chính phiếu kết quả thi THPT Quốc gia ( Đối với thi sinh thi THPTQG năm 2023) trước ngày 23/07/2023.

Thí sinh làm thủ tục nhập học theo thời gian qui định của trường.

5. ĐỊA ĐIỂM THI 6. CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ

BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ THAM GIA KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐHQG-HCM

Từ ngày 02/5/2023 đến 10/06/2023 các thí sinh thực hiện đăng ký thi kỳ thi đánh giá năng lực theo hướng dẫn tại website của Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng Đào tạo ĐQHG-HCM:

Lưu ý: Để đăng ký xét tuyển vào ĐH Công nghệ Thông tin, tại bước chọn ” TRƯỜNG NHẬN KẾT QUẢ THI” thí sinh chọn “QSC – Trường ĐH Công nghệ Thông tin-ĐHQG chúng tôi làm trường đầu tiên trong danh sách trường nhận kết quả. Nếu không chọn đúng, Trường ĐH Công nghệ Thông tin sẽ không nhận được kết quả của thí sinh.

Mọi thắc mắc về kỳ thi Đánh giá năng lực thí sinh liên hệ

Trung tâm khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo ĐHQG-HCM

Địa chỉ: Phòng 403, Nhà điều hành ĐHQG-HCM, Khu phố 6, chúng tôi Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCMEmail: Điện thoại: (028)37242160 – số nội bộ: 1415.ttkt@vnuhcm.edu.vn Website: http://cete.vnuhcm.edu.vn

BƯỚC 2: ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG KẾT QUẢ BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỂ XÉT TUYỂN VÀO ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Từ ngày 15/5/2023 đến 15/06/2023 các thí sinh thực hiện đăng ký sử dụng kết quả của bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào Trường ĐH Công nghệ Thông tin tại website:

Sau khi hoàn thành các bước đăng ký, thí sinh tại file đăng ký, in ra giấy, ký tên.

Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/ Nguyện vọng.

Cách nộp lệ phí:

Nộp lệ phí trực tiếp tại trường.

Nộp lệ phí kèm hồ sơ qua đường bưu điện ( sử dụng dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm Lệ phí xét tuyển” gửi cho ” Trường Đại học Công nghệ Thông tin-QSC”, không để tiền lệ phí trong bì hồ sơ) .Một số bưu điện địa phương chưa hỗ trợ dịch vụ này

Nộp tiền hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Trường. Nội dung nộp tiền thí sinh ghi rõ: “CMND, Họ và tên, Mã hồ sơ, Lệ phí xét tuyển DGNL 2023”.

VD: 321333444,Nguyen Thanh Nhat Minh,XMYG4V, Le phi xet tuyen DGNL 2023

Tên tài khoản : TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Số tài khoản : 25083649

Tại Ngân hàng : TMCP Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn

Thí sinh nộp bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm Phiếu đăng ký xét tuyển in tại Bước 2 trực tiếp tại trường hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện Ngoài bì thư ghi rõ ” Hồ sơ đăng ký xét tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực ĐHQG-HCM, Họ và tên, Mã hồ sơ” về địa chỉ.

(*) Mã hồ sơ được hệ thống cấp khi thí sinh thực hiện đăng ký trực tuyến. Thí sinh ghi nhớ mã hồ sơ để tiện việc tra cứu về sau.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin: Phòng Đào tạo Đại học ( Phòng A120), khu phố 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM.Số điện thoại: (028) 3725 2002 (Số nội bộ 112).

Thời gian nộp hồ sơ trực tiếp tại ĐH công nghệ Thông tin: Từ ngày 15/05/2023 đến ngày 15/06/2023,

Từ thứ 2 đến thứ 6: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13g30 đến 16g30

Thứ 7: làm việc buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30

7. CẤU TRÚC ĐỀ THI

Bài thi đánh giá năng lực tại ĐHQG-HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Các năng lực này được đánh giá thông qua một bài thi tổng hợp gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.

Kết quả bài thi được xác định theo phương pháp trắc nghiệm hiện đại. Điểm bài thi được xác định bằng lý thuyết đáp ứng câu hỏi – IRT (Item Response Theory). Các câu hỏi có độ khó, độ phân biệt khác nhau sẽ có đóng góp khác nhau vào tổng điểm. Tổng điểm tối đa của bài thi là 1.200 điểm

Bao Nhiêu Điểm Thì Đỗ Kỳ Thi Năng Lực Tiếng Nhật Jlpt ” Đăng Ký Thi Jlpt, Hướng Dẫn, Kỳ Thi Jlpt

Bao nhiêu điểm thì đỗ N1, N2, N3, N4, N5 kỳ thi JLPT và thế nào là trượt? Kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT đã có kết quả rồi nhưng cách đang giá đỗ và trượt có nhiều bạn không rõ vì kỳ thi bà này không đánh giá nguyên tổng số điểm đạt được mà còn có điểm liệt đối với từng phần từ vựng, nghe, đọc hiểu!!!

Bao nhiêu điểm thì đỗ và bị liệt kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

Bạn có thể tham khảo chia sẻ của bạn Phan Ngọc Nguyên trên Facebook nhóm Cộng Đồng Việt Nhật.

Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT?

Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu:Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu:Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Từ 38 điểm trở lên (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu:Từ 19 điểm trở lên (Tối đa: 60)

Bản quyền các bài viết thuộc về Cẩm Nang Nhật Bản vì vậy bạn nào muốn đăng lại, copy bài viết xin vui lòng ghi rõ nguồn và link đến bài viết.

Kỳ Thi Năng Lực Tiếng Nhật Nat

Giới thiệu kỳ thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST Nộp hồ sơ thi ở đâu?

Khi nộp hồ sơ bạn cần phải mang theo Chứng Minh Thư hoặc Hộ Chiếu, 02 Ảnh chân dung (4×6) nền trắng và lệ phí 740.000 đồng / 1 bộ hồ sơ. Nộp tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Lịch thi NAT-TEST năm 2023

Một năm có tất cả 6 kỳ thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST tại Việt Nam, cụ thể lịch thi năm 2023 như sau:

Có mặt lúc 8:00 sáng ngày dự thi ( luôn luôn là vào ngày chủ nhật ).

Địa điểm: Tại Hà Nội thường có 2 địa điểm thi (Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc trường Đại học Giao thông vận tải ).

Dụng cụ và giấy tờ mang theo đến phòng thi: 01 Bút chì 2B để tô đáp án; 01 bút đi màu đen hoặc xanh để viết tên và số báo danh tương ứng; Tẩy; Đồng hồ; Chứng minh thư / Thẻ căn cước / Hộ chiếu. Giấy báo dự thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST.

Lưu ý: Thí sinh phải kiểm tra tất cả thông tin trên tờ giấy báo dự thi. Nếu bị sai thông tin nào thì phải báo Giám Thị sửa luôn. Nếu sau khi thi xong mới phát hiện ra thì các bạn phải nộp thêm lệ phí sửa bằng ½ lệ phí thi, tức là nộp thêm 350.000 đồng.

Cách ghi tên và số báo danh vào phiếu trả lời:

Họ tên viết in hoa không dấu, ví dụ: NGUYEN THI MAI.

Số báo danh: ghi 6 số cuối của số báo danh trên phiếu dự thi.

Sau khi viết xong mục thông tin nói trên thì tách phiếu trả lời ra khỏi tệp đề và úp bài năng lực tiếng Nhật NAT-TEST xuống. Khi có hiệu lệnh của hội đồng thi mới được bắt đầu làm bài.

Cấu trúc bài thi NAT-TEST

Bài thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST gồm 3 phần:

Từ vựng, chữ hán: 9:00 – 9:25

Nghe: 9:40 – 10:10

Ngữ pháp, đọc hiểu: 10:25 – 11:15

Đề thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST N5 thường có 2 đề chẵn lẻ. Mã số đề nằm phía trên cùng bên phải tờ phiếu trả lời gồm 3 dãy số, mỗi dãy số có 5 chữ số như trên ảnh. Ví dụ:

Các câu hỏi của 3 môn thi giống nhau, nhưng câu trả lời đảo vị trí A, B, C, D.

Môn nghe hiểu tiếng Nhật: chỉ được nghe 1 lần duy nhất cả 4 Mondai (Khi băng dừng giám thị sẽ thu bài luôn nên chúng ta phải tô ngay đáp án vào phiếu trả lời). Trước khi nghe chính thức nên xem kỹ trước, phân tích các dữ liệu của các bức tranh có điểm nào giống và khác nhau. Phần nghe tiếng Nhật 2 Mondai cuối cùng cả đề chẵn và đề lẻ đều giống nhau.

Trước khi ra về phải nộp lại phiếu trả lời, tệp đề, nhớ ký tên (Chú ý: Phải kiểm tra chính xác họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán…. rồi mới ký). Sau khoảng 1 tháng các bạn sẽ nhận được kết quả kỳ thi năng lực tiếng Nhật NAT-TEST này.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC QUỐC TẾ HAVICOĐịa chỉ: Số 10 ngõ 106, TT Ngân Hàng, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: 024.3791.7828 Hotline: 098.933.7424 – 098.951.6699Website: chúng tôi Email: info@havico.edu.vnFacebook: chúng tôi YouTube: chúng tôi Twitter: chúng tôi Instagram: chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Nhật Dành Cho Người Nước Ngoài Bên Cạnh Jlpt trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!