Bạn đang xem bài viết 10 Suất Học Bổng Toàn Phần Đại Học, Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ Tại Ma được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo Cục Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ Vương quốc Ma-rốc và Chính phủ Việt Nam đã có hợp tác về đào tạo tuyển sinh. Năm 2023, Vương quốc này dành 10 học bổng đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho học sinh Việt Nam.
Người dự tuyển tìm hiểu thông tin ngành học tại các website: chúng tôi www.enssup.gov.ma; www.men.gov.ma.
Chương trình đại học: từ 3 đến 4 năm học – Chương trình thạc sĩ: 2 năm học – Chương trình tiến sĩ: từ 3 đến 4 năm (Không kể 6 tháng học dự bị tiếng nếu cần)
Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập và nghiên cứu là tiếng Pháp.
Ứng viên chưa đạt yêu cầu về trình độ tiếng Pháp sẽ được bố trí học 6 tháng dự bị tiếng Pháp trước khi vào học chuyên ngành.
Để được chính thức tiếp nhận vào khóa học chuyên ngành, ứng viên phải đạt yêu cầu trong các kỳ thi sát hạch tiếng Pháp và thi đầu vào khóa học (tùy thuộc yêu cầu cụ thể của cơ sở đào tạo). Ứng viên không đạt trong các kỳ thi này sẽ phải về nước và bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo cho nhà nước hoặc chuyển sang học theo diện tự túc kinh phí.
Ứng viên dự tuyển cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung sau đây:
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
– Đủ sức khỏe để học tập tại nước ngoài;
– Chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác từ khi thông báo này có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển;
– Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành;
– Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với khối ngành đang học đại học tại Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp với ngành đã học đại học/thạc sĩ, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ/tiến sĩ);
– Chỉ được đăng ký 1 ngành học và không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo sau khi đã đăng ký dự tuyển, trúng tuyển đi học;
– Chỉ được đăng ký dự tuyển trình độ đào tạo cao hơn trình độ đã có văn bằng;
– Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau:
+ Đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học;
+ Đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan công tác cho phép dự tuyển;
+ Đã được các cơ quan, địa phương trong nước hoặc nước ngoài cấp học bổng đại học/sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm chưa được phép đi học tiếp ở nước ngoài.
Đối tượng và điều kiện cụ thể:
– Sinh viên năm thứ nhất của các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam (hệ chính quy tập trung) có kết quả 03 năm học THPT và học kỳ I năm thứ nhất đại học đạt từ 7,0 trở lên (theo thang điểm 10 hoặc tương đương); – Học sinh đang học lớp 12 đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế, khu vực, quốc gia thuộc đối tượng được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh hiện hành có kết quả học tập ở bậc THPT đạt từ 7,0 trở lên.
– Người có trình độ đại học đạt loại khá trở lên đang công tác tại các cơ quan nhà nước (biên chế hoặc hợp đồng loại dài hạn từ 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 35 tuổi (tính đến 31/7/2023), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển; – Sinh viên tốt nghiệp đại học với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Ma-rốc hoặc đạt loại giỏi tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động và cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.
– Người có trình độ thạc sĩ đạt loại khá trở lên đang công tác tại các cơ quan nhà nước (biên chế hoặc hợp đồng loại dài hạn 12 tháng trở lên có đóng bảo hiểm xã hội), không quá 45 tuổi (tính đến 31/7/2023), có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển; – Học viên tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt loại xuất sắc tại Ma-rốc hoặc đạt loại giỏi tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển, không quá 35 tuổi (tính đến 31/7/2023), chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động và cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký sơ tuyển
Ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 01 file riêng dung lượng không quá 1 MB) để đăng ký trực tuyến.
Nộp hồ sơ bản giấy
Ứng viên chuyển 01 bộ hồ sơ giấy chính thức bằng tiếng Việt, 02 bộ hồ sơ bằng tiếng Pháp (theo phụ lục 4) bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm tới Cục Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hồ sơ cần đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, mặt ngoài ghi đầy đủ thông tin chi tiết theo phụ lục quy định đối với hồ sơ dự tuyển học bổng diện Hiệp định đi Ma-rốc năm 2023.
Thời hạn nhận hồ sơ: Hồ sơ phải nộp trước ngày 31/7/2023 (tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Cục Hợp tác quốc tế và thời gian hoàn thành đăng ký online).
Lệ phí dự tuyển: 200.000đ/người nộp trước ngày 31/7/2023 theo hình thức chuyển khoản đến địa chỉ:
Tên đơn vị: Cục Hợp tác quốc tế Số tài khoản: 0021002145014 Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội.
Khi chuyển tiền vào tài khoản của Cục Hợp tác quốc tế đề nghị ghi rõ họ và tên ứng viên, trình độ đăng ký dự tuyển (ĐH, ThS, TS) nộp lệ phí dự tuyển học bổng đi Ma-rốc theo thông báo tuyển sinh số 01/TB-HTQT ngày 6/7/2023.
Profile Đạt Học Bổng Toàn Phần Thạc Sĩ & Tiến Sĩ Tại Đại Học Cambridge
Câu hỏi mà mình nhận được nhiều nhất là background của mình thế nào trước khi nộp học bổng Chevening và học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ của Đại học Cambridge (mình chỉ apply 2 cái này và được cả 2, xong mình chọn học ở Cambridge).
Nhưng phải công nhận, môi trường học tập quan trọng thật. Lớp của mình lúc bấy giờ nhiều bạn biết tiếng Anh siêu lắm. Nghe chúng nó bàn chuyện đi du học rồi giấc mơ Mỹ này kia mà mình cứ thấy rần rần rần rần.
Bắt đầu thấy thích tiếng Anh hơn, nhưng mà kiểu hồi đấy mình vẫn có tư duy là “đi du học” gắn liền với “nhiều tiền” nên thôi, tập trung để thi đại học. Mình tự thấy mình học cũng giỏi, có giải học sinh giỏi Sinh thành phố này kia, ấy thế mà thi đại học có đỗ đâu
Mình tranh thủ mấy tuần đó xin đi thực tập ở các viện nghiên cứu. Nơi đầu tiên mình làm là Phòng Sinh học Phân tử của một Khoa thuộc Viện di truyền Nông Nghiệp Việt Nam. Mình làm phụ tá, lẽo đẽo theo một anh du học sinh người Pháp (tên là Mathieu) đang làm đề tài tại Khoa. Được trồng lúa, cắt lúa các thứ cũng vui, nhưng thực vật chưa hấp dẫn mình lắm. Đến năm cuối đại học thì mình được nhận một xuất học bổng toàn phần cho kì thực tập tốt nghiệp tại Viện nghiên cứu Vùng Cực ở Incheon, Hàn Quốc (Korea Polar Research Institute). Viện chưa có sinh viên quốc tế tới bao giờ nên quan tâm lắm, sinh hoạt phí được hẳn W1,000,000/ tháng, ăn chơi toé loe không hết. Ở đây thì mình làm đề tài nghiên cứu về các loài vi sinh vật mới ở tầng nước mặt của vùng biển Thái Bình Dương. Kết quả của mình được đánh giá cao với 4 loại vi khuẩn mới tiềm năng được tìm ra. Bắt đầu từ đây thì mình có hứng thú về lĩnh vực vi sinh (virus vi khuẩn này nọ) nhưng Sinh học biển vẫn chưa phải chân ái của mình. Sau khi kết thúc khoá thực tập tốt nghiệp ở Hàn thì mình xin làm tình nguyện viên tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội (Oxford University Clinical Research Unit- OUCRU), có văn phòng tại tầng 6 và tầng 7, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương. Mình Google vu vơ kiểu “microbiology research Institute in Vietnam” thì ra một loạt viện trong đó có OUCRU. Sau vào website tìm hiểu thì mình gửi mail và CV cho bác Giám đốc.
3. Khả năng nghiên cứu
Cũng không đếm trong vòng 3-4 năm làm việc, mình đã tham gia mấy nhiêu cái đề tài nghiên cứu nữa. Có cái làm theo nhóm, có cái làm một mình. Lĩnh vực của mình là về các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, từ virus như Cúm, Sốt xuất huyết, hay Zika, tới đủ loại vi khuẩn kháng thuốc. Công việc chủ yếu là phát triển và thực hiện các thí nghiệm thuộc các mảng Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Miễn dịch và Vi sinh. Nhạc nào cũng nhảy được.Trang thiết bị, máy móc và hoá chất sinh phẩm ở OUCRU rất hiện đại, nên mình luôn được cập nhật những kĩ thuật nghiên cứu mới.
Trước khi đi du học mình có tên trong 2 bài báo quốc tế, tính tới thời điểm bây giờ là 3 bài rồi và mình đang viết bài thứ 4, dự định nộp trước khi bắt đầu PhD.
Mình nhảy từ wetlab sang drylab. Mấy đứa bạn mình, đứa học cử nhân ngành Ngôn ngữ Ả rập, sang Cambridge học Thạc sĩ Âm nhạc, đứa học cử nhân ngành đạo diễn, bây giờ đang học MBA. Quan trọng là các bạn cho nó một lí do hợp lí.
Kinh nghiệm làm việc và khả năng nghiên cứu rất cần thiết để thay thế cho 1 bằng Thạc sĩ mà các trường top ở Anh như Cambridge và Oxford yêu cầu đối với Sinh viên Việt Nam khi nộp hồ cơ học cao học ở đây. 4. Hoạt động ngoại khoá
Lúc còn đi học thì mình cũng tham gia kha khá hoạt động. Nhưng thường thì vẫn cân bằng với việc học.
Mình làm Lớp trưởng ba năm học cấp 3, Tình nguyện viên tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Trưởng ban tổ chức sự kiện ở HSV trường đại học, Thành viên của AIESEC Hanoi, Tình nguyện viên của tổ chức Animals Asia, Trợ giảng ở Trung tâm tiếng anh, Đại diện Việt Nam tham sự chương trình JENESYS 2.0, rồi còn mấy trương chình của YSEALI này kia…
Khi đi làm rồi thì cũng bận, mình chuyển sang quan tâm tới mảng Khoa học với cộng đồng. Mình có tham gia viết báo khoa học cho các bạn thiếu nhi, viết bộ tài liệu thực hành khoa học cho các trường cấp 2, trả lời các câu hỏi của các bạn học sinh qua chương trình “Chat với nhà khoa học”, … À, mình có tham dự cuộc thi “Tìm kiếm Đại sứ truyển thông Khoa học Việt nam- Famelab” xong may mắn được giải nhất. Sau đó thì mình cũng được thêm cái học bổng của EURAXESS cho đi giao lưu với một phòng lab bất kì ở châu Âu.
Ngoài ra mình hay được các anh chị đồng nghiệp giới thiệu hoặc rủ tham gia chương trình này chương trình khác. Rồi lúc làm các dự án liên kết cũng gặp người này người nọ, từ đó được mở mang tầm mắt.
Nhiều bạn có tâm lí sợ thầy cô giáo, sợ sếp, sợ đồng nghiệp, vô tình bỏ lỡ nguồn kiến thức và kinh nghiệm trân quý. 6. Ngoại ngữ:
Tiếng Anh của mình cũng kha khá, IELTS 7.5. Ngoài ra mình có học tiếng Pháp hồi Đại học, có thêm cái bằng DELF A2, cũng quên khá nhiều nên bây giờ đang nhờ bạn cùng nhà ôn lại cho. Mình biết thêm ít tiếng Trung, học hồi còn ở Việt Nam được tầm 1 năm. Vẫn giao tiếp tốt với các bạn Trung Quốc nhưng viết với đọc thì chậm do quên mặt chữ.
7. Khả năng tài chính: Chả có gì
Nhà mình bình thường lắm. Thu nhập của ba mẹ mình cộng lại chắc được tầm 10 triệu/ tháng nên mình xác định chỉ đi du học nếu được học bổng toàn phần. Không giàu thì cố mà giỏi vậy. Ba mẹ mình toàn nói đùa là chỉ nuôi ăn hai anh em mình còn đâu đi học có chính phủ lo. Nhưng thật ra ba mẹ đã dạy bọn mình tính kỉ luật, chăm chỉ, chân thật, lạc quan và cầu tiến. Những điều đó đối với bọn mình là vô giá!
Đấy, viết dài quá rồi chưa biết có thiếu cái gì không. Mình đi du học năm 25 tuổi, khá muộn so với nhiều bạn nhưng nó đúng thời điểm đối với quỹ thời gian của mình. Có nhiều lí do khiến mình trì hoãn việc đi du học, một là mình cần học bổng toàn phần, hai là mình muốn học trường xịn, ba là lúc đó mình còn có người yêu (hihi cái tội dại giai). Nhưng thực sự, đi du học chưa bao giờ là ước mơ của mình, mà nó là một mục tiêu mà mình muốn đạt được.
Có một câu nói trong bộ phim “3 idiots” mà mình rất thích đó là “Pursue exellence and success will chase you”. Đúng lắm nhá, mình bảo vệ luận án Thạc sĩ cuối tháng 1 vừa rồi, hôm sau được offer luôn học bổng PhD từ một trong hai vị chấm luận của mình ở Đại học Liverpool mà chả cần xin xỏ gì. Nhưng lúc đó có học bổng PhD ở Đại học Cambridge rồi nên thôi. Vậy nên học gì hay làm gì cũng là hướng tới việc cải thiện bản thân là trước hết.
Học bổng nào thì tiêu chí cũng na ná nhau, không đòi học giỏi thì cũng đòi khả năng lãnh đạo. Cứ trau dồi bản thân rồi thì có quyền lựa chọn các bạn ạ. Lúc đó được 1 hay 10 học bổng thì cũng chỉ khác ở số lần apply. Chân thành cảm ơn Phạm Hà My với bài chia sẻ rất chi tiết và có tâm.
16 Suất Học Bổng Toàn Phần Nghiên Cứu Sau Tiến Sĩ Tại Canada
Theo như thông báo của Bộ GD&ĐT, vào năm học 2013 sẽ có 16 suất học bổng toàn phần dành cho ứng viên Việt Nam sang nghiên cứu sau tiến sĩ tại Canada.
Đối tượng và điều kiện dự tuyển : Người đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau: Được cơ quan đang công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển (đối với người đã có cơ quan công tác); Có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài và sau khi đi học sẽ trở về phục vụ tại cơ quan đã cử đi học, theo yêu cầu của Nhà nước;
Đã có thời gian liên tục ở Việt Nam hoặc ở một trong các nước được nhận Chương trình PCBF trong vòng 1 năm trước thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và có mặt tại Việt Nam vào thời điểm dự tuyển. Những người đã từng nhận được học bổng của Chương trình này chỉ có thể nộp hồ sơ nếu đã về Việt Nam được ít nhất là 2 năm. (Những người đã có đơn xin nhập cư tại Canada hoặc đã được phép nhập cư, hoặc có chồng (vợ) đã được phép nhập cư tại Canada không được phép dự tuyển);
Bên cạnh đó, ứng viên tham dự thi tuyển phải thành thạo tiếng Pháp vì ứng viên sẽ sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính trong quá trình học tập. Ứng viên phải tham dự thi viết, phỏng vấn và những người được lựa chọn sau vòng sơ tuyển sẽ phải nộp bổ sung chứng chỉ tiếng Pháp trình độ DELF B2 đạt tối thiểu 15/25 điểm cho mỗi hợp phần thi để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển trước ngày 15/3/2013; Đồng thời, ứng viên cũng cần có khả năng đọc hiểu và nghe hiểu tiếng Anh để hỗ trợ cho việc nghiên cứu và học tập tại Canada đạt kết quả tốt;
Ngoài ra, ưu tiên ứng viên có các giải thưởng, thành tích nghiên cứu khoa học (thể hiện qua các bài báo đăng trên tạp chí khoa học, hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học cấp trường trở lên và được đăng trong kỷ yếu hội nghị hoặc tham gia đề tài nghiên cứu cấp Bộ trở lên và đề tài đó đã được nghiệm thu hoặc sử dụng).
Lưu Ý
Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 20/11/2012 (tính theo dấu bưu điện gửi hồ sơ đến Cục Đào tạo với nước ngoài).
Hồ sơ được coi là hợp lệ nếu nộp đầy đủ hồ sơ trực tuyến (online) và hồ sơ giấy.
Hồ sơ nộp muộn, không đúng theo quy định trên được coi là không hợp lệ và không được xét tuyển. Những người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Săn Học Bổng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ Toàn Phần Đại Sứ Quán Pháp Kỳ 2023
Học bổng đại sứ quán Pháp 2023, kinh nghiệm xin học bổng đại sứ quán Pháp, học bổng Excellence 2023. Săn học bổng thạc sĩ, tiến sĩ toàn phần đại sứ quán Pháp kỳ 2023. Săn học bổng du học Pháp 2023.
Săn học bổng thạc sĩ, tiến sĩ toàn phần đại sứ quán Pháp kỳ 2023
Quy trình xin học bổng Đại sứ quán Pháp: Bước 1:Hồ sơ cụ thể bao gồm:
– Tờ khai của chương trình học bổng 2023/2023, điền và ký tên ;
– CV;
– Thư xin học bổng ;
– Bản dịch công chứng bằng tốt nghiệp đại học hoặc bảng điểm 2 năm cuối đại học ;
– Một bản dịch công chứng bằng tốt nghiệp phổ thông trung học ;
Đối với các thí sinh xin học bổng Thạc sỹ 2:
– Một bản đề cương chuyên ngành của Thạc sỹ 2
Đối với những trường hợp làm Tiến sĩ :
– Một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu (từ 2 đến 3 trang).
– Giấy chứng nhân do các giám đốc hướng dẫn đề tài của Pháp và Việt Nam cùng kí, cam kết hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Pháp và Việt Nam trong trường hợp đồng hướng dẫn và giám sát;
– Tài liệu chứng minh rằng đề cương nghiên cứu nằm trong khuôn khổ một dự án hợp tác Pháp Việt nếu có ;
Ngoài ra có thể nộp thêm:
– Một bản sao giấy chứng nhận đón tiếp hoặc các thư trao đổi với trường tiếp nhận ;
– Các thư giới thiệu về văn bằng hoặc về công việc ;
– Tất cả các giấy chứng nhận về trình độ tiếng Pháp (TCF, DELF, DALF…) và/hoặc trình độ tiếng Anh (TOEFL, IELTS…).
Nộp hồ sơ đầy đủ qua đương bưu điện: Hạn cuối là ngày 04/01/2023 gửi đến Đại sứ quán Pháp, Phòng học bổng, 57 Trần Hưng Đạo Hà Nội và qua hòm thư điện tử: [email protected]
Các thí sinh sẽ nhận được một thư điện tử khẳng định đã nhận được hồ sơ giấy của thí sinh. Tất cả các hồ sơ không đầy đủ hoặc gửi đến sau thời hạn quy định sẽ không được chấp nhận.
Học bổng thạc sĩ, tiến sĩ toàn phần đại sứ quán Pháp kỳ 2023 1. Giới thiệu chương trìnhChương trình học bổng France Excellence của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam dành cho tất cả các sinh viên Việt Nam mong muốn theo học chương trình đào tạo Thạc sĩ 2 hoặc Tiến sĩ trong các trường đại học và các trường lớn của Pháp.
Học bổng được ưu tiên trao cho các lĩnh vực đào tạo sau :
Khoa học cơ bản ;
Đào tạo kỹ sư ;
Kinh tế và quản lý ;
Luật
2. Các điều kiện để xin học bổngCác ứng viên phải có quốc tịch Việt Nam, dưới 40 tuổi ở thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng.
Các thí sinh ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, các tổ chức dân sự, các cơ quan nhà nước hay tư nhân đều có thể nộp hồ sơ.
3. Lựa chọn thí sinh được nhận học bổngĐầu tiên, việc lựa chọn các thí sinh dựa trên việc xét duyệt hồ sơ và bước thứ hai sẽ là phỏng vấn đối với những hồ sơ được chọn. Quyết định lựa chọn cuối cùng thuộc về Đại sứ quán Pháp sau khi đã cân nhắc các điều kiện đầu vào cũng như thời gian học của sinh viên tại Pháp.
Các tiêu chí lựa chọn mà hội đồng đề ra là:
Thí sinh giỏi, thông qua bảng điểm của thí sinh trong thời gian học và công tác trước đó ;
Chất lượng của đề cương học tập được đánh giá dựa trên cam kết của trường tiếp nhận, của chương trình định theo học đối với Thạc sĩ và đề cương nghiên cứu đối với Tiến sĩ.
Lý do xin học bổng của thí sinh được đánh giá qua việc giới thiệu đề cương cá nhân, sự phù hợp của việc lựa chọn khóa học ở Pháp đối với quá trình học trước đó và việc quay trở lại làm việc sau khóa học ;
Trình độ ngoại ngữ (tiếng Pháp và/ hoặc tiếng Anh) ;
Đối với trình độ Thạc sĩ 2:
Các liên hệ của thí sinh với những người phụ trách chương trình học là một điểm mạnh ;
Hồ sơ của các thí sinh đang ở Việt Nam sẽ được ưu tiên xem xét
Đối với trình độ Tiến sĩ:
Các đề cương trong khuôn khổ hợp tác đại học/khoa học giữa một cơ quan của Pháp và Việt Nam (phòng thí nghiệm, trường đại học) và có đồng hướng dẫn sẽ được ưu tiên xem xét. Việc chứng minh được nhu cầu tăng cường năng lực của thí sinh, qua các triển vọng phát triển đối tác Pháp Việt mà thí sinh tham gia là một yếu tố chủ đạo cho việc đánh giá hồ sơ.
4. Điều khoản cấp học bổngThời gian
Đối với chương trình Thạc sĩ 2: Học bổng tối đa là 12 tháng (1 năm học thạc sĩ);
Đối với chương trình Tiến sĩ : Học bổng tối đa là 36 tháng (3 năm học tiến sĩ).
Các nghiên cứu sinh Tiến sỹ đồng giám sát hay đồng hướng dẫn phải vừa làm nghiên cứu sinh ở Pháp vừa ở Việt Nam được phép nhận học bổng. Thời gian và ngày cụ thể ở Pháp phải được nêu rõ trong hồ sơ ứng viên, và không quá 1 lần mỗi năm trong khoảng thời gian tối đa ba năm.
Học bổng không được cấp trong thời gian không nghiên cứu tại Pháp.
Học bổng được cấp cho một khoảng thời gian xác đinh tương ứng với thời gian cần thiết để được cấp bằng tốt nghiệp. Khoảng thời gian học tập trong thời gian được cấp học bổng này không được ngắt quãng, việc lui lại thời gian nhận học bổng là không được phép : trong trường hợp sinh viên ngừng học thì học bổng sẽ bị huỷ.
Các quyền lợi của học bổngCác sinh viên được học bổng của Chương trình học bổng France Excellence nhận được sinh hoạt phí hàng tháng là 615 euros cho Thạc sỹ 2 và 1 060 euros cho nghiên cứu sinh Tiến sỹ , bên cạnh đó còn được hưởng bảo hiểm xã hội trực tiếp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm bổ sung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự).
Người nhận học bổng được hưởng quy chế dành cho sinh viên được nhận học bổng của Chính phủ Pháp : miễn phí thị thực, miễn học phí và các chi phí đào tạo có thể chi trả trong giới hạn ngân sách cho phép của Chính phủ Pháp.
Hơn nữa, ngay khi tới Pháp, các sinh viên này sẽ được Campus France hỗ trợ tìm nhà ở nhưng phải trả toàn bộ hoặc một phần chi phí.
Đối với những sinh viên đi học Tiến sĩ, Đại sứ quán Pháp sẽ tặng một vé máy bay quốc tế khứ hồi giữa Việt Nam và Pháp.
Người nhận học bổng phải cam kết :
Tuân thủ đề cương nghiên cứu mà nhờ vào đề cương này họ đã được chọn ;
Ghi danh vào trường đã chọn và chấp hành đúng những thủ tục tuyển chọn của trường ;
Chuyển tới Đại sứ quán Pháp bản gốc giấy tiếp nhận của trường đã chọn ; đối với Tiến sĩ, trong trường hợp có đồng hướng dẫn, cần thiết phải xuất trình giấy chứng nhận có chữ kí của cả hai bên Pháp và Việt Nam, nêu rõ rằng cả hai trường này đều chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh Tiến sỹ ở Pháp và ở Việt Nam nếu cần.
Đăng kí hồ sơ trên mạng Campus France tại Việt Nam : www.vietnam.campusfrance.org
Nhiều học bổng cùng lúc
Việc nhận cùng lúc học bổng France Excellence với một học bổng khác của chính phủ Pháp hay một tổ chức quốc tế khác là không được phép. Trong trường hợp này, người nhận học bổng phải lùa chọn và từ chối một trong hai học bổng. Ngược lại, việc cùng cấp học bổng với một tổ chức khác như trường đại học, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm, hay một tổ chức nghiên cứu v.v… là được phép và được khuyến khích.
5. Lịch xét duyệtThông báo nộp hồ sơ : 10 tháng 10 năm 2023 ;
Hạn cuối cùng nộp hồ sơ : 4 tháng 1 năm 2023 ;
Phỏng vấn các thí sinh đã được lựa chọn qua vòng xét duyệt hồ sơ: tháng 3 năm 2023 ;
Thông báo kết quả : từ giữa tháng 04 năm 2023.
6. Thông báo kết quảDanh sách các thí sinh được nhận học bổng sẽ được công bố từ giữa tháng 04 năm 2023 trên mạng của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam : www.ambafrance-vn.org Đại sứ quán Pháp sẽ liên lạc với từng thí sinh được nhận học bổng.
7. Hồ sơ của thí sinhHồ sơ của thí sinh bắt buộc phải có :
Một tờ khai của chương trình học bổng 2023/2023, điền và ký tên ;
Một CV;
Một thư xin học bổng ;
Một bản dịch công chứng1 bằng tốt nghiệp đại học hoặc bảng điểm 2 năm cuối đại học ;
Một bản dịch công chứng1 bằng tốt nghiệp phổ thông trung học ;
Đối với các thí sinh xin học bổng Thạc sỹ 2:
Một bản đề cương chuyên ngành của Thạc sỹ 2 Đối với những trường hợp làm Tiến sĩ :
Một bản tóm tắt đề cương nghiên cứu (từ 2 đến 3 trang).
Giấy chứng nhân do các giám đốc hướng dẫn đề tài của Pháp và Việt Nam cùng kí, cam kết hướng dẫn nghiên cứu sinh tại Pháp và Việt Nam trong trường hợp đồng hướng dẫn và giám sát;
1 1 Thí sinh có thể dịch công chứng tại Việt Pháp tại Việt Nam http://www.ambafrance- vn.org/Service-de-traduction-et-de
Tài liệu chứng minh rằng đề cương nghiên cứu nằm trong khuôn khổ một dự án hợp tác Pháp Việt nếu có ;
Ngoài ra, có thể nộp thêm :
Một bản sao giấy chứng nhận đón tiếp hoặc các thư trao đổi với trường tiếp nhận ;
Các thư giới thiệu về văn bằng hoặc về công việc ;
Tất cả các giấy chứng nhận về trình độ tiếng Pháp (TCF, DELF, DALF…) và/hoặc trình độ tiếng Anh (TOEFL, IELTS…).
Sau khi hoàn tất hồ sơ, thí sinh phải gửi :
Qua thư điện tử đến địa chỉ : [email protected] và qua đường bưu điện (hồ sơ đầy đủ với các giấy tờ yêu cầu, tất cả làm thành 2 bản), gửi đến Đại sứ quán Pháp, Phòng học bổng, 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
Các thí sinh sẽ nhận được một thư điện tử khẳng định đã nhận được hồ sơ giấy của thí sinh. Tất cả các hồ sơ không đầy đủ hoặc gửi đến sau thời hạn quy định sẽ không được chấp nhận.
HẠN CUỐI CÙNG NHẬN HỒ SƠ 4 tháng 1 năm 2023
Học Bổng Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ Tại Malaysia
SSDH – Nhằm khuyến khích sinh viên Việt Nam học tập, trường hỗ trợ Học bổng du học khuyến học tương đương 1.100 USD cho 30 học viên đầu tiên trong năm nay.
Lincoln University College là một trong những trường đại học hàng đầu tại Malaysia, được Bộ Giáo dục đại học Malaysia và được Hội đồng kiểm định quốc gia (MQA) công nhận. Trường cũng cung cấp chương trình chuyển tiếp sang các trường đại học ở Mỹ, Anh và nhiều nước khác. Trường đại học Lincoln University College hiện có các chương trình đào tạo tiếng Anh, chứng chỉ, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trường có các chuyên ngành y dược, nha khoa, điều dưỡng, vật lý trị liệu, y tá, quản lý khách sạn, quản trị kinh doanh, khoa học máy tính, công nghệ điện và điện tử.
Ban lãnh đạo trường Lincoln University College Malaysia.
Bắt đầu từ năm 2013, trường đã xúc tiến hợp tác và uỷ quyền tuyển sinh độc quyền cho Công ty du học quốc tế Vĩ Nam tại Việt Nam với hai chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) và tiến sĩ quản trị kinh doanh (DBA) đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hai chương trình được đào tạo với hình thức du học toàn phần tại Campus của trường Đại học Lincoln University ở Malaysia. Toàn bộ chương trình sẽ do các giáo sư của trường trực tiếp giảng dạy bằng tiếng Anh tại Malaysia. Với việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đào tạo, chương trình MBA và DBA mang đến cho học viên Việt Nam chất lượng, đẳng cấp quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của những học viên xuất sắc và có trình độ cao.
Phí ghi danh xét tuyển vào MBA và DBA là 300 USD. Học phí toàn khóa học DBA là 11.000 USD (tương đương 232,177 triệu đồng) và MBA là 7.100 USD (tương đương 151,79 triệu đồng). Nhằm khuyến khích sinh viên Việt Nam học tập, trường hỗ trợ học bổng khuyến học tương đương 1.100 USD cho 30 học viên đầu tiên trong năm nay khi đăng ký xét tuyển thông qua Công ty du học quốc tế Vĩ Nam. Do đó, mức học phí thực để đóng sau khi có học bổng là MBA 6.000 USD (tương đương 126,642 triệu đồng) và DBA 9.900 USD (tương đương 208,959 triệu đồng).
Với việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đào tạo, chương trình MBA và DBA mang đến cho học viên Việt Nam chất lượng, đẳng cấp quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu của những học viên xuất sắc và có trình độ cao.
Điều kiện xét tuyển:
Với MBA, học viên phải tốt nghiệp cử nhân đại học hệ 4 năm trở lên; có bài luận về mục tiêu, mục đích tham gia chương trình. Học viên cũng cần có ít nhất từ 2 năm kinh nghiệm làm việc trở lên; trình độ tiếng Anh TOEFL IBT 60+ hoặc IELTS 5.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương hoặc đạt bài thi tiếng Anh đầu vào của trường. Với những học viên chưa đủ khả năng tiếng Anh đầu vào, có thể học khóa tiếng Anh tăng cường tại trường (với 3 cấp độ, 3 tháng một cấp độ, học phí khoảng 825 USD).
Với DBA, học viên phải tốt nghiệp MBA hoặc có bằng thạc sĩ tương đương; có một bài luận về dự định nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu tiến sĩ; có hai thư giới thiệu của nhà khoa học (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ). Học viên cũng cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trở lên; trình độ tiếng Anh TOEFL IBT 80+, hoặc IELTS 6.5 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh tương đương, hoặc đạt bài thi tiếng Anh đầu vào của trường. Với những học viên chưa đủ khả năng tiếng Anh đầu vào có thể học khóa tiếng Anh tăng cường tại trường (với 3 cấp độ, ba tháng mỗi cấp độ, học phí khoảng 825 USD).
Thục Uyên (SSDH) – Theo Vnexpress
945 Suất Học Bổng Tài Trợ Toàn Phần Kgsp Bậc Thạc Sĩ, Tiến Sĩ Và Nghiên Cứu Từ Chính Phủ Hàn Quốc 2023
Chương trình Học bổng Chính phủ Hàn Quốc, được tích hợp và đủ điều kiện là “Chương trình Học bổng Chính phủ Hàn Quốc (KGSP)”, nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên quốc tế cơ hội theo đuổi nghiên cứu sau đại học trong các chương trình đại học và sau đại học. Các nghiên cứu sẽ được thực hiện tại các tổ chức giáo dục đại học ở Hàn Quốc và mục đích của học bổng là thúc đẩy trao đổi quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Những người thụ hưởng được yêu cầu tham gia các khóa học tiếng Hàn trong một năm tại một tổ chức ngôn ngữ nằm trong khuôn viên của các trường đại học quốc gia. (Những người đã đạt đến cấp độ chỉ huy ngôn ngữ Hàn Quốc cao hơn cấp 5 của TOPIK được miễn nghĩa vụ này).
Học Bổng Ngành Y Tế Sau Đại Học Của Quỹ Erasmus Trust Tại Hà Lan
Nước Giá trị học bổngChương trình học bổng chính phủ Hàn Quốc cung cấp các lợi ích sau:
Vé máy bay: chi phí thực tế
Trợ cấp tái định cư: 200.000 KRW
Phụ cấp sinh hoạtChu kỳ đầu tiên: 800.000 KRW
Chu kỳ cao hơn (Master Doctorate): 900.000 KRW
Bảo hiểm y tế: 20.000 KRW (mỗi tháng)
Các khóa học ngôn ngữ: 800.000 KRW mỗi kỳ
Học phí: chi phí thực tế (không quá 5 triệu KRW mỗi học kỳ)
Phần thưởng cho mệnh lệnh xuất sắc của tiếng Hàn: 100.000 KRW
Hỗ trợ nghiên cứu: 210.000 đến 240.000 KRW (mỗi học kỳ)
Chi phí in ấn (luận án): 500.000 đến 800.000 KRW
Trợ cấp hoàn thành: 100.000 KRW (một lần)
Yêu cầuĐể đủ điều kiện tham gia Chương trình Học bổng Chính phủ Hàn Quốc:
Ứng viên không phải là công dân Hàn Quốc.
Ứng viên phải có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để có thể ở lại nước ngoài trong một thời gian dài.
Ít hơn 25 tuổi vào ngày nhập cảnh. (Chu kỳ đầu tiên)
Ít hơn 40 tuổi vào ngày nhập cảnh. (Chu kỳ trên)
Đã hoàn thành hoặc sắp hoàn thành giáo dục chính quy trong tất cả các khóa tiểu học, trung cấp và trung học trước ngày đến. (Chu kỳ đầu tiên)
Có tỷ lệ trung bình trên 80% của tổ chức giáo dục cuối cùng tham dự (GPA).
Giữ bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ trước ngày đến Hàn Quốc (chu kỳ cao cấp).
Ứng viên đã hoàn thành chương trình đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Hàn Quốc chỉ có thể đăng ký vào chương trình này nếu họ đạt được điểm tổng thể từ 90% trở lên.
DeadlineThời gian nộp học bổng 31/3/2023
Link thông tin chương trìnhNguồn: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Suất Học Bổng Toàn Phần Đại Học, Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ Tại Ma trên website Acevn.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!