Xu Hướng 10/2023 # 3 Nguyên Nhân Khiến Du Học Sinh Mỹ Thất Nghiệp # Top 12 Xem Nhiều | Acevn.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # 3 Nguyên Nhân Khiến Du Học Sinh Mỹ Thất Nghiệp # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 3 Nguyên Nhân Khiến Du Học Sinh Mỹ Thất Nghiệp được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đăng bởi Admin / 14/01/2023 – Theo kenhtuyensinh.vn

1. Lười học: Đây là lý do đầu tiên khiến các bạn du học sinh bỏ lỡ cơ hội việc làm của mình sau khi ra trường. Trước hết, nhiều bạn đi du học chỉ với mục đích trốn chạy sự kém cỏi, hay với mục địch thoát khỏi tầm kiểm soát của gia đình, để trải nghiệm một cuộc sống mới… cũng có bạn đi du học chỉ để kiếm tiền gửi về cho gia đình. Phần lớn những trường hợp trên, không chú trọng vào chuyện học hành nên khi về nước các bạn chỉ có trong tay tấm bằng quốc tế thậm chí nhiều bạn còn không thể lấy được bằng đại học do phải học lại các chương trình học. Vì vậy để xin được một công việc như các bạn mong muốn là rất khó do bạn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về mặt kiến thức lẫn kĩ năng.

2. Chê lương thấp: Tưởng rằng chỉ những du học sinh có ít kiến thức và kĩ năng mới bị thất nghiệp, nhưng rất nhiều bạn có thành tích xuất sắc sau khi du học cũng không tránh khỏi tình trạng này. Cầm trong tay tấm bằng danh giá của nước ngoài khi trở về nước, bạn nghĩ mình có vị trí cao hơn hẳn với cử nhân chỉ tốt nghiệp đại học trong nước và yêu cầu nhà tuyển dụng phải trả một mức lương xứng đáng với bằng cấp cũng như chi phí đầu tư mà bạn bỏ ra. Tuy nhiên, đối với nhà tuyển dụng, để chi trả mức lương cao hơn so với mức quy định ban đầu của họ bên cạnh việc xem xét tấm bằng của bạn, họ đang tìm kiếm ở bạn những kinh nghiệm thực tế, kỹ năng, các mối quan hệ… mà những điều này thường ít xảy ra với một du học sinh mới trở về nước.

3 nguyên nhân khiến du học sinh Mỹ thất nghiệp

Bạn thất vọng vì mức lương nhà tuyển dụng đưa ra chưa đáp ứng yêu cầu của bạn, và bạn quyết định không làm việc cho họ cho dù nhà tuyển dụng đã chấp nhận bạn. Đây cũng là lý do vì sao nhiều bạn có tấm bằng giỏi khi đi du học nhưng lại liên tục nhảy việc vì muốn mức lương bổng cao hơn mà các nhà tuyển dụng khác đưa ra

3. Cách làm việc không phù hợp: 2 trường hợp trên nói về những bạn du học sinh chưa nhiều có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế lâm vào cảnh thất nghiệp thì đã đành. Ngay cả đối với những du học sinh kiến thức chuyên môn tốt, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại nước ngoài, nhưng khi quay trở lại Việt Nam vẫn phải đương đầu với cú sốc ngược văn hóa. Bởi lẽ mỗi quốc gia có một đặc thù khác nhau, cả về môi trường nội bộ công ty lẫn thói quen, sở thích của khách hàng. Có thể khi làm việc tai nước ngoài, những kĩ năng của bạn áp dụng phù hợp với công việc, nhưng khi trở về Việt Nam bạn vẫn áp dụng các phương pháp làm việc như thế mà không có sự thay đổi nào thì rất dễ bị đào thải.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự nhạy bén về văn hóa, và khả năng ứng biến với văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp trong nội bộ công ty… là những yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công của một người. Nếu xét về phương diện này, du học sinh sẽ rất bất lợi bởi họ có 2-4 năm sống xa nhà và thấy lạ lẫm với những khái niệm trên.

6 bí quyết giúp bạn học tập tại Mỹ tốt hơn

Đến sống và học tập tại một đất nước hoàn toàn mới chắc chắn sẽ gây không ít bỡ ngỡ cho các bạn du học sinh khi mới bước chân vào Mỹ. Các bạn sẽ cần thời gian để có thể thích nghi với môi trường học tập mới, và cũng phải nỗ lực rất nhiều để đạt được kết quả tốt trong học tập.

Đi học và làm bài đầy đủ, đúng giờ: Các trường ở Mỹ rất nghiêm ngặt trong việc đánh giá điểm chuyên cần, mà cụ thể là hoạt động điểm danh. Hiện nay cũng có một số trường đại học áp dụng các lớp học thông minh quản lý sĩ số sinh viên bằng máy quẹt thẻ sinh viên trước cửa lớp học hay ghế điện tử nhận diện sinh viên. Mỗi kỳ học thường sẽ có hai kỳ thi, thi giữa kỳ và thi cuối kỳ. Kết quả đánh giá cuối cùng sẽ là tổng điểm của hai kỳ thi này cộng với điểm chuyên cần, điểm đánh giá các bài tập cá nhân và bài tập nhóm mà sinh viên thực hiện trong suốt kỳ học.

Không đạo văn: Một số du học sinh do không biết nên đến kỳ thi cứ thoải mái tra Google và chép vào bài làm của mình, coi như sản phẩm của mình mà quên rằng các trường trên thế giới rất dị ứng với nạn “đạo văn”. Họ sẽ xử rất nghiêm những trường hợp này. Có trường còn có hệ thống “quét” bài làm. Nếu bài làm có phần nào chép từ Google là họ sẽ dò ra ngay. Dĩ nhiên, khi đó sinh viên sẽ bị đánh rớt môn học. Nhiều trường còn đặt “đạo văn” thành vấn đề đạo đức trong học thuật và có luật lệ hẳn hoi để giáo dục sinh viên.

Tận dụng việc gặp các giáo sư: Ở các lớp trong trường đại học Mỹ, số lượng học sinh cực ít trong một lớp học nên giáo viên rất quan tâm tới từng thành viên, đặc biệt là du học sinh. Vì thế, đừng ngần ngại tiếp xúc và trao đổi với thầy cô về tất cả những vấn đề gặp phải trong quá trình học. Thầy cô sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn, không chỉ trong học tập mà còn cả cuộc sống nữa đấy.

Tận dụng nguồn tài liệu trong thư viện: Các thư viện luôn cập nhật các đầu sách mới, các sách ngoại ngữ và nghiên cứu lớn. Đây là một điểm thuận lợi cho các bạn sinh viên để mở rộng kiến thức chuyên môn.

Làm việc theo nhóm: Chương trình học ở nước ngoài luôn coi trọng phương pháp làm việc nhóm (teamwork). Ở đó bạn và những người bạn bản địa hoặc quốc tế khác sẽ là một tập thể thống nhất để giải quyết các vấn đề bài học. Vì thế, bạn sẽ không thể học tốt được với phương pháp này nếu như cứ “thu lu” một chỗ, không chịu hòa đồng với bạn bè. Hơn nữa, hòa đồng với bạn bè còn giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp cực nhanh.

Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa trong trường: Hầu hết các trường đại học Mỹ quan tâm tới sinh viên quốc tế bằng việc tổ chức các chương trình đăng ký Mentor – Mentee (Người đi trước giúp đỡ thế hệ đi sau). Khi tham gia các chương trình này, các bạn sẽ được nhà trường giới thiệu kết bạn với những cựu sinh viên nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, trường cũng có rất nhiều câu lạc bộ ngoại khóa bạn có thể tham gia để theo đuổi đam mê hay thể hiện khả năng của mình.

Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Trượt Visa Du Học Pháp

Sẵn sàng du học – Bạn ước mơ đi du học Pháp, hồ sơ và mục đích đi du học chính đáng nhưng đôi khi vận may không tới vì bị trượt visa. Xin mách nhỏ với bạn các nguyên nhân cần tránh để “đánh là thắng” trên con đường đến với xứ sở ngôn ngữ của tình yêu. Nguyên nhân 1 : Chủ quan về thời gian nộp hồ sơ và chưa hiểu hết điều kiện du học Pháp.

Du học Pháp có 2 điều cơ bản cực kì quan trọng: thời gian đăng ký nộp hồ sơ và điều kiện ngoại ngữ.

Về thời gian đăng ký nộp hồ sơ du học Pháp, tại Pháp đa phần các trường chỉ có 1 kỳ nhập học vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, trong khi đó ở các nước khác bạn có 2-3 kỳ nhập học chính, chưa kể hàng tháng đều có khóa học ngoại ngữ. Các trường Đại học tổng hợp (Universites) có thời gian nộp hồ sơ theo quy trình Campus france (Cơ quan du học Pháp của ĐSQ Pháp tại Việt Nam) là trước 22/01 hàng năm nếu đăng kí vào năm 1 đại học, còn nếu bạn muốn đăng kí vào năm 2,3 đại học và thạc sĩ thì bạn cần phải nộp hồ sơ trước ngày 15/3. Ngoài ra, các hệ thống Trường lớn, Trường thương mại, thời gian đăng kí dài hơn nhưng đầu vào cũng khó hơn. Do đó, rất nhiều sinh viên đã lỡ mất cơ hội khi không nắm được thời gian l àm hồ sơ visa du học Pháp.

Về điều kiện chứng chỉ tiếng, ĐSQ Pháp yêu cầu bạn phải có 1 trình độ tiếng tối thiểu trước khi sang Pháp. Để học đại học bạn cần có tối thiểu 350 điểm TCF (hoặc DELF B1) đối với chương trình học bằng tiếng Pháp hoặc IELTS 6.0 nếu bạn chọn học theo chương trình tiếng Anh, và đối với bậc Master bạn sẽ cần 350 điểm TCF (hoặc DELF B2) hoặc IELTS 6.5 với các chương trình tiếng Anh. Mặc dù hiện nay đối với sinh viên học theo chương trình tiếng Anh tại Pháp không yêu cầu phải sở hữu chứng chỉ TCF như trước kia để được cấp visa du học Pháp nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên đã không có đủ thời gian chuẩn bị cho mình những chứng chỉ tiếng bắt buộc này khi làm hồ sơ.

Trên thực tế, nhiều bạn do bận việc học hành và thi cử mà sao nhãng việc làm hồ sơ hoặc bắt đầu làm quá muộn, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ xin học – yếu tố quyết định trong việc đăng ký du học Pháp. Chính vì vậy, trong quá trình học tiếng, bạn nên kết hợp chuẩn bị dần bộ hồ sơ của mình, hai công việc này nên được làm song song.

Vậy hãy bắt đầu chủ động tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch chuẩn bị hồ sơ, thi chứng chỉ tiếng Pháp ngay từ tháng 10, 11 hàng năm.

Nguyên nhân 2 : Chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ du học pháp

Có thể nói, việc làm hồ sơ đăng ký du học là việc quan trọng hàng đầu, là tiêu chí tiên quyết trong việc quyết định bạn có thành công hay không, có được các trường nhận hoặc ĐSQ cấp visa du học Pháp hay không. Trong hồ sơ có hai phần mà các bạn cần chú ý đặc biệt là: cách viết và cách trình bày hồ sơ, trong đó có CV và thư xin học. Các trường sẽ chú ý chủ yếu đến hai loại giấy tờ này, vì vậy bạn cần đầu tư thời gian chăm chút cho tốt. Có nhiều bạn có bảng điểm giỏi, nhưng do chưa biết cách làm hồ sơ nên vẫn không được trường nào nhận, trong khi có những bạn bảng điểm khá nhưng hồ sơ được viết rất tốt nên vẫn được nhiều trường nhận. Hồ sơ không tốt là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị các trường từ chối. Có rất nhiều kỹ năng và cách thức trong việc viết hồ sơ, các bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm để có được một bộ hồ sơ hoàn mỹ.

Nguyên nhân 3 : Sai lầm trong việc chọn trường

Pháp được biết đến với nền giáo dục chất lượng cao với nhiều ngành học đa dạng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục tại Pháp có nhiều lựa chọn mà nếu không tìm hiểu kỹ, bạn có thể mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong việc chọn trường và ngành học do chưa tìm hiểu kĩ.

Nguyên nhân 4 : Chưa có kỹ năng phỏng vấn Campus

Tất cả các bạn mong muốn sang Pháp học tập và nghiên cứu đều sẽ phải làm hồ sơ và phỏng vấn tại Campus France – cơ quan hành chính quản lý hồ sơ du học Pháp. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tự chuẩn bị thật tốt hồ sơ và kỹ năng phỏng vấn vì kết quả phỏng vấn sẽ là yếu tố quyết định cho việc xin visa du học Pháp. CampusFrance sẽ luôn cấp cho bạn chứng nhận đã phỏng vấn dù bạn phỏng vấn có tốt hay không. Điều này làm cho các bạn nghĩ rằng phỏng vấn là đơn giản và dễ qua, nhưng trên thực tế, nhiều bạn đã chủ quan và dẫn đến kết quả không mong muốn.

Theo Vietphapaau

Nguyên Nhân Khiến Phỏng Vấn Bảo Lãnh Hôn Thê Sang Mỹ Bị Rớt

Hầu hết tất cả các chính sách định cư Mỹ hiện nay đều yêu cầu ứng cử viên tham gia phải trải qua giai đoạn phỏng vấn và bảo lãnh hôn thê sang Mỹ c ũng không ngoại lệ. Dù mục đích chính của cuộc phỏng vấn chỉ là khẳng định tính chân thực của hồ sơ nhưng cũng có không ít người bị rớt. Vậy nguyên nhân do đâu mà phỏng vấn bảo lãnh định cư diện hôn thê hay hôn phu thất bại?

Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế mối quan hệ không rõ ràng là nguyên nhân khiến cho hồ sơ bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị đánh rớt. Nói cụ thể hơn thì dù chưa kết hôn nhưng theo điều kiện của chính sách này người bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ phải có thười gian gặp mặt và yêu đương tối thiểu là 2 năm. Như vậy hai người phải đã có hiểu biết khá rõ ràng về đối phương cũng như chuẩn bị được những thủ tục hôn nhân cần thiết. Thế nhưng việc không nhớ hoặc trả lời mập mờ về thời gian gặp mặt, mối quan hệ đôi bên sẽ khiến viên chức của Lãnh sự quán tỏ ra nghi ngờ.

Hơn nữa những điểm yếu trong thủ tục hôn nhân cũng sẽ làm cuộc phỏng vấn không thành công. Cụ thể một trong hai người hoặc cả hai chưa tiến hành hết các thủ tục ly hôn với vợ hay chồng cũ nhưng đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm thậm chí là cầu hôn với người mới hay đã tổ chức đám cưới trước đó nhưng chưa cầu hôn đều sẽ khiến cho mối quan hệ không được viên chức Lãnh sự quán chấp nhận. Một nguyên nhân khác nữa có thể xảy ra là thời gian hai bên quen nhau quá ngắn đặc biệt là thông qua hình thức du lịch ngắn hạn tại Mỹ nhưng đã nhanh chóng tổ chức đính hôn hay đám cưới thì cũng sẽ tăng thêm mối nghi ngờ về tính chân thực trong quan hệ hai bên. Để giải quyết điểm yếu này thì người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhiều hơn và duy trì liên tục mối quan hệ.

Cuộc phỏng vấn bảo lãnh hôn thê sang Mỹ được diễn ra dưới dạng hỏi đáp nên chỉ cần các câu trả lời không logic với nhau và không khớp với hồ sơ đã khai trước đó thì đều có thể là nguyên nhân khiến hồ sơ bị đánh rớt. Cụ thể nguyên nhân có thể đến như sau:

+ Trả lời thông tin không khớp với lý lịch hoặc bản tường trình về mối quan hệ đã khai và nộp kèm với hồ sơ trước đó.

+ Khi được hỏi về sở thích cũng như một vài thói quen của người bảo lãnh thì người được bảo lãnh không thể trả lời được.

+ Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh lại không thể nói tiếng Việt và cả hai không biết một ngôn ngữ chung nào khác.

+ Không đưa ra được những thông tin về lời cầu hôn, một vài địa điểm đã từng gặp mặt, nội dung của một số thư từ qua lại giữa hai bên.

+ Không nắm rõ được các thông tin cơ bản về công việc cũng như tình hình tài chính của đối phurong như địa điểm làm việc, nơi sinh sống, mức thu nhập, tên công ty hay giờ giấc làm việc…

Ngoài ra người được bảo lãnh còn sẽ gặp phải một số vấn đề khác khi phỏng vấn bảo lãnh hôn thê sang Mỹ nhưng nếu chuẩn bị kĩ và trử lời tự tin thì chắc chắn có thể thành công.

Cựu Sinh Viên Harvard Chia Sẻ Nguyên Nhân Vì Sao Du Học Sinh Việt Nam Du Học Trường Top Về Nước Vẫn Thất Nghiệp

Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành.

Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành.

Sau những bài viết tranh cãi về chuyện du học sinh tốt nghiệp trường top ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng về nước vẫn thất nghiệp, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc quan điểm của chị Cao Phương Hà – người đã có 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài và giờ đang làm trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam về vấn đề vì sao nhiều bạn trẻ Việt có bằng cấp trường top ở nhiều quốc gia về nước vẫn thất nghiệp.

CAO PHƯƠNG HÀ

1995 – 1998: Học trường chuyên Hanoi – Amsterdam

1998 – 2000: Học A levels ở bên Anh

2000 – 2004: Học bổng học ở Đại học nữ sinh Smith College, Massachusetts Mỹ

2004 – 2008: Làm chuyên viên tư vấn tài chính và chính sách cho chính phủ và các tập đoàn của Mỹ

2008 – 2010: Học thạc sỹ quản trị kinh doanh đại học Harvard

2010-2012: Làm chuyên viên tư vấn cho Ngân hàng thế giới (World Bank) tại Bắc Kinh

2012 – 2014: Giám đốc quốc gia Jobstreet Việt Nam

2014 – Hiện tại: Tổng giám đốc tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First tại Việt Nam

Vậy ai đi du học cũng sẽ tốt hơn? Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác từ các tổ chức giáo dục quốc tế và các trường ở nước ngoài, nhưng thông qua các buổi chia sẻ từ các đại diện trường quốc tế, tỉ lệ học sinh – sinh viên chán học, học không theo kịp, bỏ học hay quay về nước chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và theo thông tin từ các công ty tuyển dụng thì rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp quốc tế nhưng không hài lòng với công việc cũng như không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng là có, và con số không phải là ít.

Vậy, làm thế nào để du học và thành công? Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành. Nếu những nền tảng cơ bản này chưa đủ thì việc đi du học sẽ có nhiều hạn chế. Trong thực tế, có nhiều cách du học khác nhau phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Nếu bạn đã sẵn sàng cả về khả năng ngôn ngữ, khả năng học thuật và khả năng tiếp nhận với môi trường mới, du học truyền thống có thể phù hợp với bạn. Còn nếu bạn còn hạn chế trong giao tiếp, trong khả năng phản biện hay chỉ là chưa chắc chắn về con đường của mình sau này, Gap Year sẽ có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn với bạn.

Ở các nước phát triển trên thế giới, có một thực tế là đất nước càng phát triển, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi. Các bạn thích học đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để mở mang đầu óc và trải nghiêm, đồng thời nâng tầm ngôn ngữ và văn hóa. Xu thế Gap year là xu thế chung toàn cầu. Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh và khả năng hòa nhập ban đầu, học viên sẽ lựa chọn những khóa học cho phù hợp. Nếu tiếng Anh của bạn đã tốt và chỉ cần nâng cao thêm nữa về hiểu biết văn hóa quốc tế, bạn có thể đi học khóa du học ngôn ngữ ngắn hạn 4-8 tuần. Nếu tiếng Anh chưa tốt, và cũng cần nhiều thời gian hơn để học cách giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, và hiểu biết văn hóa, thì thường các bạn sẽ cần 1 khóa học ít nhất 6-9 tháng.

Ở các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi và các bạn đa phần sẽ chọn học Đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để trải nghiệm, nâng tầm ngôn ngữ và học hỏi văn hóa mới.

Các bạn có thể đi học bất kì quốc gia nào. Thời điểm đi học tốt nhất là sau tốt nghiệp trung học và trước đại học. Đây là thời điểm tuyệt vời các bạn khám phá thế giới, khám phá bản thân, nâng cao khả năng ngôn ngữ và văn hóa để khi bạn về nước, cho dù học ở đâu hay làm gì, bạn luôn có bên mình ngôn ngữ, văn hóa và hiểu biết toàn cầu. Khi quay lại học đại học Việt Nam bạn xác định tốt hơn mục đích cho việc học và công việc của mình.

Du học trải nghiệm là xu thế mới phù hợp với thời đại và sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ trang bị mà còn giúp học viên tiết kiệm chi phí. Thay vì học 4 – 5 năm chỉ cần học có 6 tháng – 1 năm học.

Sau du học trải nghiệm, phụ huynh hãy để các bạn tự lựa chọn con đường của mình, đi du học tiếp hay quay về Việt Nam học đại học.

Với sự chuyển mình của giáo dục Việt Nam và đặc biệt là cấp đại học ngày càng mở, du học GAP year là 1 lựa chọn phù hợp cho rất nhiều các bạn học sinh vẫn muốn nâng cao trình độ khả năng quốc tế nhưng vẫn muốn giữ vững gốc rễ cội nguồn với thị trường lao động trong nước.

Du Học Sinh Sẽ “Không Thất Nghiệp”?

1. Không tuyển vì… thiếu bằng cấp 3

Thông thường ở Việt Nam, nhà tuyển dụng thường yêu cầu nộp bằng tốt nghiệp PTTH, nhưng với những bạn đi du học từ khi chưa học hết lớp 12 ở trong nước thì khó mà thực hiện được yêu cầu này.

Hoàng – một du học sinh sau 5 năm tại Úc về nước và nộp hồ sơ ứng tuyển vào một vị trí ở sân bay, nhưng hồ sơ bị từ chối: “Do em không có bằng tốt nghiệp phổ thông nên không đúng yêu cầu tuyển dụng của chúng tôi”.

Anh nói: “Tôi nghĩ mà thấy trớ trêu. Tôi đi du học Úc từ năm học lớp 11 thì làm sao có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông được chứ”.

Thất nghiệp vì thiếu bằng cấp 3 (nguồn: Kosu)

2. Thất nghiệp vì lương thấp

Nhiều trường hợp, các du học sinh cầm tấm bằng đại học danh giá của nước ngoài trở về, họ nghĩ mình đứng ở một vị trí cao hơn hẳn cử nhân trong nước nên mức lương để mời họ về làm cũng phải rất cao.

Nhưng thực tế, họ gặp một cú sốc khi mức lương khởi điểm không như mong đợi, điều đó khiến họ chán nản, không làm và thất nghiệp.

Một du học sinh được cử đi Nga du học chuyên ngành Marketting sau 7 năm về nước và được nhận vào làm cho một doanh nghiệp nhà nước với mức lương 3,5 triệu/tháng khiến anh chán nản và nghỉ việc.

Bởi số tiền đó chỉ đủ xăng xe. Nhưng, để tìm việc khác không dễ vì lúc đó ngành Marketting chưa phổ biến, học ngành này ra trường đều làm nhân viên kinh doanh.

Mức lương không phù hợp (nguồn: Linkedln)

3. Du học nhưng không chịu học

Nhiều người đi du học chỉ với mục đích thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ hoặc do gia đình có điều kiện, họ chẳng cần chú tâm vào học hành nên khi về nước, họ mang theo một cái đầu rỗng tuếch.

Nhiều người còn không thể lấy được tấm bằng đại học nước ngoài sau nhiều năm nên đương nhiên du học vẫn thất nghiệp.

Một cựu du học sinh đã từng rơi vào hoàn cảnh bế tắc vì thất nghiệp kéo dài kể lại:

“Tôi đã thuyết phục gia đình cho đi du học. Nhưng 6 năm tại nước ngoài tôi cũng không có tấm bằng vì tôi thích ăn chơi hơn học, trong khi các trường đại học nước ngoài yêu cầu bạn phải học thực sự.

Môi trường không phù hợp (nguồn: cep.com)

Tôi về Việt Nam khi ở tuổi 27 với tài sản là một cái đầu trống rỗng về kiến thức và không có ít vốn liếng nào. Tôi chỉ có thể được nhận một công việc với mức lương của một lao động phổ thông 500.000 đồng/tháng vào năm 2005.

Tôi tự trách mình đã không cố gắng có tấm bằng đại học để bố mẹ, con mình tôn trọng mình hơn, các đồng nghiệp không coi thường và không bị hổng kiến thức”.

4. Cách làm việc không phù hợp với môi trường trong nước

Giữa cơn bão thất nghiệp chung của cử nhân trong nước, không ít du học sinh về nước lâm vào tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Du học sinh thất nghiệp không phải vì họ đi du học mà do họ không phấn đấu học, ảo tưởng về lương và chưa hòa nhập với môi trường làm việc trong nước.

Nền giáo dục trong nước còn nhiều bất cập như hiện nay, du học vẫn là con đường mà nhiều người lựa chọn. Vấn đề ở chỗ du học sinh có nỗ lực để có được tấm bằng đại học ở những trường danh giá không?

*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Quỳnh My tổng hợp

Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tham Khảo 5 Nguyên Nhân Cơ Bản Khiến Visa Canada Bị Từ Chối

Xin visa Canada trong mấy năm gần đây đã dễ dàng hơn rất nhiều, tỷ lệ đạt visa Canada trong năm 2023 là 80% trong tổng số 140.000 hồ sơ xin visa Canada. Một con số rất ấn tượng phải không các bạn. Bởi khi thủ tướng mới lên, ông đưa ra chính sách thu hút người nhập cư có tay nghề cao, có kỹ năng tốt và những người có tiền.

Chính vì vậy, Canada đã ra chính sách visa CES (Canada Express Study) nhằm khuyến khích các du học sinh Việt Nam miễn chứng minh có đủ khả năng tài chính sẽ được nhanh chóng được cấp visa sang học tập tại Canada. Chính vì vậy,  trong 2 năm 2023 và 2023 số lượng người Việt sang Canada rất lớn.

Như vậy để thấy rằng xin visa Canada ngày càng khó hơn, mặc dù thời gian xét duyệt visa Canada đã nhanh hơn so với năm 2023, trung bình thời gian xét duyệt visa trong năm 2023 là 68 ngày. Tuy nhiên trong năm 2023 từ đầu năm đến nay chúng tôi nhận thấy thời gian xét duyệt trung bình là 3- tuần, nhiều trường hợp rất chỉ 1 tuần đã có kết quả. Đó là 1 sự nỗ lực tuyệt vời của Đại sứ quán Canada.

Nguyên nhân cơ bản nhất khiến visa Canada bị từ chối:

Không khai báo đã từng bị từ chối visa Mỹ.

Nhiều khách hàng không khai báo hoặc cố tình không khai báo việc đã từng bị từ chối visa Mỹ bởi nghĩ rằng Đại sứ quán Canada không biết điều này. Nhưng khi đã có câu hỏi đồng nghĩa với việc hệ thống của họ có thể kiểm chứng được điều này. Vì vậy hãy trung thực trong các câu trả lời,nó sẽ ảnh hưởng nhưng không có nghĩa là cánh cửa đóng chặt lại, nó sẽ chỉ hep hơn 1 chút thôi.

Làm giả hồ sơ:

Làm giả hồ sơ về công việc như hợp đồng lao động, giấy nghỉ phép và bảng lương. Hiện nay khá nhiều người làm giả hồ sơ về công việc, nghĩ rằng Đại sứ quán sẽ không kiểm tra được điều này. Nhưng hãy lưu ý rằng Đại sứ quán được đào tạo để đánh giá và nhận biết hồ sơ giả mạo nên đừng nên làm điều này. Nếu hồ sơ của bạn yếu thì hãy dành thời gian công sức và tiền bạc để cải thiện hồ sơ, chứ không nên làm giả hồ sơ giấy tờ bởi đó là điều tối kỵ. Đó là lời khuyên chân thành dành cho các bạn.

Sai lệch thông tin chứng minh tài chính:

Nhiều bố mẹ khi làm visa du học Canada cho con được các công ty du học giúp làm giả hồ sơ công việc hoặc tài chính. Nhưng khi làm visa đi thăm thân Canada, chính những công ty đó không nhớ rằng đã làm giả hoặc làm khống giấy tờ cho bố mẹ để hồ sơ visa du học Canada của con đạt kết quả. Vì vậy khi làm visa thăm thân cho bố mẹ thì đã sử dụng đúng hồ sơ công việc hay tài chính thật của bố mẹ và kết quả là visa thăm thân Canada bị từ chối.

Lịch sử đi du lịch chưa đủ nhiều.

Không chứng minh được sẽ quay trở về sau khi kết thúc chuyến đi.

Hãy gọi ngay cho Umove Travel nếu bạn bị từ chối Visa Canada 0913 339 339 hoặc email info@umovetravel.com để được tư vấn chi tiết về hồ sơ và đánh giá xem có nên nộp lại visa hay không.

Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Nguyên Nhân Khiến Du Học Sinh Mỹ Thất Nghiệp trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!